Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo VOA
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin mới đây cho biết ông sẽ đề nghị chính phủ nước này hủy bỏ các thỏa thuận làm ăn với các công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào “danh sách đen”, vì vai trò của họ trong việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Ngày 26/3, Mỹ nêu tên 24 công ty và cá nhân của Trung Quốc mà Mỹ cho rằng có liên hệ tới các hoạt động nói trên. Đây là động thái đầu tiên của Washington chống lại các hành động của Bắc Kinh liên quan đến tuyến đường hàng hải đang trong tranh chấp ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Teodoro Locsin nói với hãng tin CNN Philippines rằng: “Nếu họ (các công ty Trung Quốc) có liên quan trong các hoạt động đắp đất xây đảo, thì chúng ta phải nhất quán hủy bỏ bất cứ hợp đồng làm ăn nào với các công ty đó”. Tuy nhiên, ông không nêu cụ thể công ty hay dự án nào.
Trong số các công ty Trung Quốc bị đưa vào sổ đen có tập đoàn China Communications Construction Co (CCCC), một tập đoàn chuyên xây dựng hệ thống giao thông và cấu trúc hạ tầng đã được cấp phép để xây dự án sân bay có kinh phí 10 tỷ USD với một đối tác địa phương ở Cavite, gần thủ đô Manila của Philippines.
Một chi nhánh của CCCC, công ty China Harbour Engineering Company, cùng với một đơn vị của tập đoàn Udenna do một nhà tài phiệt ở địa phương có liên hệ mật thiết với Tổng thống Duterte điều hành, đã được chấp thuận bước đầu cho một dự án trị giá 1,2 tỷ USD tại vùng Vịnh Manila.
Thống đốc Cavite Juanito Victor Remulla nói rằng ông sẽ chờ quyết định của Tổng thống Duterte trước khi tiến hành dự án. Ông Remulla nói với đài ANC: “Nếu Tổng thống nói rằng Bộ Quốc phòng coi đó là một rủi ro về an ninh khi thỏa thuận làm ăn với họ, thì chúng tôi sẽ lập tức chấm dứt thỏa thuận”.
Theo hãng tin AFP, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/8 thông báo sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với 24 công ty Trung Quốc và các cá nhân “có liên quan tới các hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông”.
Thông báo của Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ 24 công ty Trung Quốc nói trên “có vai trò” trong việc xây dựng và quân sự hóa những đảo nhân tạo đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích trên Biển Đông.
Trong khi đó, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay sẽ hạn chế thị thực đối với những cá nhân Trung Quốc có liên quan tới các hoạt động trên cũng như những người có liên quan tới việc “ngăn chặn các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông tiếp cận các nguồn tài nguyên trên biển”.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin mới đây cho biết ông sẽ đề nghị chính phủ nước này hủy bỏ các thỏa thuận làm ăn với các công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào “danh sách đen”, vì vai trò của họ trong việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Teodoro Locsin nói với hãng tin CNN Philippines rằng: “Nếu họ (các công ty Trung Quốc) có liên quan trong các hoạt động đắp đất xây đảo, thì chúng ta phải nhất quán hủy bỏ bất cứ hợp đồng làm ăn nào với các công ty đó”. Tuy nhiên, ông không nêu cụ thể công ty hay dự án nào.
Trong số các công ty Trung Quốc bị đưa vào sổ đen có tập đoàn China Communications Construction Co (CCCC), một tập đoàn chuyên xây dựng hệ thống giao thông và cấu trúc hạ tầng đã được cấp phép để xây dự án sân bay có kinh phí 10 tỷ USD với một đối tác địa phương ở Cavite, gần thủ đô Manila của Philippines.
Một chi nhánh của CCCC, công ty China Harbour Engineering Company, cùng với một đơn vị của tập đoàn Udenna do một nhà tài phiệt ở địa phương có liên hệ mật thiết với Tổng thống Duterte điều hành, đã được chấp thuận bước đầu cho một dự án trị giá 1,2 tỷ USD tại vùng Vịnh Manila.
Thống đốc Cavite Juanito Victor Remulla nói rằng ông sẽ chờ quyết định của Tổng thống Duterte trước khi tiến hành dự án. Ông Remulla nói với đài ANC: “Nếu Tổng thống nói rằng Bộ Quốc phòng coi đó là một rủi ro về an ninh khi thỏa thuận làm ăn với họ, thì chúng tôi sẽ lập tức chấm dứt thỏa thuận”.
Theo hãng tin AFP, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/8 thông báo sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với 24 công ty Trung Quốc và các cá nhân “có liên quan tới các hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông”.
Thông báo của Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ 24 công ty Trung Quốc nói trên “có vai trò” trong việc xây dựng và quân sự hóa những đảo nhân tạo đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích trên Biển Đông.
Trong khi đó, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay sẽ hạn chế thị thực đối với những cá nhân Trung Quốc có liên quan tới các hoạt động trên cũng như những người có liên quan tới việc “ngăn chặn các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông tiếp cận các nguồn tài nguyên trên biển”.