Tại sao người Mỹ tìm nơi trú ẩn an toàn từ đồng USD?

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 484
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Trang mạng eurasiareview.com (Ngày 28/8)

Thói quen sử dụng các gói nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tạo ra bong bóng nợ lớn nhất trong lịch sử. Các hợp đồng giao sau của vàng được giao dịch ở mức cao kỷ lục, hiện tượng được một số người gọi là "một sự bí ẩn". Tuy nhiên, "sự bí ẩn" này đã được giải thích từ lâu bởi các quy luật kinh tế. "Bí ẩn" thực sự duy nhất ở đây là: tại sao, ngược với tư duy kinh tế qua hàng thế kỷ, ngay từ ban đầu chúng ta lại cho phép tiền giấy của ngân hàng trung ương trở thành dạng chủ đạo nhất của tiền tệ trong lưu thông.
imf-cong-bo-chuong-trinh-cuu-tro-covid-19-gia-50-ty-usd.jpg


Những làn sóng bất ổn xã hội và rối loạn kinh tế thúc đẩy một số người nhìn lại quá khứ và suy nghĩ về những nhà lập quốc của nước Mỹ. Một trong số rất nhiều lời cảnh báo của các nhà lập quốc về các thể chế có thể thống trị thế giới hiện đại là lời cảnh báo đúng đắn một cách đáng kinh ngạc về ngân hàng trung ương.

Ngày 1/8/1787, trong bức thư George Washington gửi cho Thomas Jefferson có đoạn "tiền giấy có thể hủy hoại thương mại, đàn áp những người trung thực, và mở ra cánh cửa cho mọi loại gian trá và bất công". Jefferson cũng phản đói khái niệm tiền giấy. Ông cảnh báo rằng "các tổ chức ngân hàng là nguy hiểm hơn những đội quân thường trực". James Madison cho rằng tiền giấy là "bất công" vì ông nhận ra tiền giấy cho phép chính phủ tịch thu và tái phân phối của cải thông qua lạm phát: "Nó ảnh hưởng tới quyền sở hữu cũng như lấy đi giá trị tương ứng từ đất đai".

Nói một cách khác, lạm phát là một dạng đánh thuế ẩn. Washington, Jefferson và Madison hiểu điều này. Và thế hệ các nhà kinh tế xuất chúng sau này, từ Ludwig von Mises tới F.A. Hayek và Murry Rothbard, cũng vậy.

Không có gì bí ẩn hay đáng tranh cãi về "tiền mạnh" (đó là tiền được bảo đảm bằng một khối lượng hàng hóa nhất định chẳng hạn vàng hoặc bạc). Cả vàng và bạc đều có giá trị theo cách nào đó trong hơn 6.000 năm qua và đã được sử dụng như một loại tiền tệ trong khoảng 2.600 năm. Khi niềm tin vào đồng đôla tiếp tục lao dốc, thị trường không những đặt niềm tin lớn hơn vào vàng và bạc, mà còn vào tiền điện tử, loại tiền có một số tính chất giống vàng.

Nhiệm kỳ tổng thống của Woodrow Wilson và Franklin D. Roosevelt được xem như những năm tháng đen tối nhất đối với quyền tự do ở Mỹ. Hai tổng thống này đã ban hành các chính sách tiền tệ rất khắc nghiệt. Năm 1838, nghị sĩ John C. Calhoun cảnh báo trước về một thảm họa kinh tế mà cuối cùng đã thực sự xuất hiện vào giai đoạn Thời đại Tiến bộ. Ông giải thích: "Bản chất của kích thích đó là làm cho phấn khích trước sau đó là chán nản. Không có gì kích thích hơn việc mở rộng và phá giá tiền tệ. Nó tạo ra một sự thịnh vượng giả tạo. Người ta cảm thấy như thể bản thân giàu có hơn khi giá cả tăng".

70 năm sau, những người chuyên quyền điều hành Chính quyền Wilson đã giáng hai đòn chí mạng vào quyền tự do khi ban hành Đạo luật Dự trữ Liên bang và Đạo luật Thu nhập, mãi mãi biến năm 1913 trở thành năm thảm họa đối với quyền tự do. Hai đạo luật này tấn công vào nền tảng của quyền sở hữu bằng cách thiết lập Hệ thống Dự trữ Liên bang và thuế thu nhập. Sau đó, vào năm 1933, Roosevelt ban hành Sắc lệnh Hành pháp số 6102, yêu cầu mọi người dân Mỹ nộp lại vàng cho chính phủ. Không lâu sau, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dự trữ Vàng năm 1934, đạo luật đã góp phần đẩy giá vàng tăng cao và tạo ra lợi nhuận 14,33 đôla cho mỗi ounce vàng mà chính thủ trưng thu từ dân chúng.

Cuối cùng, vào năm 1971, Tổng thống Richard Nixon, giống như những nhà kinh tế theo trường phái Keynes khác, quyết tâm kết thúc công việc của Wilson và Roosevelt bằng cách xóa bỏ khung giá vàng, vĩnh viễn tách bản vị vàng ra khỏi đồng đôla. Thay vì mở ra một thời kỳ mới kinh tế ổn định, sự kết hợp miễn cưỡng giữa FED và chính quyền liên bang đã tạo ra một vòng lặp của những chu kỳ bùng nổ và suy thoái kinh tế nối tiếp nhau. Hậu quả không chỉ là lạm pháp và sụt giá (cả hai điều này đều làm giảm sức mua và khả năng tiết kiệm của người dân), hiện nay, mỗi lần suy thoái xuất hiện, chính phủ được phép làm hai việc: tăng cường quyền lực và thuế, sau đó chi tiêu tùy ý mà không cần lo phải chịu trách nhiệm. Nói một cách khác, mỗi lần lạm phát tiền tệ thì quyền lực của chính phủ cũng tăng lên.

Với việc chính phủ đóng cửa các nền kinh tế địa phương, chỉ số kinh tế quý II năm nay của Mỹ ở vào mức tồi tệ trong lịch sử với tỷ lệ nợ/GDP chạm ngưỡng 136%, nợ quốc gia chạm mức 27.000 tỷ USD. Nếu chúng ta tiếp tục con đường này, sớm hay muộn đồng USD và hệ thống tiền tệ sẽ sụp đổ. Nguy hiểm lớn nhất của viễn cảnh này đó là chính phủ có thể tịch thu tài sản của phần lớn hay thậm chí là tất cả mọi người để trả nợ. Như nhà kinh tế học người Mỹ gốc Đức Hans Senholz từng nói: "Nợ chính phủ là một dạng đánh thuế đối với thu nhập cá nhân và tài sản tư, một hóa đơn thuế chưa tới lúc trả."

Điều này giải thích tại sao giảm quy mô chính phủ lại là chìa khóa để kéo nước Mỹ ra khỏi vòng xoáy này, một vòng xoáy của suy thoái và bùng nổ kinh tế. Để chính phủ thực hiện được chức năng nòng cốt của mình là bảo vệ quyền tự do, chúng ta phải ngăn chính phủ nhúng tay vào những vấn đề nằm ngoài giới hạn được những nhà khai quốc vạch ra. Điều này bao gồm việc nhanh chóng bãi bỏ tiền giấp pháp định và giảm chi tiêu chính phủ trên mọi lĩnh vực.

Sự thay đổi toàn diện này có thể bắt đầu từ chính quyền các bang, các cơ quan lập pháp vốn có quyền "bác bỏ" quyết định của chính quyền liên bang bằng cách thông qua các đạo luật cho phép các cá nhân được sử dụng vàng hoặc bạc làm tiền tệ.

Nếu các hành động lập pháp như vậy không được thực hiện, chúng ta hầu như sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận thực tế rằng những con người tự do sẽ trở thành nô lệ trong nhiều thế hệ sắp tới. Tự do là khả năng quyết định vận mệnh của chính mình. Tiền mạnh sẽ giúp con người giữ được tự do.
 
Bên trên