Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Khái niệm"nền kinh tế 90%" đã được tạp chí The Economist đưa ra hồi tháng Tư năm nay để chỉ một nền kinh tế đã vận hành trở lại tới 90% công suất sau khi các biện pháp phong tỏa để phòng dịch COVID-19 bắt đầu được dỡ bỏ. Tạp chí này phân tích, đối với nhiều thứ, 90% có vẻ là con số "rất ổn" nhưng đối với một nền kinh tế, vận hành 90% công suất lại có nghĩa là rất tồi tệ.
Theo tạp chí này, mặc dù kinh tế toàn cầu hiện đang hoạt động với 90% công suất, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các ngành và quốc gia. Một số ngành, quốc gia hoạt động tốt hoặc rất tốt, nhưng số khác lại không được như vậy.
Ngày 10/4/2020, còn gọi là ngày "Thứ Sáu Tốt lành" của năm, đã đánh dấu ngày tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19, ít nhất là về mặt kinh tế. Khi ấy, nhiều quốc gia đang thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa, người dân phải ở trong nhà và các hoạt động kinh tế bị phá vỡ.
Theo số liệu thống kê, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào thời điểm đó thấp hơn 20% so với giai đoạn trước dịch bệnh. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ các nước dỡ bỏ phong tỏa, nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Các nhà phân tích đang dự báo rằng GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 7% trở lên trong quý III năm nay so với quý trước đó.
* Trạng thái bình thường sẽ không thể xảy ra trong tương lai gần
Mặc dù vậy, trong khi tất cả các chỉ dấu dường như đều cho thấy nền kinh tế đang phục hồi theo hình chữ V, tạp chí the Economist lại có cái nhìn khác. Theo tạp chí này, kịch bản kinh tế thế giới trở lại trạng thái bình thường sẽ không thể xảy ra trong tương lai gần.
Nguyên nhân dẫn đến nhận định này là do dịch bệnh vẫn chưa biến mất, và các chính phủ vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19. Những biện pháp này làm giảm sản lượng kinh tế khi chỉ cho phép số lượng khách ít hơn trong các nhà hàng, cấm khán giả đến xem các sự kiện thể thao… Người dân vẫn lo lắng về nguy cơ bị nhiễm bệnh. Sự không chắc chắn về kinh tế của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn đang ở mức rất cao và điều này rất có thể giải thích cho việc các công ty không muốn đầu tư.
Các tính toán của ngân hàng Goldman Sachs cho thấy, biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục làm GDP toàn cầu giảm 7-8%. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của The Economist hồi tháng Tư khi đưa ra thuật ngữ “nền kinh tế 90%” để mô tả những gì sẽ xảy ra sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ. Mặc dù kinh tế toàn cầu đang hoạt động với 90% công suất, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các ngành và quốc gia.
Trong tương quan giữa hai lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, lĩnh vực hàng hóa đã phục hồi nhanh chóng. Theo nghiên cứu của ngân hàng JPMorgan Chase, doanh thu bán lẻ toàn cầu đã phục hồi về mức trước đại dịch vào tháng 7/2020. Với sự hỗ trợ của dòng tiền mặt trị giá 2.000 tỷ USD từ các chính phủ kể từ khi COVID-19 bùng phát, người tiêu dùng trên khắp thế giới đã tích trữ nhiều mặt hàng để có thể ở nhà thường xuyên hơn, từ máy tính xách tay đến dụng cụ tập thể dục. Điều này phần nào giải thích tại sao thương mại thế giới lại đứng vững hơn so với dự báo của các nhà kinh tế. Sản lượng của nhà máy toàn cầu đã phục hồi lại gần như toàn bộ những sụt giảm trong thời kỳ phong tỏa.
Ở chiều ngược lại, hoạt động của lĩnh vực dịch vụ vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức trước đại dịch, phần lớn do lĩnh vực này dễ bị tổn thương trước việc người dân tránh tụ tập đông người. Theo dữ liệu của nền tảng đặt chỗ OpenTable, số lượng thực khách trong các nhà hàng trên toàn thế giới vẫn thấp hơn 30-40% so với bình thường. Số chuyến bay được lên kế hoạch cũng chỉ bằng một nửa so với trước khi đại dịch xảy ra.
Trong khi đó, tương quan hoạt động kinh tế giữa các quốc gia thậm chí còn khác khác biệt hơn. Mặc dù các nền kinh tế đều có một điểm chung là tốc độ tăng trưởng âm, nhưng mức độ sụt giảm về sản lượng lại có sự khác biệt rất lớn. Ngày 16/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra các dự báo kinh tế mới, trong đó nhận định triển vọng kinh tế thế giới đã bớt ảm đạm hơn trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, khoảng cách tăng trưởng giữa các nước hoạt động tốt nhất và kém nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong năm 2020 dự kiến là 6,7%, lớn hơn nhiều so với cuộc suy thoái toàn cầu một thập kỷ trước. Trong số các nền kinh tế lớn, chỉ có Trung Quốc là tăng trưởng. Một số quốc gia, như Mỹ và Hàn Quốc, đối mặt với suy thoái nhưng không đến mức thảm họa. Ngược lại, nước Anh dường như rơi vào suy thoái sâu sắc nhất kể từ những năm 1700.
* Sẽ vẫn có “những vết sẹo”
Một số nhà kinh tế cho rằng khoảng cách lớn về tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia là do phương pháp tính toán số liệu GDP khác nhau. Ví dụ, ở Anh, cách các nhà thống kê tính tổng chi tiêu của chính phủ làm cho việc trường học đóng cửa và việc các cuộc hẹn khám bệnh tại bệnh viện bị hủy bỏ có tác động đến GDP lớn hơn so với những nước khác. Tuy nhiên, tác động này là nhỏ, bởi phần lớn sự sụt giảm sản lượng kinh tế đến từ khu vực tư nhân.
Hoạt động kinh tế đi xuống do ba yếu tố. Trước tiên là cấu thành các ngành công nghiệp. Các quốc gia như Hy Lạp và Italy, vốn dựa vào bán lẻ và khách sạn, dường như luôn dễ bị tổn thương hơn so với Đức, quốc gia có lĩnh vực sản xuất lớn nên được hưởng lợi từ sự phục hồi của hàng hóa toàn cầu.
Thứ hai là niềm tin, điều dường như được quyết định bởi kinh nghiệm của một quốc gia trong các quản lý sự phong tỏa. Hoạt động kinh tế của Anh kém cỏi có thể liên quan đến việc chính phủ nước này xử lý đại dịch không tốt. Người Anh có vẻ lo lắng hơn người dân các nước châu Âu khác trong việc đi ra khỏi nhà.
Yếu tố thứ ba là kích cầu. Các nhà lập pháp Mỹ có thể không nhất trí được với nhau về việc bổ sung, nhưng họ đã đưa ra gói giải cứu lớn nhất thế giới. Bởi vậy, OECD cho rằng Mỹ sẽ là một trong những quốc gia giàu có hoạt động tốt trong năm nay.
Điều tiếp theo đối với “nền kinh tế 90%” là gì? Một số nhà chức trách đã buộc phải ra lệnh tiếp tục phong tỏa, nhưng các nước khác lại có thể điều chỉnh các biện pháp giãn cách xã hội tốt hơn mà không gây nguy hại đến sản lượng kinh tế. Điều đó có thể đưa thế giới gần hơn tới“nền kinh tế 95%”. Trên thực tế, OECD kỳ vọng GDP toàn cầu sẽ phục hồi hơn nữa trong năm nay.
Có thể bạn nghĩ rằng nếu có một loại vắc xin được tiêm chủng đủ rộng sẽ nhanh chóng giúp nền kinh tế khôi phục lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, sẽ vẫn có “những vết sẹo”. Việc hiện nay các công ty không muốn đầu tư đồng nghĩa với việc trong tương lai có ít vốn sản xuất hơn.
Ngày càng nhiều người lao động Mỹ tin rằng họ sẽ không quay lại công việc cũ. Trong bối cảnh đó, việc phân bổ lại các nguồn lực dư thừa cho các công ty có năng suất cao hơn sẽ mất nhiều thời gian. Các nhà hoạch định chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ không trở lại mức 4% trước đại dịch cho đến năm 2023. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng phải đến năm 2025 điều này mới xảy ra, dù họ lạc quan là sẽ sớm có một loại vắc xin được phân phối rộng rãi. Giống như chính căn bệnh này có những tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe, suy thoái do COVID-19 gây ra sẽ khiến nền kinh tế thế giới hoạt động dưới mức trung bình trong thời gian tới.
Theo tạp chí này, mặc dù kinh tế toàn cầu hiện đang hoạt động với 90% công suất, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các ngành và quốc gia. Một số ngành, quốc gia hoạt động tốt hoặc rất tốt, nhưng số khác lại không được như vậy.
Ngày 10/4/2020, còn gọi là ngày "Thứ Sáu Tốt lành" của năm, đã đánh dấu ngày tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19, ít nhất là về mặt kinh tế. Khi ấy, nhiều quốc gia đang thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa, người dân phải ở trong nhà và các hoạt động kinh tế bị phá vỡ.
Theo số liệu thống kê, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào thời điểm đó thấp hơn 20% so với giai đoạn trước dịch bệnh. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ các nước dỡ bỏ phong tỏa, nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Các nhà phân tích đang dự báo rằng GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 7% trở lên trong quý III năm nay so với quý trước đó.
* Trạng thái bình thường sẽ không thể xảy ra trong tương lai gần
Mặc dù vậy, trong khi tất cả các chỉ dấu dường như đều cho thấy nền kinh tế đang phục hồi theo hình chữ V, tạp chí the Economist lại có cái nhìn khác. Theo tạp chí này, kịch bản kinh tế thế giới trở lại trạng thái bình thường sẽ không thể xảy ra trong tương lai gần.
Nguyên nhân dẫn đến nhận định này là do dịch bệnh vẫn chưa biến mất, và các chính phủ vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19. Những biện pháp này làm giảm sản lượng kinh tế khi chỉ cho phép số lượng khách ít hơn trong các nhà hàng, cấm khán giả đến xem các sự kiện thể thao… Người dân vẫn lo lắng về nguy cơ bị nhiễm bệnh. Sự không chắc chắn về kinh tế của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn đang ở mức rất cao và điều này rất có thể giải thích cho việc các công ty không muốn đầu tư.
Các tính toán của ngân hàng Goldman Sachs cho thấy, biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục làm GDP toàn cầu giảm 7-8%. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của The Economist hồi tháng Tư khi đưa ra thuật ngữ “nền kinh tế 90%” để mô tả những gì sẽ xảy ra sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ. Mặc dù kinh tế toàn cầu đang hoạt động với 90% công suất, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các ngành và quốc gia.
Trong tương quan giữa hai lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, lĩnh vực hàng hóa đã phục hồi nhanh chóng. Theo nghiên cứu của ngân hàng JPMorgan Chase, doanh thu bán lẻ toàn cầu đã phục hồi về mức trước đại dịch vào tháng 7/2020. Với sự hỗ trợ của dòng tiền mặt trị giá 2.000 tỷ USD từ các chính phủ kể từ khi COVID-19 bùng phát, người tiêu dùng trên khắp thế giới đã tích trữ nhiều mặt hàng để có thể ở nhà thường xuyên hơn, từ máy tính xách tay đến dụng cụ tập thể dục. Điều này phần nào giải thích tại sao thương mại thế giới lại đứng vững hơn so với dự báo của các nhà kinh tế. Sản lượng của nhà máy toàn cầu đã phục hồi lại gần như toàn bộ những sụt giảm trong thời kỳ phong tỏa.
Ở chiều ngược lại, hoạt động của lĩnh vực dịch vụ vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức trước đại dịch, phần lớn do lĩnh vực này dễ bị tổn thương trước việc người dân tránh tụ tập đông người. Theo dữ liệu của nền tảng đặt chỗ OpenTable, số lượng thực khách trong các nhà hàng trên toàn thế giới vẫn thấp hơn 30-40% so với bình thường. Số chuyến bay được lên kế hoạch cũng chỉ bằng một nửa so với trước khi đại dịch xảy ra.
Trong khi đó, tương quan hoạt động kinh tế giữa các quốc gia thậm chí còn khác khác biệt hơn. Mặc dù các nền kinh tế đều có một điểm chung là tốc độ tăng trưởng âm, nhưng mức độ sụt giảm về sản lượng lại có sự khác biệt rất lớn. Ngày 16/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra các dự báo kinh tế mới, trong đó nhận định triển vọng kinh tế thế giới đã bớt ảm đạm hơn trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, khoảng cách tăng trưởng giữa các nước hoạt động tốt nhất và kém nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong năm 2020 dự kiến là 6,7%, lớn hơn nhiều so với cuộc suy thoái toàn cầu một thập kỷ trước. Trong số các nền kinh tế lớn, chỉ có Trung Quốc là tăng trưởng. Một số quốc gia, như Mỹ và Hàn Quốc, đối mặt với suy thoái nhưng không đến mức thảm họa. Ngược lại, nước Anh dường như rơi vào suy thoái sâu sắc nhất kể từ những năm 1700.
* Sẽ vẫn có “những vết sẹo”
Một số nhà kinh tế cho rằng khoảng cách lớn về tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia là do phương pháp tính toán số liệu GDP khác nhau. Ví dụ, ở Anh, cách các nhà thống kê tính tổng chi tiêu của chính phủ làm cho việc trường học đóng cửa và việc các cuộc hẹn khám bệnh tại bệnh viện bị hủy bỏ có tác động đến GDP lớn hơn so với những nước khác. Tuy nhiên, tác động này là nhỏ, bởi phần lớn sự sụt giảm sản lượng kinh tế đến từ khu vực tư nhân.
Hoạt động kinh tế đi xuống do ba yếu tố. Trước tiên là cấu thành các ngành công nghiệp. Các quốc gia như Hy Lạp và Italy, vốn dựa vào bán lẻ và khách sạn, dường như luôn dễ bị tổn thương hơn so với Đức, quốc gia có lĩnh vực sản xuất lớn nên được hưởng lợi từ sự phục hồi của hàng hóa toàn cầu.
Thứ hai là niềm tin, điều dường như được quyết định bởi kinh nghiệm của một quốc gia trong các quản lý sự phong tỏa. Hoạt động kinh tế của Anh kém cỏi có thể liên quan đến việc chính phủ nước này xử lý đại dịch không tốt. Người Anh có vẻ lo lắng hơn người dân các nước châu Âu khác trong việc đi ra khỏi nhà.
Yếu tố thứ ba là kích cầu. Các nhà lập pháp Mỹ có thể không nhất trí được với nhau về việc bổ sung, nhưng họ đã đưa ra gói giải cứu lớn nhất thế giới. Bởi vậy, OECD cho rằng Mỹ sẽ là một trong những quốc gia giàu có hoạt động tốt trong năm nay.
Điều tiếp theo đối với “nền kinh tế 90%” là gì? Một số nhà chức trách đã buộc phải ra lệnh tiếp tục phong tỏa, nhưng các nước khác lại có thể điều chỉnh các biện pháp giãn cách xã hội tốt hơn mà không gây nguy hại đến sản lượng kinh tế. Điều đó có thể đưa thế giới gần hơn tới“nền kinh tế 95%”. Trên thực tế, OECD kỳ vọng GDP toàn cầu sẽ phục hồi hơn nữa trong năm nay.
Có thể bạn nghĩ rằng nếu có một loại vắc xin được tiêm chủng đủ rộng sẽ nhanh chóng giúp nền kinh tế khôi phục lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, sẽ vẫn có “những vết sẹo”. Việc hiện nay các công ty không muốn đầu tư đồng nghĩa với việc trong tương lai có ít vốn sản xuất hơn.
Ngày càng nhiều người lao động Mỹ tin rằng họ sẽ không quay lại công việc cũ. Trong bối cảnh đó, việc phân bổ lại các nguồn lực dư thừa cho các công ty có năng suất cao hơn sẽ mất nhiều thời gian. Các nhà hoạch định chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ không trở lại mức 4% trước đại dịch cho đến năm 2023. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng phải đến năm 2025 điều này mới xảy ra, dù họ lạc quan là sẽ sớm có một loại vắc xin được phân phối rộng rãi. Giống như chính căn bệnh này có những tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe, suy thoái do COVID-19 gây ra sẽ khiến nền kinh tế thế giới hoạt động dưới mức trung bình trong thời gian tới.