Mục tiêu chuyến công du năm nước châu Âu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 343
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Viện nghiên cứu chính sách quốc tế của Italy (ISPI) mới đây đăng bài viết với tựa đề “Trung Quốc-Châu Âu: Bắc Kinh tìm kiếm những người bạn”, với những nhận định về chuyến công du năm nước châu Âu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

wang-yi.jpg


Ngày 25/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chính thức bắt đầu chuyến công du châu Âu tới năm nước gồm Italy, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức. Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị kể từ sau khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát.

Vào thời điểm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Liên minh châu Âu (EU), chuyến công du châu Âu của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc là điều dễ hiểu, song chương trình nghị sự hay các chủ đề chính trong suốt chuyến thăm vẫn để ngỏ.

Nhật báo Công Giáo La Croix của Pháp nhận định chuyến công du kéo dài một tuần của lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc là để “đánh bóng lại hình ảnh đã trở nên xấu đi của Trung Quốc từ khi dịch COVID-19 khởi phát ở Vũ Hán”. Tờ báo trích dẫn phân tích của nhà nghiên cứu Trung Quốc người Bỉ, Philippe Paquet: “Dù người ta không biết hết các chi tiết của chuyến công du, song đây là chiến dịch nhằm cố gắng sửa chữa những hình ảnh của Trung Quốc đã sứt mẻ liên tục từ khi đại dịch COVID-19, bằng cách làm thế giới quên đi trách nhiệm của Trung Quốc trong trận dịch toàn cầu này”.

Theo Global Times, mục đích chuyến thăm là nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị và kinh tế giữa hai bên, ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu trước tác động của đại dịch và tìm kiếm hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi như kinh tế kỹ thuật số và kinh tế xanh. Bên cạnh đó, chuyến thăm cũng được coi là “đòn phản công” của Bắc Kinh trước sự tẩy chay của Washington.

Chuyến công du châu Âu của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị diễn ra vào thời điểm căng thẳng không ngừng gia tăng giữa hai siêu cường kinh tế thế giới. Từ việc nối lại đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đầy phức tạp, đến việc Mỹ bán vũ khí cho vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), hay việc Bắc Kinh gia tăng các chính sách ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Tân Cương, những cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump về nguồn gốc và sự lây lan của virus SARS-CoV-2, đến cuộc chiến công nghệ chống lại các “đại gia” Trung Quốc như Huawei, các ứng dụng TikTok và WeChat. Chuyến thăm này cũng trùng với giai đoạn cuối cùng, giai đoạn quan trọng nhất của cuộc chạy đua vào vị trí tổng thống tại Mỹ, sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Trước thời điểm chuyến thăm châu Âu của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công du “Lục địa già” và cáo buộc Trung Quốc về các hoạt động kinh tế kiểu “săn mồi”, vi phạm các cam kết quốc tế, cùng các hành vi vi phạm nhân quyền. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải cùng nhau đối mặt với thách thức này, là đối tác xuyên Đại Tây Dương, đã cùng nhau đối mặt với nhiều thách thức".

Châu Âu được coi là mặt trận quyết định trong cuộc chiến công nghệ giữa Bắc Kinh và Washington, song cho đến nay các nước châu Âu vẫn giữ vị trí “trung lập” trong cuộc đụng độ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thủ tướng Đức Angela Merkel từng thông báo rằng Đức sẽ đưa ra quyết định về kế hoạch triển khai mạng 5G vào mùa Thu và trong trường hợp Berlin nhượng bộ trước áp lực của Washington cấm tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc tham gia đấu thầu, như cách London đã làm, cuộc chơi sẽ thay đổi. Đây là một rủi ro mà Bắc Kinh không muốn xảy ra. Trong khi đó, nếu Huawei giành chiến thắng, Washington có thể tiến hành các biện pháp đe dọa hoặc trả đũa với giả thuyết Tổng thống Trump vẫn tiếp tục tại vị sau tháng 11/2020.

Các đồng minh châu Âu đang trở nên thờ ơ trước những lời “đe dọa hay xu nịnh” từ Washington, theo nhận định của Global Times. Tờ báo này cho rằng châu Âu đã nhận ra việc theo chân Mỹ trong các cuộc chơi chính trị sẽ gây tổn hại cho chính lợi ích của khối. Washington có thể bảo vệ châu Âu ngày hôm nay song cũng có thể áp đặt các lệnh trừng phạt ngày hôm sau.

Không phải ngẫu nhiên Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã lựa chọn điểm đến đầu tiên là Rome, với sự tiếp đón của người đồng cấp Italy Luigi di Maio. Italy là nước đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tham gia dự án cơ sở hạ tầng lớn mang tên sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc. Theo truyền thông Bắc Kinh, ngay cả khi công ty viễn thông Telecom Italia (TIM) loại Huawei khỏi cuộc đua 5G, thì đó là "một quyết định thương mại chứ không chính trị hóa vấn đề" và "không giống như những gì đã xảy ra ở Mỹ hoặc Anh".

Chuyên gia về Trung Á của ISPI Alessia Amighini bình luận: “Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị diễn ra khá lặng lẽ, không có sự phô trương rầm rộ của giới truyền thông như từng diễn ra. Trong khi các chủ đề đàm phán lại đa dạng và tinh tế. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay vẫn là 5G, vấn đề mà Trung Quốc vẫn tiếp tục gây sức ép một cách nhẹ nhàng, và châu Âu hiện đã lưu ý, ngay cả khi không lên tiếng”.
 

Đính kèm

Bên trên