Những “đại gia” vươn mình trong cơn bão

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 509
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo BBC

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra những biến động kinh tế lớn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, giữa bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp đang phải chật vật với bài toán sống còn, có ba cái tên đang phất lên như “diều gặp gió”, đó là các hãng công nghệ Amazon, Facebook và Apple.

* Liên tiếp các kỷ lục

Trong quý hoạt động kết thúc vào tháng 6/2020, doanh số bán hàng của Amazon đã tăng 40% lên 88,9 tỷ USD (67,9 tỷ bảng Anh) - mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong nhiều năm. Trong khi đó, lợi nhuận của hãng tăng lên 5,2 tỷ USD từ ngưỡng 2,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2019.

1601540897564.png


Đáng chú ý, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos đã trở nên giàu có hơn bao giờ hết với khối tài sản vượt mốc 200 tỷ USD vào ngày 26/8. Cổ phiếu Amazon đã tăng gần 2% trong cùng ngày, đẩy giá trị tài sản của Bezos lên thêm 4,9 tỷ USD. Nếu tính từ đầu năm 2020, cổ phiếu “gã khổng lồ” nước Mỹ đã tăng đến gần 80%, với cú hích đến từ thói quen mua hàng của người tiêu dùng thay đổi trong mùa dịch.

Đại dịch đã tạo ra “một cơn lũ” mua sắm trực tuyến, khiến Amazon phải thuê thêm khoảng 175.000 người làm chỉ trong ba tháng tính đến tháng 6/2020. “Đại gia” này cũng cho biết đang nỗ lực để mở rộng không gian kho hàng với dự đoán nhu cầu tiếp tục tăng trưởng. Thậm chí, Giám đốc Tài chính của Amazon Brian Olsavsky đã phải thốt lên trong một cuộc họp với các nhà phân tích rằng: “Chúng ta không còn chỗ chứa hàng nữa”.

Trong khi đó, một đại gia khác của Thung lũng Sillicon là Apple cũng chứng kiến lượng mua vào các sản phẩm điện thoại thông minh iPhone và nhiều phần cứng khác tăng vọt. Apple cho biết, doanh thu trong quý II/2020 của hãng đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 59,7 tỷ USD và lợi nhuận đạt 11,25 tỷ USD, tăng từ mức chỉ 10 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Đến tháng 8/2020, Apple lại tiếp tục phá kỷ lục của chính mình. Vào ngày 19/8, chỉ hai năm sau khi trở thành doanh nghiệp Mỹ đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD, “Táo khuyết” lại trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đưa giá trị vốn hóa chạm ngưỡng 2.000 tỷ USD.

Việc một bộ phận người dân trên toàn thế giới phải chuyển sang làm việc từ xa, hay các trường học áp dụng mô hình dạy từ xa, đã giúp thúc đẩy nhu cầu đối với các thiết bị điện tử mới, chẳng hạn như Macbook và iPad. Cả hai dòng sản phẩm này đều đạt mức tăng hai con số, trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho Apple.

“Trái táo khuyết” cho biết, việc phát hành sản phẩm iPhone SE giá rẻ vào tháng Tư vừa qua đã giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và đưa “gã khổng lồ” điện tử vào vị thế tốt hơn, bất chấp những tác động về tài chính của cuộc khủng hoảng COVID-19.

Paolo Pescatore, nhà phân tích công nghệ tại cơ quan nghiên cứu PP Foresight, cho biết: “Trong vài tháng qua, Apple đã chứng kiến xu hướng nhu cầu tăng vọt của người dùng và các hộ gia đình đối với các thiết bị, sự kết nối và những dịch vụ có chất lượng tốt hơn”.

Tại Facebook, doanh thu cũng tăng 11% trong quý II/2020, với lợi nhuận đạt gần 5,2 tỷ USD trong quý. Dù ở mức chậm hơn so với các quý khác, song con số này vẫn cao hơn kỳ vọng của các nhà phân tích do mạng xã hội số một thế giới hiện nay vẫn là “miền đất hứa” quảng cáo của các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Sophie Lund-Yates, nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính của Anh Hargreaves Lansdown, cho biết khả năng phục hồi của Facebook được hỗ trợ bởi lượng người dùng tăng đột biến. Điều này khiến Facebook trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các công ty quảng cáo.

Facebook cho biết, trong tháng 6/2020, trung bình có 2,4 tỷ người dùng trên các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin của hãng, bao gồm cả WhatsApp và Instagram, tăng 15% so với năm ngoái. Con số này bao gồm gần 1,79 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày trên ứng dụng Facebook, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, khi đại dịch có xu hướng dịu lại và nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, Facebook nhận thấy tốc độ tăng độ và mức độ tương tác của người dùng đã bình thường trở lại. Trong bối cảnh đó, Facebook đã đưa ra cảnh báo rằng những con số tăng trưởng có thể đi ngang hoặc giảm trong những tháng tới.

Trong khi đó, Alphabet, công ty sở hữu Google và YouTube, ghi nhận kết quả hoạt động giảm nhẹ. “Gã khổng lồ” nước Mỹ công bố mức doanh thu là 38,3 tỷ USD, giảm 2% so với một năm trước đó, do các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo. Kể từ khi Google trở thành công ty niêm yết công khai vào năm 2004, đây là năm đầu tiên Alphabet chứng kiến doanh thu theo quý sụt giảm.

Lợi nhuận của Alphabet đã giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn khoảng 7 tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích vẫn đưa ra dự báo lạc quan. Nhà phân tích chính của eMarketer Nicole Perrin nhận định: “Chúng tôi tin rằng tháng Tư đã là giai đoạn đáy của thị trường quảng cáo kỹ thuật số, và với xu hướng tăng trưởng trở lại trong các tháng Năm và tháng Sáu, Alphabet sẽ ghi nhận khả năng tăng tốc mạnh hơn dự kiến”.

* Nguy cơ bị “sờ gáy”

Chu kỳ công bố kết quả kinh doanh trùng với thời điểm bốn “đại gia” Amazon, Facebook, Apple và Google phải đối mặt với những nghi ngờ liên quan đến việc lạm dụng quyền lực thị trường của mình để đánh bại các đối thủ.

Nghị sĩ David Cicilline, Chủ tịch Ủy ban chống độc quyền của Hạ viện Mỹ, nhận định đại dịch COVID-19 là “chất xúc tác” khiến người dùng có xu hướng hoạt động trực tuyến nhiều hơn. Đây là lý do giúp các hãng công nghệ củng cố vị trí của mình trên thị trường. Nghị sĩ này nói thêm: “Vào thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các tập đoàn này đã là những ‘gã khổng lồ’ của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau đại dịch, họ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Hậu quả là các Giám đốc điều hành (CEO) của bốn “đại gia” công nghệ gồm Amazon, Apple, Google (Alphabet) và Facebook đã phải tham gia phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ vào ngày 27/7 vì các cáo buộc về hành vi độc quyền.

Ngồi trên “chiếc ghế nóng” có Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg của Facebook, tỷ phú Jeff Bezos của Amazon, CEO Alphabet (công ty mẹ của Google) Sundar Pichai và CEO Tim Cook của Apple.

Sau phiên điều trần, Nghị sĩ David Cicilline đã nói rằng cả bốn CEO của Facebook, Alphabet, Apple và Amazon đã thừa nhận những lo ngại xung quanh hành vi này. Ông Cicilline nói rằng những điều mà Ủy ban ghi nhận từ các nhân chứng tại phiên điều trần đã xác nhận cho các bằng chứng thu thập được trong suốt năm qua.

Xuyên suốt quá trình điều tra, Ủy ban Chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã nghiên cứu hơn 1 triệu tài liệu nội bộ; thu thập lời khai từ quản lý điều hành cấp trung của “bộ tứ” nêu trên cũng như từ các đối thủ của họ và giới chuyên gia pháp lý.

Theo hãng tin AP, câu hỏi được quan tâm nhất là: Liệu những chính sách về cạnh tranh hiện hành và những quy định về chống độc quyền đã tồn tại lâu đời có phù hợp để giám sát 4 công ty nêu trên không, hay liệu cần phải có thêm một đạo luật mới?.
 
Bên trên