Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo kết quả khảo sát của BBC, đại dịch COVID-19 đã tấn công các quốc gia nghèo nhiều hơn phần còn lại của thế giới, gieo rắc bất bình đẳng trên toàn cầu.
Cuộc khảo sát với gần 30.000 người tham gia cho thấy các quốc gia khác nhau đã bị ảnh hưởng thế nào bởi đại dịch, sáu tháng sau khi COVID-19 được xác nhận vào tháng 3/2020. Chi phí tài chính là một vấn đề lớn sau khi các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã gây thiệt hại lớn cho các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Các nước nghèo hơn và những người trẻ cho biết họ đối mặt với khó khăn lớn nhất. Thăm dò cho thấy sự sụt giảm thu nhập của 69% người được hỏi ở các nước nghèo hơn, so với 45% ở những nước giàu hơn. Kết quả cũng khác nhau theo chủng tộc và giới tính, với phụ nữ gặp khó khăn nhiều hơn nam giới, và người da đen được cho thấy có mức độ mắc COVID-19 cao hơn người da trắng ở Mỹ.
Nghiên cứu được GlobeScan thực hiện cho BBC World Service ở 27 quốc gia vào tháng 6/2020, vào giai đoạn cao điểm của đại dịch ở nhiều nơi. Tổng cộng, hơn 27.000 người đã được khảo sát về COVID-19 và tác động của đại dịch đối với cuộc sống của họ.
Cuộc thăm dò cho thấy đại dịch đã tác động nghiêm trọng hơn đến người dân ở các nước nghèo hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có. Có khác biệt đáng chú ý giữa các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các nước không phải là thành viên. OECD là một nhóm gồm 37 quốc gia nằm trong số các nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Cuộc thăm dò cho thấy 69% người dân ở các nước không thuộc OECD bị ảnh hưởng thu nhập do đại dịch, so với 45% người sống ở các nước OECD. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy những người ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi có xu hướng nói rằng đại dịch đã có tác động đáng kể đến họ hơn là với những người sống ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Những người ở Kenya (91%), Thái Lan (81%), Nigeria (80%), Nam Phi (77%), Indonesia (76%) và Việt Nam (74%) có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về tài chính. Những người có thu nhập thấp ở những nước này nói rằng họ hiện giờ có thu nhập ít hơn trước.
Trong khi đó, những người có thu nhập cao ở Australia, Canada, Nhật Bản, Nga và Anh có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về mặt tài chính bởi đại dịch hơn những người có thu nhập thấp nhất.
Vẫn theo thăm dò này, đại dịch COVID-19 đã mở ra một hố sâu ngăn cách giữa giới trẻ và người già. Các thế hệ trẻ hơn nói rằng họ trải qua một thời gian khó khăn hơn các thế hệ già. Điều này có thể là do có ít cơ hội hơn để làm việc, giao tiếp xã hội và tìm kiếm giáo dục, học hành trong thời gian đại dịch xảy ra.
Khoảng 55% người được hỏi thuộc Thế hệ Z (tức những người sinh từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010) và 56% thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 1990) cảm thấy đại dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.
Ngược lại, chỉ 49% những người thuộc Thế hệ X (những người sinh từ 1965 đến 1980) và 39% Những người thuộc nhóm Baby Boomers (bùng nổ dân số - những người sinh từ 1946 đến 1964) nói rằng họ cảm thấy như vậy.
Những người được hỏi thuộc thế hệ Z phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về tài chính, với 63% nói rằng họ thấy thu nhập của mình có sự thay đổi. Ngược lại, chỉ 42% thuộc thế hệ bùng nổ dân số Baby Boomers cho biết thu nhập của họ bị ảnh hưởng.
Các thế hệ cao niên hơn cũng có nhiều khả năng thoát khỏi những tổn hại về thể chất hoặc tài chính. Khoảng 56% thuộc thế hệ Baby Boomers và lớn hơn cho hay không bị tác động về thể chất hoặc tài chính, so với mức trung bình 39% trên toàn cầu.
Các phát hiện chính khác từ cuộc thăm dò bao gồm, gần 6/10 người (57%) nói rằng họ đã bị ảnh hưởng tài chính bởi đại dịch. Phụ nữ nói rằng họ phải đối mặt với tác động tài chính lớn hơn nam giới. Sự chênh lệch lớn nhất được cho thấy ở Đức (32% phụ nữ so với 24% nam giới), Italy (50% so với 43%) và Anh (45% so với 38%) chịu ảnh hưởng. Trong khi đó, các bậc cha mẹ cảm thấy những tác động lớn hơn từ đại dịch, với 57% nói với khảo sát rằng họ đã bị ảnh hưởng rất nhiều, so với 41% những người không có con.
Cuộc khảo sát với gần 30.000 người tham gia cho thấy các quốc gia khác nhau đã bị ảnh hưởng thế nào bởi đại dịch, sáu tháng sau khi COVID-19 được xác nhận vào tháng 3/2020. Chi phí tài chính là một vấn đề lớn sau khi các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã gây thiệt hại lớn cho các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Các nước nghèo hơn và những người trẻ cho biết họ đối mặt với khó khăn lớn nhất. Thăm dò cho thấy sự sụt giảm thu nhập của 69% người được hỏi ở các nước nghèo hơn, so với 45% ở những nước giàu hơn. Kết quả cũng khác nhau theo chủng tộc và giới tính, với phụ nữ gặp khó khăn nhiều hơn nam giới, và người da đen được cho thấy có mức độ mắc COVID-19 cao hơn người da trắng ở Mỹ.
Nghiên cứu được GlobeScan thực hiện cho BBC World Service ở 27 quốc gia vào tháng 6/2020, vào giai đoạn cao điểm của đại dịch ở nhiều nơi. Tổng cộng, hơn 27.000 người đã được khảo sát về COVID-19 và tác động của đại dịch đối với cuộc sống của họ.
Cuộc thăm dò cho thấy đại dịch đã tác động nghiêm trọng hơn đến người dân ở các nước nghèo hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có. Có khác biệt đáng chú ý giữa các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các nước không phải là thành viên. OECD là một nhóm gồm 37 quốc gia nằm trong số các nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Cuộc thăm dò cho thấy 69% người dân ở các nước không thuộc OECD bị ảnh hưởng thu nhập do đại dịch, so với 45% người sống ở các nước OECD. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy những người ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi có xu hướng nói rằng đại dịch đã có tác động đáng kể đến họ hơn là với những người sống ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Những người ở Kenya (91%), Thái Lan (81%), Nigeria (80%), Nam Phi (77%), Indonesia (76%) và Việt Nam (74%) có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về tài chính. Những người có thu nhập thấp ở những nước này nói rằng họ hiện giờ có thu nhập ít hơn trước.
Trong khi đó, những người có thu nhập cao ở Australia, Canada, Nhật Bản, Nga và Anh có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về mặt tài chính bởi đại dịch hơn những người có thu nhập thấp nhất.
Vẫn theo thăm dò này, đại dịch COVID-19 đã mở ra một hố sâu ngăn cách giữa giới trẻ và người già. Các thế hệ trẻ hơn nói rằng họ trải qua một thời gian khó khăn hơn các thế hệ già. Điều này có thể là do có ít cơ hội hơn để làm việc, giao tiếp xã hội và tìm kiếm giáo dục, học hành trong thời gian đại dịch xảy ra.
Khoảng 55% người được hỏi thuộc Thế hệ Z (tức những người sinh từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010) và 56% thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 1990) cảm thấy đại dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.
Ngược lại, chỉ 49% những người thuộc Thế hệ X (những người sinh từ 1965 đến 1980) và 39% Những người thuộc nhóm Baby Boomers (bùng nổ dân số - những người sinh từ 1946 đến 1964) nói rằng họ cảm thấy như vậy.
Những người được hỏi thuộc thế hệ Z phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về tài chính, với 63% nói rằng họ thấy thu nhập của mình có sự thay đổi. Ngược lại, chỉ 42% thuộc thế hệ bùng nổ dân số Baby Boomers cho biết thu nhập của họ bị ảnh hưởng.
Các thế hệ cao niên hơn cũng có nhiều khả năng thoát khỏi những tổn hại về thể chất hoặc tài chính. Khoảng 56% thuộc thế hệ Baby Boomers và lớn hơn cho hay không bị tác động về thể chất hoặc tài chính, so với mức trung bình 39% trên toàn cầu.
Các phát hiện chính khác từ cuộc thăm dò bao gồm, gần 6/10 người (57%) nói rằng họ đã bị ảnh hưởng tài chính bởi đại dịch. Phụ nữ nói rằng họ phải đối mặt với tác động tài chính lớn hơn nam giới. Sự chênh lệch lớn nhất được cho thấy ở Đức (32% phụ nữ so với 24% nam giới), Italy (50% so với 43%) và Anh (45% so với 38%) chịu ảnh hưởng. Trong khi đó, các bậc cha mẹ cảm thấy những tác động lớn hơn từ đại dịch, với 57% nói với khảo sát rằng họ đã bị ảnh hưởng rất nhiều, so với 41% những người không có con.