Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo Đài Sputnik, Eurasia Review, ASPI Strategist
Ngày 21/8, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng với đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump. “Build back better" (tạm dịch: Xây dựng lại tốt hơn) là những gì ứng cử viên Joe Biden cam kết thực hiện nếu ông trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, trong bối cảnh chính trị gia từng hai lần tranh cử Tổng thống này cho rằng cường quốc và cũng là nền kinh tế hàng đầu thế giới "đang tổn thương và lạc lối".
Giới quan sát nhận định khi viễn cảnh Mỹ đánh mất vị thế số 1 về kinh tế và công nghệ ngày càng hiện hữu, điều này sẽ khiến cho tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, dù là ông Donald Trump hay Joe Biden, rất khó thay đổi cách tiếp cận và đàm phán với Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với phần lớn thế giới, khả năng nước Mỹ có một chính quyền mới dưới sự lãnh đạo của ông Joe Biden và bà Kamala Harris hứa hẹn triển vọng Washington sẽ "cài đặt lại" chính sách đối ngoại của mình.
Do vấn đề Trung Quốc đã nổi lên trở thành trọng tâm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, các thành viên của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đang cạnh tranh nhau để đưa ra quan điểm chính sách “diều hâu” hơn đối với Trung Quốc. Phe Cộng hòa đã dựng lên một câu chuyện đáng ngờ bằng cách tuyên truyền trên Twitter rằng ứng cử viên Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ có quan điểm mềm mỏng với Trung Quốc. Con trai của ông Joe Biden là Hunter Biden cũng trở thành mục tiêu tấn công do có các hoạt động kinh doanh với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Biden cũng đã nhanh chóng tham gia “phong trào” chống Trung Quốc. Ngoài ra, đội ngũ vận động tranh cử của ông Biden cũng có các chiến dịch quảng cáo để "phản đòn" Tổng thống Trump.
Tại Mỹ, đã có một sự đồng thuận rộng rãi rằng chính sách “lạt mềm buộc chặt” đối với Trung Quốc đã thất bại. Chiến lược đối với Trung Quốc khởi xướng từ thời Henry Kissinger được cho là làm lợi cho Bắc Kinh. Người ta lo ngại rằng nếu Trung Quốc không bị kiểm soát thì Mỹ sẽ phải đứng ở vị trí thứ hai trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong các vấn đề quốc tế.
Sau một vài năm gây ồn ào, chính sách đối ngoại của Mỹ đang gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi tiếp theo. Theo Giáo sư Inderjeet Parmar chuyên ngành quan hệ quốc tế của trường University of London, ông Biden là người có vai trò “khởi xướng các ý tưởng về chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ” trong thời kỳ chiến tranh tại Iraq, từng đặt ra các câu hỏi hóc búa cho chính quyền thời kỳ đó của Tổng thống George W. Bush.
Giả sử ông Biden giành thắng lợi và làm tổng thống Mỹ từ tháng 1/2021, ông có thể sẽ đặt lại niềm tin vào “trật tự bá quyền” với nội dung chính cho rằng các cường quốc sẽ quyết định cấu trúc của trật tự thế giới, làm cơ sở cho sự hợp tác và cạnh tranh, qua đó đạt được các mục tiêu về chính sách đối ngoại.
Sự thay đổi chính quyền ở Washington chắc chắn sẽ không giúp Trung Quốc thảnh thơi hơn. Chính quyền Mỹ dưới thời Biden-Harris sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc từ thời Tổng thống Trump, mặc dù tông giọng sẽ được cải thiện. Cả ông Biden và bà Harris đều là những người theo chủ nghĩa truyền thống về chính sách đối ngoại của phe trung-tả thuộc đảng Dân chủ.
Cả hai nhân vật này cũng là những người theo chủ nghĩa quốc tế mạnh mẽ, có nhiều khả năng sẽ xây dựng các liên minh đa quốc gia chống lại mối đe dọa từ một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và hiếu chiến. Chính quyền Biden-Harris sẽ có quan điểm cứng rắn về vấn đề thâm hụt thương mại. Họ sẽ tìm cách khiến cho Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động gián điệp, can thiệp vào bầu cử Mỹ và vi phạm nhân quyền, đồng thời không để cho các cuộc đối thoại giữa các siêu cường biến thành những dòng tweet chửi bới và giận dữ.
Tuy nhiên, về lĩnh vực kinh tế, ông Biden dự kiến sẽ không đi theo cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump về quan hệ với Trung Quốc. Nhiều khả năng ông sẽ không thúc đẩy chia tách hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Ông Biden cũng đã tuyên bố rằng ông sẽ đánh giá lại chính sách thuế của Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc bởi ông cho rằng cuộc chiến thuế quan cũng sẽ có hại cho nước Mỹ do “sản xuất rơi vào suy thoái. Ngành nông nghiệp mất đi hàng tỷ USD tiền thuế của người dân”.
Vẫn còn câu hỏi lớn là liệu chính sách cạnh tranh và đối đầu với Trung Quốc của ông Biden có dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện hay không? Ông Biden được cho là sẽ yêu cầu sự minh bạch nhiều hơn từ phía Trung Quốc về tất cả mọi thứ, song sẽ tránh tình huống đẩy hai bên tới chiến tranh bởi ông nhiều khả năng sẽ phải đối đầu với tình hình khó khăn ở trong nước: Thất nghiệp gia tăng, kinh tế rơi vào suy thoái và một xã hội phân cực về chính trị.
Căng thẳng và bất ổn trong quan hệ Mỹ-Trung sẽ là trọng tâm của các cuộc tranh luận, song sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và lợi ích chung giữa các tầng lớp tư bản sẽ ngăn cản bất kỳ sự bùng phát xung đột nào. Kịch bản chiến tranh sẽ được loại trừ bởi "núi nợ" của Mỹ đã lên đến 26.000 tỷ USD vào thời điểm ngày 10/6/2020.
Trong vòng 12 năm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tung ra 2 gói cứu trợ khổng lồ. Năm 2008, Fed đã cung cấp gói cứu trợ 800 tỷ USD dành cho các tập đoàn và tổ chức tài chính. Năm 2020, với Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (CARES) để hỗ trợ người dân đối phó với dịch COVID-19, Fed đã tung ra 877 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ vốn đang có dấu hiệu rơi vào một cuộc khủng hoảng khác.
Trong 10 năm tới, nhiều khả năng Fed sẽ không in thêm tiền để tài trợ cho một cuộc chiến tranh lớn, và chính yếu tố tài khóa này có khả năng ngăn chặn sự bùng phát của một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung. Trung Quốc cũng không có khả năng phát động một cuộc chiến tranh chống lại Mỹ do khoảng cách về năng lực quân sự giữa hai bên.
Tuy nhiên, hai cường quốc này sẽ tiếp tục cạnh tranh, và Trung Quốc sẽ không từ bỏ cuộc chiến thoát ra thỏi bẫy thu nhập trung bình, trong khi Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các đối tác để duy trì sức ép đối với Bắc Kinh. Như ông Biden đã nói, ông sẽ đẩy lùi Trung Quốc hiệu quả hơn Tổng thống Trump và hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh để gây áp lực với Bắc Kinh.
Do vậy, nếu đắc cử Tổng thống, ông Biden nhiều khả năng sẽ tránh chiến tranh trực tiếp với Trung Quốc, nhưng sẽ khuyến khích các đồng minh và đối tác của Mỹ áp dụng các biện pháp chống lại Trung Quốc. Chính sách của ông Biden có thể sẽ gây thêm áp lực đối với các đối tác như Ấn Độ trong việc chống lại Trung Quốc.
Một trong những lý do khiến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục duy trì như hiện nay là quan điểm ngày càng tiêu cực của người dân Mỹ đối với Trung Quốc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành trong tháng 7/2020 cho thấy 73% người dân Mỹ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, và có 77% có rất ít hoặc không tin rằng ông Tập Cận Bình sẽ làm những việc đúng đắn.
Những đánh giá này phần lớn xuất phát từ quan điểm tiêu cực đối với cách Trung Quốc xử lý dịch COVID-19, trong đó 78% người dân Mỹ cho rằng cách xử lý dịch bệnh không tốt lúc ban đầu của Trung Quốc là nguyên nhân khiến dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu. Ngày càng nhiều người Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ, không phải là đối tác.
Một điều đã thay đổi là thái độ của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, những người trong nhiều năm đã cung cấp cả nền tảng và động lực cho việc thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung. Mỗi khi quan hệ giữa hai nước trở nên xấu đi, các doanh nghiệp Mỹ luôn được nhờ cậy để xoa dịu căng thẳng, đặc biệt là với các đồng minh thuộc đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ.
