Wikifx VN
Tải ứng dụng WikiFX và trải nghiệm ngay!
-
Wikifx VN
Lời nói đầu:Các ngân hàng trung ương đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực ổn định thị trường tài chính dưới sức ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong tuần này, ECB, BoJ và BoC sẽ đưa ra quyết định lãi suất - đây được cho sẽ là tâm điểm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư ngoại hối thế giới.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Rishi Sunak đã trình bày kế hoạch ngân sách phiên bản thu nhỏ. Kế hoạch này đề xuất giảm thuế VAT cho ngành khách sạn và thực phẩm, tạm thời hoãn thu thuế mua nhà mới và hỗ trợ người lao động trẻ hiện đang thất nghiệp.
Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) quyết định duy trì lãi suất ở mức 0,25% trong cuộc họp chính sách tuần trước. Ở diễn biến khác, nền kinh tế Canada đã tạo thêm 952.000 việc làm mới trong tháng 6, vượt xa mức ước tính 700.000 trước đó.
Nền kinh tế Mỹ cũng cho thấy một số dấu hiệu phục hồi khi chỉ số PMI phi sản xuất của Viện ISM tăng từ 45,4 điểm hồi tháng 5 lên 57,1 điểm trong tháng 6. Tỉ lệ thất nghiệp cũng đang trong xu hướng giảm.
Dù vậy, căng thẳng Mỹ - Trung xoay quanh vấn đề nguồn gốc đại dịch COVID-19, luật an ninh quốc gia Hong Kong,...lại tiếp tục leo thang, khiến nhà đầu tư lo ngại về diễn biến sắp tới của thị trường tài chính.
ForexCrunch đã tổng hợp một số sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối tuần 13/7 - 17/7:
1. Báo cáo việc làm của Australia (14/7)
Thị trường lao động của Australia bị thiệt hại nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19. Vào tháng 5, nền kinh tế châu Đại Dương này đã chứng kiến 227.700 việc làm bị quét sạch, tồi tệ hơn nhiều so với dự đoán mất 105.000 việc làm.
Các nhà phân tích dự đoán thị trường lao động Australia sẽ phục hồi mạnh trong tháng 6, ước tính tăng 100.000 việc làm.
2. GDP của Anh (14/7)
Hồi tháng 6 vừa qua, số liệu GDP tháng 4 đã thu hút không ít sự quan tâm của nhà đầu tư khi nền kinh tế Anh lao dốc kỉ lục 20,4%. Các nhà phân tích nhận định GDP tháng 5 sẽ phục hồi, dự báo tăng khoảng 5%.
3. Lạm phát của Anh (15/7)
Đầu năm 2020, lạm phát của Anh duy trì quanh ngưỡng 1,8%, tuy nhiên kể từ đó lạm phát liên tục lao dốc. Hồi tháng 5, lạm phát giảm từ 0,8% của tháng trước đó xuống còn 0,5%. Dữ liệu lạm phát tháng 6 dự kiến đạt 0,5%, tương tự kết quả của tháng 5.
4. Lạm phát của Mỹ (14/7)
Lạm phát tiêu dùng của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm mạnh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ.
Chỉ số CPI đã lao dốc liên tiếp ba tháng, nhưng các chuyên gia kinh tế dự đoán chỉ số này sẽ hồi phục mạnh mẽ trong tháng 6, dự kiến đạt 0,6%.
5. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định lãi suất (15/7)
Theo ForexCrunch, BoJ dự kiến sẽ duy trì chính sách tiền tệ hiện tại. Dù vậy, nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo sát tuyên bố lãi suất của ngân hàng trung ương này.
6. Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) quyết định lãi suất (15/7)
Tương tự BoJ, BoC cũng được cho là sẽ duy trì lãi suất ở mức 0,25% như hiện tại. Nền kinh tế Canada đang dần phục hồi từ đại dịch, cho nên giới đầu tư sẽ theo dõi quyết định lãi suất để biết quan điểm của BoC về nền kinh tế này.
7. GDP của Trung Quốc (16/7)
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 6,8% GDP trong quí I năm nay, cho thấy tác động nghiêm trong của đại dịch. Tuy nhiên, GDP quí II của Trung Quốc dự kiến sẽ tích cực hơn, ước tính tăng 2,2%.
8. Báo cáo việc làm của Anh (16/7)
Tỉ lệ thất nghiệp tại Anh đã tăng vọt do đại dịch COVID-19. Trong tháng 5, số người lao động mất việc giảm từ 856.500 xuống còn 528.900, còn tăng trưởng tiền lương giảm từ 2,4% xuống còn 1% và dự kiến sẽ tiếp tục tụt về 0,4%.
Tỉ lệ thất nghiệp tại Anh đã dao động quanh mức 3,9% trong hai tháng liên tiếp và được dự đoán sẽ tăng nhẹ lên mức 4,1% trong tháng 6.
9. Số hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ (16/7)
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm dần từ 1,31 triệu hồ sơ của tuần trước xuống còn 1,25 triệu hồ sơ trong tuần này.
10. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định lãi suất (16/7)
ECB dự kiến sẽ duy trì lãi suất ở mốc 0% trong cuộc chính sách ngày 16/7. Tương tự với trường hợp của BoJ và BoC, nhà đầu tư ngoại hối chắc chắn sẽ không bỏ qua tuyên bố chính sách tiền tệ của ECB.
11. Lạm phát chung của Eurozone (17/7)
Tỉ lệ lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã chạm ngưỡng 0,1% trong tháng 5 - mức thấp nhất trong 4 năm qua. Số liệu tháng 6 ước tính đạt 0,3%, không cải thiện đáng kể so với tháng trước.
Kiểm tra mức độ uy tín của sàn với ứng dụng WikiFX: bit.ly/wikifxVN
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Rishi Sunak đã trình bày kế hoạch ngân sách phiên bản thu nhỏ. Kế hoạch này đề xuất giảm thuế VAT cho ngành khách sạn và thực phẩm, tạm thời hoãn thu thuế mua nhà mới và hỗ trợ người lao động trẻ hiện đang thất nghiệp.
Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) quyết định duy trì lãi suất ở mức 0,25% trong cuộc họp chính sách tuần trước. Ở diễn biến khác, nền kinh tế Canada đã tạo thêm 952.000 việc làm mới trong tháng 6, vượt xa mức ước tính 700.000 trước đó.
Nền kinh tế Mỹ cũng cho thấy một số dấu hiệu phục hồi khi chỉ số PMI phi sản xuất của Viện ISM tăng từ 45,4 điểm hồi tháng 5 lên 57,1 điểm trong tháng 6. Tỉ lệ thất nghiệp cũng đang trong xu hướng giảm.
Dù vậy, căng thẳng Mỹ - Trung xoay quanh vấn đề nguồn gốc đại dịch COVID-19, luật an ninh quốc gia Hong Kong,...lại tiếp tục leo thang, khiến nhà đầu tư lo ngại về diễn biến sắp tới của thị trường tài chính.
ForexCrunch đã tổng hợp một số sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối tuần 13/7 - 17/7:
1. Báo cáo việc làm của Australia (14/7)
Thị trường lao động của Australia bị thiệt hại nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19. Vào tháng 5, nền kinh tế châu Đại Dương này đã chứng kiến 227.700 việc làm bị quét sạch, tồi tệ hơn nhiều so với dự đoán mất 105.000 việc làm.
Các nhà phân tích dự đoán thị trường lao động Australia sẽ phục hồi mạnh trong tháng 6, ước tính tăng 100.000 việc làm.
2. GDP của Anh (14/7)
Hồi tháng 6 vừa qua, số liệu GDP tháng 4 đã thu hút không ít sự quan tâm của nhà đầu tư khi nền kinh tế Anh lao dốc kỉ lục 20,4%. Các nhà phân tích nhận định GDP tháng 5 sẽ phục hồi, dự báo tăng khoảng 5%.
3. Lạm phát của Anh (15/7)
Đầu năm 2020, lạm phát của Anh duy trì quanh ngưỡng 1,8%, tuy nhiên kể từ đó lạm phát liên tục lao dốc. Hồi tháng 5, lạm phát giảm từ 0,8% của tháng trước đó xuống còn 0,5%. Dữ liệu lạm phát tháng 6 dự kiến đạt 0,5%, tương tự kết quả của tháng 5.
4. Lạm phát của Mỹ (14/7)
Lạm phát tiêu dùng của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm mạnh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ.
Chỉ số CPI đã lao dốc liên tiếp ba tháng, nhưng các chuyên gia kinh tế dự đoán chỉ số này sẽ hồi phục mạnh mẽ trong tháng 6, dự kiến đạt 0,6%.
5. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định lãi suất (15/7)
Theo ForexCrunch, BoJ dự kiến sẽ duy trì chính sách tiền tệ hiện tại. Dù vậy, nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo sát tuyên bố lãi suất của ngân hàng trung ương này.
6. Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) quyết định lãi suất (15/7)
Tương tự BoJ, BoC cũng được cho là sẽ duy trì lãi suất ở mức 0,25% như hiện tại. Nền kinh tế Canada đang dần phục hồi từ đại dịch, cho nên giới đầu tư sẽ theo dõi quyết định lãi suất để biết quan điểm của BoC về nền kinh tế này.
7. GDP của Trung Quốc (16/7)
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 6,8% GDP trong quí I năm nay, cho thấy tác động nghiêm trong của đại dịch. Tuy nhiên, GDP quí II của Trung Quốc dự kiến sẽ tích cực hơn, ước tính tăng 2,2%.
8. Báo cáo việc làm của Anh (16/7)
Tỉ lệ thất nghiệp tại Anh đã tăng vọt do đại dịch COVID-19. Trong tháng 5, số người lao động mất việc giảm từ 856.500 xuống còn 528.900, còn tăng trưởng tiền lương giảm từ 2,4% xuống còn 1% và dự kiến sẽ tiếp tục tụt về 0,4%.
Tỉ lệ thất nghiệp tại Anh đã dao động quanh mức 3,9% trong hai tháng liên tiếp và được dự đoán sẽ tăng nhẹ lên mức 4,1% trong tháng 6.
9. Số hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ (16/7)
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm dần từ 1,31 triệu hồ sơ của tuần trước xuống còn 1,25 triệu hồ sơ trong tuần này.
10. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định lãi suất (16/7)
ECB dự kiến sẽ duy trì lãi suất ở mốc 0% trong cuộc chính sách ngày 16/7. Tương tự với trường hợp của BoJ và BoC, nhà đầu tư ngoại hối chắc chắn sẽ không bỏ qua tuyên bố chính sách tiền tệ của ECB.
11. Lạm phát chung của Eurozone (17/7)
Tỉ lệ lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã chạm ngưỡng 0,1% trong tháng 5 - mức thấp nhất trong 4 năm qua. Số liệu tháng 6 ước tính đạt 0,3%, không cải thiện đáng kể so với tháng trước.
Kiểm tra mức độ uy tín của sàn với ứng dụng WikiFX: bit.ly/wikifxVN