Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca là chìa khóa chấm dứt suy giảm kinh tế thế giới do đại dịch. Tuy nhiên, hàng loạt sự cố gần đây của hãng dược phẩm này và những lo ngại về rủi ro đông máu đang khiến người dân mất niềm tin. Giới chuyên gia cho rằng điều này có thể cản trở sự hồi phục kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu.
Giới chức dược phẩm châu Âu hôm 7/4 cho biết có thể có sự liên quan giữa vaccine Covid-19 của Oxford – AstraZeneca và các trường hợp đông máu hiếm hoi. Tuy nhiên, họ không đưa ra khuyến cáo hạn chế sử dụng. Giới chức Anh thì đã đề xuất người dưới 30 tuổi tìm đến loại vaccine khác.
Đây là bước lùi mới nhất với AstraZeneca. Công ty này vốn đã chịu nhiều chỉ trích trước đó vì quá trình công bố thông tin, quy trình thử nghiệm vaccine và việc sản xuất bị đình trệ khiến tiến độ tiêm chủng tại châu Âu chậm chạp.
Giới chức vẫn đánh giá lợi ích của AstraZeneca cao hơn nguy cơ tại phần lớn nhóm tuổi. Tuy nhiên, sự thay đổi về cách sử dụng và mối lo đông máu có thể làm rối ren thêm nỗ lực tiêm chủng tại nhiều quốc gia. Đức đã ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca tuần trước với nhóm người dưới 60 tuổi. Australia hôm 8/4 cũng cho biết sẽ không tiêm vaccine này cho người dưới 50.
Sự nghi ngờ về độ an toàn có thể còn có tác động lớn hơn với các nước đang phát triển và có thu nhập trung bình. Rất nhiều quốc gia trong nhóm này phụ thuộc vào vaccine này để mở cửa lại nền kinh tế, do giá rẻ hơn và dễ bảo quản hơn.
Đây sẽ là tin xấu cho phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay lên 6%. Tuy nhiên, ước tính này còn phụ thuộc vào tốc độ tiêm vaccine.
"Bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến nguồn cung vaccine thì đều không phải tin tốt", Ben May – Giám đốc Nghiên cứu Vĩ mô tại Oxford Economics nói, "Vaccine này vẫn sử dụng được với những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất". Tuy nhiên, nguồn cung thiếu hụt, cộng với việc các nước đưa ra hạn chế mới khi sử dụng, có thể gây phức tạp thêm cho đà phục hồi tại nhiều nước mà AstraZeneca là chìa khóa để chấm dứt đại dịch.
Nhiều quốc gia tiếp cận vaccine này qua Covax – một chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu. Tính đến tháng 3, một nửa nguồn cung vaccine cho tổ chức này là từ AstraZeneca. Tổng cộng, AstraZeneca đã nhận được số đơn hàng 2,4 tỷ liều, tương đương 28% toàn cầu.
"Sự bất ổn hiện rất lớn", May cho biết. Ông nói rằng các diễn biến gần đây chưa đủ để điều chỉnh dự báo tăng trưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông sẽ theo dõi tình hình sát sao.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 7/4 ra thông báo "dựa trên thông tin hiện tại, mối liên hệ giữa vaccine này và các trường hợp đông máu là có khả năng, nhưng chưa thể khẳng định".
AstraZeneca cho biết gần 200 triệu người trên thế giới đã được tiêm vaccine này và các đánh giá của EU, Anh "cho thấy vaccine có khả năng bảo vệ cao trước Covid-19 và lợi ích vẫn đang vượt xa nguy cơ".
Khởi đầu trắc trở
Vaccine của AstraZeneca được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Anh vào cuối tháng 12/2020 và tại EU một tháng sau đó. Vì giá rẻ hơn và dễ bảo quản hơn so với Pfizer và Moderna, vaccine này được coi là một sự đột phá, đặc biệt cho các quốc gia kém phát triển hơn với mạng lưới logistics thô sơ.
Công ty này cũng bày tỏ sự thiện chí khi cam kết cung cấp vaccine không lợi nhuận trong đại dịch. Họ hợp tác với Viện Huyết thanh Ấn Độ để sản xuất hơn 1 tỷ liều cho các nước thu nhập thấp và trung bình. AstraZeneca cũng đã cung cấp hơn 30 triệu liều cho hơn 58 quốc gia thông qua cơ chế Covax.
Tuy nhiên, hàng loạt rắc rối gần đây đang ảnh hưởng đến uy tín của hãng dược phẩm này. Tháng 11/2020, họ đối mặt với sự nghi ngờ về dữ liệu trong các cuộc thử nghiệm quy mô lớn. Tình nguyện viên được tiêm dụng liều lượng khác nhau do lỗi sản xuất, gây lo ngại về tính hiệu quả thực sự.
AstraZeneca đã không đề cập đến việc này, gây lo ngại về tính minh bạch thông tin. "Tôi ghét phải chỉ trích các đồng nghiệp, nhưng công bố thông tin kiểu này chẳng khác nào bắt chúng ta phải đoán mò", Tiến sĩ Saad Omer – chuyên gia vaccine tại Trường Y Yale khi đó cho biết.
