Overtrading tổn hại đến bạn như thế nào?

W
WhoEver
Bình luận: 0Lượt xem: 2,230
W

WhoEver

Diễn viên hài
  • W

    WhoEver

Overtrading
Có thể hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “giao dịch quá mức” hay “quá tải giao dịch”.
1587703489910.png
Overtrading là việc một trader thực hiện giao dịch (mua, bán) nhiều hơn mức cần thiết.
Có 2 loại đối tượng thường rơi vào việc Overtrading, một là các nhà môi giới từ các sàn, hai là các nhà giao dịch cá nhân (retail trader).
Với trường hợp đầu tiên, thì dễ hiểu đấy, nhà môi giới ấy đang cố gian lận chi phí hoa hồng về tay mình. Họ mua lên bán xuống liên tục để “hack” phí hoa hồng và gây thiệt hại cho sàn chủ quản.

Overtrading với Trader tự do
Mỗi trader có một hệ thống riêng và hệ thống đó bao gồm cả mức cắt lỗ cho từng lệnh của họ. Trader tự do bị overtrading cũng là họ đang cố gian lận cho mức cắt lỗ tổng của mình. Và bạn biết đấy, về dài hạn, phá kỷ luật không bao giờ là có lợi cho một nhà giao dịch tài chính cả.
Với overtrading, bạn có thể thắng, có thể thua. Tôi mong bạn thua, từ tận đáy lòng anh bạn ạ. Vì khi đó nỗi đau thất bại sẽ dắt bạn về lại với kỷ luật giao dịch của mình, và nền tảng chiến thắng lâu dài sẽ xuất hiện ở đó.
Sẽ thật tệ, nếu bạn cứ thắng cuộc với việc overtrading. Như một chú ngựa được tiêm dopamine và về nhất liên tục, nhưng bản chất nền tảng sức khỏe lại đang bị phá hoại nặng nề. Chiến thắng với việc giao dịch quá “giới hạn chịu đựng” của tài khoản không chỉ dẫn đến những thua lỗ lớn (và không cần thiết) mà còn tạo ra lỗ hổng trong tâm lý giao dịch và niềm tin của bạn về thị trường.
Thiên đàng và Địa ngục - tâm lý đằng sau overtrading
Dù là Thiên đàng hay Địa ngục thì cũng là những không gian được lưu trữ trong phần vô thức con người về phần thưởng và hình phạt. Tâm lý của việc quá tải giao dịch cũng được sinh ra từ đó.
Sau một chuỗi thắng hoành tráng, niềm tin của bạn về việc kiếm được lợi nhuận trong thị trường được bơm lên quá mạnh. Và bạn biết đấy, như mô hình của bong bóng tài chính vậy, bạn không biết nó sụp đổ vào lúc nào.
1587703559412.png
Hoặc sau một chuỗi thua. Tâm lý đáng sợ nhất trong thị trường tài chính bắt đầu xuất hiện, “trả thù thị trường”. Một chuỗi thua lỗ làm cho bạn cảm thấy bị tổn thương và bạn câm ghét nó như một vết sẹo, muốn chữa lành ngay lập tức. Bạn lao vào thị trường và lần mò từng sản phẩm có thể giao dịch, sau đó là từng hệ thống một, để huyễn hoặc ra được một xu hướng bất kỳ nào đó trong thị trường và đặt cược vào nó.


Khống chế Overtrade
1587703596534.png
Việc đầu tiên bạn làm trước khi cai nghiện thuốc lá? Nhận ra mình nghiện thuốc lá!
Bước đầu tiên để khống chế Overtrade cũng như các trạng thái tâm lý khác dẫn đến bất lợi trong giao dịch, là nhận ra bản thân đang ở vị trí nào, tình trạng gì.
Và, muốn biết được Over là ở mức nào, thì thứ tiếp theo bạn phải làm là nhận ra giới hạn. Hay nói cách khác, thiết lập kỷ luật.
Điểm xuyết tâm lý lớn nhất trong giao dịch quá giới hạn, là bạn đã thắng (hoặc thua) LIÊN TỤC. Giao dịch cũng như chuyện tập thể dục vậy, bạn có những ngày thật sự cần nghỉ ngơi. Chỉ khi bạn nghĩ ngơi, đầu óc mới thiết lập được những khoảng trống mới và tràn đầy năng lượng để lấp đầy những ý tưởng giao dịch vào đấy. Bạn cần cả thời gian để đánh giá lại các giao dịch và kỷ luật giao dịch trong quá khứ của mình, đây là lúc để sửa chữa hoặc nâng cấp lại chúng.

VNForex vừa giới thiệu cho các bạn về một trong những trạng thái tâm lý cơ bản của các trader. Tâm lý luôn là một chủ đề quan trọng bậc nhất trong thị trường, nhất là với các trader tự do. Mong rằng những bài viết tiếp theo về chủ đề này sẽ được đón đọc bởi các bạn để chúng ta cùng xây dựng cộng đồng và lan tỏa sức mạnh từ cộng đồng tới từng cá nhân để cùng nhau tìm tới chiến thắng trong thị trường tài chính.
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên