Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
Ngân hàng Trung Ương quốc gia Úc hoãn việc mua trái phiếu vào hôm thứ 5 tuần rồi trong bối cảnh chương trình Nới Lỏng Định Lượng (QE) và những mục tiêu được kỳ vọng ở chương trình này có dấu hiệu chững lại. Sự giậm chân tại chỗ này tạm thời cho thấy rằng các nhà chức trách trong và ngoài nước bắt đầu ban hành một loạt quy định nhằm củng cố cho chính sách tài khóa khổng lồ của họ.
Tín hiệu đến từ RBA:
- Hôm thứ 3, Ngân hàng Dự Trữ Úc được mọi người kỳ vọng sẽ duy trì mục tiêu lợi suất trong vòng 3 năm của mình ở mức 0.25% và lãi suất tiền mặt đạt cùng mức. Tuyên bố sau cuộc họp của Thống đốc Phillip Lowe, nhiều khả năng gợi mở ra một viễn cảnh kinh tế sẽ được nêu rõ trong bản dự báo, được cập nhật hàng quý vào thứ Sáu tới.
- James McIntyre, nhà kinh tế học người Úc trong ban Kinh tế của Bloomberg nói: “Chặng đường phía trước vẫn chưa thực sự rõ ràng, nó phụ thuộc vào việc ngăn chặn được thảm họa vi-rút này sớm hay muộn, do đó vẫn chưa rõ là liệu sẽ có sự thay đổi lớn nào trong các chính sách hay không. Trong lúc này, đang có những tín hiệu khả quan đầu tiên trên thị trường trái phiếu, dù vậy thách thức thực sự vẫn đang còn phía trước khi mà những chính sách tài khóa sẽ tạo một đợt sóng ngầm lên các trái phiếu được phát hành từ đây đến cuối năm 2020 và sau đó nữa.”
- RBA đã bãi bỏ lệnh mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp vào hôm thứ 5, lần đầu tiên kể từ khi công bố biểu đồ giám sát lợi suất vào 6 tuần trước, sau khi đã mua tổng cộng 50 tỷ đô-la Úc (32.3 tỷ USD) trái phiếu chính phủ liên bang trong nhiều kỳ hạn. Họ mua nhiều nhất ở trái phiếu chính phủ Úc kỳ hạn 3 năm, và dường như đã sắp hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Các chính phủ trên khắp thế giới đã triển khai tổng cộng hơn 8 nghìn tỷ USD để chống lại sự sụp đổ của nền kinh tế do ảnh hưởng từ dịch vi-rút Vũ Hán. Trong những tháng và cả những năm tới đây, các quốc gia sẽ phải dồn lực vào thị trường trái phiếu nhằm tăng mức tiền mặt cần thiết để cân bằng cán cân tài chính.
Tổn hại kinh tế:
- Những thống kê về tác động của vi-rút đã bắt đầu được đưa ra. Tại Úc, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, các chỉ số mới nhất về tình trạng thất nghiệp cho thấy nó có thể đã vượt mốc 10%. Gần ⅓ người dân Úc được khảo sát cho biết tình hình tài chính của họ đã xấu đi nhiều kể từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4.
- Điều này một lần nữa lại được củng cố khi vào hôm thứ Hai, một báo cáo riêng cho thấy tuyển dụng việc làm đã giảm đến 53.1% chỉ trong tháng 4. Và một cuộc khảo sát của chính phủ cũng tiết lộ rằng gần ¾ các doanh nghiệp cho biết họ dự đoán rằng dòng tiền giảm mạnh sẽ tạo những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ trong 2 tháng tới.
- Tuy nhiên, nếu xem khét ở khía cạnh toàn cầu, việc Úc cách ly địa lý và có những động thái sớm để ứng phó với đại dịch đã tỏ ra có phần hiệu quả. Quốc gia này đi trước nhiều nước khác trong việc bình ổn số ca nhiễm, khiến cho các nhà đầu tư tự tin hơn về triển vọng của Úc Châu.
- Như mọi lần, ông Lowe sẽ phải cẩn trọng trong những phát ngôn của mình vào thứ 3 tới đây. Trong tuyên bố chính sách hồi tháng 4, ông đã vô tình khiến dòng tiền tăng mạnh khi nói rằng: “Việc mua lại trái phiếu chính phủ với tần suất và số lượng ít hơn lúc này là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nếu như tình hình được cải thiện.” Đồng đô-la Úc cũng vì thế mà tăng 5% kể từ thời điểm đó.
Tín hiệu đến từ RBA:
- Hôm thứ 3, Ngân hàng Dự Trữ Úc được mọi người kỳ vọng sẽ duy trì mục tiêu lợi suất trong vòng 3 năm của mình ở mức 0.25% và lãi suất tiền mặt đạt cùng mức. Tuyên bố sau cuộc họp của Thống đốc Phillip Lowe, nhiều khả năng gợi mở ra một viễn cảnh kinh tế sẽ được nêu rõ trong bản dự báo, được cập nhật hàng quý vào thứ Sáu tới.
- James McIntyre, nhà kinh tế học người Úc trong ban Kinh tế của Bloomberg nói: “Chặng đường phía trước vẫn chưa thực sự rõ ràng, nó phụ thuộc vào việc ngăn chặn được thảm họa vi-rút này sớm hay muộn, do đó vẫn chưa rõ là liệu sẽ có sự thay đổi lớn nào trong các chính sách hay không. Trong lúc này, đang có những tín hiệu khả quan đầu tiên trên thị trường trái phiếu, dù vậy thách thức thực sự vẫn đang còn phía trước khi mà những chính sách tài khóa sẽ tạo một đợt sóng ngầm lên các trái phiếu được phát hành từ đây đến cuối năm 2020 và sau đó nữa.”
- RBA đã bãi bỏ lệnh mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp vào hôm thứ 5, lần đầu tiên kể từ khi công bố biểu đồ giám sát lợi suất vào 6 tuần trước, sau khi đã mua tổng cộng 50 tỷ đô-la Úc (32.3 tỷ USD) trái phiếu chính phủ liên bang trong nhiều kỳ hạn. Họ mua nhiều nhất ở trái phiếu chính phủ Úc kỳ hạn 3 năm, và dường như đã sắp hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tổn hại kinh tế:
- Những thống kê về tác động của vi-rút đã bắt đầu được đưa ra. Tại Úc, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, các chỉ số mới nhất về tình trạng thất nghiệp cho thấy nó có thể đã vượt mốc 10%. Gần ⅓ người dân Úc được khảo sát cho biết tình hình tài chính của họ đã xấu đi nhiều kể từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4.
- Điều này một lần nữa lại được củng cố khi vào hôm thứ Hai, một báo cáo riêng cho thấy tuyển dụng việc làm đã giảm đến 53.1% chỉ trong tháng 4. Và một cuộc khảo sát của chính phủ cũng tiết lộ rằng gần ¾ các doanh nghiệp cho biết họ dự đoán rằng dòng tiền giảm mạnh sẽ tạo những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ trong 2 tháng tới.
- Như mọi lần, ông Lowe sẽ phải cẩn trọng trong những phát ngôn của mình vào thứ 3 tới đây. Trong tuyên bố chính sách hồi tháng 4, ông đã vô tình khiến dòng tiền tăng mạnh khi nói rằng: “Việc mua lại trái phiếu chính phủ với tần suất và số lượng ít hơn lúc này là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nếu như tình hình được cải thiện.” Đồng đô-la Úc cũng vì thế mà tăng 5% kể từ thời điểm đó.