Wikifx VN
Tải ứng dụng WikiFX và trải nghiệm ngay!
-
Wikifx VN
Lời nói đầu:OPEC đã cắt giảm sản lượng dầu xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong những nỗ lực hồi sinh thị trường toàn cầu giống khi sự tái bùng phát của coronavirus đang đe dọa nhu cầu ngành dầu thô một lần nữa.
OPEC đã cắt giảm sản lượng dầu xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong những nỗ lực hồi sinh thị trường toàn cầu giống khi sự tái bùng phát của coronavirus đang đe dọa nhu cầu ngành dầu thô một lần nữa.
Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg, Ả Rập Saudi đã tuân thủ nghiêm ngặt với sản lượng cắt giảm bổ sung được vào tháng 6, các quốc gia chưa đạt đủ chỉ tiêu cũng đang đẩy mạnh hiệu suất của họ. OPEC và các đồng minh đã chứng kiến những hồi phục bước đầu trên thị trường kể từ thời điểm đầu tháng 5, tuy nhiên các ca nhiễm mới tại một số quốc gia bao gồm Hoa Kỳ sự gia tăng nhiễm trùng Covid-19 gần đây tại các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ đang khiến cho quá trình hồi phục này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã cắt giảm sản lượng 1,93 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 22,69 triệu mỗi ngày trong tháng trước, theo khảo sát. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 1991, cần chú ý đến việc so sánh mang tính tương đối vì những điều chỉnh thay đổi nội bộ các nước thành viên.
Cuộc khảo sát dựa trên thông tin từ các quan chức, dữ liệu theo dõi tàu và ước tính từ các chuyên gia tư vấn bao gồm Rystad Energy A / S, Rapidan Energy Group, JBC Energy GmbH và Kpler SAS.
Sự can thiệp của OPEC + đã giúp giá dầu thô Brent chuẩn tăng gấp đôi từ mức thấp kỷ lục trong tháng 4, ảnh hưởng của virus ước tính đã làm giảm 1/3 nhu cầu trên toàn cầu. Giá đạt mức 41 đô/thùng vào thứ Tư.
Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận cắt giảm này cũng đồng nghĩa với việc OPEC+ đã phải hi sinh tương đối những hệ quả tiêu cực có ảnh hưởng tới sản xuất dầu thô của các quốc gia thành viên. Cụ thể, OPEC + đã cam kết cắt giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày tại một cuộc họp vào tháng 4 - khoảng 10% nguồn cung toàn cầu – đồng thời số thành viên ở Trung Đông chủ động tiến hành cắt giảm sâu hơn vào tháng 6.
Ả Rập Saudi, thành viên lớn nhất của liên minh, đã cắt giảm 1,13 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 7,53 triệu trong tháng 6, thực hiện đầy đủ việc cắt giảm tự nguyện bổ sung. Các nhà xuất khẩu Vịnh Ba Tư, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đáp ứng các mục tiêu do OPEC chỉ định, nhưng chỉ hoàn thành một phần nhỏ trong các thỏa thuận bổ sung.
Mức độ tuân thủ của các quốc gia thành viên
Nhìn chung, OPEC đã thực hiện tất cả các khoản cắt giảm được cam kết trong thỏa thuận tháng 4, mặc dù tỷ lệ tuân thủ có sự chênh lệch đáng kể giữa các thành viên.
Trong khi Iraq, Nigeria và Angola vẫn bị tụt lại phía sau, mức độ tuân thủ của các quốc gia này đã được cải thiện vào tháng trước. Iraq thực hiện 70% hạn ngạch, Nigeria thực hiện 77% và Angola là 83%. Trong cuộc họp vào đầu tháng 6, liên minh cũng đồng ý với điều kiện các quốc gia không hoàn thành hạn ngạch trước đó phải bù đắp bằng cách cắt giảm sâu hơn trong tháng tới.
Sự tuân thủ từ các quốc gia bên ngoài OPEC cao hơn mức trung bình, do bị ảnh hưởng nặng nề hơn từ việc nhu cầu thị trường sụp đổ và đối mặt với các nguy cơ giảm giá. Nga đã sắp đạt chỉ tiêu trong tháng thứ hai liên tiếp, trong khi Kazakhstan vẫn đang đi đúng hướng trong kế hoạch cắt giảm.
Sự sụt giảm trong sản lượng của OPEC cũng phản ánh sự suy giảm dài hạn ở một số thành viên - đặc biệt là Venezuela. Mặc dù được miễn trừ khỏi việc cắt giảm có , nhưng Venezuela vẫn phải chịu đựng việc sản lượng giảm dần một cách bị động do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và suy thoái kinh tế kéo dài làm sụp đổ ngành dầu khí. Quốc gia chỉ xuất ra thị trường 340.000 thùng một ngày vào tháng trước.
Kiểm tra mức độ uy tín của sàn với ứng dụng WikiFX: bit.ly/wikifxVN
OPEC đã cắt giảm sản lượng dầu xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong những nỗ lực hồi sinh thị trường toàn cầu giống khi sự tái bùng phát của coronavirus đang đe dọa nhu cầu ngành dầu thô một lần nữa.
Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg, Ả Rập Saudi đã tuân thủ nghiêm ngặt với sản lượng cắt giảm bổ sung được vào tháng 6, các quốc gia chưa đạt đủ chỉ tiêu cũng đang đẩy mạnh hiệu suất của họ. OPEC và các đồng minh đã chứng kiến những hồi phục bước đầu trên thị trường kể từ thời điểm đầu tháng 5, tuy nhiên các ca nhiễm mới tại một số quốc gia bao gồm Hoa Kỳ sự gia tăng nhiễm trùng Covid-19 gần đây tại các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ đang khiến cho quá trình hồi phục này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã cắt giảm sản lượng 1,93 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 22,69 triệu mỗi ngày trong tháng trước, theo khảo sát. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 1991, cần chú ý đến việc so sánh mang tính tương đối vì những điều chỉnh thay đổi nội bộ các nước thành viên.
Cuộc khảo sát dựa trên thông tin từ các quan chức, dữ liệu theo dõi tàu và ước tính từ các chuyên gia tư vấn bao gồm Rystad Energy A / S, Rapidan Energy Group, JBC Energy GmbH và Kpler SAS.
Sự can thiệp của OPEC + đã giúp giá dầu thô Brent chuẩn tăng gấp đôi từ mức thấp kỷ lục trong tháng 4, ảnh hưởng của virus ước tính đã làm giảm 1/3 nhu cầu trên toàn cầu. Giá đạt mức 41 đô/thùng vào thứ Tư.
Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận cắt giảm này cũng đồng nghĩa với việc OPEC+ đã phải hi sinh tương đối những hệ quả tiêu cực có ảnh hưởng tới sản xuất dầu thô của các quốc gia thành viên. Cụ thể, OPEC + đã cam kết cắt giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày tại một cuộc họp vào tháng 4 - khoảng 10% nguồn cung toàn cầu – đồng thời số thành viên ở Trung Đông chủ động tiến hành cắt giảm sâu hơn vào tháng 6.
Ả Rập Saudi, thành viên lớn nhất của liên minh, đã cắt giảm 1,13 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 7,53 triệu trong tháng 6, thực hiện đầy đủ việc cắt giảm tự nguyện bổ sung. Các nhà xuất khẩu Vịnh Ba Tư, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đáp ứng các mục tiêu do OPEC chỉ định, nhưng chỉ hoàn thành một phần nhỏ trong các thỏa thuận bổ sung.
Mức độ tuân thủ của các quốc gia thành viên
Nhìn chung, OPEC đã thực hiện tất cả các khoản cắt giảm được cam kết trong thỏa thuận tháng 4, mặc dù tỷ lệ tuân thủ có sự chênh lệch đáng kể giữa các thành viên.
Trong khi Iraq, Nigeria và Angola vẫn bị tụt lại phía sau, mức độ tuân thủ của các quốc gia này đã được cải thiện vào tháng trước. Iraq thực hiện 70% hạn ngạch, Nigeria thực hiện 77% và Angola là 83%. Trong cuộc họp vào đầu tháng 6, liên minh cũng đồng ý với điều kiện các quốc gia không hoàn thành hạn ngạch trước đó phải bù đắp bằng cách cắt giảm sâu hơn trong tháng tới.
Sự tuân thủ từ các quốc gia bên ngoài OPEC cao hơn mức trung bình, do bị ảnh hưởng nặng nề hơn từ việc nhu cầu thị trường sụp đổ và đối mặt với các nguy cơ giảm giá. Nga đã sắp đạt chỉ tiêu trong tháng thứ hai liên tiếp, trong khi Kazakhstan vẫn đang đi đúng hướng trong kế hoạch cắt giảm.
Sự sụt giảm trong sản lượng của OPEC cũng phản ánh sự suy giảm dài hạn ở một số thành viên - đặc biệt là Venezuela. Mặc dù được miễn trừ khỏi việc cắt giảm có , nhưng Venezuela vẫn phải chịu đựng việc sản lượng giảm dần một cách bị động do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và suy thoái kinh tế kéo dài làm sụp đổ ngành dầu khí. Quốc gia chỉ xuất ra thị trường 340.000 thùng một ngày vào tháng trước.
Kiểm tra mức độ uy tín của sàn với ứng dụng WikiFX: bit.ly/wikifxVN