Benjamin
Dân làm báo
-
Benjamin
*Bài viết được FXCE Team dịch và biên tập từ tài liệu “The People’s Network: The Future of Mobile & Wireless” của Oliver Bruce, với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. FXCE không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.
Helium đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: xây dựng một mạng lưới không dây phổ biến và đáng tin cậy trên phạm vi toàn cầu do người dùng sở hữu và vận hành. Helium Inc. - công ty phát triển mạng lưới Helium - đã gọi sản phẩm của mình là 'People’s Network'. Biệt danh xuất phát từ thiết kế của Helium kết hợp các ưu đãi crypto-economic và một thị trường nhằm kết nối các thiết bị Internet-of-Things (IoT) với băng thông giá rẻ. Về cơ bản, Helium tìm cách trở thành 'Airbnb của các công ty viễn thông', cho phép bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vào việc cung cấp kết nối băng thông thấp và không cần cấp phép cho các thiết bị IoT (ví dụ: đồng hồ thông minh, xe máy điện, cảm biến y tế, v.v.).
Mạng lưới Helium hiện đang hoạt động cung cấp các giải pháp trong thế giới thực cho người dùng cuối và doanh nghiệp mà Helium tuyên bố rẻ hơn tới 100 lần so với các mạng viễn thông cũ như AT&T và Verizon. Chỉ trong 18 tháng, Helium đã xây dựng một mạng chức năng gồm hơn 73.000 'Điểm phát sóng không dây’ (Wireless Hotspot) - các node của blockchain Helium, đồng thời đóng vai trò là các trạm cơ sở không dây cho mạng IoT - tại hơn 3.800 thành phố trên khắp thế giới (bản đồ phủ sóng toàn cầu). Điều đó khiến cho Helium trở thành LoRaWAN lớn nhất thế giới - một giao thức truyền dữ liệu có băng thông và hao tốn năng lượng ở mức thấp - đã triển khai mạng lưới. Với 200.000 điểm truy cập được đặt hàng, Giám đốc điều hành của Helium, Amir Haleem tin rằng mạng lưới sẽ có 600.000 điểm truy cập vào cuối năm 2022, khiến Helium có thể đạt được mục tiêu cung cấp vùng phủ sóng LoRaWAN toàn cầu trong vài năm tới.
Mô hình kế thừa (bị hỏng) của cơ sở hạ tầng không dây
Sự đổi mới cốt lõi thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Helium chính là mô hình kinh doanh. Để hiểu rõ về lợi thế của Helium, trước tiên chúng ta hãy xem xét mô hình viễn thông không dây tập trung và độc quyền mà Helium đang phá vỡ.
Đối với các công ty viễn thông truyền thống, việc xây dựng một mạng không dây có quy mô lớn là vô cùng phức tạp và tốn rất nhiều tiền bạc. Trước khi các công ty viễn thông có được bất kỳ khách hàng hoặc doanh thu, họ phải tốn lượng vốn rất lớn. Đầu tiên, họ phải mua độc quyền phổ phát sóng để bảo vệ công việc kinh doanh trong tương lai. Tiếp theo, họ phải phát triển và triển khai một mạng lưới phần cứng độc quyền rộng khắp để chỉ hoạt động trong phạm vi đó, bao gồm cả việc mua hoặc thuê bất động sản để lưu trữ phần cứng. Song song đó, các hãng này phải phát triển phần mềm độc quyền để vận hành hệ thống. Trong suốt quá trình này, các công ty cũng cần đảm bảo tuân thủ quy định trên nhiều khu vực pháp lý với các yêu cầu chồng chéo hoặc không nhất quán.
Lượng vốn cần thiết để xây dựng một mạng không dây theo cách này được huy động thông qua nợ, có nghĩa là các công ty viễn thông truyền thống sau đó phải tính phí bảo hiểm cho các dịch vụ không dây và ràng buộc khách hàng vào các hợp đồng dài hạn để đảm bảo doanh thu. Vì vậy, việc thu hút khách hàng mới có thể bị chậm, cũng như phải gánh thêm chi phí từ việc quảng cáo và đưa ra các ưu đãi để kích thích người dùng chuyển đổi nhà mạng.
Năm 2021, vốn đầu tư ước tính cho AT&T và Verizon lần lượt là 21 tỷ USD và 18 tỷ USD. Và theo dữ liệu điều tra dân số của Hoa Kỳ cho năm 2008-2017, ngành 'thông tin' có mức tăng trưởng vốn đầu tư lớn nhất so với bất kỳ ngành nào, cả về tỷ lệ tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm (53,5%).
Chi phí đầu tư khổng lồ của các nhà mạng không dây hàng đầu có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp IoT. Bất chấp nhiều năm quảng cáo từ các nhà phát triển IoT, chúng ta vẫn không có phạm vi phủ sóng không dây giá rẻ và đủ độ tin cậy cần thiết để xây dựng các mạng IoT quy mô lớn. WiFi yêu cầu cấu hình thiết bị tùy chỉnh và có phạm vi sử dụng hạn chế, đồng thời thiết bị di động lại tốn kém và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc kết nối một thiết bị IoT duy nhất thông qua di động tiêu chuẩn vẫn có giá từ 6-10 USD một tháng và việc sử dụng nhiều năng lượng đồng nghĩa với việc thời lượng pin bị rút ngắn không phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế.
Những giải pháp IoT nền tảng của các nhà khai thác viễn thông hiện tại (NB-IoT và CAT-M) đang được cho ra mắt, nhưng chúng vẫn (tương đối) đắt (1,50 USD / tháng) và chưa có nền tảng nào thật sự thống trị, vì vậy các nhà sản xuất đang tìm cách tích hợp chip của họ vào những sản phẩm mới cảm thấy đây là một cuộc đánh cược mạo hiểm. Tương tự, đã có những nỗ lực phát triển mạng lưới sử dụng các công nghệ dành riêng cho IoT (Sigfox, LoRa, v.v.) nhưng những công nghệ này đang phải vật lộn để xây dựng mạng lưới diện rộng vì họ gặp phải nan đề con gà và quả trứng - các công ty không muốn xây dựng một mạng lưới mà lại không có user, vì vậy không công ty nào muốn đặt cược vào các thiết bị đắt tiền khi không có vùng phủ sóng đảm bảo.
Kết quả là, chỉ một nhóm nhỏ các doanh nghiệp - những đơn vị có nhiều vốn và thực sự cần nhu cầu truyền thông thời gian thực - đang vận hành các mạng IoT nhưng những đơn vị này lại không có xu hướng mở rộng cho cộng đồng. Kết quả là sự phân mảng giao thức, tiêu chuẩn và cơ sở hạ tầng IoT; có nghĩa là nhiều thiết bị được gọi là “thông minh” nhưng lại rất “khôi hài” - chỉ cần nhìn vào bất kỳ chiếc ebike $5000 nào hiện nay và tự hỏi "Tại sao nó chỉ kết nối Bluetooth mà nói không với internet?".
Tại sao Helium lại quan trọng
Người viết đã tìm thấy Helium khi đang tìm kiếm các giải pháp kết nối chi phí thấp cho micromobility cá nhân (ví dụ: xe đạp điện và xe tay ga thuộc sở hữu tư nhân). Là một ngành công nghiệp, micromobility - giao thông vận tải chặng cuối - rất quan trọng khi giúp chống lại biến đổi khí hậu, cung cấp khả năng di chuyển cho phần còn lại của dân số thế giới và làm cho các thành phố dễ sống hơn. Doanh số bán xe đạp điện đã tăng vọt trong đại dịch COVID-19 - nhưng lại gặp vấn đề về trộm cắp và bảo trì.
Kết nối có thể theo dõi vị trí của xe đạp điện hiệu quả và cho phép tắt máy từ xa. Nhờ đó giúp người dùng tiếp cận với phí bảo hiểm thấp hơn, ngăn chặn hành vi trộm cắp và chọn tham gia 'sửa chữa thông minh’ (Smart Repair) khi nhà sản xuất xe đạp điện có thể chẩn đoán lỗi từ xa và sắp xếp sửa chữa liền mạch cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, các giải pháp kết nối vẫn quá đắt và phức tạp để tích hợp.
Helium giúp giảm chi phí và độ phức tạp của kết nối IoT, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và tích hợp IoT vào các thiết bị hiện có. Helium hợp lý hóa kết nối với một API và thông số phần cứng duy nhất trên toàn cầu, sau đó cung cấp dữ liệu rẻ hơn tới 100 lần so với các kết nối cũ cho các thiết bị IoT có công suất thấp (ví dụ: bẫy điện hoặc vòng cổ cho chó). Điều này cho phép nhà sản xuất thêm chi phí sử dụng dữ liệu trọn đời vào giá mua, nhờ vậy, các thiết bị sẽ thực sự thông minh như tên gọi và chủ sở hữu không bao giờ phải đắn đo về điều này khi sử dụng.
Với nhu cầu ngày càng tăng về kết nối không dây từ tất cả các lĩnh vực, Helium tự hào có nhiều ứng dụng tiềm năng trong thế giới thực ngoài micromobility. Trong đại dịch COVID-19, Helium đã được sử dụng để cho phép theo dõi tiếp xúc ca nhiễm với chi phí rẻ và đáng tin cậy. Mạng lưới đã được sử dụng để theo dõi tình hình sức khỏe từ xa của các tổ ong - một phần thiết yếu của hệ sinh thái lành mạnh. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy loại cơ sở hạ tầng không dây mà Helium đang phát triển thậm chí có thể giúp xác minh việc tháo dỡ vũ khí hạt nhân (mặc dù trên một blockchain tùy chỉnh có sự nâng cấp về bảo mật giao thức!).
Mô hình kinh doanh mạng lưới - Đổi mới thực sự của Helium
Như đã đề cập ở trên, sự đổi mới cốt lõi của People’s Network không nằm ở việc sử dụng blockchain, mà là mô hình kinh doanh phi tập trung. Bằng cách phân phối chi phí và doanh thu của việc xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng không dây, Helium vượt qua mọi rào cản để xây dựng mạng lưới không dây quy mô lớn thách thức các doanh nghiệp tập trung và độc quyền.
Phần mềm mã nguồn mở, phần cứng không độc quyền
Việc áp dụng các tiêu chuẩn phần cứng và phần mềm 'mở' trên People’s Network giúp giảm đáng kể chi phí phát triển và triển khai. Helium đã chọn giao thức không dây mã nguồn mở LoRaWAN cho mạng lưới đầu tiên của mình. LoRaWAN là một công nghệ không dây tương đối hoàn thiện cung cấp phạm vi phủ sóng rộng theo dặm với mức tiêu tốn năng lượng tối thiểu, cho phép kéo dài tuổi thọ pin ở các thiết bị IoT có dung lượng pin thấp.
Chọn một giao thức không dây mã nguồn mở hoàn thiện có nghĩa là đã có một cộng đồng các nhà phát triển phần mềm và phần cứng trên toàn thế giới đang xây dựng các giải pháp có thể thích ứng với mạng lưới Helium. Hơn 40 công ty đã và đang làm việc trên các thiết bị và giải pháp tương thích với Helium, con số này vẫn đang tăng lên mỗi ngày. Và bởi vì People’s Network là không cần cấp phép, bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ LoRaWAN đều có thể kết nối và bất kỳ ai cũng có thể xây dựng và triển khai trên mạng lưới mà không cần phải tham khảo ý kiến với nhóm cốt lõi của Helium.
Helium sản xuất phần cứng theo một tiêu chuẩn không độc quyền. Nhiều nhà sản xuất bên thứ ba hiện đang xây dựng các Hotspot được chứng nhận bởi Helium, để nhóm cốt lõi Helium tập trung vào việc xác định các thông số kỹ thuật bắt buộc và đảm bảo sự tuân thủ của thiết bị. Các Hotspot do tư nhân sở hữu và điều hành bởi những người tham gia mạng lưới và hiện có giá khoảng 350-500 USD (với các Hotspot mới đang được triển khai dự kiến sẽ có giá 70-90 USD), tùy thuộc vào khu vực, thương hiệu và khả năng. Chủ sở hữu Hotspot sử dụng internet của riêng họ để kết nối với mạng internet rộng lớn hơn và chuyển tiếp các gói thông tin được mã hóa đến chủ sở hữu. Sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm mã nguồn mở cho phép Helium tạo ra chi phí phát triển và triển khai thấp hơn so với các nhà cung cấp viễn thông truyền thống và IoT hiện tại, đồng thời hỗ trợ cạnh tranh cũng như trao đổi chéo ý tưởng với các nhà cung cấp bên thứ ba.
Cách thức hoạt động của mạng lưới Helium
Mạng lưới Helium sử dụng blockchain lớp 1 tùy chỉnh để truyền dữ liệu và khuyến khích việc xây dựng và bảo trì mạng. Helium Network Token (HNT) là native currency của mạng lưới Helium và thực hiện chức năng token kép (dual token). Chức năng đầu tiên là khuyến khích chủ sở hữu Hotspot bảo mật và vận hành mạng. Chức năng thứ hai của HNT liên quan đến cách thông tin được truyền đi qua mạng lưới. Để truy cập vào mạng Helium IoT, người dùng cần mua token thứ cấp được gọi là “data credit” (DC), được cố định ở mức giá 0,0001 USD cho mỗi 24 byte dữ liệu. HNT được burn để tạo ra data credit dựa trên giá HNT hiện tại, được báo cáo đến mạng lưới bởi một nhóm các oracle. Điều này giúp người dùng mua dữ liệu dễ dàng và không phụ thuộc vào sự biến động của giá HNT và đảm bảo khả năng lưu trữ cũng như dễ sử dụng.
Phân phối nguồn cung
Helium dành riêng nguồn cung cho những người tham gia vào mạng lưới. 30% nguồn cung HNT được phân bổ cho các chủ sở hữu Hotspot để tạo điều kiện cho việc truyền dữ liệu. 35% nguồn cung được phân phối cho các Hotspot tham gia vào quá trình đồng thuận và '‘proof-of-coverage'. Theo thời gian, giao thức sẽ điều chỉnh các tỷ lệ phân phối cho đến khi phần lớn số token kiếm được được phát hành để tạo điều kiện cho việc truyền tải dữ liệu trên mạng lưới. Cuối cùng, 35% còn lại được phân bổ cho đội ngũ Helium và các nhà đầu tư giai đoạn đầu, bao gồm Google Ventures, Multicoin Capital, Khosla và Union Square Ventures.
Blockchain Helium và các chức năng của Hotspot
Phần lớn hoạt động mạng tại thời điểm này xoay quanh cơ chế proof-of-coverage (PoC), thường được gọi là 'Helium mining', xác minh các Hotspot đang hoạt động chính xác. Trong PoC, một Hotspot được triển khai 'yêu cầu' một khu vực và sau đó đưa ra 'thách thức' cho các node xung quanh, để chứng minh rằng mỗi điểm đều ở đúng vị trí và đang cung cấp phạm vi phủ sóng chất lượng. Để đảm bảo các Hotspot không thông đồng với nhau để tạo ra các thách thức giả nhằm lừa đảo mạng lưới, nhiều Hotspot khác cũng được trả phí để ‘chứng kiến’ những thách thức này. Hiện tại, các Hotspot cũng hình thành sự đồng thuận trên mạng lưới để tạo ra các block mới và gọi chung là PoC / kiếm được Token thông qua việc chứng kiến và đồng thuận.
Với 55.000 node, Helium hiện đang là một trong những blockchain ngang hàng lớn nhất thế giới (tính theo số node), với số node gần gấp 4 lần so với Bitcoin. Trong suốt năm 2020, blockchain Helium đã phải vật lộn để duy trì hiệu suất trong khi vẫn đáp ứng được sự phát triển các node. Do đó, vào quý 2 năm 2021, nhóm phát triển Helium sẽ chuyển đổi sang giao thức Proof of Stake để hình thành block, dựa trên sự chấp thuận của cộng đồng đối với Helium Improvement Proposal (HIP) 25. Đề xuất sẽ chuyển nhiệm vụ hình thành block cho Validator Network và đảm bảo blockchain có thể tiếp tục mở rộng lên đến hàng triệu Hotspot và với các loại công nghệ không dây mới (5G, v.v.). Validator cần 10.000 HNT để tham gia stake và sẽ cạnh tranh để giành được 6% lượng phát hành token.
Tokenomics
Ban đầu dự án có kế hoạch cung cấp nhất quán 60 triệu token HNT mỗi năm, tạo ra một đường cong phát hành tuyến tính. Tuy nhiên, với HIP 20 vào tháng 11 năm 2020, cộng đồng đã đồng ý với một lịch trình phát hành được thiết kế lại, bao gồm việc giảm một nửa lượng phát hành (diễn ra hai năm một lần) và tổng nguồn cung cứng là 223 triệu token. Lần giảm một nửa đầu tiên diễn ra vào tháng 8 năm 2021 và sẽ làm giảm nguồn cung HNT hàng tháng từ 5 triệu xuống còn 2,5 triệu.
Khi đạt đến giới hạn, khía cạnh cuối cùng của động lực cung cấp token sẽ phát huy tác dụng. Helium sử dụng một mô hình có tên là Net Emissions (dựa trên Burn and Mint Equilibrium Model của Factom), có nghĩa là khi mạng lưới đạt đến giới hạn cung 223 triệu token, một phần trăm token bị burn sẽ được tái tạo cho các nhà cung cấp đồng thuận và truyền dữ liệu để tiếp tục khuyến khích thợ đào và đảm bảo tính thanh khoản trong việc cung cấp HNT.
Tuy nhiên Helium vẫn nhận sự chỉ trích về hiệu suất, mặc dù họ đã rất thành công trong việc triển khai mạng lưới Hotspot P2P lớn, nhưng việc sử dụng dữ liệu trên mạng lưới lại rất thấp. Trong vòng 30 ngày tính đến ngày 29 tháng 6, 147 tỷ data credit đã được chi tiêu (tương đương với ~ 3500 GB), với tổng 'doanh thu' tương đương chỉ hơn 1,4 triệu USD hoặc khoảng 16,8 triệu USD ARR (tỷ lệ hoàn vốn kế toán), nhưng phần lớn là do dữ liệu bị burn để thêm mới hoặc di chuyển các Hotspot xung quanh mạng. Mức sử dụng DC tổng thể này đã tăng lên đáng kể so với chỉ vài tháng trước, khi nó ở mức khoảng 200.000 USD ARR, nhưng nhìn chung vẫn rất thấp. Điều này dấy lên câu hỏi về giá trị mà mạng lưới mang lại, các chuyên gia trong ngành IoT cho biết điều này đã được dự đoán từ trước. Helium chỉ cho thấy mình là một nền tảng đáng tin cậy và tiềm năng trong vài tháng qua, vì vậy các công ty hiện chỉ mới bắt đầu phát triển các sản phẩm cho mạng lưới. Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu Helium có thành công hay không, nhưng các chỉ số hiện vẫn rất khả quan.
Hiệu ứng mạng lưới siêu tăng áp
Các cơ chế kiếm token HNT tạo ra một vòng phản hồi tích cực giữa lợi ích tài chính tức thời và hiệu ứng mạng mạnh mẽ, giúp thúc đẩy quá trình xây dựng mạng lưới nhanh chóng. Khi nhiều Hotspot được triển khai, phạm vi phủ sóng theo địa lý sẽ tăng lên, đòi hỏi nhiều thách thức về proof-of-coverage để kiếm HNT cho chủ sở hữu Hotspot. Trong khi đó, việc mở rộng phạm vi phủ sóng và độ tin cậy, kết hợp với chi phí dữ liệu rẻ sẽ thúc đẩy sự chấp nhận của người dùng cuối. Khi số lượng người dùng mạng Helium tăng lên, doanh thu của Hotspot từ các dịch vụ dữ liệu cũng tăng lên sẽ thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa.
Đồng thời, khi có nhiều thiết bị tham gia vào mạng hơn, khiến nhiều data credit được sử dụng hơn, do đó gia tăng nhu cầu HNT, giúp củng cố giá token. Điều này cũng mang lại động lực cho khách hàng không chỉ trong việc sử dụng mà còn giúp xây dựng mạng lưới bằng cách triển khai các Hotspot của riêng họ, do đó kiếm được HNT mà họ cần để giao dịch.
Tushar Jain tại Multicoin Capital - một nhà đầu tư Helium từ ban đầu - đã ước tính vào cuối tháng 3 rằng thời gian trung bình ROI cho một Hotspot 350 USD là khoảng 10 ngày với mức giá lúc đó là ~ 7 USD, mặc dù mức giá hôm nay đã là ~ 12 USD và phần thưởng sẽ thấp hơn do số lượng Hotspot tăng lên gây cạnh tranh. Khoản thời gian hoàn vốn vẫn đang kéo dài. Theo nhận định của Jain, bánh xe tăng trưởng đang quay dần.
Liệu đây có phải là Mô hình mới cho thời đại mạng?
Sự phát triển nhanh chóng của People’s Network cho thấy mô hình cơ sở hạ tầng do người dùng làm chủ và tích hợp blockchain có tiềm năng lớn trong ngành công nghiệp không dây. Đối với các ứng dụng tiền điện tử, Helium là một mô hình kinh doanh tiền mã hóa quen thuộc cộng hưởng với triết lý phân quyền. Tuy nhiên, sự phát triển trong tương lai của People’s Network và mô hình kinh doanh sẽ đòi hỏi sự chấp nhận của giới kinh doanh truyền thống, những người sẽ thấy rằng People’s Network cung cấp một cách rẻ hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn để xây dựng mạng lưới phần cứng và phần mềm. Đối với các nhà cung cấp Hotspot, đây là một hình thức trao quyền tài chính giúp phân phối thu nhập đồng đều hơn thông qua các tương tác kỹ thuật số - khi thu nhập trước đây được tích lũy cho các tập đoàn khổng lồ và tập quyền. Với suy nghĩ đó, có vẻ như chúng ta xây dựng các doanh nghiệp mới cho thời đại mạng và số khác sẽ khám phá các mô hình để ứng dụng Helium mang lại lợi ích cho những lĩnh vực khác.
Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm Telegram: https://t.me/fxcecrypto
Helium đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: xây dựng một mạng lưới không dây phổ biến và đáng tin cậy trên phạm vi toàn cầu do người dùng sở hữu và vận hành. Helium Inc. - công ty phát triển mạng lưới Helium - đã gọi sản phẩm của mình là 'People’s Network'. Biệt danh xuất phát từ thiết kế của Helium kết hợp các ưu đãi crypto-economic và một thị trường nhằm kết nối các thiết bị Internet-of-Things (IoT) với băng thông giá rẻ. Về cơ bản, Helium tìm cách trở thành 'Airbnb của các công ty viễn thông', cho phép bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vào việc cung cấp kết nối băng thông thấp và không cần cấp phép cho các thiết bị IoT (ví dụ: đồng hồ thông minh, xe máy điện, cảm biến y tế, v.v.).
Mạng lưới Helium hiện đang hoạt động cung cấp các giải pháp trong thế giới thực cho người dùng cuối và doanh nghiệp mà Helium tuyên bố rẻ hơn tới 100 lần so với các mạng viễn thông cũ như AT&T và Verizon. Chỉ trong 18 tháng, Helium đã xây dựng một mạng chức năng gồm hơn 73.000 'Điểm phát sóng không dây’ (Wireless Hotspot) - các node của blockchain Helium, đồng thời đóng vai trò là các trạm cơ sở không dây cho mạng IoT - tại hơn 3.800 thành phố trên khắp thế giới (bản đồ phủ sóng toàn cầu). Điều đó khiến cho Helium trở thành LoRaWAN lớn nhất thế giới - một giao thức truyền dữ liệu có băng thông và hao tốn năng lượng ở mức thấp - đã triển khai mạng lưới. Với 200.000 điểm truy cập được đặt hàng, Giám đốc điều hành của Helium, Amir Haleem tin rằng mạng lưới sẽ có 600.000 điểm truy cập vào cuối năm 2022, khiến Helium có thể đạt được mục tiêu cung cấp vùng phủ sóng LoRaWAN toàn cầu trong vài năm tới.
Mô hình kế thừa (bị hỏng) của cơ sở hạ tầng không dây
Sự đổi mới cốt lõi thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Helium chính là mô hình kinh doanh. Để hiểu rõ về lợi thế của Helium, trước tiên chúng ta hãy xem xét mô hình viễn thông không dây tập trung và độc quyền mà Helium đang phá vỡ.
Đối với các công ty viễn thông truyền thống, việc xây dựng một mạng không dây có quy mô lớn là vô cùng phức tạp và tốn rất nhiều tiền bạc. Trước khi các công ty viễn thông có được bất kỳ khách hàng hoặc doanh thu, họ phải tốn lượng vốn rất lớn. Đầu tiên, họ phải mua độc quyền phổ phát sóng để bảo vệ công việc kinh doanh trong tương lai. Tiếp theo, họ phải phát triển và triển khai một mạng lưới phần cứng độc quyền rộng khắp để chỉ hoạt động trong phạm vi đó, bao gồm cả việc mua hoặc thuê bất động sản để lưu trữ phần cứng. Song song đó, các hãng này phải phát triển phần mềm độc quyền để vận hành hệ thống. Trong suốt quá trình này, các công ty cũng cần đảm bảo tuân thủ quy định trên nhiều khu vực pháp lý với các yêu cầu chồng chéo hoặc không nhất quán.
Lượng vốn cần thiết để xây dựng một mạng không dây theo cách này được huy động thông qua nợ, có nghĩa là các công ty viễn thông truyền thống sau đó phải tính phí bảo hiểm cho các dịch vụ không dây và ràng buộc khách hàng vào các hợp đồng dài hạn để đảm bảo doanh thu. Vì vậy, việc thu hút khách hàng mới có thể bị chậm, cũng như phải gánh thêm chi phí từ việc quảng cáo và đưa ra các ưu đãi để kích thích người dùng chuyển đổi nhà mạng.
Năm 2021, vốn đầu tư ước tính cho AT&T và Verizon lần lượt là 21 tỷ USD và 18 tỷ USD. Và theo dữ liệu điều tra dân số của Hoa Kỳ cho năm 2008-2017, ngành 'thông tin' có mức tăng trưởng vốn đầu tư lớn nhất so với bất kỳ ngành nào, cả về tỷ lệ tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm (53,5%).
Chi phí đầu tư khổng lồ của các nhà mạng không dây hàng đầu có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp IoT. Bất chấp nhiều năm quảng cáo từ các nhà phát triển IoT, chúng ta vẫn không có phạm vi phủ sóng không dây giá rẻ và đủ độ tin cậy cần thiết để xây dựng các mạng IoT quy mô lớn. WiFi yêu cầu cấu hình thiết bị tùy chỉnh và có phạm vi sử dụng hạn chế, đồng thời thiết bị di động lại tốn kém và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc kết nối một thiết bị IoT duy nhất thông qua di động tiêu chuẩn vẫn có giá từ 6-10 USD một tháng và việc sử dụng nhiều năng lượng đồng nghĩa với việc thời lượng pin bị rút ngắn không phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế.
Những giải pháp IoT nền tảng của các nhà khai thác viễn thông hiện tại (NB-IoT và CAT-M) đang được cho ra mắt, nhưng chúng vẫn (tương đối) đắt (1,50 USD / tháng) và chưa có nền tảng nào thật sự thống trị, vì vậy các nhà sản xuất đang tìm cách tích hợp chip của họ vào những sản phẩm mới cảm thấy đây là một cuộc đánh cược mạo hiểm. Tương tự, đã có những nỗ lực phát triển mạng lưới sử dụng các công nghệ dành riêng cho IoT (Sigfox, LoRa, v.v.) nhưng những công nghệ này đang phải vật lộn để xây dựng mạng lưới diện rộng vì họ gặp phải nan đề con gà và quả trứng - các công ty không muốn xây dựng một mạng lưới mà lại không có user, vì vậy không công ty nào muốn đặt cược vào các thiết bị đắt tiền khi không có vùng phủ sóng đảm bảo.
Kết quả là, chỉ một nhóm nhỏ các doanh nghiệp - những đơn vị có nhiều vốn và thực sự cần nhu cầu truyền thông thời gian thực - đang vận hành các mạng IoT nhưng những đơn vị này lại không có xu hướng mở rộng cho cộng đồng. Kết quả là sự phân mảng giao thức, tiêu chuẩn và cơ sở hạ tầng IoT; có nghĩa là nhiều thiết bị được gọi là “thông minh” nhưng lại rất “khôi hài” - chỉ cần nhìn vào bất kỳ chiếc ebike $5000 nào hiện nay và tự hỏi "Tại sao nó chỉ kết nối Bluetooth mà nói không với internet?".
Tại sao Helium lại quan trọng
Người viết đã tìm thấy Helium khi đang tìm kiếm các giải pháp kết nối chi phí thấp cho micromobility cá nhân (ví dụ: xe đạp điện và xe tay ga thuộc sở hữu tư nhân). Là một ngành công nghiệp, micromobility - giao thông vận tải chặng cuối - rất quan trọng khi giúp chống lại biến đổi khí hậu, cung cấp khả năng di chuyển cho phần còn lại của dân số thế giới và làm cho các thành phố dễ sống hơn. Doanh số bán xe đạp điện đã tăng vọt trong đại dịch COVID-19 - nhưng lại gặp vấn đề về trộm cắp và bảo trì.
Kết nối có thể theo dõi vị trí của xe đạp điện hiệu quả và cho phép tắt máy từ xa. Nhờ đó giúp người dùng tiếp cận với phí bảo hiểm thấp hơn, ngăn chặn hành vi trộm cắp và chọn tham gia 'sửa chữa thông minh’ (Smart Repair) khi nhà sản xuất xe đạp điện có thể chẩn đoán lỗi từ xa và sắp xếp sửa chữa liền mạch cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, các giải pháp kết nối vẫn quá đắt và phức tạp để tích hợp.
Helium giúp giảm chi phí và độ phức tạp của kết nối IoT, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và tích hợp IoT vào các thiết bị hiện có. Helium hợp lý hóa kết nối với một API và thông số phần cứng duy nhất trên toàn cầu, sau đó cung cấp dữ liệu rẻ hơn tới 100 lần so với các kết nối cũ cho các thiết bị IoT có công suất thấp (ví dụ: bẫy điện hoặc vòng cổ cho chó). Điều này cho phép nhà sản xuất thêm chi phí sử dụng dữ liệu trọn đời vào giá mua, nhờ vậy, các thiết bị sẽ thực sự thông minh như tên gọi và chủ sở hữu không bao giờ phải đắn đo về điều này khi sử dụng.
Với nhu cầu ngày càng tăng về kết nối không dây từ tất cả các lĩnh vực, Helium tự hào có nhiều ứng dụng tiềm năng trong thế giới thực ngoài micromobility. Trong đại dịch COVID-19, Helium đã được sử dụng để cho phép theo dõi tiếp xúc ca nhiễm với chi phí rẻ và đáng tin cậy. Mạng lưới đã được sử dụng để theo dõi tình hình sức khỏe từ xa của các tổ ong - một phần thiết yếu của hệ sinh thái lành mạnh. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy loại cơ sở hạ tầng không dây mà Helium đang phát triển thậm chí có thể giúp xác minh việc tháo dỡ vũ khí hạt nhân (mặc dù trên một blockchain tùy chỉnh có sự nâng cấp về bảo mật giao thức!).
Mô hình kinh doanh mạng lưới - Đổi mới thực sự của Helium
Như đã đề cập ở trên, sự đổi mới cốt lõi của People’s Network không nằm ở việc sử dụng blockchain, mà là mô hình kinh doanh phi tập trung. Bằng cách phân phối chi phí và doanh thu của việc xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng không dây, Helium vượt qua mọi rào cản để xây dựng mạng lưới không dây quy mô lớn thách thức các doanh nghiệp tập trung và độc quyền.
Phần mềm mã nguồn mở, phần cứng không độc quyền
Việc áp dụng các tiêu chuẩn phần cứng và phần mềm 'mở' trên People’s Network giúp giảm đáng kể chi phí phát triển và triển khai. Helium đã chọn giao thức không dây mã nguồn mở LoRaWAN cho mạng lưới đầu tiên của mình. LoRaWAN là một công nghệ không dây tương đối hoàn thiện cung cấp phạm vi phủ sóng rộng theo dặm với mức tiêu tốn năng lượng tối thiểu, cho phép kéo dài tuổi thọ pin ở các thiết bị IoT có dung lượng pin thấp.
Chọn một giao thức không dây mã nguồn mở hoàn thiện có nghĩa là đã có một cộng đồng các nhà phát triển phần mềm và phần cứng trên toàn thế giới đang xây dựng các giải pháp có thể thích ứng với mạng lưới Helium. Hơn 40 công ty đã và đang làm việc trên các thiết bị và giải pháp tương thích với Helium, con số này vẫn đang tăng lên mỗi ngày. Và bởi vì People’s Network là không cần cấp phép, bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ LoRaWAN đều có thể kết nối và bất kỳ ai cũng có thể xây dựng và triển khai trên mạng lưới mà không cần phải tham khảo ý kiến với nhóm cốt lõi của Helium.
Helium sản xuất phần cứng theo một tiêu chuẩn không độc quyền. Nhiều nhà sản xuất bên thứ ba hiện đang xây dựng các Hotspot được chứng nhận bởi Helium, để nhóm cốt lõi Helium tập trung vào việc xác định các thông số kỹ thuật bắt buộc và đảm bảo sự tuân thủ của thiết bị. Các Hotspot do tư nhân sở hữu và điều hành bởi những người tham gia mạng lưới và hiện có giá khoảng 350-500 USD (với các Hotspot mới đang được triển khai dự kiến sẽ có giá 70-90 USD), tùy thuộc vào khu vực, thương hiệu và khả năng. Chủ sở hữu Hotspot sử dụng internet của riêng họ để kết nối với mạng internet rộng lớn hơn và chuyển tiếp các gói thông tin được mã hóa đến chủ sở hữu. Sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm mã nguồn mở cho phép Helium tạo ra chi phí phát triển và triển khai thấp hơn so với các nhà cung cấp viễn thông truyền thống và IoT hiện tại, đồng thời hỗ trợ cạnh tranh cũng như trao đổi chéo ý tưởng với các nhà cung cấp bên thứ ba.
Cách thức hoạt động của mạng lưới Helium
Mạng lưới Helium sử dụng blockchain lớp 1 tùy chỉnh để truyền dữ liệu và khuyến khích việc xây dựng và bảo trì mạng. Helium Network Token (HNT) là native currency của mạng lưới Helium và thực hiện chức năng token kép (dual token). Chức năng đầu tiên là khuyến khích chủ sở hữu Hotspot bảo mật và vận hành mạng. Chức năng thứ hai của HNT liên quan đến cách thông tin được truyền đi qua mạng lưới. Để truy cập vào mạng Helium IoT, người dùng cần mua token thứ cấp được gọi là “data credit” (DC), được cố định ở mức giá 0,0001 USD cho mỗi 24 byte dữ liệu. HNT được burn để tạo ra data credit dựa trên giá HNT hiện tại, được báo cáo đến mạng lưới bởi một nhóm các oracle. Điều này giúp người dùng mua dữ liệu dễ dàng và không phụ thuộc vào sự biến động của giá HNT và đảm bảo khả năng lưu trữ cũng như dễ sử dụng.
Phân phối nguồn cung
Helium dành riêng nguồn cung cho những người tham gia vào mạng lưới. 30% nguồn cung HNT được phân bổ cho các chủ sở hữu Hotspot để tạo điều kiện cho việc truyền dữ liệu. 35% nguồn cung được phân phối cho các Hotspot tham gia vào quá trình đồng thuận và '‘proof-of-coverage'. Theo thời gian, giao thức sẽ điều chỉnh các tỷ lệ phân phối cho đến khi phần lớn số token kiếm được được phát hành để tạo điều kiện cho việc truyền tải dữ liệu trên mạng lưới. Cuối cùng, 35% còn lại được phân bổ cho đội ngũ Helium và các nhà đầu tư giai đoạn đầu, bao gồm Google Ventures, Multicoin Capital, Khosla và Union Square Ventures.
Blockchain Helium và các chức năng của Hotspot
Phần lớn hoạt động mạng tại thời điểm này xoay quanh cơ chế proof-of-coverage (PoC), thường được gọi là 'Helium mining', xác minh các Hotspot đang hoạt động chính xác. Trong PoC, một Hotspot được triển khai 'yêu cầu' một khu vực và sau đó đưa ra 'thách thức' cho các node xung quanh, để chứng minh rằng mỗi điểm đều ở đúng vị trí và đang cung cấp phạm vi phủ sóng chất lượng. Để đảm bảo các Hotspot không thông đồng với nhau để tạo ra các thách thức giả nhằm lừa đảo mạng lưới, nhiều Hotspot khác cũng được trả phí để ‘chứng kiến’ những thách thức này. Hiện tại, các Hotspot cũng hình thành sự đồng thuận trên mạng lưới để tạo ra các block mới và gọi chung là PoC / kiếm được Token thông qua việc chứng kiến và đồng thuận.
Với 55.000 node, Helium hiện đang là một trong những blockchain ngang hàng lớn nhất thế giới (tính theo số node), với số node gần gấp 4 lần so với Bitcoin. Trong suốt năm 2020, blockchain Helium đã phải vật lộn để duy trì hiệu suất trong khi vẫn đáp ứng được sự phát triển các node. Do đó, vào quý 2 năm 2021, nhóm phát triển Helium sẽ chuyển đổi sang giao thức Proof of Stake để hình thành block, dựa trên sự chấp thuận của cộng đồng đối với Helium Improvement Proposal (HIP) 25. Đề xuất sẽ chuyển nhiệm vụ hình thành block cho Validator Network và đảm bảo blockchain có thể tiếp tục mở rộng lên đến hàng triệu Hotspot và với các loại công nghệ không dây mới (5G, v.v.). Validator cần 10.000 HNT để tham gia stake và sẽ cạnh tranh để giành được 6% lượng phát hành token.
Tokenomics
Ban đầu dự án có kế hoạch cung cấp nhất quán 60 triệu token HNT mỗi năm, tạo ra một đường cong phát hành tuyến tính. Tuy nhiên, với HIP 20 vào tháng 11 năm 2020, cộng đồng đã đồng ý với một lịch trình phát hành được thiết kế lại, bao gồm việc giảm một nửa lượng phát hành (diễn ra hai năm một lần) và tổng nguồn cung cứng là 223 triệu token. Lần giảm một nửa đầu tiên diễn ra vào tháng 8 năm 2021 và sẽ làm giảm nguồn cung HNT hàng tháng từ 5 triệu xuống còn 2,5 triệu.
Khi đạt đến giới hạn, khía cạnh cuối cùng của động lực cung cấp token sẽ phát huy tác dụng. Helium sử dụng một mô hình có tên là Net Emissions (dựa trên Burn and Mint Equilibrium Model của Factom), có nghĩa là khi mạng lưới đạt đến giới hạn cung 223 triệu token, một phần trăm token bị burn sẽ được tái tạo cho các nhà cung cấp đồng thuận và truyền dữ liệu để tiếp tục khuyến khích thợ đào và đảm bảo tính thanh khoản trong việc cung cấp HNT.
Tuy nhiên Helium vẫn nhận sự chỉ trích về hiệu suất, mặc dù họ đã rất thành công trong việc triển khai mạng lưới Hotspot P2P lớn, nhưng việc sử dụng dữ liệu trên mạng lưới lại rất thấp. Trong vòng 30 ngày tính đến ngày 29 tháng 6, 147 tỷ data credit đã được chi tiêu (tương đương với ~ 3500 GB), với tổng 'doanh thu' tương đương chỉ hơn 1,4 triệu USD hoặc khoảng 16,8 triệu USD ARR (tỷ lệ hoàn vốn kế toán), nhưng phần lớn là do dữ liệu bị burn để thêm mới hoặc di chuyển các Hotspot xung quanh mạng. Mức sử dụng DC tổng thể này đã tăng lên đáng kể so với chỉ vài tháng trước, khi nó ở mức khoảng 200.000 USD ARR, nhưng nhìn chung vẫn rất thấp. Điều này dấy lên câu hỏi về giá trị mà mạng lưới mang lại, các chuyên gia trong ngành IoT cho biết điều này đã được dự đoán từ trước. Helium chỉ cho thấy mình là một nền tảng đáng tin cậy và tiềm năng trong vài tháng qua, vì vậy các công ty hiện chỉ mới bắt đầu phát triển các sản phẩm cho mạng lưới. Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu Helium có thành công hay không, nhưng các chỉ số hiện vẫn rất khả quan.
Hiệu ứng mạng lưới siêu tăng áp
Các cơ chế kiếm token HNT tạo ra một vòng phản hồi tích cực giữa lợi ích tài chính tức thời và hiệu ứng mạng mạnh mẽ, giúp thúc đẩy quá trình xây dựng mạng lưới nhanh chóng. Khi nhiều Hotspot được triển khai, phạm vi phủ sóng theo địa lý sẽ tăng lên, đòi hỏi nhiều thách thức về proof-of-coverage để kiếm HNT cho chủ sở hữu Hotspot. Trong khi đó, việc mở rộng phạm vi phủ sóng và độ tin cậy, kết hợp với chi phí dữ liệu rẻ sẽ thúc đẩy sự chấp nhận của người dùng cuối. Khi số lượng người dùng mạng Helium tăng lên, doanh thu của Hotspot từ các dịch vụ dữ liệu cũng tăng lên sẽ thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa.
Đồng thời, khi có nhiều thiết bị tham gia vào mạng hơn, khiến nhiều data credit được sử dụng hơn, do đó gia tăng nhu cầu HNT, giúp củng cố giá token. Điều này cũng mang lại động lực cho khách hàng không chỉ trong việc sử dụng mà còn giúp xây dựng mạng lưới bằng cách triển khai các Hotspot của riêng họ, do đó kiếm được HNT mà họ cần để giao dịch.
Tushar Jain tại Multicoin Capital - một nhà đầu tư Helium từ ban đầu - đã ước tính vào cuối tháng 3 rằng thời gian trung bình ROI cho một Hotspot 350 USD là khoảng 10 ngày với mức giá lúc đó là ~ 7 USD, mặc dù mức giá hôm nay đã là ~ 12 USD và phần thưởng sẽ thấp hơn do số lượng Hotspot tăng lên gây cạnh tranh. Khoản thời gian hoàn vốn vẫn đang kéo dài. Theo nhận định của Jain, bánh xe tăng trưởng đang quay dần.
Liệu đây có phải là Mô hình mới cho thời đại mạng?
Sự phát triển nhanh chóng của People’s Network cho thấy mô hình cơ sở hạ tầng do người dùng làm chủ và tích hợp blockchain có tiềm năng lớn trong ngành công nghiệp không dây. Đối với các ứng dụng tiền điện tử, Helium là một mô hình kinh doanh tiền mã hóa quen thuộc cộng hưởng với triết lý phân quyền. Tuy nhiên, sự phát triển trong tương lai của People’s Network và mô hình kinh doanh sẽ đòi hỏi sự chấp nhận của giới kinh doanh truyền thống, những người sẽ thấy rằng People’s Network cung cấp một cách rẻ hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn để xây dựng mạng lưới phần cứng và phần mềm. Đối với các nhà cung cấp Hotspot, đây là một hình thức trao quyền tài chính giúp phân phối thu nhập đồng đều hơn thông qua các tương tác kỹ thuật số - khi thu nhập trước đây được tích lũy cho các tập đoàn khổng lồ và tập quyền. Với suy nghĩ đó, có vẻ như chúng ta xây dựng các doanh nghiệp mới cho thời đại mạng và số khác sẽ khám phá các mô hình để ứng dụng Helium mang lại lợi ích cho những lĩnh vực khác.
Tham gia thảo luận về Cryptocurrency tại nhóm Telegram: https://t.me/fxcecrypto
Last edited: