Lý do giới đầu tư thờ ơ trước nguy cơ Nga tiếp tục bị trừng phạt

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 441
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Việc phương Tây thúc đẩy áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga với cáo buộc nước này tiến hành một cuộc tấn công bằng chất độc thần kinh nhằm vào đối thủ chính trị chính của Tổng thống Vladimir Putin đang nhận được những cái nhún vai thờ ơ như bấy lâu nay từ giới đầu tư quốc tế- những người coi tài chính của Moskva quá mạnh để có thể bị phá vỡ.
255961.jpg


Cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11 tới có thể là một nhân tố thay đổi cuộc chơi, nhưng hiện tại, các nhà quản lý tiền tệ đang rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller năm 2018 và vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal, và họ không vội vàng phản ứng trước những căng thẳng mới nhất. Sự đồng thuận lâu nay của họ là, chừng nào Washington hay châu Âu chưa áp đặt biện pháp trừng phạt cuối cùng và làm cho việc sở hữu nợ công của Nga trở thành bất hợp pháp, thì các mối đe dọa mới sẽ không làm giảm sức hấp dẫn của lãi suất “thực tế” 2% và một trong những bảng cân đối tài sản công mạnh nhất trên thế giới.

Được củng cố bởi trữ lượng dầu khí khổng lồ, tỷ lệ nợ trên GDP của Nga dự kiến sẽ chỉ là 20% trong năm nay, chưa bằng 1/5 so với Mỹ, Anh hay Pháp và 1/3 của Trung Quốc. Cùng với hơn nửa nghìn tỷ USD dự trữ, một ngân hàng trung ương mạnh mẽ và chính sách tài khóa thận trọng, ông Daniel Moreno- Trưởng bộ phận thị trường nợ của Ngân hàng Mirabaud- cho rằng điều đó khiến Nga trở thành một trong những thị trường mạnh nhất mà ông nhìn thấy và có thể ngăn chặn bất kỳ lệnh trừng phạt nào kể cả là mạnh nhất. Ông Moreno nói: "Điều chúng ta biết là hơn 6 năm qua kể từ khi các sự kiện ở Ukraine xảy ra, Mỹ và EU liên tục áp đặt các lệnh trừng phạt. Câu hỏi đặt ra là, các lệnh trừng phạt này có mang lại hiệu quả mong muốn nào cho phương Tây hay không? Tôi nghĩ câu trả lời là hoàn toàn 'không'".

Không phải các biện pháp trừng phạt- hay đe dọa trừng phạt- không gây ra phản ứng tiêu cực. Đối với Tim Ash thuộc Công ty quản lý tài sản BlueBay, một danh sách ngày càng nhiều các tình huống mà Moskva đang bị giám sát chặt chẽ đã dẫn đến việc bán tháo các tài sản của Nga. Ông Ash nói: "Họ đang giao dịch dựa trên mối quan hệ tổng thể giữa Nga và phương Tây. Vụ đầu độc Alexei Navalny, bầu cử Mỹ, Dòng chảy phương Bắc, Belarus, Syria, Gruzia, có rất nhiều điều đang xảy ra". Trong những tuần qua, người ta hay nói về việc EU từ bỏ đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc 2 cho đến vụ đầu độc Navalny, căng thẳng cuộc bầu cử đầy tranh cãi ở Belarus, cùng với sự sụt giảm mới về giá dầu và cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Mỹ đã làm giảm từ 5%-12% giá trị đồng rúp, trái phiếu chính phủ và thị trường chứng khoán của Nga.

Điều này đã diễn ra tương tự như ở năm 2014 và năm 2018 khi các nhà đầu tư quốc tế cũng đã cắt giảm việc nắm giữ trái phiếu chính phủ “OFZ”. Đối với các nhà đầu tư có tầm nhìn trung hoặc dài hạn, những kiểu động thái này luôn đảo ngược- trái phiếu Nga tăng hơn 20% vào năm ngoái và cổ phiếu tăng 40%- và thậm chí phản ứng với các mối đe dọa mới dường như trở nên ít hơn trong thời gian gần đây. Ví dụ, dữ liệu của JP Morgan cho thấy rằng các khách hàng của công ty này đã đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu Nga- thậm chí là “quá tải” theo đánh giá của nhà quản lý quỹ- điều này diễn ra thường xuyên hơn bất kỳ thời điểm nào ít nhất trong 6 năm qua.

Chính sách thực dụng và lãi suất thực tế

Lãi suất “thực tế” cao- lạm phát âm- cùng với các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ khác của Nga đã giúp thu hút các nhà đầu tư trở lại. Người nước ngoài đã sở hữu kỷ lục 35% thị trường trái phiếu OFZ mệnh giá bằng đồng rúp trước dịch COVID-19 và giá dầu sụt giảm đã gây ra một cuộc tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi trong năm nay.

Tỷ trọng của Nga trong chỉ số GBI-EM của JPMorgan- tiêu chuẩn chính toàn cầu cho trái phiếu nội tệ của thị trường mới nổi- cũng đã tăng từ gần 7% lên 8,3% trong một vài năm qua mà trước đó năm 2007 chỉ là 1,5%. Tuy nhiên, nó vẫn chưa với tới chỉ số 10%- mức tối đa trong thời kỳ bùng nổ dầu thô năm 2012-2014 và ở một số nơi nó đã mất điểm.

Vốn có khả năng phát sinh khoản nợ mới bằng đồng USD do những lệnh trừng phạt trước đó của Mỹ, Nga hiện chỉ chiếm 3,4% chỉ số EMBIG Diversified “đồng tiền mạnh” của JPMorgan so với 9% trong năm 2007. Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng nguy cơ Nga bị phương Tây trừng phạt hơn nữa là rất cao, đặc biệt là khi cuộc đua bầu cử Mỹ đang nóng lên, nhưng không nhiều khả năng sẽ có các bước đi quyết liệt, chẳng hạn như lệnh cấm vận hoàn toàn đối với sở hữu nợ của Nga hay các ngân hàng của Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên