Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo hãng tin Kyodo News, trong bối cảnh tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang trên các mặt trận an ninh và kinh tế, các thị trường tài chính đang ngày càng lo ngại trước khả năng Trung Quốc có thể bán tháo nợ công của Chính phủ Mỹ mà nước này đang nắm giữ nhằm bóp nghẹt nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Nếu Trung Quốc - quốc gia đang sở hữu hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ - thực sự có hành động như vậy, điều đó sẽ đẩy giá nợ công Mỹ xuống và tăng lãi suất ở Mỹ.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết khi hoạt động bán tài sản được định giá bằng USD diễn ra trên quy mô lớn sẽ dẫn tới sự sụt giá của đồng bạc xanh so với đồng yen, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng có thể bị ảnh hưởng do sự suy giảm của hoạt động xuất khẩu - một trong hai động lực tăng trưởng chính của Nhật Bản.
Ông Yuzo Sakai, Giám đốc phụ trách xúc tiến kinh doanh ngoại hối tại công ty Ueda Totan Forex Ltd., nói: “Nếu Trung Quốc bán trái phiếu Mỹ với tốc độ nhanh nhằm tấn công Mỹ, quan hệ giữa hai nước sẽ xấu đi một cách rõ rệt… Trong trường hợp như vậy, những người tham gia thị trường sẽ bán các tài sản rủi ro để mua vào đồng bản tệ của Nhật Bản, từ đó có thể dẫn tới sự tăng giá mạnh của đồng yen”.
Trong thời gian gần đây, Mỹ đang tăng cường các hành động chống Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh ban hành Luật An ninh Quốc gia đối với Khu hành chính đặc biệt Hong Kong. Kể từ đó, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện nhiều biện pháp như yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng Lãnh sự quán ở Houston, bang Texas, và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc, bao gồm cả bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong.
Một trong những nguồn tin ngoại giao cho biết cho đến nay, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp trả đũa Mỹ. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến ngoại giao giữa hai nước sẽ phát triển thành một "cuộc chiến tài chính".
Trong bối cảnh có những đồn đoán về khả năng Tổng thống Trump có thể loại Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế bằng đồng USD, một nguồn tin dự báo chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể "đe dọa Washington bằng cách tuyên bố rằng họ sẽ bán ra một khối lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ".
Trên thực tế, Trung Quốc đã dần "buông bỏ" trái phiếu kho bạc Mỹ sau khi Tổng thống Trump khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vào năm 2018. Theo Chính phủ Mỹ, tháng 6/2020, Trung Quốc đã giảm lượng nắm giữ hối phiếu, trái phiếu và tín phiếu Kho bạc Mỹ từ 1.079,3 tỷ USD xuống còn 1.070 tỷ USD. Giờ đây, Trung Quốc chỉ là chủ nợ lớn thứ hai trên thế giới của Mỹ sau Nhật Bản.
Hiện nay, giá trái phiếu kho bạc Mỹ đang biến động ngược chiều với lợi suất. Các nhà phân tích nhận định nếu hoạt động bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ gia tăng, nó có thể khiến lãi suất tăng vọt, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Mỹ bởi vì, lãi suất thế chấp và chi phí đi vay của doanh nghiệp sẽ tăng cao.
Nếu triển vọng kinh tế Mỹ trở nên u ám và tâm lý lo ngại rủi ro lan rộng trên thị trường tài chính, nhu cầu đối với đồng yen sẽ tăng lên, và điều này có thể cản trở sự phục hồi của nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Nhật Bản.
Đồng yen tăng giá thường khiến hoạt động xuất khẩu giảm bởi vì, nó khiến cho các sản phẩm sản xuất tại Nhật Bản đắt hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác và giảm doanh thu tính theo đồng yen của các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài.
Một nguồn tin ngoại giao khác cho biết: "Nền kinh tế Nhật Bản đang suy yếu, một phần do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và việc Chính phủ Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% vào tháng 10 năm ngoái. Nếu đồng yen tăng giá quá mức, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn hơn".
