Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Đài Sputnik
Mỹ dự định áp đặt các hạn chế đối với tập đoàn sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc (SMIC). Theo một lá thư từ Bộ Thương mại Mỹ, các nhà cung cấp thiết bị cho SMIC sẽ phải đăng ký cấp phép để xuất khẩu cho tập đoàn này. Bộ Thương mại Mỹ đã gửi thư này đến các nhà cung cấp lớn nhất của Mỹ. Trước đó, các hạn chế tương tự đã được áp dụng đối với Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Bức thư của Bộ Thương mại mà một số phương tiện truyền thông Mỹ thu thập được nhấn mạnh SMIC có thể sản xuất các sản phẩm "lưỡng dụng". Tháng 4/2020, các nhà chức trách Mỹ đã sửa đổi các quy định hạn chế xuất khẩu sản phẩm. Nếu trước đây Mỹ chỉ hạn chế xuất khẩu một số chủng loại hàng hóa và công nghệ, chẳng hạn như động cơ máy bay cho máy bay quân sự, thì theo các quy định mới, bất kỳ sản phẩm, linh kiện hoặc phần mềm nào có thể được sử dụng về mặt lý thuyết trong tổ hợp công nghiệp-quân sự đều có thể bị hạn chế. Washington giải thích những hạn chế mới bởi việc Mỹ không nên góp phần vào việc xây dựng quân đội của các đối thủ tiềm tàng của họ.
SMIC cho biết họ chưa nhận được thông báo chính thức từ phía Mỹ về việc hạn chế nguồn cung. Tuy nhiên, trước đây Washington đã áp đặt các hạn chế đối với một số công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào. Các quy tắc mới hạn chế xuất khẩu các công nghệ lưỡng dụng được soạn thảo mơ hồ đến mức hầu như bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể bị cấm. "Gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Huawei là nạn nhân đầu tiên. Mỹ đã cấm Tập đoàn Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại Mỹ. Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của Washington, nhiều đồng minh của Mỹ cũng đã thông qua quyết định này. Hơn nữa, Mỹ đã hạn chế nguồn cung chip cho Tập đoàn Huawei. Đây là nguồn cung chip toàn cầu vì hầu hết các nhà sản xuất chip theo cách này hay cách khác đều sử dụng công nghệ và thiết bị của Mỹ. Chuyên gia Wang Yiwei, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói với Đài Sputnik rằng cũng như trong trường hợp của Tập đoàn Huawei và hàng chục công ty Trung Quốc khác bị Mỹ trừng phạt, vấn đề chính không phải là mối liên hệ của SMIC với tổ hợp công nghiệp-quân sự hay mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của các nước khác. Điều đơn giản chỉ là Mỹ muốn duy trì vị trí độc quyền của nước này trên thị trường chất bán dẫn và các sản phẩm công nghệ cao khác. Sau cùng, điều này mang lại cho Washington những đòn bẩy để gây ảnh hưởng trên toàn thế giới. Chuyên gia Wang Yiwei nói: "Cái gọi là an ninh của Mỹ không liên quan gì đến an ninh quốc gia. Ở đây nói về việc đảm bảo an ninh cho vị trí bá chủ của Mỹ. Nếu các đồng minh của Mỹ bắt đầu trang bị cho các hệ thống quân sự những công nghệ và thiết bị liên lạc của các công ty không phải của Mỹ thì họ sẽ thoát khỏi tầm kiểm soát của Mỹ. Ngoài ra, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức lớn đối với Mỹ. Trung Quốc không phải là đồng minh của phương Tây nhưng nước này đã tham gia vào việc xây dựng các quy tắc chung trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 và thậm chí chiếm vị trí hàng đầu trong một số ngành. Mỹ không thể chấp nhận thực tế này. Điều này chỉ đơn giản là không thể tưởng tượng được đối với các nước phương Tây. Do đó, Mỹ bắt đầu liên tục trấn áp Tập đoàn Huawei, sau đó trấn áp ứng dụng TikTok và hiện nay cả SMIC. Mục tiêu chính của họ là duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ và phương Tây trong cách mạng công nghiệp, tạo ra các quy tắc và luật lệ cũng như duy trì các sự kiện trong tầm kiểm soát của họ".