Càng về sau, nhiều rắc rối càng nảy sinh. Đức hồi tháng 1 thông báo vaccine của AstraZeneca không nên được tiêm cho người trên 65 tuổi, do thiếu dữ liệu với nhóm này, Pháp ban đầu cũng hạn chế tiêm cho người dưới 65. Nhưng tháng trước, cả hai nước đã thay đổi chính sách này.
Nếu vaccine này được tiêm suôn sẻ, các rắc rối trên có lẽ sẽ rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, nguồn cung của AstraZeneca liên tục thiếu hụt tại châu Âu – nơi đang diễn ra làn sóng Covid-19 thứ ba. Lãnh đạo các nước khu vực này đã áp lệnh hạn chế xuất khẩu vaccine.
"Nếu chúng tôi nhận được 100% số vaccine như trong hợp đồng, EU có lẽ đã có tỷ lệ tiêm chủng ngang Anh rồi", Ủy viên Châu Âu Thierry Breton cho biết trong một bài phỏng vấn gần đây trên Le Parisien, "Vì thế, tôi có thể nói sự hỗn loạn chúng tôi đang trải qua hiện tại là do AstraZeneca không giao đúng tiến độ".
Tương lai của AstraZeneca
Tháng trước, công ty này gặp rắc rối với giới chức Mỹ khi nộp số liệu thử nghiệm. Viện quốc gia Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng những số liệu này "đã cũ". AstraZeneca nhanh chóng nộp lại dữ liệu điều chỉnh, nhưng bị tiến sĩ Anthony Fauci – Giám đốc cơ quan này – gọi đây là "sai sót tự nhiên".
Hiện tại, mối lo về đông máu đã buộc chính phủ nhiều nước đánh giá lại về rủi ro – lợi ích của việc tiêm chung cho mọi lứa tuổi. Mỹ đã thông báo không cần vaccine AstraZeneca. "Chúng tôi có đủ vaccine chất lượng tốt", Fauci nói.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng được như vậy. Ấn Độ đang phải dựa vào AstraZeneca trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng vọt. Jeffrey Lazarus – Giám đốc nghiên cứu sức khỏe tại Viện Sức khỏe toàn cầu Barcelona hôm 8/4 cho biết nếu các nước giàu muốn giảm phụ thuộc vào AstraZeneca, ông hy vọng vaccine này sẽ được chuyển đến những nước cần hơn, do số liệu vẫn cho thấy vaccine này an toàn và hiệu quả.
"Có nhiều quốc gia không có lựa chọn khác vì vấn đề logistics và giá thành", ông nói. Dù vậy, ông cũng lo lắng rằng các thông tin gần đây sẽ khiến mọi người không sẵn sàng tiêm AstraZeneca.
Giới chức dược phẩm châu Âu hôm 7/4 cho biết có thể có sự liên quan giữa vaccine Covid-19 của Oxford – AstraZeneca và các trường hợp đông máu hiếm hoi. Tuy nhiên, họ không đưa ra khuyến cáo hạn chế sử dụng. Giới chức Anh thì đã đề xuất người dưới 30 tuổi tìm đến loại vaccine khác.
Đây là bước lùi mới nhất với AstraZeneca. Công ty này vốn đã chịu nhiều chỉ trích trước đó vì quá trình công bố thông tin, quy trình thử nghiệm vaccine và việc sản xuất bị đình trệ khiến tiến độ tiêm chủng tại châu Âu chậm chạp.
Giới chức vẫn đánh giá lợi ích của AstraZeneca cao hơn nguy cơ tại phần lớn nhóm tuổi. Tuy nhiên, sự thay đổi về cách sử dụng và mối lo đông máu có thể làm rối ren thêm nỗ lực tiêm chủng tại nhiều quốc gia. Đức đã ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca tuần trước với nhóm người dưới 60 tuổi. Australia hôm 8/4 cũng cho biết sẽ không tiêm vaccine này cho người dưới 50.
Sự nghi ngờ về độ an toàn có thể còn có tác động lớn hơn với các nước đang phát triển và có thu nhập trung bình. Rất nhiều quốc gia trong nhóm này phụ thuộc vào vaccine này để mở cửa lại nền kinh tế, do giá rẻ hơn và dễ bảo quản hơn.
Đây sẽ là tin xấu cho phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay lên 6%. Tuy nhiên, ước tính này còn phụ thuộc vào tốc độ tiêm vaccine.
"Bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến nguồn cung vaccine thì đều không phải tin tốt", Ben May – Giám đốc Nghiên cứu Vĩ mô tại Oxford Economics nói, "Vaccine này vẫn sử dụng được với những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất". Tuy nhiên, nguồn cung thiếu hụt, cộng với việc các nước đưa ra hạn chế mới khi sử dụng, có thể gây phức tạp thêm cho đà phục hồi tại nhiều nước mà AstraZeneca là chìa khóa để chấm dứt đại dịch.
Nhiều quốc gia tiếp cận vaccine này qua Covax – một chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu. Tính đến tháng 3, một nửa nguồn cung vaccine cho tổ chức này là từ AstraZeneca. Tổng cộng, AstraZeneca đã nhận được số đơn hàng 2,4 tỷ liều, tương đương 28% toàn cầu.
"Sự bất ổn hiện rất lớn", May cho biết. Ông nói rằng các diễn biến gần đây chưa đủ để điều chỉnh dự báo tăng trưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông sẽ theo dõi tình hình sát sao.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 7/4 ra thông báo "dựa trên thông tin hiện tại, mối liên hệ giữa vaccine này và các trường hợp đông máu là có khả năng, nhưng chưa thể khẳng định".
AstraZeneca cho biết gần 200 triệu người trên thế giới đã được tiêm vaccine này và các đánh giá của EU, Anh "cho thấy vaccine có khả năng bảo vệ cao trước Covid-19 và lợi ích vẫn đang vượt xa nguy cơ".
Khởi đầu trắc trở
Vaccine của AstraZeneca được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Anh vào cuối tháng 12/2020 và tại EU một tháng sau đó. Vì giá rẻ hơn và dễ bảo quản hơn so với Pfizer và Moderna, vaccine này được coi là một sự đột phá, đặc biệt cho các quốc gia kém phát triển hơn với mạng lưới logistics thô sơ.
Công ty này cũng bày tỏ sự thiện chí khi cam kết cung cấp vaccine không lợi nhuận trong đại dịch. Họ hợp tác với Viện Huyết thanh Ấn Độ để sản xuất hơn 1 tỷ liều cho các nước thu nhập thấp và trung bình. AstraZeneca cũng đã cung cấp hơn 30 triệu liều cho hơn 58 quốc gia thông qua cơ chế Covax.
Tuy nhiên, hàng loạt rắc rối gần đây đang ảnh hưởng đến uy tín của hãng dược phẩm này. Tháng 11/2020, họ đối mặt với sự nghi ngờ về dữ liệu trong các cuộc thử nghiệm quy mô lớn. Tình nguyện viên được tiêm dụng liều lượng khác nhau do lỗi sản xuất, gây lo ngại về tính hiệu quả thực sự.
AstraZeneca đã không đề cập đến việc này, gây lo ngại về tính minh bạch thông tin. "Tôi ghét phải chỉ trích các đồng nghiệp, nhưng công bố thông tin kiểu này chẳng khác nào bắt chúng ta phải đoán mò", Tiến sĩ Saad Omer – chuyên gia vaccine tại Trường Y Yale khi đó cho biết.
Càng về sau, nhiều rắc rối càng nảy sinh. Đức hồi tháng 1 thông báo vaccine của AstraZeneca không nên được tiêm cho người trên 65 tuổi, do thiếu dữ liệu với nhóm này, Pháp ban đầu cũng hạn chế tiêm cho người dưới 65. Nhưng tháng trước, cả hai nước đã thay đổi chính sách này.
Nếu vaccine này được tiêm suôn sẻ, các rắc rối trên có lẽ sẽ rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, nguồn cung của AstraZeneca liên tục thiếu hụt tại châu Âu – nơi đang diễn ra làn sóng Covid-19 thứ ba. Lãnh đạo các nước khu vực này đã áp lệnh hạn chế xuất khẩu vaccine.
"Nếu chúng tôi nhận được 100% số vaccine như trong hợp đồng, EU có lẽ đã có tỷ lệ tiêm chủng ngang Anh rồi", Ủy viên Châu Âu Thierry Breton cho biết trong một bài phỏng vấn gần đây trên Le Parisien, "Vì thế, tôi có thể nói sự hỗn loạn chúng tôi đang trải qua hiện tại là do AstraZeneca không giao đúng tiến độ".
Tương lai của AstraZeneca
Tháng trước, công ty này gặp rắc rối với giới chức Mỹ khi nộp số liệu thử nghiệm. Viện quốc gia Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng những số liệu này "đã cũ". AstraZeneca nhanh chóng nộp lại dữ liệu điều chỉnh, nhưng bị tiến sĩ Anthony Fauci – Giám đốc cơ quan này – gọi đây là "sai sót tự nhiên".
Hiện tại, mối lo về đông máu đã buộc chính phủ nhiều nước đánh giá lại về rủi ro – lợi ích của việc tiêm chung cho mọi lứa tuổi. Mỹ đã thông báo không cần vaccine AstraZeneca. "Chúng tôi có đủ vaccine chất lượng tốt", Fauci nói.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng được như vậy. Ấn Độ đang phải dựa vào AstraZeneca trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng vọt. Jeffrey Lazarus – Giám đốc nghiên cứu sức khỏe tại Viện Sức khỏe toàn cầu Barcelona hôm 8/4 cho biết nếu các nước giàu muốn giảm phụ thuộc vào AstraZeneca, ông hy vọng vaccine này sẽ được chuyển đến những nước cần hơn, do số liệu vẫn cho thấy vaccine này an toàn và hiệu quả.
"Có nhiều quốc gia không có lựa chọn khác vì vấn đề logistics và giá thành", ông nói. Dù vậy, ông cũng lo lắng rằng các thông tin gần đây sẽ khiến mọi người không sẵn sàng tiêm AstraZeneca.