Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Một phóng sự điều tra vừa được hãng truyền thông ABC Australia công bố cho biết lĩnh vực công nghiệp vũ trụ "non trẻ" của xứ "Chuột túi" đã trở thành mục tiêu của Trung Quốc, sau khi có thông tin rò rỉ về việc Bắc Kinh đang thực hiện theo dõi hoạt động vận chuyển của các thiết bị tối mật từ một trạm theo dõi bên ngoài Canberra đến Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).
Theo ABC, ngoài các thông tin theo dõi về hoạt động vận chuyển hàng hóa, một nhóm các nhà khoa học có chuyên môn hàng đầu thế giới thuộc khối Thịnh vượng chung (bao gồm 54 quốc gia thành viên, trong đó có Australia) đã trở thành mục tiêu bị nhắm đến của một công ty Trung Quốc có mối liên hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Phóng sự này là một phần của các công bố điều tra, đã được ABC tiết lộ vào ngày 14/9, về công ty dữ liệu Zhenhua, có trụ sở tại Thâm Quyến. Vụ điều tra do ABC phối hợp với một nhóm các cơ quan truyền thông quốc tế thực hiện, xác nhận hơn 2,4 triệu người, trong đó có hơn 35.000 người Australia phát hiện rằng họ đã bị sao chép thông tin cá nhân trong nhiều năm qua, bao gồm các thông tin về ngày sinh, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, quan điểm chính trị và các bức ảnh...
Theo ABC, Zhenhua đối chiếu dữ liệu từ cả những nguồn mở như mạng xã hội và hồ sơ tội phạm lẫn các nguồn bí mật như hồ sơ ngân hàng và đơn xin việc. Một phần thông tin thậm chí được lấy từ các trang web đen.
Liên quan tới lĩnh vực công nghệ không gian vũ trụ, phóng sự của ABC cho biết có hơn 70 hồ sơ về các nhân viên và các hoạt động bí mật của Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học thuộc Khối thịnh vượng chung của Australia (CSIRO) trong cơ sở dữ liệu bị rò rỉ của Zhenhua. Bộ cơ sở dữ liệu này chỉ ra rằng Zhenhua đã theo dõi quá trình chuyển giao "thiết bị khoa học" từ một Tổ hợp Truyền thông Không gian của Canberra tại Tidbinbilla qua Thái Bình Dương đến Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadana, California (Mỹ).
Trong cơ sở dữ liệu của Zhenhua có thông tin về tên của con tàu vận chuyển hàng có gắn cờ Đức, đơn vị chịu trách nhiệm nhận lô hàng thiết bị công nghệ vũ trụ bí mật, cũng như các dữ liệu về cơ quan hải quan có trụ sở tại Los Angeles (Mỹ), nơi tiếp nhận lô hàng sau khi chúng cập cảng Long Beach.
Nhận định với ABC, Giáo sư Clive Hamilton từ Trường Đại học Charles Sturt, Clive Hamilton, cho rằng "Cơ sở dữ liệu này có một lượng lớn các thông tin xuất-nhập khẩu được thu thập, hoặc bị đánh cắp, thậm chí có thể nhận được thông qua sự cung cấp của các công ty trung gian xuất-nhập khẩu. Vì vậy, cơ sở dữ liệu này không chỉ nhằm theo dõi mọi người, nó còn được dùng để theo dõi chuyển động của hàng hóa, thứ mà các cơ quan tình báo của Trung Quốc có thể cũng quan tâm".
Cơ sở dữ liệu cũng chỉ ra rằng Zhenhua đã theo dõi cả "nhóm thông tin sinh học biến đổi" của CSIRO, nơi đang nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và bộ gen trong y học. Một nhà nghiên cứu về AI tại Đại học Quốc gia Australia cũng bị công ty Trung Quốc theo dõi. Ngoài ra, Zhenhua còn ghi lại các hoạt động mà CSIRO đang thực hiện trong công việc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia mất tích, cũng như tiến trình nghiên cứu thám hiểm trên sao Hỏa.
Giáo sư Hamilton nói: "Có hàng trăm nghìn tài liệu tham khảo về CSIRO có sẵn trên các hồ sơ công khai. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này không phải có thể tùy ý sử dụng, nó được quản lý bởi một nhóm các nhà điều hành sẽ quyết định việc thông tin nào được công bố toàn phần và thông tin gì sẽ bị kiểm duyệt để giữ lại."
ABC tiết lộ sự quan tâm của Zhenhua đối với lĩnh vực không gian vũ trụ không chỉ giới hạn ở CSIRO. Toàn bộ hội đồng quản trị của Tổ chức công nghệ không gian Gilmour Space Technology cũng được phát hiện có lưu thông tin trong cơ sở dữ liệu.
Bản chất tự nhiên của mạng Internet có nghĩa là hầu hết mọi người đều có thể bị công khai danh tính theo một cách nào đó, với các chi tiết mà họ đăng tải trên những trang mạng, từ Facebook đến hoạt động mua sắm trực tuyến và ngân hàng điện tử. Đây là nguồn cung cấp phong phú cho các tin tặc và các công ty chuyên thu thập dữ liệu trên không gian ảo.
Giám đốc điều hành của Zhenhua, Wang Xuefeng, một cựu nhân viên của Công ty máy tính IBM, đã khoe khang trên nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc WeChat về kế hoạch tiến hành một cuộc "chiến tranh hỗn hợp" và "chiến tranh tâm lý" bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ mạng xã hội.
Thượng nghị sỹ Công đảng đối lập Australia, Jenny McAllister, người cũng có tên trong cơ sở dữ liệu của Zhenhua, là Chủ tịch nhóm điều tra của Quốc hội Australia về sự can thiệp nước ngoài thông qua mạng xã hội. Bà nói: “Chúng tôi đã thấy rất nhiều những vụ việc trên phạm vi quốc tế, nơi các bên thứ ba và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân tham gia vào việc tuyên truyền thông tin sai lệch trực tuyến. Những công ty này đang cố gắng thu thập và bán thông tin cho những đối tượng quan tâm đến việc mua nó. Gần như chắc chắn đây không phải là tổ chức thu thập thông tin duy nhất của loại hình hoạt động này. Trên thực tế là chúng tôi đã biết về nó và đó sẽ là một lời cảnh báo rằng đã đến lúc các chính phủ nên bắt đầu hành động". Thượng nghị sỹ McAllister tiết lộ vụ rò rỉ cơ sở dữ liệu của Zhenhua sẽ được đưa vào xem xét trong cuộc điều tra của Quốc hội Australia.
Doanh nhân chuyên về lĩnh vực công nghệ vũ trụ tại thành phố Perth thuộc bang Tây Australia, Gov Van Ek, là một trong những người bị Zhenhua Data lập hồ sơ. Tình huống này, theo ông, giống với vụ việc của Clearview AI - công ty đã thừa nhận có vi phạm dữ liệu vào đầu năm nay sau khi bị phát hiện là đã phát triển một cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt với hàng tỷ hình ảnh được lấy trái phép từ Internet.
Ông Van Ek nói: "Tôi làm trong ngành công nghệ vũ trụ, nơi những loại vụ việc như thế này thường xuyên xảy ra. Quyền riêng tư của mọi người gần như đã biến mất từ lâu. Mọi thông tin đăng tải trực tuyến cuối cùng cũng sẽ bị đưa tới một cơ sở dữ liệu nào đó, ở nơi này hoặc nơi khác". Ông cho biết không hề lo lắng về các dữ liệu cá nhân mà Zhenhua đã điều tra, nhưng khẳng định đó là lời cảnh báo cho những người khác đang chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến trên mạng Internet.
Trong bài viết đăng tải trên trang news.com.au, Giám đốc phụ trách mạng Internet của Đại học New South Wales tại Canberra, Nigel Phair, cho rằng người dân Australia không nên ngạc nhiên khi biết được rằng thông tin cá nhân của họ dùng để đăng ký các tài khoản mạng xã hội đã bị sử dụng với mục đích khác. Ông nói: “Gián điệp trên không gian ảo từ lâu đã xuất hiện. Đó là lý do vì sao việc sử dụng các trang mạng có kết nối Internet không được kiểm soát chặt chẽ không nên được khuyến khích trên phạm vi quốc gia ".
Pamela Melroy, cựu chỉ huy tàu con thoi của NASA và hiện làm việc với ngành công nghiệp vũ trụ Australia cho biết hoạt động gián điệp thông qua không gian ảo không phải là một vấn đề mới. Bà nói không gian vũ trụ luôn là mục tiêu thu thập thông tin tình báo của một vài quốc gia và việc đưa ngành công nghiệp Australia vào cơ sở dữ liệu cho thấy nó đang được chú ý trên toàn cầu.
Theo ABC, ngoài các thông tin theo dõi về hoạt động vận chuyển hàng hóa, một nhóm các nhà khoa học có chuyên môn hàng đầu thế giới thuộc khối Thịnh vượng chung (bao gồm 54 quốc gia thành viên, trong đó có Australia) đã trở thành mục tiêu bị nhắm đến của một công ty Trung Quốc có mối liên hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Phóng sự này là một phần của các công bố điều tra, đã được ABC tiết lộ vào ngày 14/9, về công ty dữ liệu Zhenhua, có trụ sở tại Thâm Quyến. Vụ điều tra do ABC phối hợp với một nhóm các cơ quan truyền thông quốc tế thực hiện, xác nhận hơn 2,4 triệu người, trong đó có hơn 35.000 người Australia phát hiện rằng họ đã bị sao chép thông tin cá nhân trong nhiều năm qua, bao gồm các thông tin về ngày sinh, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, quan điểm chính trị và các bức ảnh...
Theo ABC, Zhenhua đối chiếu dữ liệu từ cả những nguồn mở như mạng xã hội và hồ sơ tội phạm lẫn các nguồn bí mật như hồ sơ ngân hàng và đơn xin việc. Một phần thông tin thậm chí được lấy từ các trang web đen.
Liên quan tới lĩnh vực công nghệ không gian vũ trụ, phóng sự của ABC cho biết có hơn 70 hồ sơ về các nhân viên và các hoạt động bí mật của Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học thuộc Khối thịnh vượng chung của Australia (CSIRO) trong cơ sở dữ liệu bị rò rỉ của Zhenhua. Bộ cơ sở dữ liệu này chỉ ra rằng Zhenhua đã theo dõi quá trình chuyển giao "thiết bị khoa học" từ một Tổ hợp Truyền thông Không gian của Canberra tại Tidbinbilla qua Thái Bình Dương đến Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadana, California (Mỹ).
Trong cơ sở dữ liệu của Zhenhua có thông tin về tên của con tàu vận chuyển hàng có gắn cờ Đức, đơn vị chịu trách nhiệm nhận lô hàng thiết bị công nghệ vũ trụ bí mật, cũng như các dữ liệu về cơ quan hải quan có trụ sở tại Los Angeles (Mỹ), nơi tiếp nhận lô hàng sau khi chúng cập cảng Long Beach.
Nhận định với ABC, Giáo sư Clive Hamilton từ Trường Đại học Charles Sturt, Clive Hamilton, cho rằng "Cơ sở dữ liệu này có một lượng lớn các thông tin xuất-nhập khẩu được thu thập, hoặc bị đánh cắp, thậm chí có thể nhận được thông qua sự cung cấp của các công ty trung gian xuất-nhập khẩu. Vì vậy, cơ sở dữ liệu này không chỉ nhằm theo dõi mọi người, nó còn được dùng để theo dõi chuyển động của hàng hóa, thứ mà các cơ quan tình báo của Trung Quốc có thể cũng quan tâm".
Cơ sở dữ liệu cũng chỉ ra rằng Zhenhua đã theo dõi cả "nhóm thông tin sinh học biến đổi" của CSIRO, nơi đang nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và bộ gen trong y học. Một nhà nghiên cứu về AI tại Đại học Quốc gia Australia cũng bị công ty Trung Quốc theo dõi. Ngoài ra, Zhenhua còn ghi lại các hoạt động mà CSIRO đang thực hiện trong công việc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia mất tích, cũng như tiến trình nghiên cứu thám hiểm trên sao Hỏa.
Giáo sư Hamilton nói: "Có hàng trăm nghìn tài liệu tham khảo về CSIRO có sẵn trên các hồ sơ công khai. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này không phải có thể tùy ý sử dụng, nó được quản lý bởi một nhóm các nhà điều hành sẽ quyết định việc thông tin nào được công bố toàn phần và thông tin gì sẽ bị kiểm duyệt để giữ lại."
ABC tiết lộ sự quan tâm của Zhenhua đối với lĩnh vực không gian vũ trụ không chỉ giới hạn ở CSIRO. Toàn bộ hội đồng quản trị của Tổ chức công nghệ không gian Gilmour Space Technology cũng được phát hiện có lưu thông tin trong cơ sở dữ liệu.
Bản chất tự nhiên của mạng Internet có nghĩa là hầu hết mọi người đều có thể bị công khai danh tính theo một cách nào đó, với các chi tiết mà họ đăng tải trên những trang mạng, từ Facebook đến hoạt động mua sắm trực tuyến và ngân hàng điện tử. Đây là nguồn cung cấp phong phú cho các tin tặc và các công ty chuyên thu thập dữ liệu trên không gian ảo.
Giám đốc điều hành của Zhenhua, Wang Xuefeng, một cựu nhân viên của Công ty máy tính IBM, đã khoe khang trên nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc WeChat về kế hoạch tiến hành một cuộc "chiến tranh hỗn hợp" và "chiến tranh tâm lý" bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ mạng xã hội.
Thượng nghị sỹ Công đảng đối lập Australia, Jenny McAllister, người cũng có tên trong cơ sở dữ liệu của Zhenhua, là Chủ tịch nhóm điều tra của Quốc hội Australia về sự can thiệp nước ngoài thông qua mạng xã hội. Bà nói: “Chúng tôi đã thấy rất nhiều những vụ việc trên phạm vi quốc tế, nơi các bên thứ ba và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân tham gia vào việc tuyên truyền thông tin sai lệch trực tuyến. Những công ty này đang cố gắng thu thập và bán thông tin cho những đối tượng quan tâm đến việc mua nó. Gần như chắc chắn đây không phải là tổ chức thu thập thông tin duy nhất của loại hình hoạt động này. Trên thực tế là chúng tôi đã biết về nó và đó sẽ là một lời cảnh báo rằng đã đến lúc các chính phủ nên bắt đầu hành động". Thượng nghị sỹ McAllister tiết lộ vụ rò rỉ cơ sở dữ liệu của Zhenhua sẽ được đưa vào xem xét trong cuộc điều tra của Quốc hội Australia.
Doanh nhân chuyên về lĩnh vực công nghệ vũ trụ tại thành phố Perth thuộc bang Tây Australia, Gov Van Ek, là một trong những người bị Zhenhua Data lập hồ sơ. Tình huống này, theo ông, giống với vụ việc của Clearview AI - công ty đã thừa nhận có vi phạm dữ liệu vào đầu năm nay sau khi bị phát hiện là đã phát triển một cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt với hàng tỷ hình ảnh được lấy trái phép từ Internet.
Ông Van Ek nói: "Tôi làm trong ngành công nghệ vũ trụ, nơi những loại vụ việc như thế này thường xuyên xảy ra. Quyền riêng tư của mọi người gần như đã biến mất từ lâu. Mọi thông tin đăng tải trực tuyến cuối cùng cũng sẽ bị đưa tới một cơ sở dữ liệu nào đó, ở nơi này hoặc nơi khác". Ông cho biết không hề lo lắng về các dữ liệu cá nhân mà Zhenhua đã điều tra, nhưng khẳng định đó là lời cảnh báo cho những người khác đang chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến trên mạng Internet.
Trong bài viết đăng tải trên trang news.com.au, Giám đốc phụ trách mạng Internet của Đại học New South Wales tại Canberra, Nigel Phair, cho rằng người dân Australia không nên ngạc nhiên khi biết được rằng thông tin cá nhân của họ dùng để đăng ký các tài khoản mạng xã hội đã bị sử dụng với mục đích khác. Ông nói: “Gián điệp trên không gian ảo từ lâu đã xuất hiện. Đó là lý do vì sao việc sử dụng các trang mạng có kết nối Internet không được kiểm soát chặt chẽ không nên được khuyến khích trên phạm vi quốc gia ".
Pamela Melroy, cựu chỉ huy tàu con thoi của NASA và hiện làm việc với ngành công nghiệp vũ trụ Australia cho biết hoạt động gián điệp thông qua không gian ảo không phải là một vấn đề mới. Bà nói không gian vũ trụ luôn là mục tiêu thu thập thông tin tình báo của một vài quốc gia và việc đưa ngành công nghiệp Australia vào cơ sở dữ liệu cho thấy nó đang được chú ý trên toàn cầu.