Lợi ích và bất cập của trí tuệ nhân tạo

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 459
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Nguồn: Japan Times

Rô-bốt không còn là viễn cảnh của tương lai nữa, chúng đang hiện hữu. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) đang dần đẩy nhanh quá trình phổ biến của trí tuệ (AI), tuy nhiên ít người trong chúng ta cân nhắc về hệ quả ngắn hạn và dài hạn của xu hướng này. Suy nghĩ về AI, dĩ nhiên chúng ta sẽ bắt đầu từ góc độ kinh tế học phúc lợi - năng suất và sự phân phối. Rô-bốt sẽ có ảnh hưởng kinh tế như thế nào khi chúng có thể sao chép khả năng lao động của con người? Mối bận tâm này là không mới. Ngay từ thế kỷ 19, rất nhiều người lo sợ rằng các phát minh mới về cơ khí và công nghiệp có khả năng "thế chỗ" người lao động. Cho tới tận ngày nay, những lo lắng tương tự đang tiếp tục làm loài người phải đau đầu.

Hãy xét một mô hình nền kinh tế quốc dân mà ở đó lao động rô-bốt sánh ngang lao động con người. Tổng khối lượng lao động - gồm cả rô-bốt và con người - sẽ phản ảnh số lượng người lao động, H, cộng số lượng rô-bốt, R. Trong mô hình này, rô-bốt là cộng tính - tức là chúng làm tăng lực lượng lao động thay vì làm tăng năng suất lao động của công nhân. Để hoàn tất mô hình theo cách đơn giản nhất, giả định rằng nền kinh tế chỉ có một khu vực kinh tế, và tổng sản lượng được tạo ra thông qua vốn và tổng lao động, con người và cả rô-bốt. Một phần của sản lượng sẽ được cung cấp cho tiêu dùng quốc gia, phần còn lại dành cho đầu tư, góp phần làm tăng tổng lượng vốn.

Những tác động kinh tế ban đầu sẽ như thế nào nếu có thêm rô-bốt tham gia lực lượng lao động? Kinh tế học căn bản chỉ ra rằng một sự tăng lên tương đối của tổng lao động đối với vốn ban đầu - tức là một sự sụt giảm trong tỷ lệ vốn/lao động - làm sụt giảm tiền lương và tăng lợi nhuận. Có ba điểm cần bổ sung.

Thứ nhất, kết quả này có thể được khuếch đại nhiều lần nếu rô-bốt được sản xuất thông qua quá trình cải biến hàng hóa vốn. Sự cải biến này làm tăng tổng lao động cũng như làm giảm tổng vốn ở mức tương ứng, tuy nhiên tỷ lệ tiền lượng bị sụt giảm sẽ lớn hơn và tỷ lệ lợi nhuận tăng lên cũng lớn hơn.

Thứ hai, kết quả sẽ không đổi nếu chúng ta áp dụng mô hình 2 khu vực kinh tế của trường phái Kinh tế học Áo mà trong đó lao động tạo ra hàng hóa vốn và hàng hóa vốn tạo ra hàng hóa tiêu dùng. Việc tham gia của rô-bốt vào lực lượng lao động vẫn làm giảm tỉ lệ vốn/lao động, y hệt như trong mô hình 1 khu vực kinh tế.

Thứ ba, ảnh hưởng của rô-bốt lên người lao động địa phương giống hệt ảnh hưởng của những người nhập cư. Bằng cách làm giảm tỉ lệ vốn/lao động, người nhập cư cũng gây tác động làm giảm tiền lương và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi tỉ lệ lợi nhuận tăng, tỉ lệ đầu tư cũng tăng. Theo Luật lợi suất giảm dần, đầu tư sẽ tăng cho tới khi nào tỷ lệ lợi nhuận giảm về mức ban đầu. Tại điểm đó, tỷ lệ vốn/lao động sẽ trở về mức trước khi rô-bốt tham gia lực lượng lao động, và tỷ lệ tiền lương sẽ được đẩy tăng lên.

Công chúng có xu hướng cho rằng quá trình "rô-bốt hóa" (và tự động hóa nói chung) sẽ dẫn tới sự biến mất của việc làm, qua đó bần cùng hóa giai cấp lao động. Thực tế thì nỗi sợ này đang bị phóng đại. Hai mô hình vừa mô tả ở trên được rút ra từ quá trình kỹ thuật quen thuộc, giúp chúng ta có thể phán đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ chống đỡ được ở một mức độ nào đó sự tăng lên của năng suất lao động cũng như tỷ lệ tiền lương.

AI.jpg

Quá trình rô-bốt hóa được duy trì liên tục có thể sẽ đẩy tiền lương xuống mức thấp hơn, điều này gây ra nhiều vấn đề xã hội và chính trị. Bill Gate từng gợi ý rằng sẽ là thỏa đáng nếu chúng ta đánh thuế thu nhập lên lao động rô-bốt giống như cách các quốc gia đang đánh thuế thu nhập lên người lao động. Ý tưởng này đáng được xem xét cẩn thận. Tuy nhiên, sự lo lắng về một quá trình rô-bốt hóa kéo dài xem chừng phi thực tế. Nếu lao động rô-bốt tăng lên không ngừng với một tốc độ không giảm, chúng sẽ chạm tới giới hạn về không gian. Thêm nữa, AI không chỉ đem đến rô-bốt "cộng tính" mà còn cả những rô-bốt làm tăng năng suất lao động theo cấp số nhân. Một số rô-bốt loại này cho phép con người làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn (chẳng hạn trong phẫu thuật có sự hỗ trợ của AI), trong khi một số khác giúp hoàn thành những công việc mà nếu thiếu rô-bốt, con người không thể thực hiện. Sự xuất hiện của loại rô-bốt này không nhất thiết dẫn tới sự sụt giảm kéo dài của việc làm và tiền lương. Tuy nhiên, chúng cũng có những mặt bất cập. Rất nhiều ứng dụng AI không hoàn toàn an toàn. Ví dụ rõ ràng nhất là xe lái tự động với rủi ro có thể tông vào người đi bộ và ôtô khác. Dĩ nhiên đây là rủi ro không thể tránh khỏi ngay cả với lái xe là con người.

Về nguyên tắc, rô-bốt đôi khi cũng mắc lỗi và cũng không có gì là sai khi chúng ta sử dụng những rô-bốt như vậy, cũng giống như cách mà chúng ta sử dụng phi công, họ đâu hoàn hảo. Việc cần làm là chúng ta phải đánh giá lợi ích và cái giá phải trả. Thậm chí con người cũng nên có quyền kiện chủ rô-bốt về những thiệt hại do rô-bốt gây ra. Và như một điều tất yếu, cộng đồng sẽ luôn cảm thấy bất an với những phương pháp mới, vốn luôn đi kèm với "sự không chắc chắn".

Đứng trên góc độ đạo đức, quá trình tương tác với AI liên quan tới thông tin "không hoàn hảo" và "bất đối xứng". Wendy Hall, làm việc tại trường Đại học Southhampton, từng nói: "Chúng ta không thể cho rằng AI sẽ hành động phù hợp với đạo đức chỉ bởi vì chúng có vẻ khá trung lập về mặt đạo đức"

Trên thực tế, một số thiết bị mới có thể gây ra tác hại nghiêm trọng. Chẳng hạn các chip cấy ghép hỗ trợ thần kinh có thể gây ra những tổn thương mô vĩnh viễn trong não bộ. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể đặt ra các điều luật và thủ tục để bảo vệ con người khỏi những rủi ro như vậy. Rất nhiều người đang kêu gọi các công ty trong Thung lũng Silicon thành lập những Hội đồng chuẩn mực đạo đức của riêng họ.

Tất cả những điều này gợi nhắc mọi người nhớ tới những sự phê phán trong suốt lịch sử nhằm vào chế độ tư bản thị trường tự do. Một trong các phê phán như vậy - cuốn sách có tựa đề "Cộng đồng và xã hội" của nhà xã hội học Ferdinand Tonniers - đã gây ra ảnh hưởng rộng rãi ở Đức trong thập niên 20 của thế kỷ trước và dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa nghiệp đoàn ở cả Đức và Italy trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh, từ đó làm chấm dứt nền kinh tế thị trường ở cả hai quốc gia đó.

Một điều rõ ràng là cách chúng ta xử lý các vấn đề do AI tạo nên sẽ gây ra nhiều hệ quả quan trọng. Tuy nhiên, những vấn đề này hiện vẫn chưa xuất hiện trên quy mô lớn, và chúng cũng không phải là nguyên nhân chính gây ra sự bất mãn và phân cực hiện nay đang bóp nghẹt phương Tây.
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bài mới nhất

Bên trên