Wikifx VN
Tải ứng dụng WikiFX và trải nghiệm ngay!
-
Wikifx VN
“FVP Trade lừa đảo” đang là từ khóa hot nhất với các nhà đầu tư ngoại hối trong nhưng ngày gần đây bởi theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, FVP Trade đang cho thấy các dấu hiệu của việc kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép với những lời hứa hẹn lợi nhuận khủng phi thực tế.
Trong những ngày gần đây, ứng dụng WikiFX đã nhận được vô số các khiếu nại từ khách hàng về FVP Trade cho thấy sàn giao dịch này đang có những dấu hiệu vô cùng bất thường. Thực hư như thế nào, cùng WikiFX làm rõ qua bài viết dưới đây.
Thủ đoạn lừa đảo của sàn giao dịch FVP Trade
Từ tháng 4 năm 2022, FVP Trade đã được đưa tin trên nhiều kênh thông tin đại chúng bởi thủ đoạn lừa đảo trắng trợn của mình. Một số điểm bất hợp lý về sàn giao dịch FVP Trade mà người dùng có thể nhận thấy đó là:
- Thông tin chính thức trên website FVP TRADE thuộc sở hữu của công ty cổ phần FinVoyage Perpeptual Limited được đăng ký tại British Virgin Island (BVI) 2017. Nhưng trên thực tế FinVoyage Perpeptual Limited đã ngưng hoạt động.
- FVP TRADE có 2 pháp nhân đại diện : FVP TRADE UK LTD được cấp phép và quản lý bởi Cơ quan Kiểm soát Tài chính (FCA) Vương quốc Anh, giấy phép số 956489. Nhưng website của công ty này là fvptrade.co.uk chứ không phải là fvptrade.com. Bên cạnh đó, giấy phép của doanh nghiệp này là đại lý thanh toán PSD Agent chứ không phải là hoạt động môi giới. Giấy phép ASIC của FVP TRADE cũng là của một pháp nhân khác có tên là FVP TRADE PTY LTD được thành lập tại Úc.
- Thành lập lập hàng loạt văn phòng không phép tại Việt Nam kéo dài từ Nam ra Bắc. Theo thông tin mồi chài từ các nhân viên FVP Trade cung cấp thì sàn giao dịch này hiện đã có mặt trên 37 quốc gia. 3 văn phòng lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Cổ phiếu chuẩn bị lên sàn danh tiếng Nasdaq.
- Công ty được quảng cáo rằng ở Anh kiếm lợi nhuận ổn định, quỹ PAMM dùng công nghệ lượng tử nên lợi nhuận vô cùng đều đặn, nhưng thực tế là FVP Trade không có một văn phòng nào tại Anh mà chỉ có tại Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc.
- Các leader đội nhóm FVP Trade luôn quảng cáo là có giấy phép ASIC nên mỗi nhà đầu tư/Mỗi TK được bảo hiểm 10 ngàn USD. Tuy nhiên, họ không nói rằng, số tiền này chỉ được trả nếu sàn mất thanh khoản, hoặc tài khoản của hách hàng bị cháy do lỗi của sàn. Còn Quỹ PAMM nếu đánh cháy thì không hề được bảo hiểm.
- Theo quảng cáo là công ty dùng hệ thống máy tính lượng tử giao dịch từ năm 2019… Trong khi thực tế máy tính lượng tử chỉ mới có bản thương mại đầu tiên vào tháng 7/2021, với mức giá độ 50 triệu USD. Nấp dưới cái mác máy tính lượng tử là để biện minh che đậy cho những lệnh được lập giả trong MT4, với mức lãi hàng tháng đều đặn
FVP Trade là điển hình của việc lừa đảo qua mô hình Ponzi hay còn gọi là lừa đảo đa cấp. Đội ngũ của FVP Trade liên tục quảng bá mời gọi khách hàng tham gia đầu tư bằng những con số lợi nhuận hấp dẫn mà khó có khách hàng nào có thể cưỡng lại được. Tiền thưởng cho đội ngũ leader tạo dựng hệ thống là con số khủng khiếp. 1 sàn uy tín giao dịch minh bạch thì tiền đâu ra để có thể vừa thưởng cho nhà đầu tư mà còn trả hoa hồng khủng cho người môi giới, chỉ có đa cấp lừa đảo mới làm được điều đó.
- Thưởng giới thiệu: Trả trực tiếp cho nhà đầu tư khi giới thiệu được người khác tham gia.
- Thưởng nhóm: Nếu tài khoản của bạn ở hạng IB, SIB, DIB hoặc MIB, bạn sẽ hưởng mức thưởng nhóm tương đương 3% lợi nhuận đầu tư vào tài khoản PAMM của các tầng từ F1 đến F5, và 5% lợi nhuận đầu tư vào tài khoản PAMM của tầng F6.
- Thưởng quản lý: Mức thưởng dựa trên lợi nhuận của toàn bộ hệ thống mà bạn xây dựng, không giới hạn về số tầng, với tỷ lệ phụ thuộc hạng tài khoản FVP Trade.
- Hồi khấu hoa hồng: Mức thưởng cố định dựa trên số lượng lot giao dịch được thực hiện bởi người được bạn giới thiệu tham gia FVP Trade, với giá trị giao dịch mỗi lot 1.000 USD.
- Phần thưởng chu kỳ: Chu kỳ 1 (91 – 180 ngày): nhà đầu tư sẽ nhận 1% tiền thưởng, chu kỳ 2 (181 – 270 ngày): nhà đầu tư sẽ nhận thêm 1% tiền thưởng, chu kỳ 3(>270 ngày): nhà đầu tư sẽ nhận thêm 2% tiền thưởng.
Vậy tiền của nhà đầu tư sẽ đi về đâu?
Với phương thức FVP Trade cam kết “nhà đầu tư không cần làm gì cả, đi bơi vẫn kiếm được tiền”, “Chỉ việc ngồi chơi, ngủ dậy là có lãi với sàn FVP Trade” thêm vào đó là các giải thưởng cũng như hoa hồng chiết khâu cao ngất ngưởng đã đánh vào lòng tham của nhiều người và mọi người đua nhau tạo dựng hệ thống để kiếm được nhiều tiền hơn. Khi nhà đầu tư nạp tiền muốn rút gốc thì sẽ bị trừ đi 10% số tiền gốc nếu như thời gian dưới 90 ngày đồng nghĩa với việc sàn không muốn nhà đầu tư rút gốc trong vòng 3 tháng. Một khi nhà đầu tư đồng loạt rút tiền gốc thì sàn giao dịch này sẽ khóa hết tất cả tài khoản và sẽ tự đánh sập sàn FVP Trade để chiếm đoạt tất cả tài sản của nhà đầu tư.
FVP Trade đang có dấu hiệu muốn quay trở lại
Lướt một vòng các trang cộng đồng Forex Việt Nam có thể nhận thấy sàn giao dịch FVP Trade đã và đang hoạt động rất sôi nổi. Ngoài các bài đăng lùa gà từ dàn IB khủng, thông tin tuyển dụng IB, MIB cũng đếm không xuể. Tuy nhiên, hai ngày gần đây có vẻ như FVP Trade đang có một số dấu hiệu bất thường. Đây có phải là dấu hiệu cho sự trở lại của “mối hiểm họa” mang tên FVP Trade?
Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, WikiFX liên tục nhận được thông tin khiếu nại từ người dùng về hành vi ngăn cản khách hàng rút tiền từ sàn giao dịch FVP Trade. Và các khiếu nại chủ yếu đến từ người dùng các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,…Nhiều khách hàng cũng nhận được thông báo của sàn giao dịch rằng hiện tại không thể rút được tiền. Lấy một lý do dường như không mấy liên quan đó là “sự sụp đổ của đồng tiền điện tử Luna cũng như thị trường Crypto”, FVP Trade tạm thời đóng băng tất cả tài khoản hiện tại của người dùng và ngăn cản hành vi rút tiền của khách hàng. Thông báo này được gửi tới cho người dùng Việt Nam cũng như người dùng quốc tế.
Ngoài ra, các sự kiện lớn mà FVP Trade đã PR rầm rộ trước đó như Hội nghị cấp cao châu Á tại Kuala Lumpur được tổ chức từ ngày 24/07 đến 27/07/2022 cũng bị thông báo hoãn vô thời hạn.
Cộng đồng Forex đã có nhiều phản ứng tiêu cực bởi hành vi này của FVP Trade. Hiện tại điểm đánh giá của FVP Trade trên ứng dụng WikiFX đã bị tụt xuống mức rất thấp. Cụ thể, WikiFX đã liệt FVP Trade vào đối tượng cảnh báo: Sàn môi giới gây quỹ bất hợp pháp. Sàn giao dịch việc sử dụng nguyên tắc bán hàng đa cấp, dưới hình thức lưu thông quỹ, hình thức truyền thông Internet, dùng tiền của người sau bù cho người trước, nhân rộng theo mô hình kim tự tháp, bản chất đều là gian lận, lừa đảo xã hội, lợi dụng tâm lý làm giàu của mọi người để huy động vốn trái phép. Tất cả các hình thức tương tự như trên đều không thể tồn tại quá thời gian 3 năm, vì trải qua 1 đến 2 năm, hầu hết các chủ quỹ đều ôm tiền bỏ trốn.
Thông tin về sự việc này sẽ tiếp tục được làm sáng tỏ và cập nhật trên WikiFX trong thời gian tới.
WikiFX là gì? Truy cập Fanpage WikiFX Việt Nam để cập nhật thông tin mới nhất!
Miễn trừ: Các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, nội dung bài viết không phải khuyến nghị đầu tư, không được xem là lời khuyên, tiếp thị hay chào bán bất cứ sản phẩm hay dịch vụ tài chính nào. Vui lòng tham khảo thông tin một cách chọn lọc.
Trong những ngày gần đây, ứng dụng WikiFX đã nhận được vô số các khiếu nại từ khách hàng về FVP Trade cho thấy sàn giao dịch này đang có những dấu hiệu vô cùng bất thường. Thực hư như thế nào, cùng WikiFX làm rõ qua bài viết dưới đây.
Thủ đoạn lừa đảo của sàn giao dịch FVP Trade
Từ tháng 4 năm 2022, FVP Trade đã được đưa tin trên nhiều kênh thông tin đại chúng bởi thủ đoạn lừa đảo trắng trợn của mình. Một số điểm bất hợp lý về sàn giao dịch FVP Trade mà người dùng có thể nhận thấy đó là:
- Thông tin chính thức trên website FVP TRADE thuộc sở hữu của công ty cổ phần FinVoyage Perpeptual Limited được đăng ký tại British Virgin Island (BVI) 2017. Nhưng trên thực tế FinVoyage Perpeptual Limited đã ngưng hoạt động.
- FVP TRADE có 2 pháp nhân đại diện : FVP TRADE UK LTD được cấp phép và quản lý bởi Cơ quan Kiểm soát Tài chính (FCA) Vương quốc Anh, giấy phép số 956489. Nhưng website của công ty này là fvptrade.co.uk chứ không phải là fvptrade.com. Bên cạnh đó, giấy phép của doanh nghiệp này là đại lý thanh toán PSD Agent chứ không phải là hoạt động môi giới. Giấy phép ASIC của FVP TRADE cũng là của một pháp nhân khác có tên là FVP TRADE PTY LTD được thành lập tại Úc.
- Thành lập lập hàng loạt văn phòng không phép tại Việt Nam kéo dài từ Nam ra Bắc. Theo thông tin mồi chài từ các nhân viên FVP Trade cung cấp thì sàn giao dịch này hiện đã có mặt trên 37 quốc gia. 3 văn phòng lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Cổ phiếu chuẩn bị lên sàn danh tiếng Nasdaq.
- Công ty được quảng cáo rằng ở Anh kiếm lợi nhuận ổn định, quỹ PAMM dùng công nghệ lượng tử nên lợi nhuận vô cùng đều đặn, nhưng thực tế là FVP Trade không có một văn phòng nào tại Anh mà chỉ có tại Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc.
- Các leader đội nhóm FVP Trade luôn quảng cáo là có giấy phép ASIC nên mỗi nhà đầu tư/Mỗi TK được bảo hiểm 10 ngàn USD. Tuy nhiên, họ không nói rằng, số tiền này chỉ được trả nếu sàn mất thanh khoản, hoặc tài khoản của hách hàng bị cháy do lỗi của sàn. Còn Quỹ PAMM nếu đánh cháy thì không hề được bảo hiểm.
- Theo quảng cáo là công ty dùng hệ thống máy tính lượng tử giao dịch từ năm 2019… Trong khi thực tế máy tính lượng tử chỉ mới có bản thương mại đầu tiên vào tháng 7/2021, với mức giá độ 50 triệu USD. Nấp dưới cái mác máy tính lượng tử là để biện minh che đậy cho những lệnh được lập giả trong MT4, với mức lãi hàng tháng đều đặn
FVP Trade là điển hình của việc lừa đảo qua mô hình Ponzi hay còn gọi là lừa đảo đa cấp. Đội ngũ của FVP Trade liên tục quảng bá mời gọi khách hàng tham gia đầu tư bằng những con số lợi nhuận hấp dẫn mà khó có khách hàng nào có thể cưỡng lại được. Tiền thưởng cho đội ngũ leader tạo dựng hệ thống là con số khủng khiếp. 1 sàn uy tín giao dịch minh bạch thì tiền đâu ra để có thể vừa thưởng cho nhà đầu tư mà còn trả hoa hồng khủng cho người môi giới, chỉ có đa cấp lừa đảo mới làm được điều đó.
- Thưởng giới thiệu: Trả trực tiếp cho nhà đầu tư khi giới thiệu được người khác tham gia.
- Thưởng nhóm: Nếu tài khoản của bạn ở hạng IB, SIB, DIB hoặc MIB, bạn sẽ hưởng mức thưởng nhóm tương đương 3% lợi nhuận đầu tư vào tài khoản PAMM của các tầng từ F1 đến F5, và 5% lợi nhuận đầu tư vào tài khoản PAMM của tầng F6.
- Thưởng quản lý: Mức thưởng dựa trên lợi nhuận của toàn bộ hệ thống mà bạn xây dựng, không giới hạn về số tầng, với tỷ lệ phụ thuộc hạng tài khoản FVP Trade.
- Hồi khấu hoa hồng: Mức thưởng cố định dựa trên số lượng lot giao dịch được thực hiện bởi người được bạn giới thiệu tham gia FVP Trade, với giá trị giao dịch mỗi lot 1.000 USD.
- Phần thưởng chu kỳ: Chu kỳ 1 (91 – 180 ngày): nhà đầu tư sẽ nhận 1% tiền thưởng, chu kỳ 2 (181 – 270 ngày): nhà đầu tư sẽ nhận thêm 1% tiền thưởng, chu kỳ 3(>270 ngày): nhà đầu tư sẽ nhận thêm 2% tiền thưởng.
Vậy tiền của nhà đầu tư sẽ đi về đâu?
Với phương thức FVP Trade cam kết “nhà đầu tư không cần làm gì cả, đi bơi vẫn kiếm được tiền”, “Chỉ việc ngồi chơi, ngủ dậy là có lãi với sàn FVP Trade” thêm vào đó là các giải thưởng cũng như hoa hồng chiết khâu cao ngất ngưởng đã đánh vào lòng tham của nhiều người và mọi người đua nhau tạo dựng hệ thống để kiếm được nhiều tiền hơn. Khi nhà đầu tư nạp tiền muốn rút gốc thì sẽ bị trừ đi 10% số tiền gốc nếu như thời gian dưới 90 ngày đồng nghĩa với việc sàn không muốn nhà đầu tư rút gốc trong vòng 3 tháng. Một khi nhà đầu tư đồng loạt rút tiền gốc thì sàn giao dịch này sẽ khóa hết tất cả tài khoản và sẽ tự đánh sập sàn FVP Trade để chiếm đoạt tất cả tài sản của nhà đầu tư.
FVP Trade đang có dấu hiệu muốn quay trở lại
Lướt một vòng các trang cộng đồng Forex Việt Nam có thể nhận thấy sàn giao dịch FVP Trade đã và đang hoạt động rất sôi nổi. Ngoài các bài đăng lùa gà từ dàn IB khủng, thông tin tuyển dụng IB, MIB cũng đếm không xuể. Tuy nhiên, hai ngày gần đây có vẻ như FVP Trade đang có một số dấu hiệu bất thường. Đây có phải là dấu hiệu cho sự trở lại của “mối hiểm họa” mang tên FVP Trade?
Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, WikiFX liên tục nhận được thông tin khiếu nại từ người dùng về hành vi ngăn cản khách hàng rút tiền từ sàn giao dịch FVP Trade. Và các khiếu nại chủ yếu đến từ người dùng các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,…Nhiều khách hàng cũng nhận được thông báo của sàn giao dịch rằng hiện tại không thể rút được tiền. Lấy một lý do dường như không mấy liên quan đó là “sự sụp đổ của đồng tiền điện tử Luna cũng như thị trường Crypto”, FVP Trade tạm thời đóng băng tất cả tài khoản hiện tại của người dùng và ngăn cản hành vi rút tiền của khách hàng. Thông báo này được gửi tới cho người dùng Việt Nam cũng như người dùng quốc tế.
Ngoài ra, các sự kiện lớn mà FVP Trade đã PR rầm rộ trước đó như Hội nghị cấp cao châu Á tại Kuala Lumpur được tổ chức từ ngày 24/07 đến 27/07/2022 cũng bị thông báo hoãn vô thời hạn.
Cộng đồng Forex đã có nhiều phản ứng tiêu cực bởi hành vi này của FVP Trade. Hiện tại điểm đánh giá của FVP Trade trên ứng dụng WikiFX đã bị tụt xuống mức rất thấp. Cụ thể, WikiFX đã liệt FVP Trade vào đối tượng cảnh báo: Sàn môi giới gây quỹ bất hợp pháp. Sàn giao dịch việc sử dụng nguyên tắc bán hàng đa cấp, dưới hình thức lưu thông quỹ, hình thức truyền thông Internet, dùng tiền của người sau bù cho người trước, nhân rộng theo mô hình kim tự tháp, bản chất đều là gian lận, lừa đảo xã hội, lợi dụng tâm lý làm giàu của mọi người để huy động vốn trái phép. Tất cả các hình thức tương tự như trên đều không thể tồn tại quá thời gian 3 năm, vì trải qua 1 đến 2 năm, hầu hết các chủ quỹ đều ôm tiền bỏ trốn.
Thông tin về sự việc này sẽ tiếp tục được làm sáng tỏ và cập nhật trên WikiFX trong thời gian tới.
WikiFX là gì? Truy cập Fanpage WikiFX Việt Nam để cập nhật thông tin mới nhất!
Miễn trừ: Các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, nội dung bài viết không phải khuyến nghị đầu tư, không được xem là lời khuyên, tiếp thị hay chào bán bất cứ sản phẩm hay dịch vụ tài chính nào. Vui lòng tham khảo thông tin một cách chọn lọc.
Last edited: