Quan hệ Mỹ-Trung có bật tăng trở lại sau khi chạm đáy?

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 269
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Cuộc họp dự kiến giữa Mỹ và Trung Quốc để đánh giá về thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào ngày 15/8 đã bị hoãn lại, khiến giới quan sát liên tưởng đến nhiều kịch bản. Theo báo HK01 (Hong Kong), trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, việc dư luận dễ nhạy cảm với vấn đề này là điều có thể lý giải.

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một từng là yếu tố giúp cho quan hệ hai nước chuyển từ trạng thái căng thẳng sang hòa hoãn, đồng thời trở thành “cú hích” cho Tổng thống Donald Trump trong việc tranh cử liên nhiệm. Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm thay đổi mọi thứ. Tổng thống Trump cho rằng Trung Quốc đã phá hỏng thời cơ tái cử liên nhiệm của mình.

BN-BC164_Guoxia_GR_20140114132835.jpg

Cuộc bầu cử năm 2020 của Tổng thống Trump là một canh bạc chính trị. Ê kíp chống Trung Quốc của ông đã phát động một cuộc đối đầu toàn diện nhằm vào Bắc Kinh. Cụ thể, ông khiến cho cuộc chiến công nghệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn thông qua việc cắt đứt nguồn cung công nghệ và thiết bị 5G của Huawei, khiến tập đoàn công nghệ này rơi vào khốn đốn. Đồng thời, vị Tổng thống nước Mỹ cũng gây sức ép lên các công ty khác như TikTok và WeChat, trừng phạt các quan chức có liên quan của Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) và xóa bỏ địa vị thuế quan đặc biệt đối với Hong Kong…

Quan trọng hơn, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào cuối tháng Bảy đã đưa ra “Tuyên bố Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc, với dụng ý nêu bật “sự thất bại trong chính sách tiếp xúc” (của Mỹ đối với Trung Quốc). Tuyên bố do ông Pompeo đưa ra tại Thư viện Nixon đã nhấn mạnh rằng Chính quyền Tổng thống Trump muốn chấm dứt chính sách tiếp xúc Trung Quốc của cựu Tổng thống Richard Nixon năm xưa. Điều này cũng có nghĩa là Washington sẽ bắt đầu một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” với Bắc Kinh.

“Chiến tranh Lạnh” chống Trung Quốc của ông Pompeo – một nhân vật kiên định chống Trung Quốc trong Chính quyền Tổng thống Trump – đã dần được hệ thống hóa, theo đó cần phải xây dựng lại liên minh chống Trung Quốc do Mỹ chủ đạo.

Trong khi đó, các hành động chống Trung Quốc của ông Trump lại trực tiếp hơn. Ông gọi dịch bệnh là “virus Trung Quốc” hay “dịch bệnh Trung Quốc”, cho rằng thiệt hại do dịch bệnh gây ra cao hơn nhiều so với thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một. Tuy nhiên, hành động chống Trung Quốc của ông Pompeo mang hơi hướng chiến lược hơn, không chỉ chấm dứt chính sách tiếp xúc trong quan hệ Mỹ-Trung trong 40 năm qua, mà còn khơi mào một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” trong quan hệ giữa hai nước.

Bất luận như thế nào, sự “rơi tự do” của quan hệ Mỹ-Trung là một thực tế. Đối với lưỡng đảng (Dân chủ, Cộng hòa) và người dân Mỹ, cuộc bầu cử sắp tới mới là “vở kịch” lớn mà người Mỹ quan tâm. Phát ngôn mới nhất của ông Trump là nếu đối thủ Joe Biden thắng cử, tất cả người Mỹ đều phải đi học tiếng Trung Quốc.

Nếu không có dịch COVID-19, Tổng thống Trump đã có thể thông qua thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà ông đã rất cứng rắn với Trung Quốc để đạt được một thành tựu ngoại giao và kinh tế nhằm chứng minh tính đúng đắn của chính sách “nước Mỹ trên hết”.
Tuy nhiên, khi đại dịch xảy ra, việc chống Trung Quốc không có giới hạn và không có điểm đáy đã trở thành lựa chọn của Tổng thống.

Mỹ đã gây sức ép một cách có hệ thống lên Trung Quốc, còn phía Trung Quốc cũng có những biện pháp trả đũa thích đáng, nhưng có phần tiết chế hơn. Một mặt, đối mặt với sự bao vây toàn diện của Mỹ, Trung Quốc đã tránh rơi và bước theo nhịp trống của Washington. Đây không chỉ là lập trường của Trung Quốc, mà còn là một gợi ý mà giới nghiên cứu Mỹ gợi ý cho nước này.

Quán tính của mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi đã hình thành, khiến sự “rơi tự do” của quan hệ hai nước rất khó có thể ngăn chặn. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự tương phản so sánh về thực lực chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn quá rõ nét, Bắc Kinh tạm thời ngầm "chịu đòn".

Trong khi đó, việc “hạ thấp” thái độ của Bắc Kinh cũng khiến cho ê kíp chống Trung Quốc quá mức của ông Trump trở nên hơi lạc nhịp. Mặc dù chống Trung Quốc đã trở thành xu hướng chính ở Mỹ, nhưng trong các giới của nước này, đặc biệt là giới kinh tế, vẫn có những người hiểu rõ về Trung Quốc. Do đó, việc Bắc Kinh hạ thái độ không chỉ giúp làm chậm lại “điểm đóng băng” trong quan hệ Mỹ-Trung, cũng như giúp quan hệ song phương bật tăng trở lại sau khi chạm đáy. Rốt cuộc, vẫn tồn tại nền tảng mối quan hệ bên có lợi ích liên quan mà Mỹ-Trung đã hình thành trong 40 năm qua, và cũng chưa muộn để hai bên ngăn chặn thiệt hại và duy trì mối quan hệ này.

Do đó, báo HK01 kết luận rằng quan hệ Mỹ-Trung có thể bật trở lại sau khi chạm đáy. Một mặt, mặc dù khó trở lại như xưa, nhưng dù ông Trump tái đắc cử hay ông Biden sẽ tiếp quản cương vị Tổng thống Mỹ khóa mới, thì những ồn ào chống Trung Quốc trong thời gian bầu cử sẽ lắng dịu.

Mặt khác, việc Mỹ chống Trung Quốc cũng buộc Bắc Kinh phải thay đổi, ngoài việc hoàn thiện chuỗi công nghiệp của mình, họ cũng cần nhìn nhận lại những gì đã qua, suy ngẫm về hiện tại và quy hoạch tương lai, tiếp tục bao trùm thế giới, đồng thời mở cửa sâu rộng và xây dựng sự đồng thuận cùng quy tắc mới với các thị trường phát triển như Mỹ.
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên