Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Vừa qua, “ông lớn” công nghệ Mỹ NVIDIA đã phát đi thông cáo về việc thâu tóm hãng thiết kế bộ vi xử lý ARM (Anh) từ tay tập đoàn đầu tư Softbank (Nhật Bản). Dự kiến, thương vụ này sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, nhưng thật bất ngờ là điều đó có thể sẽ không xảy ra nếu Trung Quốc một lần nữa sử dụng công cụ luật pháp để can dự.
Theo xác nhận của NVIDIA, thương vụ nêu trên trị giá 40 tỷ USD, là giao dịch lớn nhất của NVIDIA, gần gấp 6 lần thương vụ mua lại Mellanox vào năm ngoái, lập kỷ lục mới về các thương vụ mua lại trong ngành bán dẫn.
Việc thâu tóm ARM đem đến cho NVIDIA nhiều cơ hội vươn lên mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ. Bởi ARM là nhà thiết kế bộ vi xử lý hàng đầu thế giới, cung cấp bản thiết kế và chia sẻ bản quyền cho rất nhiều dòng chip trên thiết bị di động, thậm chí máy tính cá nhân, mang các thương hiệu như Qualcomm, Samsung, Huawei, MediaTek, Intel, Apple…
Mặc dù Giám đốc điều hành NVIDIA Jensen Huang nói rằng sau khi mua lại, ARM sẽ giữ thái độ trung lập. Tuy nhiên, giao dịch này vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn và bị các tổ chức chống độc quyền của nhiều nước giám sát chặt chẽ, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Vào tháng 7/2018, hãng sản xuất chip điện tử có trụ sở chính tại San Diego (Mỹ) Qualcomm đã phải từ bỏ kế hoạch mua lại hãng sản xuất chất bán dẫn NXP của Hà Lan do không nhận được sự phê duyệt của Trung Quốc. NVIDIA rất có thể vấp phải vết xe đổ của Qualcomm.
Trước hết phải thấy rằng ARM không tự sản xuất chip, không tham gia vào cuộc cạnh tranh về chip và thiết bị đầu cuối trong ngành công nghiệp điện thoại di động thông minh mà chỉ cung cấp thiết kế cấu trúc cho các hãng sản xuất chip. Nói cách khác, nếu coi con chip là một chiếc ô tô thì ARM chính là người xây dựng đường cho ô tô đi, chip được sản xuất bởi bất cứ nhà sản xuất nào cũng phải phải phù hợp với đường do ARM xây thì mới có thể vận hành được.
Hiện nay, ARM đang áp dụng mô hình cấp phép mở để duy trì tính trung lập trong quan hệ với tất cả các khách hàng trên thế giới. Cho nên, ARM được coi là "Thụy Sỹ của ngành công nghiệp bán dẫn". Nói một cách đơn giản, ARM mở cửa đối với tất cả các nhà sản xuất chip và điện thoại di động thông minh toàn cầu, không từ chối ai, cũng không can dự vào sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất khác nhau.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là sau khi bị NVIDIA thâu tóm, ARM sẽ trở thành công ty con của NVIDIA. Điều đó có nghĩa là mọi công nghệ gốc liên quan tới các bằng sáng chế của ngành công nghiệp điện thoại di động thông minh Trung Quốc đang nằm trong tay các công ty Mỹ. Giám đốc Điều hành ARM Simon Segars cam kết sẽ tiếp tục mô hình cấp phép mở, nhưng điều đó không có ý nghĩa thực tế vì NVIDIA là doanh nghiệp Mỹ sẽ phải tuân thủ các mệnh lệnh của Chính phủ Mỹ.
Trong một phát biểu được tờ Nikkei ngày 16/9 trích dẫn, cựu chuyên gia phân tích ngành công nghiệp chip thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế Đài Loan (Trung Quốc) cũng cho rằng thương vụ NVIDIA thâu tóm ARM chứa đựng nhiều rủi ro địa chính trị. Nếu sau này NVIDIA kiểm soát ARM, Mỹ sẽ nắm trong tay công cụ mặc cả mới trong cuộc chiến tranh công nghệ đang diễn ra. Trong tương lai, Mỹ chắc chắn sẽ chặn nhiều công ty Trung Quốc sử dụng các tài sản trí tuệ liên quan tới chip và những biện pháp can thiệp của chính phủ sẽ xuất hiện như những gì đã xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc.
Dẫu vậy, tờ Economic Journal ngày 16/9 nhận định Trung Quốc vẫn có cách để can dự khiến thương vụ NVIDIA thâu tóm ARM bị đổ bể. Bởi theo Điều 2, Chương 1, Luật Chống độc quyền của Trung Quốc, luật này không chỉ điều chỉnh các hành vi lũng đoạn trong hoạt động kinh tế xảy ra trong lãnh thổ Trung Quốc mà còn điều chỉnh cả các hành vi lũng đoạn xảy ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc nếu hành vi đó hạn chế hoặc loại trừ cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, thị trường chủ yếu của ARM là Trung Quốc. 95% hệ thống vi mạch do các nhà sản xuất Trung Quốc chế tạo sử dụng thiết kế của ARM. Hãng thiết kế bộ vi mạch của Anh cũng chiếm trên 90% thị phần bản quyền tri thức về chip điện thoại di động thông minh ở Trung Quốc. Với một tầm ảnh hưởng lớn như vậy, Trung Quốc khó có thể ngó lơ trước thương vụ liên quan tới ARM.
Gần đây, các chuyên gia Trung Quốc thường đề cập tới tiền lệ NXP. Tháng 10/2016, Qualcomm lần đầu tiên công bố thỏa thuận mua lại NXP với kỳ vọng mở cửa thâm nhập thị trường ô tô, an ninh và xử lý mạng.
Qualcomm đã phải chờ đợi gần 2 năm để được xóa bỏ các rào cản pháp lý toàn cầu cho thương vụ mua lại NXP và đã được chấp thuận bởi các nhà quản lý ở 8 khu vực pháp lý khác nhau trên thế giới cũng như cổ đông hai bên. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước duy nhất không thông qua thỏa thuận này và buộc Qualcomm phải từ bỏ kế hoạch mua lại NXP vào ngày 26/7/2018, bồi thường NXP 2 tỷ USD.
Mỹ phát động chiến tranh công nghệ nhằm vào Trung Quốc được nhìn nhận là nhằm bóp nghẹt sự phát triển về khoa học công nghệ của Trung Quốc. Môi trường sở hữu bản quyền trí tuệ chắc chắn sẽ ngày càng phức tạp. Việc này không chỉ buộc Trung Quốc phải đẩy mạnh phát triển công nghệ then chốt, mà còn phải biết cách sử dụng công cụ pháp luật để tự bảo vệ mình. Tiền lệ NXP cho thấy thương vụ NVIDIA thâu tóm ARM rất có thể giẫm phải vết xe đổ của Qualcomm
Theo xác nhận của NVIDIA, thương vụ nêu trên trị giá 40 tỷ USD, là giao dịch lớn nhất của NVIDIA, gần gấp 6 lần thương vụ mua lại Mellanox vào năm ngoái, lập kỷ lục mới về các thương vụ mua lại trong ngành bán dẫn.
Việc thâu tóm ARM đem đến cho NVIDIA nhiều cơ hội vươn lên mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ. Bởi ARM là nhà thiết kế bộ vi xử lý hàng đầu thế giới, cung cấp bản thiết kế và chia sẻ bản quyền cho rất nhiều dòng chip trên thiết bị di động, thậm chí máy tính cá nhân, mang các thương hiệu như Qualcomm, Samsung, Huawei, MediaTek, Intel, Apple…
Mặc dù Giám đốc điều hành NVIDIA Jensen Huang nói rằng sau khi mua lại, ARM sẽ giữ thái độ trung lập. Tuy nhiên, giao dịch này vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn và bị các tổ chức chống độc quyền của nhiều nước giám sát chặt chẽ, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Vào tháng 7/2018, hãng sản xuất chip điện tử có trụ sở chính tại San Diego (Mỹ) Qualcomm đã phải từ bỏ kế hoạch mua lại hãng sản xuất chất bán dẫn NXP của Hà Lan do không nhận được sự phê duyệt của Trung Quốc. NVIDIA rất có thể vấp phải vết xe đổ của Qualcomm.
Trước hết phải thấy rằng ARM không tự sản xuất chip, không tham gia vào cuộc cạnh tranh về chip và thiết bị đầu cuối trong ngành công nghiệp điện thoại di động thông minh mà chỉ cung cấp thiết kế cấu trúc cho các hãng sản xuất chip. Nói cách khác, nếu coi con chip là một chiếc ô tô thì ARM chính là người xây dựng đường cho ô tô đi, chip được sản xuất bởi bất cứ nhà sản xuất nào cũng phải phải phù hợp với đường do ARM xây thì mới có thể vận hành được.
Hiện nay, ARM đang áp dụng mô hình cấp phép mở để duy trì tính trung lập trong quan hệ với tất cả các khách hàng trên thế giới. Cho nên, ARM được coi là "Thụy Sỹ của ngành công nghiệp bán dẫn". Nói một cách đơn giản, ARM mở cửa đối với tất cả các nhà sản xuất chip và điện thoại di động thông minh toàn cầu, không từ chối ai, cũng không can dự vào sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất khác nhau.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là sau khi bị NVIDIA thâu tóm, ARM sẽ trở thành công ty con của NVIDIA. Điều đó có nghĩa là mọi công nghệ gốc liên quan tới các bằng sáng chế của ngành công nghiệp điện thoại di động thông minh Trung Quốc đang nằm trong tay các công ty Mỹ. Giám đốc Điều hành ARM Simon Segars cam kết sẽ tiếp tục mô hình cấp phép mở, nhưng điều đó không có ý nghĩa thực tế vì NVIDIA là doanh nghiệp Mỹ sẽ phải tuân thủ các mệnh lệnh của Chính phủ Mỹ.
Trong một phát biểu được tờ Nikkei ngày 16/9 trích dẫn, cựu chuyên gia phân tích ngành công nghiệp chip thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế Đài Loan (Trung Quốc) cũng cho rằng thương vụ NVIDIA thâu tóm ARM chứa đựng nhiều rủi ro địa chính trị. Nếu sau này NVIDIA kiểm soát ARM, Mỹ sẽ nắm trong tay công cụ mặc cả mới trong cuộc chiến tranh công nghệ đang diễn ra. Trong tương lai, Mỹ chắc chắn sẽ chặn nhiều công ty Trung Quốc sử dụng các tài sản trí tuệ liên quan tới chip và những biện pháp can thiệp của chính phủ sẽ xuất hiện như những gì đã xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc.
Dẫu vậy, tờ Economic Journal ngày 16/9 nhận định Trung Quốc vẫn có cách để can dự khiến thương vụ NVIDIA thâu tóm ARM bị đổ bể. Bởi theo Điều 2, Chương 1, Luật Chống độc quyền của Trung Quốc, luật này không chỉ điều chỉnh các hành vi lũng đoạn trong hoạt động kinh tế xảy ra trong lãnh thổ Trung Quốc mà còn điều chỉnh cả các hành vi lũng đoạn xảy ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc nếu hành vi đó hạn chế hoặc loại trừ cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, thị trường chủ yếu của ARM là Trung Quốc. 95% hệ thống vi mạch do các nhà sản xuất Trung Quốc chế tạo sử dụng thiết kế của ARM. Hãng thiết kế bộ vi mạch của Anh cũng chiếm trên 90% thị phần bản quyền tri thức về chip điện thoại di động thông minh ở Trung Quốc. Với một tầm ảnh hưởng lớn như vậy, Trung Quốc khó có thể ngó lơ trước thương vụ liên quan tới ARM.
Gần đây, các chuyên gia Trung Quốc thường đề cập tới tiền lệ NXP. Tháng 10/2016, Qualcomm lần đầu tiên công bố thỏa thuận mua lại NXP với kỳ vọng mở cửa thâm nhập thị trường ô tô, an ninh và xử lý mạng.
Qualcomm đã phải chờ đợi gần 2 năm để được xóa bỏ các rào cản pháp lý toàn cầu cho thương vụ mua lại NXP và đã được chấp thuận bởi các nhà quản lý ở 8 khu vực pháp lý khác nhau trên thế giới cũng như cổ đông hai bên. Tuy nhiên, Trung Quốc là nước duy nhất không thông qua thỏa thuận này và buộc Qualcomm phải từ bỏ kế hoạch mua lại NXP vào ngày 26/7/2018, bồi thường NXP 2 tỷ USD.
Mỹ phát động chiến tranh công nghệ nhằm vào Trung Quốc được nhìn nhận là nhằm bóp nghẹt sự phát triển về khoa học công nghệ của Trung Quốc. Môi trường sở hữu bản quyền trí tuệ chắc chắn sẽ ngày càng phức tạp. Việc này không chỉ buộc Trung Quốc phải đẩy mạnh phát triển công nghệ then chốt, mà còn phải biết cách sử dụng công cụ pháp luật để tự bảo vệ mình. Tiền lệ NXP cho thấy thương vụ NVIDIA thâu tóm ARM rất có thể giẫm phải vết xe đổ của Qualcomm