Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo BBC
Theo cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Google là Eric Schmidt, trong cuộc chiến giành vị trí thống soái về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Washington đã "hụt hơi" trong việc tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản. Và đây sẽ là một trong những lý do chính khiến Trung Quốc có khả năng theo kịp Mỹ trong cuộc chạy đua này.
Tiến sỹ Schmidt, hiện là Chủ tịch hội đồng đổi mới của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho rằng hiện tại Mỹ vẫn đang đi trước Trung Quốc về đổi mới công nghệ nhưng khoảng cách đang thu hẹp nhanh chóng. Ông nói với chương trình Talking Business Asia của đài BBC: "Trung Quốc thực sự tập trung cho việc phát minh các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) mới. Trong cuộc đua cho ra các công trình nghiên cứu, Trung Quốc hiện đã bắt kịp Mỹ".
Theo dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Trung Quốc đã qua mặt Mỹ để trở thành nước xuất bản nghiên cứu hàng đầu thế giới về khoa học và kỹ thuật vào năm 2018. Điều này cho thấy Bắc Kinh đang tập trung vào nghiên cứu và phát triển nhiều như thế nào so với Mỹ. Ví dụ, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã chi tới 20 tỷ USD cho quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) - một trong những nguồn ngân sách cao nhất trên thế giới. Nguồn R&D này đang giúp các công ty công nghệ Trung Quốc đi trước trong các lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo và 5G.
Tiến sỹ Schmidt đổ lỗi cho việc thu hẹp khoảng cách đổi mới giữa Mỹ và Trung Quốc là do Washington thiếu vốn. Cựu CEO Google nói: "Trong suốt cuộc đời tôi, Mỹ chắc chắn là luôn tiên phong về R&D. Kinh phí trong lĩnh vực này tương đương với 2% Tổng sản phẩm quốc nội của đất nước hoặc hơn. Tuy nhiên, vốn dành cho R&D gần đây đã giảm xuống chỉ còn 1% GDP".
Theo Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, một nhóm vận động hành lang của Mỹ về công nghệ, Chính phủ Mỹ hiện đầu tư vào R&D ít hơn so với hơn 60 năm qua. Điều này đã dẫn đến tình trạng "tăng trưởng năng suất chậm, năng lực cạnh tranh tụt hậu và giảm khả năng đổi mới".
Tiến sỹ Schmidt cũng cho biết, vị thế thống soái về công nghệ của Mỹ được xây dựng dựa trên nền tảng là những tài năng quốc tế được phép làm việc và học tập tại Mỹ - và cảnh báo Washington có nguy cơ tụt hậu hơn nữa nếu những tài năng như vậy không được phép vào nước này.
Cựu lãnh đạo Google nói: "Nhập khẩu lao động có kỹ năng cao là rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của Mỹ, khả năng cạnh tranh toàn cầu, xây dựng các công ty mới. Nước Mỹ không có đủ người với những kỹ năng đó".
Mỹ đã bị cuốn vào một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ với Trung Quốc và trong những tháng gần đây, họ đã tăng cường luận điệu chống lại nước này, thông qua việc bãi thị thực của 1.000 sinh viên Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã thực hiện các bước để chặn các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và các ứng dụng Trung Quốc bao gồm TikTok và WeChat, và nói rằng những ứng dụng này gây ra các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Tiến sỹ Schmidt nói rằng các lệnh cấm có nghĩa là Trung Quốc sẽ thậm chí có nhiều khả năng đầu tư hơn vào sản xuất trong nước của mình.
Theo Tiến sỹ Schmidt, chiến lược đúng đắn cho mối quan hệ Mỹ-Trung là cái được gọi là “quan hệ đối tác cạnh tranh”, nơi Washington có thể "vừa hợp tác đồng thời cạnh tranh với Trung Quốc". Ông nói: "Khi chúng ta là đối thủ, chúng ta theo đuổi mọi thứ. Chúng ta cạnh tranh gay gắt, chúng ta cố gắng giành lợi thế, thực sự cạnh tranh và đó điều mà Mỹ có thể làm tốt và điều mà Trung Quốc có thể làm tốt. Nhưng cũng có rất nhiều lĩnh vực mà Washington và Bắc Kinh cần trở thành đối tác".
Theo cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Google là Eric Schmidt, trong cuộc chiến giành vị trí thống soái về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Washington đã "hụt hơi" trong việc tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản. Và đây sẽ là một trong những lý do chính khiến Trung Quốc có khả năng theo kịp Mỹ trong cuộc chạy đua này.
Tiến sỹ Schmidt, hiện là Chủ tịch hội đồng đổi mới của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho rằng hiện tại Mỹ vẫn đang đi trước Trung Quốc về đổi mới công nghệ nhưng khoảng cách đang thu hẹp nhanh chóng. Ông nói với chương trình Talking Business Asia của đài BBC: "Trung Quốc thực sự tập trung cho việc phát minh các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) mới. Trong cuộc đua cho ra các công trình nghiên cứu, Trung Quốc hiện đã bắt kịp Mỹ".
Theo dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Trung Quốc đã qua mặt Mỹ để trở thành nước xuất bản nghiên cứu hàng đầu thế giới về khoa học và kỹ thuật vào năm 2018. Điều này cho thấy Bắc Kinh đang tập trung vào nghiên cứu và phát triển nhiều như thế nào so với Mỹ. Ví dụ, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã chi tới 20 tỷ USD cho quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) - một trong những nguồn ngân sách cao nhất trên thế giới. Nguồn R&D này đang giúp các công ty công nghệ Trung Quốc đi trước trong các lĩnh vực quan trọng như trí tuệ nhân tạo và 5G.
Tiến sỹ Schmidt đổ lỗi cho việc thu hẹp khoảng cách đổi mới giữa Mỹ và Trung Quốc là do Washington thiếu vốn. Cựu CEO Google nói: "Trong suốt cuộc đời tôi, Mỹ chắc chắn là luôn tiên phong về R&D. Kinh phí trong lĩnh vực này tương đương với 2% Tổng sản phẩm quốc nội của đất nước hoặc hơn. Tuy nhiên, vốn dành cho R&D gần đây đã giảm xuống chỉ còn 1% GDP".
Theo Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, một nhóm vận động hành lang của Mỹ về công nghệ, Chính phủ Mỹ hiện đầu tư vào R&D ít hơn so với hơn 60 năm qua. Điều này đã dẫn đến tình trạng "tăng trưởng năng suất chậm, năng lực cạnh tranh tụt hậu và giảm khả năng đổi mới".
Tiến sỹ Schmidt cũng cho biết, vị thế thống soái về công nghệ của Mỹ được xây dựng dựa trên nền tảng là những tài năng quốc tế được phép làm việc và học tập tại Mỹ - và cảnh báo Washington có nguy cơ tụt hậu hơn nữa nếu những tài năng như vậy không được phép vào nước này.
Cựu lãnh đạo Google nói: "Nhập khẩu lao động có kỹ năng cao là rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của Mỹ, khả năng cạnh tranh toàn cầu, xây dựng các công ty mới. Nước Mỹ không có đủ người với những kỹ năng đó".
Mỹ đã bị cuốn vào một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ với Trung Quốc và trong những tháng gần đây, họ đã tăng cường luận điệu chống lại nước này, thông qua việc bãi thị thực của 1.000 sinh viên Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã thực hiện các bước để chặn các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và các ứng dụng Trung Quốc bao gồm TikTok và WeChat, và nói rằng những ứng dụng này gây ra các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Tiến sỹ Schmidt nói rằng các lệnh cấm có nghĩa là Trung Quốc sẽ thậm chí có nhiều khả năng đầu tư hơn vào sản xuất trong nước của mình.
Theo Tiến sỹ Schmidt, chiến lược đúng đắn cho mối quan hệ Mỹ-Trung là cái được gọi là “quan hệ đối tác cạnh tranh”, nơi Washington có thể "vừa hợp tác đồng thời cạnh tranh với Trung Quốc". Ông nói: "Khi chúng ta là đối thủ, chúng ta theo đuổi mọi thứ. Chúng ta cạnh tranh gay gắt, chúng ta cố gắng giành lợi thế, thực sự cạnh tranh và đó điều mà Mỹ có thể làm tốt và điều mà Trung Quốc có thể làm tốt. Nhưng cũng có rất nhiều lĩnh vực mà Washington và Bắc Kinh cần trở thành đối tác".
Đính kèm
- 961.7 KB Xem: 161