Tấm séc “khủng” để bình thường hóa quan hệ giữa Khartoum và Tel-Aviv

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 485
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo giới truyền thông, Tổng thống Mỹ Donald Trump có lẽ đã bỏ ra một tấm séc với số tiền lên đến 10 con số để người Sudan đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel.

1600952612402.png


Tại Mỹ, người đứng đầu ngành ngoại giao quốc gia Mike Pompeo đang tham gia vào cuộc chạy đua với thời gian để giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và Sudan trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ.

Washington được cho là có ý định mua sự bình thường hóa giữa Khartoum và Tel Aviv. Để làm được điều này, nước Mỹ cần phải chi ra một trong những séc lớn nhất cho một quốc gia châu Phi ngoài Ai Cập. Theo báo chí Sudan được Đài France Internationale trích dẫn, Chính quyền Mỹ đã hứa sẽ viện trợ kinh tế với số tiền 5 tỷ USD cho Khartoum nếu đề xuất của Washington được chấp nhận.

Tuy nhiên, điều mà Ngoại trưởng Pompeo muốn giành sự chú ý lại là về các cuộc tấn công và hàng trăm triệu USD mà người Sudan sẽ phải trả cho các nạn nhân Mỹ. Ông viết trong một lá thư gửi các thượng nghị sĩ mà hãng tin AFP có được: “Mỹ có cơ hội duy nhất một lần để bồi thường cho các nạn nhân của vụ khủng bố Al Qaeda năm 1998 nhằm vào các đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania”,

"Chúng ta cũng có một cửa sổ hẹp và duy nhất để hỗ trợ chính phủ chuyển tiếp do dân sự lãnh đạo ở Sudan", ông Pompeo nói thêm. Trọng tâm của vấn đề này là việc Sudan bị đưa vào danh sách đen các quốc gia ủng hộ chủ nghĩa khủng bố của Mỹ, khiến các lệnh trừng phạt được áp đặt từ năm 1993, đồng nghĩa với xu hướng cản trở đầu tư vào quốc gia Đông Bắc Phi này.

Cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn với các cuộc tấn công năm 1998, khiến hơn 200 người thiệt mạng. Đất nước Sudan dưới thời cựu Tổng thống Omar al-Bashir bị cáo buộc đã tiếp tay cho thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden trong vài năm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Washington đã thay đổi quan điểm khi cựu nhà độc tài Sudan bắt đầu hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố và “chơi trò chơi hòa bình” với Nam Sudan. Cựu Tổng thống Dân chủ Barack Obama và sau đó là người kế nhiệm của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã kết nối lại với Khartoum, và thậm chí trước khi chế độ Omar al-Bashir sụp đổ, Washington đã bắt đầu đối thoại để loại Sudan ra khỏi danh sách đen của mình.

Vào mùa Xuân 2019, cuộc cách mạng thúc đẩy phong trào phản kháng và quét sạch chế độ Sudan cũ diễn ra, và ông Mike Pompeo đã không tiếc lời ủng hộ Thủ tướng chuyển tiếp Abdallah Hamdok. Nhưng các cuộc đàm phán vấp phải hồ sơ pháp lý gai góc về việc bồi thường cho các gia đình nạn nhân của vụ tấn công năm 1998. Ngoại trưởng Mỹ giờ đây nghĩ rằng một giải pháp đang trong tầm nhìn và đã biến nó thành "một trong những ưu tiên hàng đầu của ông", một phát ngôn viên về ngoại giao Mỹ nói với AFP.

Trong bối cảnh đó, giải pháp của ông Pompeo là cung cấp cho Khartoum, vào một tài khoản bị phong tỏa, các khoản tiền sẽ chỉ được trả theo điều kiện để bồi thường cho các nguyên đơn. Truyền thông Mỹ trích dẫn cho biết, tổng số tiền sẽ là 335 triệu USD. Trong số các điều kiện này, việc rút Sudan khỏi danh sách đen chống khủng bố và thông qua dự luật tuyên bố "hòa bình hợp pháp" với Khartoum là nhằm tránh nguy cơ có một vụ kiện mới.

Trong bức thư của mình, ông Mike Pompeo đã gây sức ép buộc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu cho điều khoản này. “Đạo luật này phải có hiệu lực chậm nhất vào giữa tháng 10 để đảm bảo việc chi trả tiền bồi thường cho các nạn nhân ngay khi Sudan được loại khỏi danh sách các quốc gia ủng hộ khủng bố”, ông Pompeo giải thích. Rõ ràng, điều đó có nghĩa là Chính quyền Tổng thống Trump đã sẵn sàng dỡ bỏ lệnh trừng phạt mang tính biểu tượng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11.

Bề ngoài, một số thượng nghị sĩ từ tất cả các bên ủng hộ yêu cầu của Mike Pompeo. Nhưng bên trong nội bộ Chính phủ Mỹ lại có những lo ngại về sự phản ứng từ các đảng viên Dân chủ có ảnh hưởng.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại vội vàng như vậy, về phía một Ngoại trưởng vốn rất ít quan tâm đến lục địa châu Phi?

Ông Mike Pompeo đã đến thăm Khartoum vào tháng 8/2020, chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ sau 15 năm, nhằm thuyết phục các nước Arập bình thường hóa quan hệ với Israel. Điều này cho thấy phía của ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa muốn tận dụng các thỏa thuận lịch sử được ký kết dưới sự bảo trợ của mình, chẳng hạn như giữa Nhà nước Hebrew (Israel) với Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Bahrain, như một thành công còn thiếu trong hồ sơ ngoại giao của mình.

Điều này sẽ có lợi hơn cho các lợi ích của Israel và do đó có khả năng kích động khu vực bầu cử đối với những người theo đạo Tin lành ở Mỹ. Tuy nhiên, Thủ tướng Sudan Abdallah Hamdok dường như đã thổi bay hy vọng của người Mỹ, khi ông tuyên bố rằng ông "không có trách nhiệm" để giải quyết một vấn đề nhạy cảm như vậy và phải chờ sau giai đoạn chuyển tiếp. Dù vậy, theo một số nhà quan sát, các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục ở hậu trường.
 
Bên trên