Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Ngoại trưởng Australia Marise Payne dự kiến sẽ có buổi gặp mặt với những người đồng cấp Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ trong cuộc họp của "Bộ Tứ kim cương" (Quad) tại Tokyo vào tháng sau, để thảo luận về cách thức ứng phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn, đồng thời tái khẳng định cam kết xây dựng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở cửa dựa trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
* Mối quan hệ kinh tế-chính trị phức tạp với Trung Quốc
Cuộc họp Nhóm Quad diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa bốn quốc gia thành viên và Trung Quốc tiếp tục gia tăng trên nhiều mặt trận, bao gồm cả lĩnh vực thương mại, công nghệ, nhân quyền, an ninh mạng và chủ quyền quốc gia.
Trong bài viết đăng tải trên tờ Australian Financial Review, nhà báo Ronald Mizen nhận định cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết ông sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng với Trung Quốc.
Các cuộc họp của Quad đã được duy trì đều đặn từ năm 2017. Sau rất nhiều cuộc thảo luận cấp chuyên viên, từ năm ngoái các cuộc họp của Quad đã được nâng lên cấp Bộ trưởng. Mặc dù cả bốn quốc gia đối tác vẫn đang phải đối phó với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, nhưng dự kiến cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của Quad trong năm nay sẽ diễn ra trực tiếp thay vì hình thức họp trực tuyến.
Người phát ngôn của Bộ Thương mại và Ngoại giao Australia thông báo đây là cuộc họp rất quan trọng để các đối tác sắp xếp và phối hợp trong một loạt các vấn đề, bao gồm cách thức ứng phó với đại dịch COVID-19. Vị quan chức này cho biết: "Quad là mối quan hệ đối tác cấp cao nhất của Australia và là một phần trong chính sách ngoại giao tích cực của chúng tôi, nhằm mục đích thúc đẩy một khu vực ổn định, kiên cường và bao trùm. Australia mong muốn được tham gia vào Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của nhóm Quad".
Truyền thông Nhật Bản đưa tin bà Payne và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đều mong muốn sẽ sớm được diện kiến Thủ tướng mới của Nhật Bản Yoshihide Suga. Tuần trước, ông Suga đã chính thức được lựa chọn là nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Nhật Bản sau gần 8 năm nắm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, một trong những người nắm giữ vị trí Thủ tướng lâu nhất tại Nhật Bản.
Trước đó, ngày 19/9, Bắc Kinh đã lập một bản "danh sách đen" các công ty nước ngoài được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia hoặc hoạt động chống lại lợi ích kinh doanh của Trung Quốc. Động thái này xuất hiện sau khi Mỹ chính thức ban hành lệnh cấm đối với hai ứng dụng công nghệ do công ty Trung Quốc sở hữu là TikTok và We Chat.
Trong một vài tháng gần đây, căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng liên tiếp gia tăng xung quanh vấn đề đường biên giới chung. Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có những tranh chấp liên quan các hòn đảo ở vùng biển ngoài khơi, được biết đến với tên gọi là đảo Senkaku tại Nhật Bản và Điếu Ngư tại Trung Quốc.
Mối quan hệ Trung Quốc - Australia hiện đang căng thẳng, thể hiện qua việc Trung Quốc áp thuế đối với thịt bò và lúa mạch của Australia, đồng thời khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp nhằm vào mặt hàng rượu vang xuất khẩu của Australia. Những căng thẳng này đã xuất phát từ vài năm nay, nhưng đặc biệt gia tăng sau khi Australia lên tiếng kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Ngày 20/9, khi được hỏi về cách thiết lập lại mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh, Thủ tướng Morrison cho biết việc Trung Quốc từ chối tham gia các cuộc thảo luận cấp Bộ trưởng khiến bất kỳ hình thức nào cũng đều trở nên khó khăn. Ông nói: "Chúng tôi luôn sẵn sàng. Rõ ràng là chúng tôi hoan nghênh điều đó và càng nhanh càng tốt (nếu có thể), nhưng điều này cần có sự tham gia từ cả hai phía".
Thủ tướng Australia tin rằng các lĩnh vực tài nguyên, nông nghiệp và dịch vụ của Australia là "những lời đề nghị hấp dẫn" đối với Trung Quốc. Mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia không phải là một chiều. Ông nói: "Tôi tin rằng chính phủ Trung Quốc cũng hiểu rõ về điều đó". Ông Morrison cũng cho biết Australia sẽ tiếp tục "sát cánh" với các quốc gia cùng chung quan điểm ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, những nước muốn thấy được sự cân bằng, an toàn và an ninh khu vực, cũng như tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia.
Trả lời chương trình Insiders của kênh truyền thông ABC, người đứng đầu Chính phủ Australia nói: "Chúng tôi rất ủng hộ điều đó và chúng tôi đang làm việc tích cực với các đối tác như Nhật Bản và Ấn Độ, cùng với Indonesia, Singapore và rất nhiều các quốc gia khác. Tôi nghĩ rằng cách mà chúng ta vượt qua vấn đề này đó là cùng tạo ra một khu vực tập trung vào sự ổn định và tôi tin điều đó sẽ cải thiện mối quan hệ trong khu vực một cách rộng rãi hơn".
* Tham vọng trở thành một cơ chế kinh tế xuyên Thái Bình Dương
Vào đầu tháng này, truyền thông Nhật Bản đưa tin nhà ngoại giao số hai của Mỹ Stephen Biegun tiết lộ Washington đang hướng tới mục tiêu "hợp thức hóa" mối quan hệ chiến lược ngày càng chặt chẽ với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia thông qua diễn đàn Nhóm Quad - một động thái được các chuyên gia đánh giá là nhằm thiết kế cách thức chống lại Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong một cuộc hội thảo trực tuyến bên lề Diễn đàn Đối tác Chiến lược Mỹ - Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Biegun cho biết: "Có một thực tế là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thực sự đang thiếu các cấu trúc đa phương mạnh mẽ. Họ không có bất kỳ một sự bảo vệ nào từ các tổ chức như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên minh châu Âu (EU). Chắc chắn có một lời mời ở đó để hợp thức hóa một cấu trúc như thế".
Nhóm Quad ra đời từ năm 2007 với bốn quốc gia thành viên là Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ, nhằm mục đích thiết lập một cơ chế kinh tế xuyên Thái Bình Dương, trở thành hạt nhân của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Sau 10 năm gián đoạn, từ năm 2017, Quad đã chính thức nối lại các cuộc họp mặt thường xuyên và nâng cấp thành đối thoại cấp Bộ trưởng. Đây được coi là "đứa con tinh thần" của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe, người đã có bài phát biểu quan trọng vào tháng 8/2007 với tiêu đề: "Sự hợp lưu của hai Biển", cung cấp nền tảng cho việc hình thành của nhóm sau đó.
Theo các nhà quan sát, mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng lần tái hợp gần đây của Quad đã trở thành bước hồi sinh quan trọng cho bốn đối tác tiềm năng, với mục tiêu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ, một động thái "chĩa mũi dùi" vào Trung Quốc.
* Mối quan hệ kinh tế-chính trị phức tạp với Trung Quốc
Cuộc họp Nhóm Quad diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa bốn quốc gia thành viên và Trung Quốc tiếp tục gia tăng trên nhiều mặt trận, bao gồm cả lĩnh vực thương mại, công nghệ, nhân quyền, an ninh mạng và chủ quyền quốc gia.
Trong bài viết đăng tải trên tờ Australian Financial Review, nhà báo Ronald Mizen nhận định cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết ông sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng với Trung Quốc.
Các cuộc họp của Quad đã được duy trì đều đặn từ năm 2017. Sau rất nhiều cuộc thảo luận cấp chuyên viên, từ năm ngoái các cuộc họp của Quad đã được nâng lên cấp Bộ trưởng. Mặc dù cả bốn quốc gia đối tác vẫn đang phải đối phó với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, nhưng dự kiến cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của Quad trong năm nay sẽ diễn ra trực tiếp thay vì hình thức họp trực tuyến.
Người phát ngôn của Bộ Thương mại và Ngoại giao Australia thông báo đây là cuộc họp rất quan trọng để các đối tác sắp xếp và phối hợp trong một loạt các vấn đề, bao gồm cách thức ứng phó với đại dịch COVID-19. Vị quan chức này cho biết: "Quad là mối quan hệ đối tác cấp cao nhất của Australia và là một phần trong chính sách ngoại giao tích cực của chúng tôi, nhằm mục đích thúc đẩy một khu vực ổn định, kiên cường và bao trùm. Australia mong muốn được tham gia vào Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của nhóm Quad".
Truyền thông Nhật Bản đưa tin bà Payne và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đều mong muốn sẽ sớm được diện kiến Thủ tướng mới của Nhật Bản Yoshihide Suga. Tuần trước, ông Suga đã chính thức được lựa chọn là nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Nhật Bản sau gần 8 năm nắm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, một trong những người nắm giữ vị trí Thủ tướng lâu nhất tại Nhật Bản.
Trước đó, ngày 19/9, Bắc Kinh đã lập một bản "danh sách đen" các công ty nước ngoài được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia hoặc hoạt động chống lại lợi ích kinh doanh của Trung Quốc. Động thái này xuất hiện sau khi Mỹ chính thức ban hành lệnh cấm đối với hai ứng dụng công nghệ do công ty Trung Quốc sở hữu là TikTok và We Chat.
Trong một vài tháng gần đây, căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng liên tiếp gia tăng xung quanh vấn đề đường biên giới chung. Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có những tranh chấp liên quan các hòn đảo ở vùng biển ngoài khơi, được biết đến với tên gọi là đảo Senkaku tại Nhật Bản và Điếu Ngư tại Trung Quốc.
Mối quan hệ Trung Quốc - Australia hiện đang căng thẳng, thể hiện qua việc Trung Quốc áp thuế đối với thịt bò và lúa mạch của Australia, đồng thời khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp nhằm vào mặt hàng rượu vang xuất khẩu của Australia. Những căng thẳng này đã xuất phát từ vài năm nay, nhưng đặc biệt gia tăng sau khi Australia lên tiếng kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Ngày 20/9, khi được hỏi về cách thiết lập lại mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh, Thủ tướng Morrison cho biết việc Trung Quốc từ chối tham gia các cuộc thảo luận cấp Bộ trưởng khiến bất kỳ hình thức nào cũng đều trở nên khó khăn. Ông nói: "Chúng tôi luôn sẵn sàng. Rõ ràng là chúng tôi hoan nghênh điều đó và càng nhanh càng tốt (nếu có thể), nhưng điều này cần có sự tham gia từ cả hai phía".
Thủ tướng Australia tin rằng các lĩnh vực tài nguyên, nông nghiệp và dịch vụ của Australia là "những lời đề nghị hấp dẫn" đối với Trung Quốc. Mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia không phải là một chiều. Ông nói: "Tôi tin rằng chính phủ Trung Quốc cũng hiểu rõ về điều đó". Ông Morrison cũng cho biết Australia sẽ tiếp tục "sát cánh" với các quốc gia cùng chung quan điểm ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, những nước muốn thấy được sự cân bằng, an toàn và an ninh khu vực, cũng như tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia.
Trả lời chương trình Insiders của kênh truyền thông ABC, người đứng đầu Chính phủ Australia nói: "Chúng tôi rất ủng hộ điều đó và chúng tôi đang làm việc tích cực với các đối tác như Nhật Bản và Ấn Độ, cùng với Indonesia, Singapore và rất nhiều các quốc gia khác. Tôi nghĩ rằng cách mà chúng ta vượt qua vấn đề này đó là cùng tạo ra một khu vực tập trung vào sự ổn định và tôi tin điều đó sẽ cải thiện mối quan hệ trong khu vực một cách rộng rãi hơn".
* Tham vọng trở thành một cơ chế kinh tế xuyên Thái Bình Dương
Vào đầu tháng này, truyền thông Nhật Bản đưa tin nhà ngoại giao số hai của Mỹ Stephen Biegun tiết lộ Washington đang hướng tới mục tiêu "hợp thức hóa" mối quan hệ chiến lược ngày càng chặt chẽ với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia thông qua diễn đàn Nhóm Quad - một động thái được các chuyên gia đánh giá là nhằm thiết kế cách thức chống lại Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong một cuộc hội thảo trực tuyến bên lề Diễn đàn Đối tác Chiến lược Mỹ - Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Biegun cho biết: "Có một thực tế là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thực sự đang thiếu các cấu trúc đa phương mạnh mẽ. Họ không có bất kỳ một sự bảo vệ nào từ các tổ chức như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên minh châu Âu (EU). Chắc chắn có một lời mời ở đó để hợp thức hóa một cấu trúc như thế".
Nhóm Quad ra đời từ năm 2007 với bốn quốc gia thành viên là Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ, nhằm mục đích thiết lập một cơ chế kinh tế xuyên Thái Bình Dương, trở thành hạt nhân của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Sau 10 năm gián đoạn, từ năm 2017, Quad đã chính thức nối lại các cuộc họp mặt thường xuyên và nâng cấp thành đối thoại cấp Bộ trưởng. Đây được coi là "đứa con tinh thần" của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe, người đã có bài phát biểu quan trọng vào tháng 8/2007 với tiêu đề: "Sự hợp lưu của hai Biển", cung cấp nền tảng cho việc hình thành của nhóm sau đó.
Theo các nhà quan sát, mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng lần tái hợp gần đây của Quad đã trở thành bước hồi sinh quan trọng cho bốn đối tác tiềm năng, với mục tiêu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ, một động thái "chĩa mũi dùi" vào Trung Quốc.