Tình hình đến nay đã thay đổi hoàn toàn. Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ngày càng lạnh nhạt với Trung Quốc, đặc biệt là dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc đã nhiều lần từ chối thực hiện lời hứa sẽ tự do hóa nền kinh tế bị kiểm soát và mở cửa cho nước ngoài cạnh tranh nhiều hơn. Các công ty Mỹ cảm thấy bị thiệt thòi, buộc phải chia sẻ công nghệ và hoàn toàn bị ngăn không được tham gia vào một số ngành quan trọng. Trong khi đó, Bắc Kinh trở nên hung hăng hơn, đột kích vào trụ sở của các công ty nước ngoài với lý do bề ngoài là chống gian lận thuế.
Một doanh nhân người Mỹ làm việc ở Trung Quốc trong ba thập kỷ đã phàn nàn về việc ông Trump trở thành tổng thống khủng khiếp như thế nào trong các vấn đề từ phân biệt chủng tộc, gây chia rẽ, tới miệt thị các nước đồng minh lâu năm. Nhưng ông này cũng phải thừa nhận rằng ông ta “rất thích những gì Tổng thống Trump đang làm với Trung Quốc”. Đó là một thái độ phổ biến.
Ngay cả những thành viên của đảng Dân chủ không ưa ông Trump cũng cho rằng thời gian để Mỹ can dự với Trung Quốc đã hết. Xét ở một số góc độ, chính sách của Tổng thống Trump đang phản ánh sự thất vọng dồn nén từ lâu với Trung Quốc - một đối thủ kinh tế phớt lờ các quy tắc đã được thiết lập.
Một Chính quyền Mỹ dưới thời ông Joe Biden và bà Kamala Harris, nếu thành hiện thực, sẽ phải tiếp nhận một loạt thách thức ở nước ngoài, từ việc có nên khởi động lại thỏa thuận hạt nhân Iran đến cách thức đối phó với Triều Tiên và sự bất ổn đang diễn ra ở Syria và Yemen. Hầu hết các mối quan hệ quốc tế của Mỹ sẽ dễ dàng được hàn gắn lại, nhưng riêng đối với Trung Quốc, một chính quyền mới của đảng Dân chủ tại Washington sẽ có được một sự đồng thuận lưỡng đảng hiếm hoi về việc cần phải cứng rắn hơn nữa với quốc gia này. Đây có thể là di sản lâu dài nhất mà Tổng thống Trump để lại.
Ngày 21/8, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng với đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump. “Build back better" (tạm dịch: Xây dựng lại tốt hơn) là những gì ứng cử viên Joe Biden cam kết thực hiện nếu ông trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, trong bối cảnh chính trị gia từng hai lần tranh cử Tổng thống này cho rằng cường quốc và cũng là nền kinh tế hàng đầu thế giới "đang tổn thương và lạc lối".
Giới quan sát nhận định khi viễn cảnh Mỹ đánh mất vị thế số 1 về kinh tế và công nghệ ngày càng hiện hữu, điều này sẽ khiến cho tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, dù là ông Donald Trump hay Joe Biden, rất khó thay đổi cách tiếp cận và đàm phán với Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với phần lớn thế giới, khả năng nước Mỹ có một chính quyền mới dưới sự lãnh đạo của ông Joe Biden và bà Kamala Harris hứa hẹn triển vọng Washington sẽ "cài đặt lại" chính sách đối ngoại của mình.
Do vấn đề Trung Quốc đã nổi lên trở thành trọng tâm của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, các thành viên của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đang cạnh tranh nhau để đưa ra quan điểm chính sách “diều hâu” hơn đối với Trung Quốc. Phe Cộng hòa đã dựng lên một câu chuyện đáng ngờ bằng cách tuyên truyền trên Twitter rằng ứng cử viên Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ có quan điểm mềm mỏng với Trung Quốc. Con trai của ông Joe Biden là Hunter Biden cũng trở thành mục tiêu tấn công do có các hoạt động kinh doanh với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Biden cũng đã nhanh chóng tham gia “phong trào” chống Trung Quốc. Ngoài ra, đội ngũ vận động tranh cử của ông Biden cũng có các chiến dịch quảng cáo để "phản đòn" Tổng thống Trump.
Tại Mỹ, đã có một sự đồng thuận rộng rãi rằng chính sách “lạt mềm buộc chặt” đối với Trung Quốc đã thất bại. Chiến lược đối với Trung Quốc khởi xướng từ thời Henry Kissinger được cho là làm lợi cho Bắc Kinh. Người ta lo ngại rằng nếu Trung Quốc không bị kiểm soát thì Mỹ sẽ phải đứng ở vị trí thứ hai trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong các vấn đề quốc tế.
Sau một vài năm gây ồn ào, chính sách đối ngoại của Mỹ đang gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi tiếp theo. Theo Giáo sư Inderjeet Parmar chuyên ngành quan hệ quốc tế của trường University of London, ông Biden là người có vai trò “khởi xướng các ý tưởng về chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ” trong thời kỳ chiến tranh tại Iraq, từng đặt ra các câu hỏi hóc búa cho chính quyền thời kỳ đó của Tổng thống George W. Bush.
Giả sử ông Biden giành thắng lợi và làm tổng thống Mỹ từ tháng 1/2021, ông có thể sẽ đặt lại niềm tin vào “trật tự bá quyền” với nội dung chính cho rằng các cường quốc sẽ quyết định cấu trúc của trật tự thế giới, làm cơ sở cho sự hợp tác và cạnh tranh, qua đó đạt được các mục tiêu về chính sách đối ngoại.
Sự thay đổi chính quyền ở Washington chắc chắn sẽ không giúp Trung Quốc thảnh thơi hơn. Chính quyền Mỹ dưới thời Biden-Harris sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc từ thời Tổng thống Trump, mặc dù tông giọng sẽ được cải thiện. Cả ông Biden và bà Harris đều là những người theo chủ nghĩa truyền thống về chính sách đối ngoại của phe trung-tả thuộc đảng Dân chủ.
Cả hai nhân vật này cũng là những người theo chủ nghĩa quốc tế mạnh mẽ, có nhiều khả năng sẽ xây dựng các liên minh đa quốc gia chống lại mối đe dọa từ một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và hiếu chiến. Chính quyền Biden-Harris sẽ có quan điểm cứng rắn về vấn đề thâm hụt thương mại. Họ sẽ tìm cách khiến cho Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động gián điệp, can thiệp vào bầu cử Mỹ và vi phạm nhân quyền, đồng thời không để cho các cuộc đối thoại giữa các siêu cường biến thành những dòng tweet chửi bới và giận dữ.
Tuy nhiên, về lĩnh vực kinh tế, ông Biden dự kiến sẽ không đi theo cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump về quan hệ với Trung Quốc. Nhiều khả năng ông sẽ không thúc đẩy chia tách hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Ông Biden cũng đã tuyên bố rằng ông sẽ đánh giá lại chính sách thuế của Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc bởi ông cho rằng cuộc chiến thuế quan cũng sẽ có hại cho nước Mỹ do “sản xuất rơi vào suy thoái. Ngành nông nghiệp mất đi hàng tỷ USD tiền thuế của người dân”.
Vẫn còn câu hỏi lớn là liệu chính sách cạnh tranh và đối đầu với Trung Quốc của ông Biden có dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện hay không? Ông Biden được cho là sẽ yêu cầu sự minh bạch nhiều hơn từ phía Trung Quốc về tất cả mọi thứ, song sẽ tránh tình huống đẩy hai bên tới chiến tranh bởi ông nhiều khả năng sẽ phải đối đầu với tình hình khó khăn ở trong nước: Thất nghiệp gia tăng, kinh tế rơi vào suy thoái và một xã hội phân cực về chính trị.
Căng thẳng và bất ổn trong quan hệ Mỹ-Trung sẽ là trọng tâm của các cuộc tranh luận, song sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và lợi ích chung giữa các tầng lớp tư bản sẽ ngăn cản bất kỳ sự bùng phát xung đột nào. Kịch bản chiến tranh sẽ được loại trừ bởi "núi nợ" của Mỹ đã lên đến 26.000 tỷ USD vào thời điểm ngày 10/6/2020.
Trong vòng 12 năm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tung ra 2 gói cứu trợ khổng lồ. Năm 2008, Fed đã cung cấp gói cứu trợ 800 tỷ USD dành cho các tập đoàn và tổ chức tài chính. Năm 2020, với Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (CARES) để hỗ trợ người dân đối phó với dịch COVID-19, Fed đã tung ra 877 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ vốn đang có dấu hiệu rơi vào một cuộc khủng hoảng khác.
Trong 10 năm tới, nhiều khả năng Fed sẽ không in thêm tiền để tài trợ cho một cuộc chiến tranh lớn, và chính yếu tố tài khóa này có khả năng ngăn chặn sự bùng phát của một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung. Trung Quốc cũng không có khả năng phát động một cuộc chiến tranh chống lại Mỹ do khoảng cách về năng lực quân sự giữa hai bên.
Tuy nhiên, hai cường quốc này sẽ tiếp tục cạnh tranh, và Trung Quốc sẽ không từ bỏ cuộc chiến thoát ra thỏi bẫy thu nhập trung bình, trong khi Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các đối tác để duy trì sức ép đối với Bắc Kinh. Như ông Biden đã nói, ông sẽ đẩy lùi Trung Quốc hiệu quả hơn Tổng thống Trump và hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh để gây áp lực với Bắc Kinh.
Do vậy, nếu đắc cử Tổng thống, ông Biden nhiều khả năng sẽ tránh chiến tranh trực tiếp với Trung Quốc, nhưng sẽ khuyến khích các đồng minh và đối tác của Mỹ áp dụng các biện pháp chống lại Trung Quốc. Chính sách của ông Biden có thể sẽ gây thêm áp lực đối với các đối tác như Ấn Độ trong việc chống lại Trung Quốc.
Một trong những lý do khiến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục duy trì như hiện nay là quan điểm ngày càng tiêu cực của người dân Mỹ đối với Trung Quốc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành trong tháng 7/2020 cho thấy 73% người dân Mỹ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, và có 77% có rất ít hoặc không tin rằng ông Tập Cận Bình sẽ làm những việc đúng đắn.
Những đánh giá này phần lớn xuất phát từ quan điểm tiêu cực đối với cách Trung Quốc xử lý dịch COVID-19, trong đó 78% người dân Mỹ cho rằng cách xử lý dịch bệnh không tốt lúc ban đầu của Trung Quốc là nguyên nhân khiến dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu. Ngày càng nhiều người Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ, không phải là đối tác.
Một điều đã thay đổi là thái độ của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, những người trong nhiều năm đã cung cấp cả nền tảng và động lực cho việc thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung. Mỗi khi quan hệ giữa hai nước trở nên xấu đi, các doanh nghiệp Mỹ luôn được nhờ cậy để xoa dịu căng thẳng, đặc biệt là với các đồng minh thuộc đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ.
Tình hình đến nay đã thay đổi hoàn toàn. Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ngày càng lạnh nhạt với Trung Quốc, đặc biệt là dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc đã nhiều lần từ chối thực hiện lời hứa sẽ tự do hóa nền kinh tế bị kiểm soát và mở cửa cho nước ngoài cạnh tranh nhiều hơn. Các công ty Mỹ cảm thấy bị thiệt thòi, buộc phải chia sẻ công nghệ và hoàn toàn bị ngăn không được tham gia vào một số ngành quan trọng. Trong khi đó, Bắc Kinh trở nên hung hăng hơn, đột kích vào trụ sở của các công ty nước ngoài với lý do bề ngoài là chống gian lận thuế.
Một doanh nhân người Mỹ làm việc ở Trung Quốc trong ba thập kỷ đã phàn nàn về việc ông Trump trở thành tổng thống khủng khiếp như thế nào trong các vấn đề từ phân biệt chủng tộc, gây chia rẽ, tới miệt thị các nước đồng minh lâu năm. Nhưng ông này cũng phải thừa nhận rằng ông ta “rất thích những gì Tổng thống Trump đang làm với Trung Quốc”. Đó là một thái độ phổ biến.
Ngay cả những thành viên của đảng Dân chủ không ưa ông Trump cũng cho rằng thời gian để Mỹ can dự với Trung Quốc đã hết. Xét ở một số góc độ, chính sách của Tổng thống Trump đang phản ánh sự thất vọng dồn nén từ lâu với Trung Quốc - một đối thủ kinh tế phớt lờ các quy tắc đã được thiết lập.
Một Chính quyền Mỹ dưới thời ông Joe Biden và bà Kamala Harris, nếu thành hiện thực, sẽ phải tiếp nhận một loạt thách thức ở nước ngoài, từ việc có nên khởi động lại thỏa thuận hạt nhân Iran đến cách thức đối phó với Triều Tiên và sự bất ổn đang diễn ra ở Syria và Yemen. Hầu hết các mối quan hệ quốc tế của Mỹ sẽ dễ dàng được hàn gắn lại, nhưng riêng đối với Trung Quốc, một chính quyền mới của đảng Dân chủ tại Washington sẽ có được một sự đồng thuận lưỡng đảng hiếm hoi về việc cần phải cứng rắn hơn nữa với quốc gia này. Đây có thể là di sản lâu dài nhất mà Tổng thống Trump để lại.