Trong quý 2/2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản đã giảm 27,8% so với quý trước đó. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 40 năm qua.
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bác bỏ khả năng Trung Quốc sẽ bán một khối lượng lớn nợ công Mỹ, với lý do điều đó có thể gây tác dụng ngược đối với Bắc Kinh.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết khi hoạt động bán tài sản được định giá bằng USD diễn ra trên quy mô lớn sẽ dẫn tới sự sụt giá của đồng bạc xanh so với đồng yen, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng có thể bị ảnh hưởng do sự suy giảm của hoạt động xuất khẩu - một trong hai động lực tăng trưởng chính của Nhật Bản.
Ông Yuzo Sakai, Giám đốc phụ trách xúc tiến kinh doanh ngoại hối tại công ty Ueda Totan Forex Ltd., nói: “Nếu Trung Quốc bán trái phiếu Mỹ với tốc độ nhanh nhằm tấn công Mỹ, quan hệ giữa hai nước sẽ xấu đi một cách rõ rệt… Trong trường hợp như vậy, những người tham gia thị trường sẽ bán các tài sản rủi ro để mua vào đồng bản tệ của Nhật Bản, từ đó có thể dẫn tới sự tăng giá mạnh của đồng yen”.
Trong thời gian gần đây, Mỹ đang tăng cường các hành động chống Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh ban hành Luật An ninh Quốc gia đối với Khu hành chính đặc biệt Hong Kong. Kể từ đó, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện nhiều biện pháp như yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng Lãnh sự quán ở Houston, bang Texas, và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc, bao gồm cả bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong.
Một trong những nguồn tin ngoại giao cho biết cho đến nay, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp trả đũa Mỹ. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến ngoại giao giữa hai nước sẽ phát triển thành một "cuộc chiến tài chính".
Trong bối cảnh có những đồn đoán về khả năng Tổng thống Trump có thể loại Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế bằng đồng USD, một nguồn tin dự báo chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể "đe dọa Washington bằng cách tuyên bố rằng họ sẽ bán ra một khối lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ".
Trên thực tế, Trung Quốc đã dần "buông bỏ" trái phiếu kho bạc Mỹ sau khi Tổng thống Trump khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vào năm 2018. Theo Chính phủ Mỹ, tháng 6/2020, Trung Quốc đã giảm lượng nắm giữ hối phiếu, trái phiếu và tín phiếu Kho bạc Mỹ từ 1.079,3 tỷ USD xuống còn 1.070 tỷ USD. Giờ đây, Trung Quốc chỉ là chủ nợ lớn thứ hai trên thế giới của Mỹ sau Nhật Bản.
Hiện nay, giá trái phiếu kho bạc Mỹ đang biến động ngược chiều với lợi suất. Các nhà phân tích nhận định nếu hoạt động bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ gia tăng, nó có thể khiến lãi suất tăng vọt, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Mỹ bởi vì, lãi suất thế chấp và chi phí đi vay của doanh nghiệp sẽ tăng cao.
Nếu triển vọng kinh tế Mỹ trở nên u ám và tâm lý lo ngại rủi ro lan rộng trên thị trường tài chính, nhu cầu đối với đồng yen sẽ tăng lên, và điều này có thể cản trở sự phục hồi của nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Nhật Bản.
Đồng yen tăng giá thường khiến hoạt động xuất khẩu giảm bởi vì, nó khiến cho các sản phẩm sản xuất tại Nhật Bản đắt hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác và giảm doanh thu tính theo đồng yen của các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài.
Một nguồn tin ngoại giao khác cho biết: "Nền kinh tế Nhật Bản đang suy yếu, một phần do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và việc Chính phủ Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% vào tháng 10 năm ngoái. Nếu đồng yen tăng giá quá mức, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn hơn".
Trong quý 2/2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản đã giảm 27,8% so với quý trước đó. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 40 năm qua.
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bác bỏ khả năng Trung Quốc sẽ bán một khối lượng lớn nợ công Mỹ, với lý do điều đó có thể gây tác dụng ngược đối với Bắc Kinh.