Những yếu tố góp phần “rút nước” sông Mekong

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 417
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Hạn hán, biến đổi khí hậu và nhất là số lượng đập thủy điện được xây dựng ở mức khó tin, đang đe dọa dòng sông Mekong chảy qua 5 quốc gia Đông Nam Á và nuôi sống 70 triệu cư dân. Trong năm thứ hai liên tiếp, mực nước sông đã xuống mức thấp kỷ lục, biến thành một “dải nước lượn lờ” thay vì phải chảy cuồn cuộn như thường thấy.
1598497576762.png



Trong một bài viết ngày 24/8, chuyên san Nhật Bản The Diplomat đã ghi nhận tình trạng đáng lo ngại của sông Mekong và nêu bật lên những yếu tố mà giới chuyên gia bảo vệ môi trường cho là nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng trên.

* Mực nước sông Mekong giảm 2/3

Theo Luke Hunt, tác giả bài viết, có hai số liệu nêu bật tình trạng sông Mekong hiện nay. Trong lúc mực nước đã bị rút xuống đến 2/3, lượng mưa trong 3 tháng mùa mưa đang diễn ra đã giảm khoảng 70%. Lễ hội té nước thường niên tại Campuchia dự trù vào cuối tháng 10 đã bị hủy bỏ.

Trong khi đó, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi con sông đổ ra Biển Đông, đã có ít nhất 2 trên 12 cửa ra bị đóng lại, và nước mặn tràn vào sâu vào bên trong đất liền, đe dọa 850 loài cá vốn đang trên đà tiệt chủng. Người ngư dân than phiền về số lượng đánh bắt hàng ngày bị giảm chỉ còn 1-2 kg.

Ủy hội sông Mekong (MRC) đã lên tiếng báo động về nguy cơ “hạn hán cực kỳ nghiêm trọng” đang lan ra ở miền Bắc Campuchia, miền Nam Lào và miền Trung Việt Nam. Cơ chế này mô tả tình hình “rất nguy cấp” tại vùng Biển Hồ ở Campuchia, với mực nước ở vùng hạ lưu xuống dưới mức tối thiểu được ghi nhận vào những năm 1960 và 2019.

Theo An Pich Hatda, người điều hành ban thư ký của Ủy Hội Sông Mekong đặt tại Vientiane (Lào), “mực nước thấp hiện nay có thể tác hại nghiêm trọng đến Campuchia, làm mất đi nguồn cá và khả năng thủy lợi”. Quan chức này nhấn mạnh: “Đã đến lúc phải biến lời nói thành hành động vì quyền lợi chung của cả vùng sông Mekong và những cộng đồng bị thiệt hại”.

* Con người là thủ phạm chính

Theo The Diplomat, tình trạng sông Mekong cạn nước là vấn đề chưa từng thấy do chính con người gây ra, một phần do Bắc Kinh và các định chế tài chính đổ hàng tỷ USD vào khai thác thủy điện.

Theo Trung Tâm Stimson Center, một tổ chức nghiên cứu và tư vấn ở Mỹ, một chuỗi hơn 400 con đập ở Trung Quốc và Lào đã được xây dựng hay đang xây hoặc được lên kế hoạch. Cho đến giờ, chưa có chứng cứ nào cho thấy tính chất hữu hiệu của giải pháp “làm bậc thang cho cá” đi ngược về nơi sinh sản ở thượng nguồn, từng được đề cập tới như là giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cá. Một báo cáo của hiệp hội Eyes on Earth Inc. gần đây đã tố cáo Trung Quốc cố tình giữ nước phía sau các con đập của họ trên thượng nguồn, gây ảnh hưởng bất lợi cho các nước ở hạ nguồn, điều mà Bắc Kinh luôn phủ nhận.

Theo The Diplomat, việc thiếu phù sa cần thiết để bồi đắp cho bờ sông đã dẫn đến hệ quả là nhiều đoạn sông lớn đã chuyển từ màu nâu sang màu xanh, trông thì rất đẹp mắt, nhưng nguy cơ đất sói mòn đã xuất hiện, đe dọa từ các ngôi nhà tranh đến nhà cao tầng, nhà máy hay đường dọc bên sông.

* Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Cùng với đó, tình trạng biến đổi khí hậu càng làm hiện tượng thời tiết lưỡng Cực ở Ấn Độ Dương thêm nghiêm trọng. Đây là hiện tượng tương tự như El Nino ở Thái Bình Dương và đôi khi còn được gọi là Indian Nino. Nhiệt độ lạnh bất thường trên biển phần nửa phía Đông Ấn Độ Dương và ấm hơn ở phía Tây gây ra lụt lội ở ở Đông Phi và hạn hán ở Đông Nam Á.

Hiện tượng này đã lên đỉnh cực cao. Hiện tượng Lưỡng Cực Ấn Độ Dương thường chỉ xảy ra một lần mỗi 17,3 năm, nhưng các nhà khoa học cho là nhịp độ sẽ tăng lên và diễn ra mỗi 6,3 năm trong thế kỷ này vì tình trạng khí thải carbon và năng lượng đọng quá nhiều trong khí quyển.
 
Bên trên