RCEP và CPTPP: Động lực cho sự phục hồi kinh tế Đông Nam Á sau dịch bệnh

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 511
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo bài viết trên báo The Business Times số ra ngày 11/8, khi khu vực Đông Nam Á thận trọng dỡ bỏ phong tỏa do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, sự tập trung chính sách sẽ chuyển sang việc khởi động nền kinh tế.

Trong dự báo tháng Sáu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á sẽ giảm 2% trong năm 2020. Mặc dù dự đoán này vẫn khả quan hơn so với mức giảm trung bình toàn cầu là 5%, song đây vẫn sẽ là cú sốc nghiêm trọng đối với một khu vực luôn ghi nhận tăng trưởng hàng năm kể từ những năm 1960.

Việc xây dựng lại động cơ tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á là một thách thức. Ba lĩnh vực thương mại lớn của khu vực – hàng hóa, điện tử và dệt may – đều đang phải đối mặt với tình trạng bất trắc về kinh tế khi nhu cầu đình trệ. Trong khi đầu tư, từng là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quan trọng, đã giảm mạnh trên toàn khu vực Đông Nam Á, đồng thời làm chậm đà tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo sản xuất của khu vực.

port klang westports terminal 1.jpg

Có một điều dễ hiểu, đó là xu hướng trong thời kỳ bất trắc kinh tế toàn cầu là rút lại chiếc cầu nối và tìm cách cô lập nền kinh tế. Ngay cả trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, có bằng chứng cho thấy khu vực Đông Nam Á đã rút khỏi chủ nghĩa quốc tế khi nền kinh tế toàn cầu chao đảo.

Vào tháng 4/2019, Hội đồng doanh nghiệp EU - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ước tính 10 nước thành viên ASEAN đã áp đặt khoảng 6.000 hàng rào phi thuế quan riêng rẽ đối với thương mại trên toàn khu vực.

Có nhiều ý kiến cho rằng đi theo xu hướng bảo hộ thương mại sẽ là một sai lầm. Trong đó, những hàng rào được xây dựng trong nỗ lực cô lập một nền kinh tế khỏi tình trạng bất trắc có xu hướng trở thành rào cản đối với tăng trưởng.

Việc giúp nền kinh tế phục hồi từ COVID-19 là một thách thức, song cũng là cơ hội để cải thiện môi trường chính sách, đồng thời tạo ra cơ hội mang đến một môi trường thương mại thuế quan thấp và tạo tiền đề cho sự phục hồi trong ngắn hạn, chuẩn bị cho sự phát triển thịnh vượng trong dài hạn.

Yếu tố then chốt nằm trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). RCEP chiếm 30% dân số thế giới và 29% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, trong khi CPTPP là một hiệp ước thương mại tự do khu vực toàn diện, với tiêu chuẩn cao bao gồm 11 nền kinh tế từ hai bên bờ Thái Bình Dương, chiếm khoảng 14% kinh tế toàn cầu.

Vào thời điểm chủ nghĩa bảo hộ và những “cơn gió ngược” kinh tế gia tăng, những hiệp định này hứa hẹn mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên mới hội nhập và chắc chắn về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia, duy trì trật tự dựa trên nguyên tắc, và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các quốc gia lớn nhỏ.

RCEP – bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand – đã đi đến những chi tiết cuối cùng sau gần một thập kỷ đàm phán. Rõ ràng, một RCEP được hoàn tất sẽ là sự thúc đẩy kinh tế đáng hoan nghênh và kịp thời đối với các doanh nghiệp đang tìm cách đối phó với tác động của đại dịch COVID-19. Các chuyên gia dự đoán các nước thành viên ASEAN sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán này trước hội nghị thượng đỉnh RCEP vào cuối năm nay. Các nước thành viên RCEP cũng tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ để ngỏ cánh cửa cho Ấn Độ gia nhập.

Các hiệp định thương mại tự do cũng đem lại sự bảo vệ cho các thị trường Đông Nam Á mà nếu không sẽ có thể dễ bị tổn thương trước những rào cản thương mại từ các đối tác thương mại truyền thống.

Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do khu vực như RCEP và CPTPP cũng đang thúc đẩy những cải cách quan trọng về quy định trong nước, trong đó có các lĩnh vực như luật lao động (gắn với năng suất lao động), tự do hóa đầu tư, an ninh mạng, nguyên tắc về dữ liệu xuyên biên giới và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những cải cách này tạo ra sự khích lệ cho thương mại và đầu tư từ các đối tác thành viên.

Nghiên cứu tháng 7/2020 của Ngân hàng HSBC nhận thấy các công ty đang tìm kiếm sự kiểm soát, công khai minh bạch và sự tự tin lớn hơn trong sản xuất chuỗi cung ứng của họ. Trong bối cảnh đó, các nhà cung cấp có thể đưa ra những sự đảm bảo theo khuôn khổ FTA sẽ tự tìm thấy lợi thế cạnh tranh.

Kịch bản này có thể được áp dụng tốt cho hệ sinh thái chế tạo sản xuất điện tử của khu vực Đông Nam Á. Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan hiện đang cạnh tranh quyết liệt về lắp ráp thiết bị điện tử giá trị thấp hơn. Khi các nhà sản xuất bắt đầu sắp xếp lại các địa điểm chuỗi cung ứng của họ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, việc lựa chọn các vị trí tương lai có thể dựa trên thực tế nước nào đem lại những nhân tố hấp dẫn nhất.

Đương nhiên, việc hoàn tất một thỏa thuận thương mại tự do không thể diễn ra trong một sớm một chiều - phần lớn là do những hiệp định này phức tạp và có tác động lớn đến nền kinh tế trong nước. Việc đạt được thành công sẽ đòi hỏi chính phủ Đông Nam Á phải đưa ra những thông điệp mạnh mẽ và có sức thuyết phục cho người dân của mình về những lợi ích mà các thỏa thuận này sẽ mang lại. Các chính phủ này cũng sẽ cần bổ sung chính sách thương mại với các chương trình trong nước nhằm vào việc đào tạo lại kỹ năng hoặc sắp xếp lại lao động.

Khi đó, triển vọng kinh tế đầy thách thức hiện nay thực sự có thể là thời điểm hoàn hảo để các quốc gia Đông Nam Á đưa ra hành động chính sách kinh tế và thương mại mạnh mẽ và sâu rộng như hoàn tất RCEP và gia nhập CPTPP. Trong thời điểm không chắc chắn hiện nay, sự lựa chọn sẽ trở nên rõ ràng hơn, hoặc chúng ta thừa nhận và chấp nhận thay đổi để đặt chúng ta vào vị trí có thể nắm bắt cơ hội, hoặc chúng ta sẽ đối mặt với tình trạng bị bỏ lại phía sau
 

Đính kèm

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bài mới nhất

Bên trên