Theo chuyên gia Wang Yiwei, với tư cách là nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc, SMIC có khả năng phần nào bù đắp tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt đối với Tập đoàn Huawei. Các sản phẩm của SMIC vẫn còn tụt hậu so với các bán dẫn tiên tiến nhất. Trong khi SMIC chỉ có thể sản xuất chip 14 nm, thì TSMC và Samsung đã hoàn thiện chip 5 nm. Kích thước của bóng bán dẫn càng nhỏ thì lượng điện năng tiêu thụ càng thấp. Tuy nhiên, chip 14nm có sức cạnh tranh và nhiều nhà sản xuất đồ điện tử ở Trung Quốc dựa vào sản phẩm của công ty trong các hoạt động của họ. Sau khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, Tập đoàn Huawei bắt đầu mua một tỷ lệ đáng kể bán dẫn từ SMIC. Theo nhà sản xuất bán dẫn Trung Quốc, Tập đoàn Huawei chiếm tới 20% đơn đặt hàng của công ty. Các hạn chế của Mỹ đối với SMIC sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc vì các nhà sản xuất đồ điện tử ở Trung Quốc đã đặt nhiều hy vọng vào SMIC. Chuyên gia Wang Yiwei nhận định: "Điều này chắc chắn sẽ gây tác động nghiêm trọng vì toàn cầu hóa dựa trên hệ thống của Mỹ. Ngay cả những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được kể từ khi bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa có thể được mô tả như trồng trọt trên đất Mỹ. Chúng tôi biết rằng sản xuất chip là một công nghệ then chốt trong Thời đại số. Tập đoàn Huawei giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ 5G. SMIC đặt mục tiêu giúp Tập đoàn Huawei và các công ty Trung Quốc khác thoát khỏi sự phụ thuộc vào bán dẫn của Mỹ. Đây chính là điều mà Mỹ không thể chấp nhận".
Ngay cả trong sản xuất chip 14 nm, SMIC cũng giống như các nhà sản xuất chip khác trên thế giới đều phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ. Vấn đề chính không phải là việc sản xuất các bán dẫn tiên tiến mà là việc Mỹ sở hữu phần mềm, tài sản trí tuệ, công cụ và vật liệu thiết kế chip. Cadence Design Systems, Synopsys, Ansys chiếm vị trí gần như độc quyền trên thị trường phần mềm để sản xuất chip. Các công ty cung cấp thiết bị để sản xuất chip cũng thuộc Mỹ như Applied Materials, KLA, ASML. Điều đó có nghĩa là những hạn chế đối với việc cung cấp các sản phẩm này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của SMIC. Sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa tin về những hạn chế mới, cổ phiếu SMIC trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã giảm 6% và tại Sàn giao dịch Hong Kong giảm 5%. Chuyên gia Wang Yiwei nói rằng về dài hạn, các biện pháp của Mỹ nhằm cản trở sự phát triển công nghệ của Trung Quốc sẽ giúp Trung Quốc đạt được sự độc lập về công nghệ và xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của riêng họ. Lợi thế của toàn cầu hóa và sự phân công lao động quốc tế là ở chỗ mỗi quốc gia có thể sản xuất sản phẩm chuyên môn hóa trong lĩnh vực mà họ giỏi nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một nước phát triển về công nghệ không thể tạo ra năng lực cốt lõi trong một số lĩnh vực. Đó chỉ là vấn đề chi phí. Khi Mỹ cấm Google cung cấp một loạt dịch vụ cho các sản phẩm của Tập đoàn Huawei, dường như những chiếc điện thoại thông minh của Tập đoàn Huawei không có hệ điều hành Android và Google Play sẽ trở nên vô dụng. Tuy nhiên, sau một vài tháng, Tập đoàn Huawei đã ra mắt điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Harmony OS cũng như hệ sinh thái Huawei Mobile Services (HMS).
Tất nhiên, việc sản xuất chip là một quy trình đòi hỏi sự hiểu biết về cấu trúc IC. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể nhanh chóng tạo điều kiện để tăng tốc thay thế nhập khẩu. Trung Quốc đạt ra mục tiêu đến năm 2025 phải tự cung tự cấp 70% chất bán dẫn và đến năm 2030 thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu trong lĩnh vực này. Để thực hiện nhiệm vụ này, vào năm 2014, Trung Quốc đã thành lập Quỹ đầu tư Công nghiệp vi mạch tích hợp. Đến nay, Quỹ này đã thu hút được hơn 30 tỷ USD và trong tương lai gần có thể thu hút nhiều hơn nữa. Quỹ này đầu tư vào sự phát triển của các cơ sở sản xuất trong nước: Naura, Advanced Micro-Fabrication Equipment, Hwatsing, ACM Research, Mattson Technology và Shanghai Micro Electronics Equipment (SMEE). Hồi mùa Hè, báo chí Trung Quốc đã đưa tin SMEE tuyên bố ra mắt Máy in thạch bản với bước sóng 28nm đầu tiên và sẽ bắt đầu cung cấp thiết bị này vào năm 2022.
Mỹ dự định áp đặt các hạn chế đối với tập đoàn sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc (SMIC). Theo một lá thư từ Bộ Thương mại Mỹ, các nhà cung cấp thiết bị cho SMIC sẽ phải đăng ký cấp phép để xuất khẩu cho tập đoàn này. Bộ Thương mại Mỹ đã gửi thư này đến các nhà cung cấp lớn nhất của Mỹ. Trước đó, các hạn chế tương tự đã được áp dụng đối với Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Bức thư của Bộ Thương mại mà một số phương tiện truyền thông Mỹ thu thập được nhấn mạnh SMIC có thể sản xuất các sản phẩm "lưỡng dụng". Tháng 4/2020, các nhà chức trách Mỹ đã sửa đổi các quy định hạn chế xuất khẩu sản phẩm. Nếu trước đây Mỹ chỉ hạn chế xuất khẩu một số chủng loại hàng hóa và công nghệ, chẳng hạn như động cơ máy bay cho máy bay quân sự, thì theo các quy định mới, bất kỳ sản phẩm, linh kiện hoặc phần mềm nào có thể được sử dụng về mặt lý thuyết trong tổ hợp công nghiệp-quân sự đều có thể bị hạn chế. Washington giải thích những hạn chế mới bởi việc Mỹ không nên góp phần vào việc xây dựng quân đội của các đối thủ tiềm tàng của họ.
SMIC cho biết họ chưa nhận được thông báo chính thức từ phía Mỹ về việc hạn chế nguồn cung. Tuy nhiên, trước đây Washington đã áp đặt các hạn chế đối với một số công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào. Các quy tắc mới hạn chế xuất khẩu các công nghệ lưỡng dụng được soạn thảo mơ hồ đến mức hầu như bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể bị cấm. "Gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc Huawei là nạn nhân đầu tiên. Mỹ đã cấm Tập đoàn Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại Mỹ. Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của Washington, nhiều đồng minh của Mỹ cũng đã thông qua quyết định này. Hơn nữa, Mỹ đã hạn chế nguồn cung chip cho Tập đoàn Huawei. Đây là nguồn cung chip toàn cầu vì hầu hết các nhà sản xuất chip theo cách này hay cách khác đều sử dụng công nghệ và thiết bị của Mỹ. Chuyên gia Wang Yiwei, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói với Đài Sputnik rằng cũng như trong trường hợp của Tập đoàn Huawei và hàng chục công ty Trung Quốc khác bị Mỹ trừng phạt, vấn đề chính không phải là mối liên hệ của SMIC với tổ hợp công nghiệp-quân sự hay mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của các nước khác. Điều đơn giản chỉ là Mỹ muốn duy trì vị trí độc quyền của nước này trên thị trường chất bán dẫn và các sản phẩm công nghệ cao khác. Sau cùng, điều này mang lại cho Washington những đòn bẩy để gây ảnh hưởng trên toàn thế giới. Chuyên gia Wang Yiwei nói: "Cái gọi là an ninh của Mỹ không liên quan gì đến an ninh quốc gia. Ở đây nói về việc đảm bảo an ninh cho vị trí bá chủ của Mỹ. Nếu các đồng minh của Mỹ bắt đầu trang bị cho các hệ thống quân sự những công nghệ và thiết bị liên lạc của các công ty không phải của Mỹ thì họ sẽ thoát khỏi tầm kiểm soát của Mỹ. Ngoài ra, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức lớn đối với Mỹ. Trung Quốc không phải là đồng minh của phương Tây nhưng nước này đã tham gia vào việc xây dựng các quy tắc chung trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 và thậm chí chiếm vị trí hàng đầu trong một số ngành. Mỹ không thể chấp nhận thực tế này. Điều này chỉ đơn giản là không thể tưởng tượng được đối với các nước phương Tây. Do đó, Mỹ bắt đầu liên tục trấn áp Tập đoàn Huawei, sau đó trấn áp ứng dụng TikTok và hiện nay cả SMIC. Mục tiêu chính của họ là duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ và phương Tây trong cách mạng công nghiệp, tạo ra các quy tắc và luật lệ cũng như duy trì các sự kiện trong tầm kiểm soát của họ".
Theo chuyên gia Wang Yiwei, với tư cách là nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc, SMIC có khả năng phần nào bù đắp tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt đối với Tập đoàn Huawei. Các sản phẩm của SMIC vẫn còn tụt hậu so với các bán dẫn tiên tiến nhất. Trong khi SMIC chỉ có thể sản xuất chip 14 nm, thì TSMC và Samsung đã hoàn thiện chip 5 nm. Kích thước của bóng bán dẫn càng nhỏ thì lượng điện năng tiêu thụ càng thấp. Tuy nhiên, chip 14nm có sức cạnh tranh và nhiều nhà sản xuất đồ điện tử ở Trung Quốc dựa vào sản phẩm của công ty trong các hoạt động của họ. Sau khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, Tập đoàn Huawei bắt đầu mua một tỷ lệ đáng kể bán dẫn từ SMIC. Theo nhà sản xuất bán dẫn Trung Quốc, Tập đoàn Huawei chiếm tới 20% đơn đặt hàng của công ty. Các hạn chế của Mỹ đối với SMIC sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc vì các nhà sản xuất đồ điện tử ở Trung Quốc đã đặt nhiều hy vọng vào SMIC. Chuyên gia Wang Yiwei nhận định: "Điều này chắc chắn sẽ gây tác động nghiêm trọng vì toàn cầu hóa dựa trên hệ thống của Mỹ. Ngay cả những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được kể từ khi bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa có thể được mô tả như trồng trọt trên đất Mỹ. Chúng tôi biết rằng sản xuất chip là một công nghệ then chốt trong Thời đại số. Tập đoàn Huawei giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ 5G. SMIC đặt mục tiêu giúp Tập đoàn Huawei và các công ty Trung Quốc khác thoát khỏi sự phụ thuộc vào bán dẫn của Mỹ. Đây chính là điều mà Mỹ không thể chấp nhận".
Ngay cả trong sản xuất chip 14 nm, SMIC cũng giống như các nhà sản xuất chip khác trên thế giới đều phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ. Vấn đề chính không phải là việc sản xuất các bán dẫn tiên tiến mà là việc Mỹ sở hữu phần mềm, tài sản trí tuệ, công cụ và vật liệu thiết kế chip. Cadence Design Systems, Synopsys, Ansys chiếm vị trí gần như độc quyền trên thị trường phần mềm để sản xuất chip. Các công ty cung cấp thiết bị để sản xuất chip cũng thuộc Mỹ như Applied Materials, KLA, ASML. Điều đó có nghĩa là những hạn chế đối với việc cung cấp các sản phẩm này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của SMIC. Sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa tin về những hạn chế mới, cổ phiếu SMIC trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải đã giảm 6% và tại Sàn giao dịch Hong Kong giảm 5%. Chuyên gia Wang Yiwei nói rằng về dài hạn, các biện pháp của Mỹ nhằm cản trở sự phát triển công nghệ của Trung Quốc sẽ giúp Trung Quốc đạt được sự độc lập về công nghệ và xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của riêng họ. Lợi thế của toàn cầu hóa và sự phân công lao động quốc tế là ở chỗ mỗi quốc gia có thể sản xuất sản phẩm chuyên môn hóa trong lĩnh vực mà họ giỏi nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một nước phát triển về công nghệ không thể tạo ra năng lực cốt lõi trong một số lĩnh vực. Đó chỉ là vấn đề chi phí. Khi Mỹ cấm Google cung cấp một loạt dịch vụ cho các sản phẩm của Tập đoàn Huawei, dường như những chiếc điện thoại thông minh của Tập đoàn Huawei không có hệ điều hành Android và Google Play sẽ trở nên vô dụng. Tuy nhiên, sau một vài tháng, Tập đoàn Huawei đã ra mắt điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Harmony OS cũng như hệ sinh thái Huawei Mobile Services (HMS).
Tất nhiên, việc sản xuất chip là một quy trình đòi hỏi sự hiểu biết về cấu trúc IC. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể nhanh chóng tạo điều kiện để tăng tốc thay thế nhập khẩu. Trung Quốc đạt ra mục tiêu đến năm 2025 phải tự cung tự cấp 70% chất bán dẫn và đến năm 2030 thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu trong lĩnh vực này. Để thực hiện nhiệm vụ này, vào năm 2014, Trung Quốc đã thành lập Quỹ đầu tư Công nghiệp vi mạch tích hợp. Đến nay, Quỹ này đã thu hút được hơn 30 tỷ USD và trong tương lai gần có thể thu hút nhiều hơn nữa. Quỹ này đầu tư vào sự phát triển của các cơ sở sản xuất trong nước: Naura, Advanced Micro-Fabrication Equipment, Hwatsing, ACM Research, Mattson Technology và Shanghai Micro Electronics Equipment (SMEE). Hồi mùa Hè, báo chí Trung Quốc đã đưa tin SMEE tuyên bố ra mắt Máy in thạch bản với bước sóng 28nm đầu tiên và sẽ bắt đầu cung cấp thiết bị này vào năm 2022.