Tại Sao Trader Không Nên Vào Những Cú Trade Cảm Thấy Ăn Chắc?

T
Trongdinh25
Bình luận: 0Lượt xem: 97
T

Trongdinh25

Thành viên
  • T

    Trongdinh25

Hừm… nghe có vẻ hơi ngược đời đúng không anh em? Các trader cảm thấy ăn chắc thì nên vào quá đi chứ!

Khi tôi có cảm giác tôi phải vào lệnh ngay lập tức vì kèo này quá chắc ăn, thường nó sẽ là 1 kèo thua. Điều quan trọng là thậm chí khi kèo đó thắng, rất thường xuyên là tôi phải gồng 1 khoản lỗ kha khá trước đó. Mặt khác, khi tôi vào 1 cái trade mà thấy sợ VCĐ ra ấy (bởi vì tôi đang đi ngược lại tâm lý chung của thị trường), các trade đó thường đi rất tốt, và ngay khi vào lệnh là trade đã có lợi nhuận luôn rồi.

1.Tại sao trader không nên vào trade thấy ăn chắc – Hai ví dụ
Tua ngược về ngày 27/8, tâm lý chủ đạo lúc bấy giờ là mọi nhà đầu tư đều kỳ vọng vào 1 đợt suy thoái – hầu như không phải là 1 thời điểm đẹp để vào mua bất kỳ cổ phiếu nào (và bán khống đồng đô la) và có lẽ là thời điểm bạn nên cảm thấy lo lắng nhất. Mua vào cổ phiếu khi mọi người đều đang nói về 1 đợt suy thoái có lẽ là điều ngu ngốc nhất.

Trường hợp thứ hai, khi QE 2 (nới lỏng định lượng lần thứ 2) được chính thức công bố vào ngày 3/11. Các kèo trade như bán euro mua vào đô la, aussie (AUD) và đồng Bảng được cho là điều ngu xuẩn để làm khi mọi người đều đang nói về khả năng đồng đô bị hạ giá, và gần như mọi trader đều phải cảm thấy lo lẳng khi có các giao dịch như vậy. Tuy nhiên, đồng đô đã tăng.

tai-sao-trader-khong-nen-vao-nhung-cu-trade-cam-thay-an-chac-1
Tại sao trader không nên vào trade
Điểm chung giữa 2 ví dụ trên là đều tồn tại 1 tin tức cơ bản quan trọng khiến tâm lý thị trường chung biến chuyển. Tuy nhiên điều quan trọng bạn cần biết ở đây là các tin tức hay yếu tố về mặt cơ bản – như việc đường cong lợi suất đảo ngược hay kỳ vọng về 1 đợt suy thoái thường có tác động trong dài hạn. Đôi khi cần tới nhiều tháng tới nhiều năm sau sự việc đường cong lợi suất đảo ngược thì suy thoái mới đến, và kể từ khi có tin tức đó xuất hiện, market vẫn chưa thể phản ứng ngay lập tức được. Điểm mấu chốt ở đây là thời gian.

Tôi không có ý rằng không bao giờ xuất hiện các cú trade mà chúng ta nên “hối hả” vào ngay, bởi vẫn tồn tại các sự kiện cơ bản mang tính tác động ngay lập tức: Chúng ta đã thấy nhiều lần market chuyển sang tâm lý né tránh rủi ro dường như ngay lập tức khi tổng thống Trump có các tweet mang tính tiêu cực về thương chiến: Vàng, JPY, CHF bật tăng; USD, AUD, NZD và chứng khoán Mỹ giảm. Nhưng thường khi bạn phát hiện được các tin tức mang tính nóng hổi này thì market đã chạy xa rồi, việc vào lệnh tại thời điểm đó lại càng nguy hiểm.

tai-sao-trader-khong-nen-vao-nhung-cu-trade-cam-thay-an-chac-2

2. Tại sao không nên vào trade thấy ăn chắc – Tóm lại

Quay trở lại câu hỏi đầu bài, tại sao Trader không nên vào những cú trade cảm thấy ăn chắc?

Nếu giải thích theo phân tích cơ bản, thì ta dùng 2 ví dụ trên để giải thích. Các kèo trade cảm thấy ăn chắc thường sẽ đi thuận theo tâm lý chung của thị trường. Tâm lý thị trường thì bị dẫn dắt bởi các tin tức và yếu tố cơ bản: nếu yếu tố cơ bản đó cần nhiều thời gian để tạo ra tác động lên market thì việc vào ngay sẽ khiến anh em dính đỉnh đáy ngay lập tức. Trường hợp tin tức cơ bản đó phản ánh ngay lên market thì rõ ràng là không nên vào nữa, vì lúc đó giá đã chạy quá xa và đã quá muộn để vào rồi.

Tóm lại là không nên vào.

Nếu giải thích theo phân tích kỹ thuật, việc bạn cảm thấy ăn chắc trong 1 kèo nào đó tức là sẽ có nhiều Trader cảm thấy ăn chắc giống bạn (hơi chủ quan), do đó họ sẽ đặt dừng lỗ gần hoặc trùng với bạn. Ngay khi market đi ngược kỳ vọng của bạn (và các Trader cùng quan điểm với bạn), tập hợp các lệnh dừng lỗ sẽ bị kích hoạt cùng một lúc, tạo động lực cho giá đi nhanh và mạnh hơn theo hướng ngược lại. Đây là cơ chế chung của các phá vỡ giả (false break).

Tóm lại là cũng không nên vào.
 
Xem nhiều nhất

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên