Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo CNBC
Sau hơn 4 năm cầm quyền, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vẫn đang phải vật lộn để chứng minh rằng mối quan hệ liên minh gần gũi hơn (của Philippines) với Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho đất nước của ông.
Duterte đã đột ngột thay đổi chính sách đối ngoại của Philippines từ năm 2016 khi tuyên bố Philippine sẽ “li khai” khỏi Mỹ, một đồng minh quân sự của nước này, và thắt chặt quan hệ hơn với Trung Quốc. Ông cũng đã gạt sang một bên các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh tại Biển Hoa Nam (Biển Đông) để đổi lấy lời cam kết của Trung Quốc về việc đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng của Philippines. Mặc dù vậy, hầu hết những cam kết đầu tư đó vẫn chưa được hiện thực hóa. Các dự án đã bị trì hoãn hoặc "xếp xó", trong khi những tiếng nói chỉ trích và chống đối Trung Quốc ngày càng vang lên trong dân chúng Philippines cũng như trong nội bộ chính phủ Duterte. Greg Poling, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Đông Nam Á và là Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói: “Trung Quốc mới chỉ khởi động 2 trong số những dự án cơ sở hạ tầng mà họ cam kết: 1 cây cầu và 1 hệ thống tưới tiêu. Cả 2 dự án này đều vấp phải những vấn đề nghiêm trọng mà có thể khiến chúng thất bại hoàn toàn”. Trong một thư điện tử gửi hãng tin CNBC, ông viết: “Bắc Kinh cũng không ngừng quấy nhiễu các lực lượng quân sự và dân sự của Philipines ở Biển Hoa Nam. Nhìn chung, Duterte đang ngày càng bị đánh giá là tự hạ thấp mình trước Bắc Kinh mà không hề được nhận lại được lợi ích gì”.
Hầu hết người dân Philippines không ủng hộ cách tiếp cận mang tính hòa giải của Duterte đối với Trung Quốc. Họ vẫn dành cái nhìn thiện cảm hơn cho các cường quốc khác trong khu vực và trên thế giới. Cuộc khảo sát hồi tháng 7/2020 do tổ chức thăm dò ý kiến Social Weather Stations tiến hành cho thấy người Philippines tin tưởng Mỹ và Australia hơn Trung Quốc. Đáng chú ý là niềm tin đối với Trung Quốc trong cuộc thăm dò này đã giảm đi đáng kể so với với cuộc thăm dò tương tự được tiến hành hồi tháng 12/2019. Công chúng Philippines có cái nhìn ngày càng thiếu thiện cảm với Trung Quốc là do họ nghĩ rằng chính Trung Quốc đã làm bùng phát đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), khiến cho nền kinh tế Philippines điêu đứng, đồng thời họ cũng đã chứng kiến các hành động gây hấn liên tiếp của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi hai quốc gia này có những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng chéo. Trong thư điện tử gửi CNBC, Peter Mumford - quyền phụ trách khu vực Đông Nam Á và Nam Á của tổ chức "Nhóm Á-Âu" - viết: “Tất cả những vấn đề này đã làm tăng áp lực chính trị trong nước đối với Duterte, buộc ông phải xem xét lại hành động 'xoay trục' sang Trung Quốc”.
Trong những tháng gần đây, Philipines đã thực hiện một số động thái ngoại giao chống Trung Quốc, những động thái được các nhà phân tích đánh giá là “đáng chú ý” từ Chính quyền Duterte:
- Tháng 4/2020, Bộ Ngoại giao Philippines đã ra tuyên bố thể hiện tình đoàn kết với Việt Nam sau vụ một tàu tuần tra của Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá của Việt Nam ở Biển Đông.
- Tháng 7/2020, Bộ Ngoại giao Philippines lại ra một tuyên bố khác đúng dịp kỷ niệm ngày Tòa trọng tài quốc tế La Haye ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần 90% Biển Đông (ngày 12/7/2016), đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết này.
Tuy nhiên, Dereck Aw - nhà phân tích kỳ cựu của tổ chức Kiểm soát Rủi ro - cho rằng về tổng thể, những lời chỉ trích Trung Quốc trong nội các của Duterte "không phải là dấu hiệu chứng tỏ chính quyền Duterte sẽ thay đổi thái độ đối với Trung Quốc”. Ông giải thích với CNBC rằng những lời chỉ trích Trung Quốc đó “nên được coi là những nỗ lực có tính toán nhằm trấn an các thế lực lớn ở trong nước, chẳng hạn như giới quân sự và công chúng, những người luôn hoài nghi về chính sách của Duterte đối với Trung Quốc”. Dereck Aw bình luận: “Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines sẽ vẫn ổn định chừng nào Duterte vẫn còn là tổng thống của Philippines”, đồng thời nói thêm rằng có thể Duterte đôi khi sẽ đưa ra "những phát ngôn mang tính chủ nghĩa dân tộc” để giúp nhân vật mà ông ưa thích giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2022. Aw viết trong một thư điện tử gửi CNBC: “Tuy vậy, nói dễ hơn làm. Chính quyền Duterte sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và từ chối quốc tế hóa các cuộc tranh chấp Biển Hoa Nam”.
Trong bối cảnh Duterte chỉ còn nắm quyền chưa đầy 2 năm nữa, ông không còn nhiều thời gian để thu được những thành quả kinh tế mà ông kỳ vọng có được từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, nhà phân tích Mumford của "Nhóm Á-Âu" lưu ý rằng bất chấp những lời cam kết hão huyền của Trung Quốc, Duterte vẫn cho rằng sẽ là tốt hơn cho đất nước của ông nếu tránh đối đầu với Trung Quốc, nhất là khi 2 quốc gia này “bất cân xứng về sức mạnh". Ông nói: “Mặc dù vậy, Duterte đang chịu áp lực ngày càng lớn buộc ông phải chứng tỏ rằng ông đã gặt hái được nhiều lợi ích trong mối quan hệ với Trung Quốc”.
Sau hơn 4 năm cầm quyền, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vẫn đang phải vật lộn để chứng minh rằng mối quan hệ liên minh gần gũi hơn (của Philippines) với Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho đất nước của ông.
Duterte đã đột ngột thay đổi chính sách đối ngoại của Philippines từ năm 2016 khi tuyên bố Philippine sẽ “li khai” khỏi Mỹ, một đồng minh quân sự của nước này, và thắt chặt quan hệ hơn với Trung Quốc. Ông cũng đã gạt sang một bên các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh tại Biển Hoa Nam (Biển Đông) để đổi lấy lời cam kết của Trung Quốc về việc đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng của Philippines. Mặc dù vậy, hầu hết những cam kết đầu tư đó vẫn chưa được hiện thực hóa. Các dự án đã bị trì hoãn hoặc "xếp xó", trong khi những tiếng nói chỉ trích và chống đối Trung Quốc ngày càng vang lên trong dân chúng Philippines cũng như trong nội bộ chính phủ Duterte. Greg Poling, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Đông Nam Á và là Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói: “Trung Quốc mới chỉ khởi động 2 trong số những dự án cơ sở hạ tầng mà họ cam kết: 1 cây cầu và 1 hệ thống tưới tiêu. Cả 2 dự án này đều vấp phải những vấn đề nghiêm trọng mà có thể khiến chúng thất bại hoàn toàn”. Trong một thư điện tử gửi hãng tin CNBC, ông viết: “Bắc Kinh cũng không ngừng quấy nhiễu các lực lượng quân sự và dân sự của Philipines ở Biển Hoa Nam. Nhìn chung, Duterte đang ngày càng bị đánh giá là tự hạ thấp mình trước Bắc Kinh mà không hề được nhận lại được lợi ích gì”.
Hầu hết người dân Philippines không ủng hộ cách tiếp cận mang tính hòa giải của Duterte đối với Trung Quốc. Họ vẫn dành cái nhìn thiện cảm hơn cho các cường quốc khác trong khu vực và trên thế giới. Cuộc khảo sát hồi tháng 7/2020 do tổ chức thăm dò ý kiến Social Weather Stations tiến hành cho thấy người Philippines tin tưởng Mỹ và Australia hơn Trung Quốc. Đáng chú ý là niềm tin đối với Trung Quốc trong cuộc thăm dò này đã giảm đi đáng kể so với với cuộc thăm dò tương tự được tiến hành hồi tháng 12/2019. Công chúng Philippines có cái nhìn ngày càng thiếu thiện cảm với Trung Quốc là do họ nghĩ rằng chính Trung Quốc đã làm bùng phát đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), khiến cho nền kinh tế Philippines điêu đứng, đồng thời họ cũng đã chứng kiến các hành động gây hấn liên tiếp của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi hai quốc gia này có những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng chéo. Trong thư điện tử gửi CNBC, Peter Mumford - quyền phụ trách khu vực Đông Nam Á và Nam Á của tổ chức "Nhóm Á-Âu" - viết: “Tất cả những vấn đề này đã làm tăng áp lực chính trị trong nước đối với Duterte, buộc ông phải xem xét lại hành động 'xoay trục' sang Trung Quốc”.
Trong những tháng gần đây, Philipines đã thực hiện một số động thái ngoại giao chống Trung Quốc, những động thái được các nhà phân tích đánh giá là “đáng chú ý” từ Chính quyền Duterte:
- Tháng 4/2020, Bộ Ngoại giao Philippines đã ra tuyên bố thể hiện tình đoàn kết với Việt Nam sau vụ một tàu tuần tra của Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá của Việt Nam ở Biển Đông.
- Tháng 7/2020, Bộ Ngoại giao Philippines lại ra một tuyên bố khác đúng dịp kỷ niệm ngày Tòa trọng tài quốc tế La Haye ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần 90% Biển Đông (ngày 12/7/2016), đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết này.
Tuy nhiên, Dereck Aw - nhà phân tích kỳ cựu của tổ chức Kiểm soát Rủi ro - cho rằng về tổng thể, những lời chỉ trích Trung Quốc trong nội các của Duterte "không phải là dấu hiệu chứng tỏ chính quyền Duterte sẽ thay đổi thái độ đối với Trung Quốc”. Ông giải thích với CNBC rằng những lời chỉ trích Trung Quốc đó “nên được coi là những nỗ lực có tính toán nhằm trấn an các thế lực lớn ở trong nước, chẳng hạn như giới quân sự và công chúng, những người luôn hoài nghi về chính sách của Duterte đối với Trung Quốc”. Dereck Aw bình luận: “Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines sẽ vẫn ổn định chừng nào Duterte vẫn còn là tổng thống của Philippines”, đồng thời nói thêm rằng có thể Duterte đôi khi sẽ đưa ra "những phát ngôn mang tính chủ nghĩa dân tộc” để giúp nhân vật mà ông ưa thích giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2022. Aw viết trong một thư điện tử gửi CNBC: “Tuy vậy, nói dễ hơn làm. Chính quyền Duterte sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và từ chối quốc tế hóa các cuộc tranh chấp Biển Hoa Nam”.
Trong bối cảnh Duterte chỉ còn nắm quyền chưa đầy 2 năm nữa, ông không còn nhiều thời gian để thu được những thành quả kinh tế mà ông kỳ vọng có được từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, nhà phân tích Mumford của "Nhóm Á-Âu" lưu ý rằng bất chấp những lời cam kết hão huyền của Trung Quốc, Duterte vẫn cho rằng sẽ là tốt hơn cho đất nước của ông nếu tránh đối đầu với Trung Quốc, nhất là khi 2 quốc gia này “bất cân xứng về sức mạnh". Ông nói: “Mặc dù vậy, Duterte đang chịu áp lực ngày càng lớn buộc ông phải chứng tỏ rằng ông đã gặt hái được nhiều lợi ích trong mối quan hệ với Trung Quốc”.