Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Ngày 1/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Berlin, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Âu sau khi đã qua Italy, Hà Lan, Na Uy và Pháp với kỳ vọng sửa chữa hình ảnh của Trung Quốc đang bị xấu đi rõ rệt từ sau đại dịch COVID-19, kéo châu Âu lại gần trong bối cảnh gần đây Mỹ đang tìm cách tập hợp một liên minh chống Trung Quốc. Sứ mệnh ngoại giao của ông Vương không chỉ khoanh vùng trong Liên minh châu Âu (EU). Ngay sau chuyến thăm của Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì dự kiến cũng sẽ thăm một số quốc gia châu Âu khác để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc trực tuyến vào trung tuần tháng 9. Báo Pháp bình luận về hai nước cờ trên cũng như thâm ý của Bắc Kinh qua nhiệm vụ của các sứ giả này.
Chuyến công du châu Âu của Ngoại trưởng Vương Nghị có sứ mệnh khá phức tạp là làm sao giảm thiểu các thiệt hại hình ảnh của một Trung Quốc đang bị nghi ngờ về trách nhiệm trong việc xử lý khủng hoảng đại dịch COVID-19, bị lên án về việc áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hong Kong, hay về chính sách đán áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và xa hơn nữa là hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu. Trước khi ông Vương Nghị đặt chân tới châu Âu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã thực hiện một vòng công du tương tự với mục tiêu được giới quan sát đánh giá là tìm kiếm một liên minh chống Trung Quốc.
Trước chuyến đi của ông Vương Nghị, truyền thông Trung Quốc đã dốc sức tuyên truyền về tầm quan trọng của mối quan hệ với EU. Tờ Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh rằng mặc dù còn nhiều khác biệt cũng như cùng chịu áp lực từ Mỹ, song quan hệ Trung Quốc-EU vẫn duy trì sự cam kết dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và đặc biệt là việc hai bên chia sẻ một trật tự quốc tế đa phương, chứ không phải “Nước Mỹ trước tiên” như chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi.
Trong chuyến công du lần này, ông Vương Nghị đã không ngừng kêu gọi các nước châu Âu tăng cường đối thoại chiến lược, kinh tế với Trung Quốc. Phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, ông Vương Nghị muốn nhằm vào vào mâu thuẫn giữa EU và Mỹ, cáo buộc “Mỹ đã công khai ép các nước phải chọn phe và đẩy quan hệ Trung-Mỹ vào xung đột, đối đầu”. Thông điệp chính mà ông Vương Nghị muốn đưa ra là khác với Mỹ, Trung Quốc vẫn gắn bó với chủ trương ngoại giao đa phương, đó cũng là điểm tương đồng với các nước châu Âu.
Trên hồ sơ Hong Kong hay nhân quyền của người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, biết chắc không thể thuyết phục được châu Âu, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc bằng lòng với lập luận đối phó thường thấy, đó là vấn đề “an ninh và công việc nội bộ của Trung Quốc”. Nhưng theo giới quan sát, mục tiêu sâu xa của chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị không chỉ giới hạn ở châu Âu mà muốn dùng châu Âu làm điểm tựa giúp kiểm soát quan hệ Washington-Bắc Kinh.
Trong một bài viết trên báo Le Figaro của Pháp ngày 1/9, cây viết bình luận Renaud Girard ghi nhận chuyến đi châu Âu của Vương Nghị chỉ nhằm mục đích hoàn chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ, chuẩn bị tình huống cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 tới đây.
Theo phân tích của tác giả, Trung Quốc vẫn tin Donald Trump có nhiều cơ hội tái đắc cử tổng thống hơn Joe Biden. So với các đời tổng thống Mỹ trước đây, mặc dù ông Trump đến giờ vẫn tỏ ra chống Trung Quốc mạnh mẽ nhất nhưng ông vẫn là ứng viên được Bắc Kinh ưa thích hơn. Vì người Trung Quốc đã hiểu được tính khí và bản chất của Trump. Họ biết một khi tái đắc cử, ông Trump sẽ quay ngoắt 180 độ ngay trong năm 2021, lại đề nghị đàm phán thương lượng, mặc cả về các vấn đề công nghệ hay thuế quan với Trung Quốc. Đến thời điểm đó, với sự hậu thuẫn của EU, các cuộc thương lượng của Bắc Kinh với Washington sẽ dễ dàng hơn.
Trong khi đó, nhóm cố vấn của Joe Biden không những không thương lượng với Bắc Kinh mà sẽ còn gay gắt trên hồ sơ nhân quyền hơn nhiều so với Donald Trump thực dụng. Vì thế, trong trường hợp Biden thắng cử, Bắc Kinh đã có sẵn chiến lược: Dựa vào châu Âu để thuyết phục ban lãnh đạo mới của Nhà Trắng chấm dứt chiến tranh lạnh mà họ không muốn kéo dài. Bắc Kinh hiểu rằng ứng viên của đảng Dân chủ đã đưa ra chính sách đối ngoại rằng nếu đắc cử ông sẽ trở lại với chiến lược tham khảo một cách có hệ thống với các đồng minh truyền thống của Mỹ.
Trong nỗ lực kéo châu Âu lại gần, ngay sau chuyến thăm của ông Vương Nghị, tuần này, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng sẽ lên đường sang thăm Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo chủ chốt châu Âu vào ngày 14/9.
Trong bối cảnh Vương Nghị và Dương Khiết Trì, một người là ngoại trưởng, một người là Ủy viên Bộ Chính trị đặc trách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ trước người sau, đi một vòng châu Âu chuẩn bị cho thượng đỉnh EU-Trung Quốc, tờ Le Figaro của Pháp phân tích hai thế cờ của Bắc Kinh, còn Le Monde miêu tả nhiệm vụ bất khả thi của hai sứ giả này.
Chuyên gia và báo chí Pháp nhận xét khác biệt nhau. Đối với Le Figaro và Le Monde, miệng lưỡi của Bắc Kinh đã “hết linh”. Trước hết, chuyên gia Marc Julienne, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế (IFRI) đánh giá chuyến đi của Vương Nghị là thành công vì tuy chỉ là quan chức “thứ yếu” trong guồng máy “nhà nước đảng trị” nhưng ngoại trưởng Trung Quốc được cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp đón.
Trong khi đó, Le Monde khẳng định ngược lại. Ví dụ, tại Italy, cho dù là thành viên G7 đầu tiên ký kết vào dự án “Con đường Tơ lụa” của Trung Quốc hồi năm 2019, nhưng Thủ tướng Giuseppe Conte từ chối tiếp Vương Nghị cho dù phía Trung Quốc yêu cầu. Tại Đức, 3 nghị sĩ đại diện ba chính đảng ký thư chung kêu gọi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas không để Trung Quốc “lợi dụng làm công cụ”. Chưa hết, trong lúc ngoại trưởng Trung Quốc đang ở châu Âu thì một phái đoàn hùng hậu của Cộng hoà Séc, 90 người, do Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil dẫn đầu, đi thăm Đài Loan 5 ngày.
Chính phủ Pháp, kín đáo hơn, nhưng trong tháng 8 vừa qua, đã cho Đài Loan mở văn phòng đại diện thứ hai tại Pháp, ở tỉnh Aix-en-Provence, nơi không có cơ quan ngoại giao của Trung Quốc Đại lục. Le Monde còn chỉ ra những luận điểm và số liệu không đúng với sự thật mà Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra để biện minh cho chính sách đàn áp tại Tân Cương và Hong Kong khi bị phóng viên chất vấn. Ông nói có đến 70% dân Hong Kong ủng hộ “luật an ninh” trong khi một cuộc thăm dò do Viện Nghiên cứu Ý kiến Công luận Hong Kong, rất có uy tín, xác nhận 66% số người được hỏi chống lại đạo luật an ninh này.
Theo Le Monde, lời khẳng định của ngoại trưởng Trung Quốc “Hong Kong và Tân Cương là chuyện nội bộ của Trung Quốc” không thuyết phục được công luận châu Âu. Cũng cùng nhận định, nhật báo thiên hữu Le Figaro giải thích vì sao Bắc Kinh đánh cược và muốn Donald Trump tại nhiệm thêm 4 năm. Vì sao ban lãnh đạo Trung Quốc chuẩn bị kế hoạch B nếu Joe Biden và phe thiên tả Mỹ, mà Bắc Kinh rất ngại, sẽ chiến thắng. Vòng công du của Vương Nghị và Dương Khiết Trì là nhằm làm giảm căng thẳng với châu Âu để “cùng” đối phó với Mỹ.
Tuy không cáo buộc các tập đoàn viễn thông Trung Quốc làm gián điệp như Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng tổng thống Pháp không thay đổi lập trường. Đối với Emmanuel Macron, không có chuyện giao hệ thống trang thiết bị nhạy cảm cho những công ty ngoài châu Âu. Le Figaro nhận định thâm ý của Bắc Kinh khi ve vuốt châu Âu thật ra là “câu giờ” và giảm nhẹ tác động của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Chuyến công du châu Âu của Ngoại trưởng Vương Nghị có sứ mệnh khá phức tạp là làm sao giảm thiểu các thiệt hại hình ảnh của một Trung Quốc đang bị nghi ngờ về trách nhiệm trong việc xử lý khủng hoảng đại dịch COVID-19, bị lên án về việc áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hong Kong, hay về chính sách đán áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và xa hơn nữa là hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu. Trước khi ông Vương Nghị đặt chân tới châu Âu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã thực hiện một vòng công du tương tự với mục tiêu được giới quan sát đánh giá là tìm kiếm một liên minh chống Trung Quốc.
Trước chuyến đi của ông Vương Nghị, truyền thông Trung Quốc đã dốc sức tuyên truyền về tầm quan trọng của mối quan hệ với EU. Tờ Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh rằng mặc dù còn nhiều khác biệt cũng như cùng chịu áp lực từ Mỹ, song quan hệ Trung Quốc-EU vẫn duy trì sự cam kết dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và đặc biệt là việc hai bên chia sẻ một trật tự quốc tế đa phương, chứ không phải “Nước Mỹ trước tiên” như chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi.
Trong chuyến công du lần này, ông Vương Nghị đã không ngừng kêu gọi các nước châu Âu tăng cường đối thoại chiến lược, kinh tế với Trung Quốc. Phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, ông Vương Nghị muốn nhằm vào vào mâu thuẫn giữa EU và Mỹ, cáo buộc “Mỹ đã công khai ép các nước phải chọn phe và đẩy quan hệ Trung-Mỹ vào xung đột, đối đầu”. Thông điệp chính mà ông Vương Nghị muốn đưa ra là khác với Mỹ, Trung Quốc vẫn gắn bó với chủ trương ngoại giao đa phương, đó cũng là điểm tương đồng với các nước châu Âu.
Trên hồ sơ Hong Kong hay nhân quyền của người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, biết chắc không thể thuyết phục được châu Âu, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc bằng lòng với lập luận đối phó thường thấy, đó là vấn đề “an ninh và công việc nội bộ của Trung Quốc”. Nhưng theo giới quan sát, mục tiêu sâu xa của chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị không chỉ giới hạn ở châu Âu mà muốn dùng châu Âu làm điểm tựa giúp kiểm soát quan hệ Washington-Bắc Kinh.
Trong một bài viết trên báo Le Figaro của Pháp ngày 1/9, cây viết bình luận Renaud Girard ghi nhận chuyến đi châu Âu của Vương Nghị chỉ nhằm mục đích hoàn chỉnh chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ, chuẩn bị tình huống cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 tới đây.
Theo phân tích của tác giả, Trung Quốc vẫn tin Donald Trump có nhiều cơ hội tái đắc cử tổng thống hơn Joe Biden. So với các đời tổng thống Mỹ trước đây, mặc dù ông Trump đến giờ vẫn tỏ ra chống Trung Quốc mạnh mẽ nhất nhưng ông vẫn là ứng viên được Bắc Kinh ưa thích hơn. Vì người Trung Quốc đã hiểu được tính khí và bản chất của Trump. Họ biết một khi tái đắc cử, ông Trump sẽ quay ngoắt 180 độ ngay trong năm 2021, lại đề nghị đàm phán thương lượng, mặc cả về các vấn đề công nghệ hay thuế quan với Trung Quốc. Đến thời điểm đó, với sự hậu thuẫn của EU, các cuộc thương lượng của Bắc Kinh với Washington sẽ dễ dàng hơn.
Trong khi đó, nhóm cố vấn của Joe Biden không những không thương lượng với Bắc Kinh mà sẽ còn gay gắt trên hồ sơ nhân quyền hơn nhiều so với Donald Trump thực dụng. Vì thế, trong trường hợp Biden thắng cử, Bắc Kinh đã có sẵn chiến lược: Dựa vào châu Âu để thuyết phục ban lãnh đạo mới của Nhà Trắng chấm dứt chiến tranh lạnh mà họ không muốn kéo dài. Bắc Kinh hiểu rằng ứng viên của đảng Dân chủ đã đưa ra chính sách đối ngoại rằng nếu đắc cử ông sẽ trở lại với chiến lược tham khảo một cách có hệ thống với các đồng minh truyền thống của Mỹ.
Trong nỗ lực kéo châu Âu lại gần, ngay sau chuyến thăm của ông Vương Nghị, tuần này, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng sẽ lên đường sang thăm Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo chủ chốt châu Âu vào ngày 14/9.
Trong bối cảnh Vương Nghị và Dương Khiết Trì, một người là ngoại trưởng, một người là Ủy viên Bộ Chính trị đặc trách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ trước người sau, đi một vòng châu Âu chuẩn bị cho thượng đỉnh EU-Trung Quốc, tờ Le Figaro của Pháp phân tích hai thế cờ của Bắc Kinh, còn Le Monde miêu tả nhiệm vụ bất khả thi của hai sứ giả này.
Chuyên gia và báo chí Pháp nhận xét khác biệt nhau. Đối với Le Figaro và Le Monde, miệng lưỡi của Bắc Kinh đã “hết linh”. Trước hết, chuyên gia Marc Julienne, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế (IFRI) đánh giá chuyến đi của Vương Nghị là thành công vì tuy chỉ là quan chức “thứ yếu” trong guồng máy “nhà nước đảng trị” nhưng ngoại trưởng Trung Quốc được cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp đón.
Trong khi đó, Le Monde khẳng định ngược lại. Ví dụ, tại Italy, cho dù là thành viên G7 đầu tiên ký kết vào dự án “Con đường Tơ lụa” của Trung Quốc hồi năm 2019, nhưng Thủ tướng Giuseppe Conte từ chối tiếp Vương Nghị cho dù phía Trung Quốc yêu cầu. Tại Đức, 3 nghị sĩ đại diện ba chính đảng ký thư chung kêu gọi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas không để Trung Quốc “lợi dụng làm công cụ”. Chưa hết, trong lúc ngoại trưởng Trung Quốc đang ở châu Âu thì một phái đoàn hùng hậu của Cộng hoà Séc, 90 người, do Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil dẫn đầu, đi thăm Đài Loan 5 ngày.
Chính phủ Pháp, kín đáo hơn, nhưng trong tháng 8 vừa qua, đã cho Đài Loan mở văn phòng đại diện thứ hai tại Pháp, ở tỉnh Aix-en-Provence, nơi không có cơ quan ngoại giao của Trung Quốc Đại lục. Le Monde còn chỉ ra những luận điểm và số liệu không đúng với sự thật mà Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra để biện minh cho chính sách đàn áp tại Tân Cương và Hong Kong khi bị phóng viên chất vấn. Ông nói có đến 70% dân Hong Kong ủng hộ “luật an ninh” trong khi một cuộc thăm dò do Viện Nghiên cứu Ý kiến Công luận Hong Kong, rất có uy tín, xác nhận 66% số người được hỏi chống lại đạo luật an ninh này.
Theo Le Monde, lời khẳng định của ngoại trưởng Trung Quốc “Hong Kong và Tân Cương là chuyện nội bộ của Trung Quốc” không thuyết phục được công luận châu Âu. Cũng cùng nhận định, nhật báo thiên hữu Le Figaro giải thích vì sao Bắc Kinh đánh cược và muốn Donald Trump tại nhiệm thêm 4 năm. Vì sao ban lãnh đạo Trung Quốc chuẩn bị kế hoạch B nếu Joe Biden và phe thiên tả Mỹ, mà Bắc Kinh rất ngại, sẽ chiến thắng. Vòng công du của Vương Nghị và Dương Khiết Trì là nhằm làm giảm căng thẳng với châu Âu để “cùng” đối phó với Mỹ.
Tuy không cáo buộc các tập đoàn viễn thông Trung Quốc làm gián điệp như Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng tổng thống Pháp không thay đổi lập trường. Đối với Emmanuel Macron, không có chuyện giao hệ thống trang thiết bị nhạy cảm cho những công ty ngoài châu Âu. Le Figaro nhận định thâm ý của Bắc Kinh khi ve vuốt châu Âu thật ra là “câu giờ” và giảm nhẹ tác động của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc.