Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo VOA
Nghị trình chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa hầu như đã được định hình toàn bộ trong bốn năm qua bởi phương cách tiếp cận các mối quan hệ quốc tế của Tổng thống Donald Trump, bao gồm các thỏa thuận thương mại mới, sự hoài nghi về các tổ chức quốc tế, và kêu gọi giảm quân số Mỹ ở hải ngoại.
Do đại dịch COVID-19 và các quy tắc giãn cách xã hội, đảng Cộng hòa năm nay không viết cương lĩnh mới. Tuy nhiên, nghị quyết đảng công bố tại Đại hội tuần này ở Charlotte, bang North Carolina, đã khẳng định rằng nếu có triệu họp và viết cương lĩnh mới trong năm nay, đảng này chắc chắn sẽ đồng loạt ủng hộ nghị trình của Chính quyền Tổng thống Trump.
Trong khi đó ở chiều song song, Đại hội đảng Dân chủ Mỹ 2020 cho thấy tính đa dạng chính trị, văn hóa, chủng tộc và những khó khăn đảng này đang phải đối đầu. Câu hỏi là liệu ứng cử viên Joe Biden có thể vượt qua các khó khăn để giành thắng lợi trong kỳ bầu cử sắp tới?
* Đảng Cộng hòa: Chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc và “Nước Mỹ trước tiên”
Cương lĩnh đảng Cộng hòa tập hợp xung quanh các mục tiêu đối ngoại của ông Trump, chủ yếu gói gọn trong khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên” mà ông trình làng trong chiến dịch tranh cử 2016 và lặp lại đầu tuần này trong nghị trình nhiệm kỳ thứ hai do ban vận động của ông công bố. Một mục tiêu đối ngoại quan trọng khác là “chấm dứt lệ thuộc vào Trung Quốc”.
Trung Quốc đã trở thành một trong những đề tài đối ngoại trọng tâm trong chiến dịch tranh cử 2020, leo thang bởi cuộc thương chiến và những câu hỏi về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch.
Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi tháng 1/2020 sau nhiều vòng thuế quan trả đũa qua lại lên tới nhiều tỷ USD. Đảng Cộng hòa ca ngợi thỏa thuận này là bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump có thể thực hiện các mục tiêu thương mại. Thỏa thuận đó theo sau một thỏa thuận thương mại vừa ký khác giữa Chính quyền Tổng thống Trump với Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, thương thảo về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn hai đã bị đình trệ. Hồi tháng Bảy, Tổng thống Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Trung Quốc không còn ý nghĩa gì nhiều đối với ông, vì vai trò của Bắc Kinh trong sự lây lan của đại dịch. Đến tháng này, ông Trump tiếp tục hủy vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc, nói rằng: “Tôi không muốn nói chuyện với Trung Quốc lúc này”. Thậm chí, một số thành viên trong đảng Cộng hòa còn thúc giục Tổng thống cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, có thể thấy, mục tiêu nghị trình nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống bao gồm cam kết “đem về 1 triệu công việc sản xuất từ Trung Quốc”, cũng như ngăn không cho các hợp đồng của chính phủ liên bang rơi vào tay các công ty sử dụng nguồn nhân lực ở Trung Quốc.
Tổng thống Trump có chính sách ngoại giao đối ngoại hết sức khác biệt so với các đời Tổng thống trước, ông công khai chất vấn giá trị của các liên minh và tổ chức quốc tế, kể cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đối với NATO, ông Trump cho rằng nhiều thành viên không chi đủ cho quốc phòng để hoàn thành đầy đủ những cam kết của họ theo thỏa thuận. Ông Trump viết trên Twitter trước khi tham dự thượng đỉnh NATO năm 2018: “Các nước NATO phải chi thêm, Mỹ nên chi ít lại. Rất bất công”.
Chi phí luôn là yếu tố chính trong quan điểm chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump và ông đã chất vấn về các chi phí liên quan tới căn cứ quân sự Mỹ trên khắp thế giới như ở Nhật, Hàn Quốc và Đức.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã rút Mỹ ra khỏi một loạt các thỏa thuận quốc tế, trong đó có Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga và thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ông Trump cũng không ngại chỉ trích các đồng minh truyền thống và tranh cãi công khai với một số lãnh đạo các nước bao gồm Đức, Pháp và Canada. Ông bênh vực đường lối của mình và từng phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 2019 rằng: “Các lãnh đạo sáng suốt luôn đặt những gì có lợi cho nhân dân và đất nước lên hàng đầu. Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa. Tương lại thuộc về những người yêu nước”.
Tuy ông Trump không ngại bất đồng công khai với các lãnh đạo thế giới, nhưng mối quan hệ của ông với họ thường đóng vai trò then chốt trong các chính sách ngoại giao của ông. Điều này biểu hiện rõ ràng nhất trong trường hợp Triều Tiên. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã nói với ông Kim rằng: “Chúng ta đã phát triển một mối quan hệ rất tốt”. Ông Trump đã gặp ông Kim ba lần và các nguồn tin nói đôi bên đã trao đổi ít nhất 25 lá thư riêng.
Tại thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore hồi 2018, hai bên ký thỏa thuận làm việc hướng tới “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, nhưng chưa bao giờ đồng thuận về các chi tiết thế nào là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Dù không đạt được những điều cụ thể, nhưng ông Trump cũng đạt một số thành công nhất định từ các cuộc gặp với ông Kim. Kể từ khi các cuộc gặp thượng đỉnh này khởi sự, Triều Tiên tự chế không tiến hành các vụ thử hạt nhân hay phi đạn nào quan trọng. Tuy nhiên, trong nhiều tháng ròng, các cuộc thương thuyết bị đình trệ và Bình Nhưỡng từ chối đàm phán. Đầu năm nay, ông Kim tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc bế tắc lâu dài với Mỹ.
* Đảng Dân chủ: Chính trị bản sắc lên ngôi?
Trong khi đó, khi xem lại lịch sử nước Mỹ qua các đời Tổng thống của đảng Dân chủ gần đây, thời Tổng thống JF Kennedy có lẽ là thời kỳ vàng son của đảng Dân chủ, khi ông đã đưa ra những chính sách xã hội chống lại nghèo khó và bất công, thu hút được đa số cử tri lao động.
Sau đó, Tổng thống Lyndon Johnson tiếp tục ban hành Đạo luật Quyền Dân sự 1964, chống kỳ thị chủng tộc, giới tính và Đạo luật Quyền bầu cử 1965, bảo vệ quyền bầu cử của người Mỹ da đen, nên hầu hết cử tri người Mỹ da đen đều bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Bill Clinton lên nắm quyền, ông dù là người Dân chủ nhưng lại đi theo đường lối và chiến lược của Tổng thống Ronald Reagan của đảng Cộng hòa. Ông Clinton khai sinh Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khiến hàng hóa từ Mexico đổ vào nước Mỹ và làm công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp. Những người lao động đã trừng phạt ông Clinton nên ngay trong cuộc bầu cử giữa kỳ 1994, đảng Dân chủ mất cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện. Lần đầu tiên trong vòng 40 năm đảng Cộng hòa kiểm soát được Hạ Viện và liên tục giữ cả hai viện trong sáu năm còn lại của Tổng Thống Clinton.
Có thể nói, trong mắt một bộ phận người Mỹ, toàn cầu hóa bị cho là đã tàn phá nước Mỹ cả kinh tế, chính trị, đến văn hóa, giáo dục và với tư tưởng sống chung hòa bình không cần tăng cường quân sự.
Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến từng người, từng gia đình và toàn xã hội là nguyên nhân gây phân cực nước Mỹ, trong Đại hội đảng Dân chủ năm 2004, ông Barack Obama đã có bài diễn văn tố cáo sự phân cực chính trị. Từ đó, báo chí và truyền thông Mỹ bắt đầu bàn luận về một Tổng thống da đen đầu tiên cho nước Mỹ, và ông Obama sau đó đã thắng cử Tổng thống một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng chiến lược xoay trục về Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm mục đích “bao vây” một Trung Quốc đang trỗi dậy “chỉ hoàn tất trên giấy”.
Nhiều người lao động Mỹ đã từ chối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay từ phút đầu soạn thảo. Tới bầu cử giữa kỳ năm 2010, đảng Dân chủ mất Hạ viện, đến bầu cử giữa kỳ 2014 mất luôn Thượng viện, đến khi bà Hillary Clinton ra tranh cử chính, bà đã cam kết nếu thắng cử Tổng thống sẽ chấm dứt tham gia TPP.
Đến năm 2020, ứng cử viên đảng Dân chủ ông Joe Biden, chính trị gia với gần 50 năm kinh nghiệm chính trường và đã nhiều lần ra tranh cử nhưng thật lạ lần này ông gần như tránh mặt không tiếp xúc với truyền thông báo chí. Trong khi đó, khi nhắc đến quan hệ với Trung Quốc, ông Biden đã từng gọi nước này là một “thách thức đặc biệt” trong các nỗ lực nhằm xuất khẩu mô hình chính trị của Bắc Kinh ra bên ngoài. Ông cũng cho rằng Mỹ cần có hành động cứng rắn với Trung Quốc và rằng nếu Bắc Kinh tiếp tục như hiện nay, họ sẽ "cướp đoạt" công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và các công ty Mỹ.
Vào tháng 10/2019, Mỹ và Nhật Bản đã ký thỏa thuận thương mại kỹ thuật số. Thỏa thuận này cấm áp đặt thuế đối với các sản phẩm kỹ thuật số được phân phối trên mạng và đảm bảo rằng dữ liệu có thể chuyển giao xuyên biên giới bởi tất cả các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, thỏa thuận này cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Ông Tong cho biết, Chính quyền của ứng cử viên Biden có thể sẽ quyết định duy trì thỏa thuận này và mở rộng thỏa thuận đó sang các nước khác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, chuyên gia Glen S. Fukushima, cựu thành viên của Nhóm công tác châu Á của bà Hillary Clinton và một nhà nghiên cứu về quan hệ Mỹ-châu Á, cũng cho rằng Chính quyền của ứng cử viên Biden sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đồng minh của Mỹ ở châu Á, thay cho cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Trump.
Ông Glen S. Fukushima nói: “Về mặt chiến lược, Chính quyền của ứng cử viên Biden sẽ ứng xử với Trung Quốc như một địch thủ và đối thủ cạnh tranh chứ không phải như kẻ thù. Họ muốn đạt được tiến bộ với Triều Tiên nhưng theo cách mang tính chiến lược và có hệ thống hơn nhiều so với các cuộc gặp thượng đỉnh bất thình lình và không được chuẩn bị trước và không đem lại bất cứ kết quả nào như hiện nay”.
Ông cho biết thêm: “So với Chính quyền của Tổng thống Trump, ông Biden và những phụ tá của ông ấy có thể sẽ khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về các vấn đề liên quan tới Triều Tiên”.
Nghị trình chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa hầu như đã được định hình toàn bộ trong bốn năm qua bởi phương cách tiếp cận các mối quan hệ quốc tế của Tổng thống Donald Trump, bao gồm các thỏa thuận thương mại mới, sự hoài nghi về các tổ chức quốc tế, và kêu gọi giảm quân số Mỹ ở hải ngoại.
Do đại dịch COVID-19 và các quy tắc giãn cách xã hội, đảng Cộng hòa năm nay không viết cương lĩnh mới. Tuy nhiên, nghị quyết đảng công bố tại Đại hội tuần này ở Charlotte, bang North Carolina, đã khẳng định rằng nếu có triệu họp và viết cương lĩnh mới trong năm nay, đảng này chắc chắn sẽ đồng loạt ủng hộ nghị trình của Chính quyền Tổng thống Trump.
Trong khi đó ở chiều song song, Đại hội đảng Dân chủ Mỹ 2020 cho thấy tính đa dạng chính trị, văn hóa, chủng tộc và những khó khăn đảng này đang phải đối đầu. Câu hỏi là liệu ứng cử viên Joe Biden có thể vượt qua các khó khăn để giành thắng lợi trong kỳ bầu cử sắp tới?
* Đảng Cộng hòa: Chấm dứt sự lệ thuộc vào Trung Quốc và “Nước Mỹ trước tiên”
Cương lĩnh đảng Cộng hòa tập hợp xung quanh các mục tiêu đối ngoại của ông Trump, chủ yếu gói gọn trong khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên” mà ông trình làng trong chiến dịch tranh cử 2016 và lặp lại đầu tuần này trong nghị trình nhiệm kỳ thứ hai do ban vận động của ông công bố. Một mục tiêu đối ngoại quan trọng khác là “chấm dứt lệ thuộc vào Trung Quốc”.
Trung Quốc đã trở thành một trong những đề tài đối ngoại trọng tâm trong chiến dịch tranh cử 2020, leo thang bởi cuộc thương chiến và những câu hỏi về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch.
Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi tháng 1/2020 sau nhiều vòng thuế quan trả đũa qua lại lên tới nhiều tỷ USD. Đảng Cộng hòa ca ngợi thỏa thuận này là bằng chứng cho thấy Tổng thống Trump có thể thực hiện các mục tiêu thương mại. Thỏa thuận đó theo sau một thỏa thuận thương mại vừa ký khác giữa Chính quyền Tổng thống Trump với Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, thương thảo về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn hai đã bị đình trệ. Hồi tháng Bảy, Tổng thống Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại với Trung Quốc không còn ý nghĩa gì nhiều đối với ông, vì vai trò của Bắc Kinh trong sự lây lan của đại dịch. Đến tháng này, ông Trump tiếp tục hủy vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc, nói rằng: “Tôi không muốn nói chuyện với Trung Quốc lúc này”. Thậm chí, một số thành viên trong đảng Cộng hòa còn thúc giục Tổng thống cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, có thể thấy, mục tiêu nghị trình nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống bao gồm cam kết “đem về 1 triệu công việc sản xuất từ Trung Quốc”, cũng như ngăn không cho các hợp đồng của chính phủ liên bang rơi vào tay các công ty sử dụng nguồn nhân lực ở Trung Quốc.
Tổng thống Trump có chính sách ngoại giao đối ngoại hết sức khác biệt so với các đời Tổng thống trước, ông công khai chất vấn giá trị của các liên minh và tổ chức quốc tế, kể cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đối với NATO, ông Trump cho rằng nhiều thành viên không chi đủ cho quốc phòng để hoàn thành đầy đủ những cam kết của họ theo thỏa thuận. Ông Trump viết trên Twitter trước khi tham dự thượng đỉnh NATO năm 2018: “Các nước NATO phải chi thêm, Mỹ nên chi ít lại. Rất bất công”.
Chi phí luôn là yếu tố chính trong quan điểm chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump và ông đã chất vấn về các chi phí liên quan tới căn cứ quân sự Mỹ trên khắp thế giới như ở Nhật, Hàn Quốc và Đức.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã rút Mỹ ra khỏi một loạt các thỏa thuận quốc tế, trong đó có Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga và thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ông Trump cũng không ngại chỉ trích các đồng minh truyền thống và tranh cãi công khai với một số lãnh đạo các nước bao gồm Đức, Pháp và Canada. Ông bênh vực đường lối của mình và từng phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 2019 rằng: “Các lãnh đạo sáng suốt luôn đặt những gì có lợi cho nhân dân và đất nước lên hàng đầu. Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa. Tương lại thuộc về những người yêu nước”.
Tuy ông Trump không ngại bất đồng công khai với các lãnh đạo thế giới, nhưng mối quan hệ của ông với họ thường đóng vai trò then chốt trong các chính sách ngoại giao của ông. Điều này biểu hiện rõ ràng nhất trong trường hợp Triều Tiên. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã nói với ông Kim rằng: “Chúng ta đã phát triển một mối quan hệ rất tốt”. Ông Trump đã gặp ông Kim ba lần và các nguồn tin nói đôi bên đã trao đổi ít nhất 25 lá thư riêng.
Tại thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore hồi 2018, hai bên ký thỏa thuận làm việc hướng tới “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, nhưng chưa bao giờ đồng thuận về các chi tiết thế nào là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Dù không đạt được những điều cụ thể, nhưng ông Trump cũng đạt một số thành công nhất định từ các cuộc gặp với ông Kim. Kể từ khi các cuộc gặp thượng đỉnh này khởi sự, Triều Tiên tự chế không tiến hành các vụ thử hạt nhân hay phi đạn nào quan trọng. Tuy nhiên, trong nhiều tháng ròng, các cuộc thương thuyết bị đình trệ và Bình Nhưỡng từ chối đàm phán. Đầu năm nay, ông Kim tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc bế tắc lâu dài với Mỹ.
* Đảng Dân chủ: Chính trị bản sắc lên ngôi?
Trong khi đó, khi xem lại lịch sử nước Mỹ qua các đời Tổng thống của đảng Dân chủ gần đây, thời Tổng thống JF Kennedy có lẽ là thời kỳ vàng son của đảng Dân chủ, khi ông đã đưa ra những chính sách xã hội chống lại nghèo khó và bất công, thu hút được đa số cử tri lao động.
Sau đó, Tổng thống Lyndon Johnson tiếp tục ban hành Đạo luật Quyền Dân sự 1964, chống kỳ thị chủng tộc, giới tính và Đạo luật Quyền bầu cử 1965, bảo vệ quyền bầu cử của người Mỹ da đen, nên hầu hết cử tri người Mỹ da đen đều bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Bill Clinton lên nắm quyền, ông dù là người Dân chủ nhưng lại đi theo đường lối và chiến lược của Tổng thống Ronald Reagan của đảng Cộng hòa. Ông Clinton khai sinh Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khiến hàng hóa từ Mexico đổ vào nước Mỹ và làm công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp. Những người lao động đã trừng phạt ông Clinton nên ngay trong cuộc bầu cử giữa kỳ 1994, đảng Dân chủ mất cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện. Lần đầu tiên trong vòng 40 năm đảng Cộng hòa kiểm soát được Hạ Viện và liên tục giữ cả hai viện trong sáu năm còn lại của Tổng Thống Clinton.
Có thể nói, trong mắt một bộ phận người Mỹ, toàn cầu hóa bị cho là đã tàn phá nước Mỹ cả kinh tế, chính trị, đến văn hóa, giáo dục và với tư tưởng sống chung hòa bình không cần tăng cường quân sự.
Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến từng người, từng gia đình và toàn xã hội là nguyên nhân gây phân cực nước Mỹ, trong Đại hội đảng Dân chủ năm 2004, ông Barack Obama đã có bài diễn văn tố cáo sự phân cực chính trị. Từ đó, báo chí và truyền thông Mỹ bắt đầu bàn luận về một Tổng thống da đen đầu tiên cho nước Mỹ, và ông Obama sau đó đã thắng cử Tổng thống một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng chiến lược xoay trục về Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm mục đích “bao vây” một Trung Quốc đang trỗi dậy “chỉ hoàn tất trên giấy”.
Nhiều người lao động Mỹ đã từ chối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay từ phút đầu soạn thảo. Tới bầu cử giữa kỳ năm 2010, đảng Dân chủ mất Hạ viện, đến bầu cử giữa kỳ 2014 mất luôn Thượng viện, đến khi bà Hillary Clinton ra tranh cử chính, bà đã cam kết nếu thắng cử Tổng thống sẽ chấm dứt tham gia TPP.
Đến năm 2020, ứng cử viên đảng Dân chủ ông Joe Biden, chính trị gia với gần 50 năm kinh nghiệm chính trường và đã nhiều lần ra tranh cử nhưng thật lạ lần này ông gần như tránh mặt không tiếp xúc với truyền thông báo chí. Trong khi đó, khi nhắc đến quan hệ với Trung Quốc, ông Biden đã từng gọi nước này là một “thách thức đặc biệt” trong các nỗ lực nhằm xuất khẩu mô hình chính trị của Bắc Kinh ra bên ngoài. Ông cũng cho rằng Mỹ cần có hành động cứng rắn với Trung Quốc và rằng nếu Bắc Kinh tiếp tục như hiện nay, họ sẽ "cướp đoạt" công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và các công ty Mỹ.
Vào tháng 10/2019, Mỹ và Nhật Bản đã ký thỏa thuận thương mại kỹ thuật số. Thỏa thuận này cấm áp đặt thuế đối với các sản phẩm kỹ thuật số được phân phối trên mạng và đảm bảo rằng dữ liệu có thể chuyển giao xuyên biên giới bởi tất cả các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, thỏa thuận này cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Ông Tong cho biết, Chính quyền của ứng cử viên Biden có thể sẽ quyết định duy trì thỏa thuận này và mở rộng thỏa thuận đó sang các nước khác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, chuyên gia Glen S. Fukushima, cựu thành viên của Nhóm công tác châu Á của bà Hillary Clinton và một nhà nghiên cứu về quan hệ Mỹ-châu Á, cũng cho rằng Chính quyền của ứng cử viên Biden sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đồng minh của Mỹ ở châu Á, thay cho cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Trump.
Ông Glen S. Fukushima nói: “Về mặt chiến lược, Chính quyền của ứng cử viên Biden sẽ ứng xử với Trung Quốc như một địch thủ và đối thủ cạnh tranh chứ không phải như kẻ thù. Họ muốn đạt được tiến bộ với Triều Tiên nhưng theo cách mang tính chiến lược và có hệ thống hơn nhiều so với các cuộc gặp thượng đỉnh bất thình lình và không được chuẩn bị trước và không đem lại bất cứ kết quả nào như hiện nay”.
Ông cho biết thêm: “So với Chính quyền của Tổng thống Trump, ông Biden và những phụ tá của ông ấy có thể sẽ khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về các vấn đề liên quan tới Triều Tiên”.