Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Những va chạm mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, liên quan tới nỗ lực ngăn chặn tham vọng công nghệ Trung Quốc của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, có khả năng tạo ra một mặt trận mâu thuẫn mới, ngay khi cuộc chiến giành lợi ích quốc gia giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới sắp bước vào giai đoạn kết thúc.
Trong bài phân tích đăng tải trên tuần báo Sydney Morning Herald, nhà báo - chuyên gia kinh tế Stephen Bartholomeusz nhận định, tháng trước, Tổng thống Trump đã đưa ra tối hậu thư cho ByteDance, chủ sở hữu của ứng dụng chia sẻ video phổ biến nhất thế giới TikTok, rằng hoạt động của ứng dụng này sẽ chấm dứt tại Mỹ nếu không được bán cho các công ty Mỹ trước ngày 20/9.
Lệnh cấm đối với TikTok được ví như cách áp đặt các hạn chế xuất khẩu công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) của Trung Quốc - một trong những công nghệ then chốt của TikTok - vào thị trường Mỹ với lý do lo ngại vấn đề an ninh quốc gia. Trước đó, Washington cũng đã khẳng định quyết tâm của mình thông qua việc tăng cường chính sách ngăn chặn các công ty Mỹ, và các nhà sản xuất nước ngoài có sử dụng thiết bị của Mỹ, được phép cung cấp sản phẩm công nghệ cho Trung Quốc.
Mới đây nhất, “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ Nvidia đã công bố kế hoạch mua lại công ty thiết kế chip và phần mềm Arm Holdings có trụ sở tại Anh - một công ty cung cấp công nghệ quan trọng cho khoảng 90% số điện thoại thông minh trên thế giới, bao gồm cả điện thoại do các công ty Trung Quốc sản xuất - theo một thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD, thông qua nhà môi giới tài chính Ngân hàng SoftBank của Nhật Bản.
Các con chip do Arm Holdings thiết kế thường được dùng trong mạng lưới viễn thông 5G, hệ thống vận hành mạng Internet, các thiết bị điện tử gia đình, máy tính xách tay, máy chủ dịch vụ công nghệ đám mây và cả các nhà máy sản xuất. Arm Holdings vận hành một mô hình "giấy phép mở", cho phép đối xử bình đẳng với tất cả các công ty đã được cấp phép.
Sự kết hợp giữa Arm Holdings và Nvidia, một công ty chuyên thiết kế các loại chip cần thiết cho các thuật toán AI và chip đồ họa, dự kiến sẽ tạo lập một thế lực thống trị mới trong ngành công nghiệp chip toàn cầu, cho phép kiểm soát tất cả các bản thiết kế của Arm Holdings trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và đang được sử dụng bởi nhiều đối thủ cạnh tranh của Nvidia.
Triển vọng này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải để mắt tới. Cường quốc lớn thứ hai thế giới đang có kế hoạch mở rộng phạm vi công nghệ cho các công ty nội địa (bao gồm cả công ty viễn thông Trung Quốc Huawei) để thay thế một loạt sản phẩm đang sử dụng nguồn cung công nghệ Mỹ sẽ sớm bị ảnh hưởng từ lệnh hạn chế quyền truy cập do Washington ban hành.
Điểm yếu lớn nhất trong khả năng công nghệ của Trung Quốc chính là chất bán dẫn. Nước này phụ thuộc rất nhiều vào các nhà thiết kế và sản xuất chip nước ngoài - lĩnh vực mà Mỹ hầu như đang chiếm ưu thế. Yếu tố quan trọng trong kế hoạch 5 năm tới của quốc gia lớn nhất châu Á là tập trung tăng cường nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất "chất bán dẫn thế hệ thứ ba" ngay tại "quê nhà" - một khía cạnh được coi là đặc biệt quan trọng cho tham vọng phát triển công nghệ của Trung Quốc.
Thỏa thuận của Nvidia sẽ phải chờ sự phê chuẩn từ các nhà chức trách Mỹ và Anh, cũng như phải đảm bảo thỏa mãn các quy định chống độc quyền khác. Hiện chưa rõ liệu Nvidia có đạt được thỏa thuận này hay không, khi mà môi trường thế giới đang bị "phân tâm" bởi các chính sách thương mại "tích cực" của chính quyền Tổng thống Trump, khiến cho không chỉ Trung Quốc mà nhiều quốc gia khác cũng đang lo ngại về việc Mỹ có khả năng sẽ ngăn chặn quyền truy cập của họ vào các công nghệ tiên tiến của thế kỷ 21.
Trong khi thỏa thuận của Nvidia vẫn phải chờ đợi sự suy xét từ các nhà lập pháp và chính trị gia, thì số phận của TikTok tại Mỹ sẽ được quyết định chỉ trong vài ngày tới.
Tổng thống Trump đã tuyên bố cấm hoặc buộc phải bán TikTok tại Mỹ dựa trên cơ sở an ninh quốc gia, với lý do rằng dữ liệu người dùng mà ứng dụng này thu thập có thể được Chính phủ Trung Quốc sử dụng cho các mục đích chiến lược quốc gia - có thể là kiểm duyệt tin tức hay truyền bá thông tin sai lệch trong số đông người dùng Mỹ.
Một bản công bố điều tra, do nhóm các công ty truyền thông quốc tế thực hiện, vừa được tiết lộ vào đầu tuần này, cho biết hơn 2,4 triệu người trên toàn cầu, trong đó có hơn 35.000 người Australia, đã bị một công ty công nghệ Trung Quốc theo dõi và thu thập dữ liệu cá nhân. Thông tin đó ngay lập tức làm dấy lên mối quan ngại về cách mà Trung Quốc có thể khai thác dữ liệu lớn (big data) để thực hiện tham vọng địa chính trị của mình, đồng thời trở thành một nền tảng vững chắc hơn, củng cố cho sự không tin tưởng của Mỹ đối với TikTok.
Sau khi Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố sẽ “cấm cửa” TikTok tại Mỹ, “gã khổng lồ” công nghệ Microsoft đã "ngỏ ý" muốn mua lại thương hiệu này, nhưng đã bị ByteDance từ chối. Một tập đoàn công nghệ khác của Mỹ là Oracle ngay lập tức nhanh chóng thay thế Microsoft trở thành đối tác triển vọng của ByteDance.
Dự kiến việc Oracle tham gia với ByteDance sẽ không khiến cho TikTok tại Mỹ bị bán đứt như nội dung thỏa thuận của Microsoft. Thay vào đó, Oracle và các nhóm đầu tư General Atlantic và Sequoia Capital sẽ trở thành đối tác công nghệ của ByteDance tại Mỹ, cho phép ứng dụng TikTok lưu trữ dữ liệu của mình trên các máy chủ dịch vụ đám mây do Oracle sở hữu.
Điều này có thể giúp giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh dữ liệu người dùng của Mỹ, nhưng sẽ không cho phép Oracle truy cập vào các thuật toán AI phức tạp - một trong những thế mạnh mà TikTok mong muốn bảo vệ. Điều đó đem tới khả năng rằng ứng dụng này vẫn có thể được sử dụng nhiều hơn nữa cho các lợi ích của Trung Quốc, trừ khi Oracle phát triển thuật toán riêng cho các doanh nghiệp Mỹ.
Tổng thống Trump đã đưa ra thời hạn cuối cùng cho ByteDance vào ngày 20/9 để quyết định bán hay đóng cửa ứng dụng TikTok tại Mỹ, nhưng với việc Oracle trở thành đối tác tiềm năng của ByteDance, rất có thể công ty này sẽ nhận được chấp thuận gia hạn linh hoạt thêm thời gian để đàm phán thỏa thuận.
Nhà đồng sáng lập và là Chủ tịch của Oracle Larry Ellison đã tham gia hoạt động gây quỹ cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump và Giám đốc điều hành của Oracle Safra Catz là một nhà tài trợ quan trọng của chiến dịch này, Ông cũng là một thành viên trong nhóm hỗ trợ Tổng thống Trump vào năm 2016. Mới đây nhất, ông Ellison đã rất nhiệt tình ủng hộ chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Trump về loại hợp chất hydroxycholoroquine được sử dụng như một phương pháp chữa trị dịch bệnh COVID-19.
Tổng thống Trump đã từng mô tả ông Ellison là một "người đàn ông tuyệt vời" và nói Oracle chắc chắn là một "thể chế" đáng tin cậy để đảm nhận việc mua lại hoạt động của TikTok tại Mỹ.
Điều thú vị là thỏa thuận của Oracle sẽ không phải là một thương vụ mua bán hoàn toàn, do đó nó không liên quan đến bất kỳ khoản thanh toán "hoa hồng" nào cho Bộ Tài chính Mỹ theo yêu cầu ban đầu của Tổng thống Trump, là nhằm tạo cơ hội cho các công ty Mỹ có được tài sản của ByteDance.
Giả sử thỏa thuận của Oracle với ByteDance nhận được sự chấp thuận của chính quyền Tổng thống Trump và các cơ quan quản lý Mỹ, văn bản này vẫn cần sự thông qua từ phía các nhà quản lý Trung Quốc - yếu tố có thể dẫn tới nguy cơ khiến thỏa thuận bị đình chỉ. Ngoài ra, cũng có khả năng ứng dụng TikTok bị cấm ở Mỹ với hàng chục tỷ USD giá trị của ByteDance bị bốc hơi. Thỏa thuận này rất có thể trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây.
Công nghệ, đặc biệt là các công nghệ nền tảng cho mạng viễn thông 5G và Internet vạn vật, sẽ định hình các nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ này. Đây là một chiến trường hoàn toàn mới nhằm thiết lập quyền thống trị mà Mỹ cố gắng bảo vệ, cũng như lôi kéo các quốc gia khác đi theo sự lãnh đạo của mình, trong khi Trung Quốc đang nỗ lực thách thức Mỹ.
ByteDance và Arm Holdings là hai trong số các công ty bị kéo vào vòng xoáy tâm điểm của cuộc chiến đó. Và chắc chắn, trong một tương lai không xa, sẽ còn xuất hiện nhiều thỏa thuận gây tranh cãi khác khi Mỹ và Trung Quốc cố gắng gỡ bỏ mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau vô cùng phức tạp giữa hai bên trong lĩnh vực công nghệ, vốn đã diễn ra suốt nhiều thập kỷ toàn cầu hóa ngày càng gia tăng.
Trong bài phân tích đăng tải trên tuần báo Sydney Morning Herald, nhà báo - chuyên gia kinh tế Stephen Bartholomeusz nhận định, tháng trước, Tổng thống Trump đã đưa ra tối hậu thư cho ByteDance, chủ sở hữu của ứng dụng chia sẻ video phổ biến nhất thế giới TikTok, rằng hoạt động của ứng dụng này sẽ chấm dứt tại Mỹ nếu không được bán cho các công ty Mỹ trước ngày 20/9.
Lệnh cấm đối với TikTok được ví như cách áp đặt các hạn chế xuất khẩu công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) của Trung Quốc - một trong những công nghệ then chốt của TikTok - vào thị trường Mỹ với lý do lo ngại vấn đề an ninh quốc gia. Trước đó, Washington cũng đã khẳng định quyết tâm của mình thông qua việc tăng cường chính sách ngăn chặn các công ty Mỹ, và các nhà sản xuất nước ngoài có sử dụng thiết bị của Mỹ, được phép cung cấp sản phẩm công nghệ cho Trung Quốc.
Mới đây nhất, “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ Nvidia đã công bố kế hoạch mua lại công ty thiết kế chip và phần mềm Arm Holdings có trụ sở tại Anh - một công ty cung cấp công nghệ quan trọng cho khoảng 90% số điện thoại thông minh trên thế giới, bao gồm cả điện thoại do các công ty Trung Quốc sản xuất - theo một thỏa thuận trị giá 40 tỷ USD, thông qua nhà môi giới tài chính Ngân hàng SoftBank của Nhật Bản.
Các con chip do Arm Holdings thiết kế thường được dùng trong mạng lưới viễn thông 5G, hệ thống vận hành mạng Internet, các thiết bị điện tử gia đình, máy tính xách tay, máy chủ dịch vụ công nghệ đám mây và cả các nhà máy sản xuất. Arm Holdings vận hành một mô hình "giấy phép mở", cho phép đối xử bình đẳng với tất cả các công ty đã được cấp phép.
Sự kết hợp giữa Arm Holdings và Nvidia, một công ty chuyên thiết kế các loại chip cần thiết cho các thuật toán AI và chip đồ họa, dự kiến sẽ tạo lập một thế lực thống trị mới trong ngành công nghiệp chip toàn cầu, cho phép kiểm soát tất cả các bản thiết kế của Arm Holdings trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và đang được sử dụng bởi nhiều đối thủ cạnh tranh của Nvidia.
Triển vọng này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải để mắt tới. Cường quốc lớn thứ hai thế giới đang có kế hoạch mở rộng phạm vi công nghệ cho các công ty nội địa (bao gồm cả công ty viễn thông Trung Quốc Huawei) để thay thế một loạt sản phẩm đang sử dụng nguồn cung công nghệ Mỹ sẽ sớm bị ảnh hưởng từ lệnh hạn chế quyền truy cập do Washington ban hành.
Điểm yếu lớn nhất trong khả năng công nghệ của Trung Quốc chính là chất bán dẫn. Nước này phụ thuộc rất nhiều vào các nhà thiết kế và sản xuất chip nước ngoài - lĩnh vực mà Mỹ hầu như đang chiếm ưu thế. Yếu tố quan trọng trong kế hoạch 5 năm tới của quốc gia lớn nhất châu Á là tập trung tăng cường nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất "chất bán dẫn thế hệ thứ ba" ngay tại "quê nhà" - một khía cạnh được coi là đặc biệt quan trọng cho tham vọng phát triển công nghệ của Trung Quốc.
Thỏa thuận của Nvidia sẽ phải chờ sự phê chuẩn từ các nhà chức trách Mỹ và Anh, cũng như phải đảm bảo thỏa mãn các quy định chống độc quyền khác. Hiện chưa rõ liệu Nvidia có đạt được thỏa thuận này hay không, khi mà môi trường thế giới đang bị "phân tâm" bởi các chính sách thương mại "tích cực" của chính quyền Tổng thống Trump, khiến cho không chỉ Trung Quốc mà nhiều quốc gia khác cũng đang lo ngại về việc Mỹ có khả năng sẽ ngăn chặn quyền truy cập của họ vào các công nghệ tiên tiến của thế kỷ 21.
Trong khi thỏa thuận của Nvidia vẫn phải chờ đợi sự suy xét từ các nhà lập pháp và chính trị gia, thì số phận của TikTok tại Mỹ sẽ được quyết định chỉ trong vài ngày tới.
Tổng thống Trump đã tuyên bố cấm hoặc buộc phải bán TikTok tại Mỹ dựa trên cơ sở an ninh quốc gia, với lý do rằng dữ liệu người dùng mà ứng dụng này thu thập có thể được Chính phủ Trung Quốc sử dụng cho các mục đích chiến lược quốc gia - có thể là kiểm duyệt tin tức hay truyền bá thông tin sai lệch trong số đông người dùng Mỹ.
Một bản công bố điều tra, do nhóm các công ty truyền thông quốc tế thực hiện, vừa được tiết lộ vào đầu tuần này, cho biết hơn 2,4 triệu người trên toàn cầu, trong đó có hơn 35.000 người Australia, đã bị một công ty công nghệ Trung Quốc theo dõi và thu thập dữ liệu cá nhân. Thông tin đó ngay lập tức làm dấy lên mối quan ngại về cách mà Trung Quốc có thể khai thác dữ liệu lớn (big data) để thực hiện tham vọng địa chính trị của mình, đồng thời trở thành một nền tảng vững chắc hơn, củng cố cho sự không tin tưởng của Mỹ đối với TikTok.
Sau khi Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố sẽ “cấm cửa” TikTok tại Mỹ, “gã khổng lồ” công nghệ Microsoft đã "ngỏ ý" muốn mua lại thương hiệu này, nhưng đã bị ByteDance từ chối. Một tập đoàn công nghệ khác của Mỹ là Oracle ngay lập tức nhanh chóng thay thế Microsoft trở thành đối tác triển vọng của ByteDance.
Dự kiến việc Oracle tham gia với ByteDance sẽ không khiến cho TikTok tại Mỹ bị bán đứt như nội dung thỏa thuận của Microsoft. Thay vào đó, Oracle và các nhóm đầu tư General Atlantic và Sequoia Capital sẽ trở thành đối tác công nghệ của ByteDance tại Mỹ, cho phép ứng dụng TikTok lưu trữ dữ liệu của mình trên các máy chủ dịch vụ đám mây do Oracle sở hữu.
Điều này có thể giúp giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh dữ liệu người dùng của Mỹ, nhưng sẽ không cho phép Oracle truy cập vào các thuật toán AI phức tạp - một trong những thế mạnh mà TikTok mong muốn bảo vệ. Điều đó đem tới khả năng rằng ứng dụng này vẫn có thể được sử dụng nhiều hơn nữa cho các lợi ích của Trung Quốc, trừ khi Oracle phát triển thuật toán riêng cho các doanh nghiệp Mỹ.
Tổng thống Trump đã đưa ra thời hạn cuối cùng cho ByteDance vào ngày 20/9 để quyết định bán hay đóng cửa ứng dụng TikTok tại Mỹ, nhưng với việc Oracle trở thành đối tác tiềm năng của ByteDance, rất có thể công ty này sẽ nhận được chấp thuận gia hạn linh hoạt thêm thời gian để đàm phán thỏa thuận.
Nhà đồng sáng lập và là Chủ tịch của Oracle Larry Ellison đã tham gia hoạt động gây quỹ cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump và Giám đốc điều hành của Oracle Safra Catz là một nhà tài trợ quan trọng của chiến dịch này, Ông cũng là một thành viên trong nhóm hỗ trợ Tổng thống Trump vào năm 2016. Mới đây nhất, ông Ellison đã rất nhiệt tình ủng hộ chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Trump về loại hợp chất hydroxycholoroquine được sử dụng như một phương pháp chữa trị dịch bệnh COVID-19.
Tổng thống Trump đã từng mô tả ông Ellison là một "người đàn ông tuyệt vời" và nói Oracle chắc chắn là một "thể chế" đáng tin cậy để đảm nhận việc mua lại hoạt động của TikTok tại Mỹ.
Điều thú vị là thỏa thuận của Oracle sẽ không phải là một thương vụ mua bán hoàn toàn, do đó nó không liên quan đến bất kỳ khoản thanh toán "hoa hồng" nào cho Bộ Tài chính Mỹ theo yêu cầu ban đầu của Tổng thống Trump, là nhằm tạo cơ hội cho các công ty Mỹ có được tài sản của ByteDance.
Giả sử thỏa thuận của Oracle với ByteDance nhận được sự chấp thuận của chính quyền Tổng thống Trump và các cơ quan quản lý Mỹ, văn bản này vẫn cần sự thông qua từ phía các nhà quản lý Trung Quốc - yếu tố có thể dẫn tới nguy cơ khiến thỏa thuận bị đình chỉ. Ngoài ra, cũng có khả năng ứng dụng TikTok bị cấm ở Mỹ với hàng chục tỷ USD giá trị của ByteDance bị bốc hơi. Thỏa thuận này rất có thể trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây.
Công nghệ, đặc biệt là các công nghệ nền tảng cho mạng viễn thông 5G và Internet vạn vật, sẽ định hình các nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ này. Đây là một chiến trường hoàn toàn mới nhằm thiết lập quyền thống trị mà Mỹ cố gắng bảo vệ, cũng như lôi kéo các quốc gia khác đi theo sự lãnh đạo của mình, trong khi Trung Quốc đang nỗ lực thách thức Mỹ.
ByteDance và Arm Holdings là hai trong số các công ty bị kéo vào vòng xoáy tâm điểm của cuộc chiến đó. Và chắc chắn, trong một tương lai không xa, sẽ còn xuất hiện nhiều thỏa thuận gây tranh cãi khác khi Mỹ và Trung Quốc cố gắng gỡ bỏ mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau vô cùng phức tạp giữa hai bên trong lĩnh vực công nghệ, vốn đã diễn ra suốt nhiều thập kỷ toàn cầu hóa ngày càng gia tăng.