Những đường hướng kinh tế-ngoại giao của Nhật Bản thời kỳ hậu “Abenomics”

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 378
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo Kyodo

Vị Thủ tướng tại nhiệm lâu đời nhất của Nhật Bản Shinzo Abe hôm 28/8 đã bất ngờ từ chức vì lý do sức khỏe, giữa bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 đến tình trạng nợ chồng chất.

Theo các nhà quan sát thị trường, một số ứng cử viên cho vị trí tân Thủ tướng đã xuất hiện. Tuy nhiên, dù vị trí này thuộc về ai, niềm tin của thị trường thời kỳ “hậu Abe” là điều không dễ duy trì.

* Những thành tựu kinh tế của vị Thủ tướng 66 tuổi

Makoto Sengoku, nhà phân tích thị trường tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, cho biết: “Những bất ổn chính trị sẽ đè nặng lên thị trường cho đến khi người kế nhiệm của ông Abe được lựa chọn.

1599234284461.png


Nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe đã đạt được những thành công nhất định. Khi ông Abe trở lại nắm quyền vào năm 2012, chỉ số Nikkei đang được giao dịch trung bình 10.000 điểm. Đến ngày ông tuyên bố từ chức vào năm 2020, chỉ số này đã ở quanh ngưỡng 22.882,65 điểm, sau khi đã “leo” lên mức cao nhất của 27 năm vào năm 2018.

Chương trình chính sách kinh tế do ông Abe đề xướng bắt đầu từ thời điểm tổng tuyển cử Nhật Bản, còn được gọi là “Abenomics”, gồm ba mũi nhọn, tập trung vào việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng cường các chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ, chính sách tài khóa linh hoạt và cải cách cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng.

Ban đầu, chính sách này giúp thị trường chứng khoán được đà đi lên trong khi đồng yen suy yếu. Đây được coi là một lợi ích đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản, bởi việc đồng yen yếu hơn sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm do Nhật Bản sản xuất ở nước ngoài, trong khi giá trị tài sản mang từ nước ngoài về Nhật Bản cũng được định giá cao hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế và nhà phân tích thị trường cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản giảm kỷ lục 27,8% trong quý từ tháng 4-6/2020. Trong bối cảnh này, một số chuyên gia cho rằng các thị trường tài chính đang có tâm lý thận trọng và sẽ theo dõi chặt chẽ xem liệu sự ra đi của ông Abe có ảnh hưởng đến các chính sách của BOJ và Thống đốc Haruhiko Kuroda, người có nhiệm kỳ đến tháng 4/2023 hay không.

Bên cạnh đó, nhiều nghi vấn cũng được đặt ra xung quanh việc liệu các chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn hiện tại có được duy trì hay không, trong đó bao gồm cả việc mua các quỹ trao đổi - một yếu tố chính hỗ trợ tâm lý thị trường ở Tokyo.

Nhưng Martin Schulz, nhà kinh tế chính sách trưởng tại Fujitsu Ltd., đã khẳng định “khá chắc chắn” rằng chính sách tiền tệ nên được mở rộng trong thời kỳ bùng phát đại dịch, đồng thời nói thêm rằng Abenomics đã xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ, do đó không thể sớm bị phá vỡ một cách dễ dàng.

Chính phủ của ông Abe và BoJ đã “bắt tay” vào năm 2013 để tăng cường phối hợp chính sách và đánh bại giảm phát. Trong khi chính phủ tăng chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế, ngân hàng trung ương đã tăng cường mua tài sản. Kết quả là, nợ Chính phủ của Nhật Bản đã gia tăng nhanh chóng.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ trên GDP của Nhật Bản dự kiến sẽ tăng lên ngưỡng 251,91% vào năm 2020, mức tồi tệ nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến.

Trong khi đó, quy mô GDP thực tế, từng ở mức 498.000 tỷ yen khi ông Abe quay trở lại, đã giảm xuống chỉ còn 485.000 tỷ yen trong ba tháng đến hết tháng Sáu vừa qua, một phần do sự bùng phát của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, có một điểm tương đối sáng là thị trường lao động đang được cải thiện, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 2,8% trong tháng 6 từ mức 4,3% khi ông Abe nhậm chức.

Vị Thủ tướng này nói trong cuộc họp báo khi ông tuyên bố quyết định từ chức: "Tôi đã phóng đi ba mũi tên (của Abenomics) để đánh bại hai thập kỷ nền kinh tế giảm phát và chúng tôi đã hướng tới việc tạo ra một thị trường nơi những người muốn làm việc có thể tìm được việc làm. Hơn 4 triệu việc làm đã được tạo ra."

Ngoài ra, sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động cũng đang gia tăng khi “đất nước Mặt Trời mọc” đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Dù vậy, ông Abe đã không thực hiện được lời hứa của mình là đưa số trẻ em trong danh sách chờ đến trường mẫu giáo về con số 0, và quá trình cải cách phong cách làm việc của nước Nhật vẫn chỉ hoàn thiện một nửa.

* Các chính sách kinh tế trong tương lai

Tuy nhiên, bất chấp những kết quả trái chiều trong gần 8 năm thực hiện Abenomics, Takuya Hoshino, một nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, nhận định những nỗ lực của ông Abe nhằm thúc đẩy việc làm là “đúng hướng”.

Ông nói: “Điều đó có nghĩa là, khi việc làm được tạo ra ở những lĩnh vực đang rất cần lao động và khi người phụ nữ tìm được việc làm sau khi nuôi con nhỏ hoặc người già, chúng ta không thể mong đợi mức tăng lương mạnh mẽ”.

Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử để chọn ra nhà lãnh đạo của mình. Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, cánh tay phải của ông Abe, đã nổi lên như một ứng cử viên nặng ký, cùng với cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida, hiện là người đứng đầu về chính sách của LDP và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba.

Về mặt kinh tế, nếu thành công trong quá trình tranh cử, các nhà kinh tế và phân tích cho rằng hai ứng viên Suga và Kishida nhiều khả năng sẽ tìm cách duy trì hiện trạng, trong khi ứng viên Ishiba có thể là một “con bài khó đoán”. Trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí, Ishiba, một nhà phê bình đối với các chính sách của ông Abe, Bộ trưởng Ishiba đã bày tỏ nghi ngờ về việc Nhật Bản nhấn mạnh "quá mức" vào chủ nghĩa tư bản tài chính nhằm tìm kiếm lợi ích cho các cổ đông. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ cũng như các nền kinh tế khác trong khu vực.

Chánh văn phòng Nội các Suga, người phụ trách quản lý khủng hoảng và là người đại diện cho chính quyền Abe, dự kiến sẽ thu hút được sự ủng hộ của nhiều nhà lập pháp LDP. Tuy nhiên, ứng viên Ishiba lại xếp hạng nhất trong một cuộc thăm dò của Kyodo News vào cuối tuần qua với tư cách là người được công chúng ủng hộ nhất để trở thành Thủ tướng tiếp theo. Trong đó, những người được hỏi cũng cho biết các chính sách nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 mới và nền kinh tế là hai ưu tiên hàng đầu mà chính phủ tiếp theo nên tập trung.

Norihiro Fujito, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities Co., cho biết: “Các thị trường Nhật Bản từng có lợi thế là hầu như không có rủi ro chính trị. Tuy nhiên, lợi thế đó có thể biến mất trong tương lai”

* Hiện trạng và tương lai mối quan hệ với Trung Quốc

Trong khi đó, về mặt ngoại giao, trang mạng cnn.co.jp ngày 1/9 có bài viết cho rằng sự cân bằng của Nhật Bản trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến an ninh của khu vực.

Ngày 28/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông báo ý định nghỉ hưu sau khi những tin đồn về tình hình sức khỏe của ông đã rộ lên từ vài tuần nay. Thủ tướng Abe từ chức có thể không phải là một cú sốc lớn đối với các quan chức Mỹ, tuy nhiên, quyết định này rất đáng chú ý khi xem xét đến tương quan quan hệ Mỹ-Trung hiện nay.

Tình hình căng thẳng tại châu Á đang tiếp tục gia tăng. Bất chấp cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đang tiếp tục gia tăng các hành vi khiêu khích tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh hiện đang có tranh chấp tại Biển Đông với 6 quốc gia khác và chỉ cách đây vài ngày, nước này đã phóng 4 tên lửa đạn đạo ra vùng biển này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng gia tăng căng thẳng với Nhật Bản khi liên tục điều tàu công vụ đi vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý. Sự đe dọa đối với vùng lãnh thổ Đài Loan và các biện pháp siết chặt quản lý tại Hong Kong của Trung Quốc đang làm dấy lên mối lo ngại rằng một cuộc xung đột lớn ở châu Á có thể xảy ra trong những năm tới.

Lâu nay, ông Shinzo Abe luôn là “chất xúc tác” góp phần ổn định khu vực, dù lập trường ủng hộ chủ nghĩa dân tộc của ông đôi khi nhận về sự chú ý tiêu cực. Năm 2013, khi đến thăm một ngôi đền được coi là biểu tượng của quân đội Nhật Bản trước đây, ông Abe đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc tức giận, Mỹ cũng bày tỏ sự thất vọng. Tuy nhiên, ông cũng là người theo chủ nghĩa thương mại tự do đa phương và đã không ngừng nghỉ kêu gọi các nước tuân theo trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc.

Những nỗ lực của ông Abe đã góp phần củng cố vững chắc liên minh Nhật-Mỹ. Năm 2015, ông đã thúc đẩy một dự luật an ninh gây tranh cãi với việc giải thích lại các điều khoản trong hiến pháp cho phép quân đội Nhật Bản được thực hiện các quyền phòng vệ giới hạn. Với việc ban hành Luật An ninh mới, Nhật Bản được phép thực hiện quyền tự vệ tập thể và có thể hỗ trợ đồng minh Mỹ nếu cần thiết.

Khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Abe ngay lập tức bay đến thành phố New York để trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Tổng thống Trump tại tòa tháp Trump Tower. Mặc dù Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của 12 quốc gia, song với các mục tiêu kinh tế và chiến lược, ông Abe đã tiếp tục dẫn dắt hiệp định này và cùng với các nước còn lại đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Ngoài ra, ông Abe cũng đã thành công khi đạt được một hiệp định thương mại song phương giữa Nhật Bản với Mỹ. Mặc dù hiệp định thương mại Nhật–Mỹ có nhiều khoản thuế cao hơn so với mức tiêu chuẩn đạt được trong TPP, song điều quan trọng đó là Nhật Bản tránh được xung đột thương mại với đồng minh là Mỹ.

Có thể thấy Nhật Bản đang ở thế khó trong quan hệ với Trung Quốc. Mặc dù Nhật Bản ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và cần tăng cường hơn nữa quan hệ an ninh với Mỹ, nhưng trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc là lại quốc gia láng giềng có quan hệ ngày càng mật thiết với Nhật Bản. Ông Abe đã thành công khi vừa củng cố được quan hệ Mỹ-Nhật, song lại không kích động Trung Quốc một cách không cần thiết. Có thể thấy điều này khi vào tháng 6/2020, Chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về hành động của Bắc Kinh tại Hong Kong, nhưng đã không tham gia vào tuyên bố chung chỉ trích Trung Quốc của Mỹ, Anh, Australia và Canada.

Đến thời điểm này, một số ứng cử viên tiềm năng thay thế ông Abe đã xuất hiện. Tuy nhiên, cho dù bất kể ai là người sẽ giành chiến thắng và trở thành Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do trong cuộc bầu cử vào tháng 9 tới đây, vấn đề quan trọng đối với vị Thủ tướng mới là phải tính toán để cân bằng các lợi ích cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế. Nếu Nhật Bản tiếp tục duy trì sự cần bằng như ông Abe đã làm trước đây, điều này sẽ có lợi cho Mỹ. Về điểm này, cũng không thể quên thời điểm trước khi ông Abe trở lại làm Thủ tướng năm 2012. Vào thời điểm đó, Đảng Dân chủ do Thủ tướng Yukio Hatoyama lãnh đạo dường như muốn đưa Nhật Bản đến gần Trung Quốc.

Hiện tại, quan hệ Nhật-Mỹ đã củng cố đẩy đủ và được thể chế hóa. Các cuộc họp thường xuyên của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ trên cơ sở đối thoại chiến lược đã diễn ra nhằm duy trì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Năm 2020 sẽ tiếp tục là một năm đầy biến động đối với thế giới. Việc ông Abe tuyên bố từ chức có lẽ không phải là vấn đề lớn nếu so sánh với sự lây lan của dịch COVID-19 hiện nay, cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra. Tuy nhiên, sự kiện này có thể đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với sự ổn định của khu vực khi Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy chủ nghĩa bá quyền.
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên