Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Sự bùng nổ về giá vàng trong đại dịch COVID-19 đã giúp giữ các nhà máy tinh chế vàng của Thụy Sỹ duy trì hoạt động, nhưng cũng thúc đẩy các hoạt động khai thác bất hợp pháp, gây nguy hại đến tính mạng và môi trường.
Nhu cầu gia tăng đối với kim loại trú ẩn an toàn đã khiến giá vàng dao động trong những tuần gần đây, xung quanh mức cao nhất kể từ năm 2011. Mark Haefele, Giám đốc đầu tư tại ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS, cho rằng kim loại quý này thậm chí có nhiều khả năng tăng hơn nữa nếu căng thẳng địa chính trị leo thang. Từ tháng Ba đến tháng Sáu, Thụy Sỹ - nơi có khoảng 60% nguồn cung vàng toàn cầu được tinh chế đồng thời cũng là nước xuất khẩu vàng hàng đầu - đã chuyển khối lượng vàng kỷ lục tới Mỹ để đáp ứng nhu cầu từ các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, với việc các nhà chức trách ở nhiều nước sản xuất vàng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, lĩnh vực khai thác vàng trái phép đã ngày càng nở rộ.
* Tình trạng khai thác bất hợp pháp tại Peru
Khai thác mỏ là hoạt động kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế Peru khi chiếm đến 60% thị phần xuất khẩu của nước này. Năm 2019, quốc gia Nam Mỹ là nước xếp thứ sáu trên thế giới về sản xuất vàng.
Tại khu rừng nhiệt đới Peru, chỉ một năm sau khi chính phủ cử cảnh sát và quân đội đến chiếm đóng vùng đất bị tàn phá bởi các thợ mỏ như một phần của chiến dịch trấn áp khai thác bất hợp pháp, tình hình đang trở nên đáng lo ngại.
Lucía Dammert, Giáo sư người Peru chuyên về an ninh công cộng tại Đại học Santiago de Chile, cho biết do các biện pháp phong tỏa, khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình hình. Vào tháng 4/2020, nền kinh tế của đất nước đã giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019. Khoảng 72% dân số đã dựa vào kinh tế ngầm để kiếm sống và các biện pháp hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người tìm đến các hoạt động bất hợp pháp hơn nữa.
Peru hiện là nhà sản xuất vàng lớn thứ bảy trên thế giới, trong đó ước tính khoảng 20% được khai thác bất hợp pháp. Trong hơn 30 năm qua, rừng nhiệt đới đã dần bị thu hẹp khi người dân từ các vùng nghèo của đất nước bị thu hút đến các khu vực tìm thấy kim loại quý này với triển vọng làm giàu.
Tướng Raul del Castillo, cảnh sát trưởng phụ trách về môi trường của đất nước, nói với swissinfo.ch rằng kể từ khi đại dịch bắt đầu, cuộc chiến chống khai thác vàng trái phép không hề dễ dàng. Các nguồn lực công đã chuyển hướng sang chiến đấu với COVID-19. Lực lượng cảnh sát quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, với khoảng 24.000 trường hợp được xác nhận dương tính và khoảng 400 trường hợp tử vong trong cơ quan nhà nước này. Kể từ giữa tháng 7/2020, Madre de Dios, nơi từng là đầu mối khai thác vàng trái phép, đã ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong cả nước.
Tướng Del Castillo cho biết, do sự hiện diện của cơ quan thực thi pháp luật và sợ bị truy tố, nhiều thợ mỏ ở Madre de Dios đã di cư đến các khu vực khác để tiếp tục các hoạt động bất hợp pháp. Họ chuyển đến các vùng La Libertad ở phía Tây Bắc, Arequipa và một số vùng của Cusco cách không xa Madre de Dios. Những người khác đã dựng trại để khai thác bất hợp pháp trong cái gọi là Hành lang khai thác ở Madre de Dios, nơi thường chỉ được phép khai thác trong một số điều kiện nhất định.
* Kết nối với Thụy Sỹ
Tướng Del Castillo cho rằng điều quan trọng là phải truy lùng những kẻ chịu trách nhiệm mua và 'rửa vàng' bằng cách làm giả các tài liệu để kim loại quý này có thể biến thành hợp pháp "trước khi xuất khẩu sang các điểm đến, chẳng hạn như Thụy Sỹ, Dubai và Trung Quốc".
Các nhà chức trách đã tham gia vào một chiến dịch hồi đầu năm nay liên quan đến việc bắt giữ các thành viên của một mạng lưới mafia ở 5 khu vực của Peru và thu giữ 200 kg vàng được chuyển đến Thụy Sỹ, Đức, Dubai, Ấn Độ và Trung Quốc. Vàng đang được khai thác bên trong các đường hầm được đào trên các ngọn đồi phía sau các công trình trông giống như những ngôi nhà.
Các thỏi vàng và bao đất trộn với hàm lượng kim loại quý cao trị giá khoảng 10 triệu USD được cất giữ gần sân bay quốc tế của Lima để xuất khẩu sang các nước thông qua các công ty khai thác hợp pháp có đăng ký tại Peru. Một trong những công ty đó, Veta Dorada, nói với trang tin tức trực tuyến Mongabay rằng họ "mua quặng vàng từ các công ty khai thác thủ công và chính thức nhỏ đã đăng ký hợp lệ với Bộ Năng lượng và Mỏ".
Dữ liệu hải quan của Peru cho thấy Veta Dorada đã xuất khẩu vàng cho PX Precinox, một cơ sở tinh chế ở thành phố La-Chaux-de-Fonds của Thụy Sỹ. Từ tháng Hai đến tháng Ba năm nay, những chuyến hàng đó được chuyển đến nhà máy tinh chế vàng thông qua hải quan ở Zurich (Thụy Sĩ). Các chuyến hàng sau đó đã được đăng ký để giao cho công ty qua Miami, điểm đến đầu tiên do các chuyến bay ra khỏi Peru bị hạn chế kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19.
Philippe Chave, Giám đốc điều hành của PX Precinox, nói với swissinfo.ch, về số vàng mà công ty của ông đã nhập khẩu: "Tất cả vàng đã được xuất khẩu đều hợp pháp. Chúng tôi chỉ làm việc với những người chính thức hoặc đã đăng ký trong quá trình chính thức hóa".
Tướng Del Castillo cho biết, các cuộc điều tra đang được tiến hành để khám phá thêm về các liên kết nước ngoài với hoạt động khai thác bất hợp pháp. Hoạt động khai thác đã tàn phá những khu vực rộng lớn của vùng Amazon thuộc Peru, nơi vàng được khai thác và chuyển đến các nhà máy tinh chế và ngân hàng ở Thụy Sỹ.
Trong ba thập kỷ qua, 960 km2 rừng ở đây đã bị biến mất vì khai thác vàng, theo Trung tâm Sáng tạo Khoa học Amazon. Các chiến dịch quân sự thường xuyên đánh sập các tiền đồn khai thác bất hợp pháp, nhưng các thợ mỏ lại sớm hoạt động trở lại.
Các nhà chức trách đang cố gắng khuyến khích việc khai thác chính thức bằng cách đẩy nhanh kế hoạch chứng nhận cho các thợ mỏ đang đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và xã hội.
Một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp vàng, trong đó các nhà máy tinh chế của Thụy Sỹ đóng vai trò then chốt, đó là việc các nhà kinh doanh vàng mờ ám ở Peru trộn vàng khai thác hợp pháp với vàng khai thác từ các khu vực bất hợp pháp. Rửa tiền và thiếu hóa đơn chứng từ tạo ra một chuỗi cung ứng không thể truy xuất được.
Nhu cầu gia tăng đối với kim loại trú ẩn an toàn đã khiến giá vàng dao động trong những tuần gần đây, xung quanh mức cao nhất kể từ năm 2011. Mark Haefele, Giám đốc đầu tư tại ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS, cho rằng kim loại quý này thậm chí có nhiều khả năng tăng hơn nữa nếu căng thẳng địa chính trị leo thang. Từ tháng Ba đến tháng Sáu, Thụy Sỹ - nơi có khoảng 60% nguồn cung vàng toàn cầu được tinh chế đồng thời cũng là nước xuất khẩu vàng hàng đầu - đã chuyển khối lượng vàng kỷ lục tới Mỹ để đáp ứng nhu cầu từ các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, với việc các nhà chức trách ở nhiều nước sản xuất vàng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, lĩnh vực khai thác vàng trái phép đã ngày càng nở rộ.
* Tình trạng khai thác bất hợp pháp tại Peru
Khai thác mỏ là hoạt động kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế Peru khi chiếm đến 60% thị phần xuất khẩu của nước này. Năm 2019, quốc gia Nam Mỹ là nước xếp thứ sáu trên thế giới về sản xuất vàng.
Tại khu rừng nhiệt đới Peru, chỉ một năm sau khi chính phủ cử cảnh sát và quân đội đến chiếm đóng vùng đất bị tàn phá bởi các thợ mỏ như một phần của chiến dịch trấn áp khai thác bất hợp pháp, tình hình đang trở nên đáng lo ngại.
Lucía Dammert, Giáo sư người Peru chuyên về an ninh công cộng tại Đại học Santiago de Chile, cho biết do các biện pháp phong tỏa, khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình hình. Vào tháng 4/2020, nền kinh tế của đất nước đã giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019. Khoảng 72% dân số đã dựa vào kinh tế ngầm để kiếm sống và các biện pháp hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người tìm đến các hoạt động bất hợp pháp hơn nữa.
Peru hiện là nhà sản xuất vàng lớn thứ bảy trên thế giới, trong đó ước tính khoảng 20% được khai thác bất hợp pháp. Trong hơn 30 năm qua, rừng nhiệt đới đã dần bị thu hẹp khi người dân từ các vùng nghèo của đất nước bị thu hút đến các khu vực tìm thấy kim loại quý này với triển vọng làm giàu.
Tướng Raul del Castillo, cảnh sát trưởng phụ trách về môi trường của đất nước, nói với swissinfo.ch rằng kể từ khi đại dịch bắt đầu, cuộc chiến chống khai thác vàng trái phép không hề dễ dàng. Các nguồn lực công đã chuyển hướng sang chiến đấu với COVID-19. Lực lượng cảnh sát quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, với khoảng 24.000 trường hợp được xác nhận dương tính và khoảng 400 trường hợp tử vong trong cơ quan nhà nước này. Kể từ giữa tháng 7/2020, Madre de Dios, nơi từng là đầu mối khai thác vàng trái phép, đã ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong cả nước.
Tướng Del Castillo cho biết, do sự hiện diện của cơ quan thực thi pháp luật và sợ bị truy tố, nhiều thợ mỏ ở Madre de Dios đã di cư đến các khu vực khác để tiếp tục các hoạt động bất hợp pháp. Họ chuyển đến các vùng La Libertad ở phía Tây Bắc, Arequipa và một số vùng của Cusco cách không xa Madre de Dios. Những người khác đã dựng trại để khai thác bất hợp pháp trong cái gọi là Hành lang khai thác ở Madre de Dios, nơi thường chỉ được phép khai thác trong một số điều kiện nhất định.
* Kết nối với Thụy Sỹ
Tướng Del Castillo cho rằng điều quan trọng là phải truy lùng những kẻ chịu trách nhiệm mua và 'rửa vàng' bằng cách làm giả các tài liệu để kim loại quý này có thể biến thành hợp pháp "trước khi xuất khẩu sang các điểm đến, chẳng hạn như Thụy Sỹ, Dubai và Trung Quốc".
Các nhà chức trách đã tham gia vào một chiến dịch hồi đầu năm nay liên quan đến việc bắt giữ các thành viên của một mạng lưới mafia ở 5 khu vực của Peru và thu giữ 200 kg vàng được chuyển đến Thụy Sỹ, Đức, Dubai, Ấn Độ và Trung Quốc. Vàng đang được khai thác bên trong các đường hầm được đào trên các ngọn đồi phía sau các công trình trông giống như những ngôi nhà.
Các thỏi vàng và bao đất trộn với hàm lượng kim loại quý cao trị giá khoảng 10 triệu USD được cất giữ gần sân bay quốc tế của Lima để xuất khẩu sang các nước thông qua các công ty khai thác hợp pháp có đăng ký tại Peru. Một trong những công ty đó, Veta Dorada, nói với trang tin tức trực tuyến Mongabay rằng họ "mua quặng vàng từ các công ty khai thác thủ công và chính thức nhỏ đã đăng ký hợp lệ với Bộ Năng lượng và Mỏ".
Dữ liệu hải quan của Peru cho thấy Veta Dorada đã xuất khẩu vàng cho PX Precinox, một cơ sở tinh chế ở thành phố La-Chaux-de-Fonds của Thụy Sỹ. Từ tháng Hai đến tháng Ba năm nay, những chuyến hàng đó được chuyển đến nhà máy tinh chế vàng thông qua hải quan ở Zurich (Thụy Sĩ). Các chuyến hàng sau đó đã được đăng ký để giao cho công ty qua Miami, điểm đến đầu tiên do các chuyến bay ra khỏi Peru bị hạn chế kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19.
Philippe Chave, Giám đốc điều hành của PX Precinox, nói với swissinfo.ch, về số vàng mà công ty của ông đã nhập khẩu: "Tất cả vàng đã được xuất khẩu đều hợp pháp. Chúng tôi chỉ làm việc với những người chính thức hoặc đã đăng ký trong quá trình chính thức hóa".
Tướng Del Castillo cho biết, các cuộc điều tra đang được tiến hành để khám phá thêm về các liên kết nước ngoài với hoạt động khai thác bất hợp pháp. Hoạt động khai thác đã tàn phá những khu vực rộng lớn của vùng Amazon thuộc Peru, nơi vàng được khai thác và chuyển đến các nhà máy tinh chế và ngân hàng ở Thụy Sỹ.
Trong ba thập kỷ qua, 960 km2 rừng ở đây đã bị biến mất vì khai thác vàng, theo Trung tâm Sáng tạo Khoa học Amazon. Các chiến dịch quân sự thường xuyên đánh sập các tiền đồn khai thác bất hợp pháp, nhưng các thợ mỏ lại sớm hoạt động trở lại.
Các nhà chức trách đang cố gắng khuyến khích việc khai thác chính thức bằng cách đẩy nhanh kế hoạch chứng nhận cho các thợ mỏ đang đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và xã hội.
Một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp vàng, trong đó các nhà máy tinh chế của Thụy Sỹ đóng vai trò then chốt, đó là việc các nhà kinh doanh vàng mờ ám ở Peru trộn vàng khai thác hợp pháp với vàng khai thác từ các khu vực bất hợp pháp. Rửa tiền và thiếu hóa đơn chứng từ tạo ra một chuỗi cung ứng không thể truy xuất được.