Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Mặc dù nhích nhẹ trong phiên cuối tuần 21/8, song mức tăng này vẫn không đủ để giúp giá vàng thế giới đảo ngược đà giảm của cả tuần. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi tháng Ba, kim loại quý này ghi nhận đà giảm giá kéo dài trong hai tuần liên tiếp.
Giá vàng tuần qua giao dịch quanh ngưỡng 2.000 USD/ounce và chủ yếu bị chi phối bởi những đồn đoán xung quanh chính sách lãi suất sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Trong hai phiên đầu tuần (17-18/8), giá kim loại quý này tăng hơn 2,5%, được tiếp sức nhờ đồng USD yếu. Chỉ số đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018 trong phiên giao dịch thứ Ba (18/8). Vàng cũng được hỗ trợ khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm trở lại trong phiên giao dịch này, ghi dấu ngày giảm thứ hai liên tiếp.
Tuy nhiên, đến phiên 19/8, giá vàng thế giới quay đầu giảm hơn 3% sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng Bảy cho thấy họ hầu như không có ý định giới hạn lợi suất trái phiếu.
Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới đầu tư OANDA, cho biết một trong những mối lo ngại là Fed có thể sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất - vốn là "chất xúc tác" mạnh cho đà suy yếu của đồng USD tiếp tục kéo dài. Nhưng Fed cho biết họ không xem xét điều đó vào thời điểm này. Giới hạn lợi suất trái phiếu có thể làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu Kho bạc Mỹ và gây áp lực lên đồng USD, qua đó thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.
Xu hướng bán tháo kim loại quý này tiếp tục trong phiên 20/8 và đến phiên cuối tuần (21/8), giá vàng giao tháng 12/2020 trên thị trường New York (Mỹ) nhích 50 xu Mỹ, hay 0,04% và đóng cửa phiên ở mức 1.947 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng đã mất 0,1%, theo số liệu của FactSet.
Theo nhận định của các chuyên gia, những biện pháp kích thích và môi trường lãi suất thấp đã đẩy giá vàng lên mức cao nhất từ trước tới nay vào ngày 7/8, nhưng đà tăng của giá vàng đã suy giảm kể từ đó.
Chiến lược gia Margaret Yang của DailyFx nhận định vàng giảm giá trước sự mạnh lên của đồng bạc xanh. Theo chuyên gia này, trong ngắn hạn, sự phục hồi của đồng USD có thể kìm hãm đà tăng của giá vàng. Đồng bạc xanh tăng giá khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Tuy nhiên, về xu hướng dài hạn, các nhà phân tích cho rằng sức hấp dẫn của kim loại quý này vẫn chưa thể mất đi, đặc biệt cần lưu ý đến biên bản họp của Fed đã nhắc lại rằng cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đang đối mặt với một triển vọng rất không chắc chắn và cần phải có thêm kích thích tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế.
Các quan chức Fed lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ sẽ cần thêm các biện pháp hỗ trợ mới để chống lại cuộc suy thoái do dịch COVID-19 gây ra, khi các biện pháp chi tiêu quan trọng đã hết hạn vào cuối tháng trước.
Giới chức Fed, bao gồm Chủ tịch Jerome Powell, đã nhiều lần kêu gọi Chính phủ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Nhưng hy vọng về một dự luật chi tiêu mới đang khá mờ nhạt trong những tuần gần đây, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong Quốc hội vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong các cuộc đàm phán kéo dài.
Chuyên gia phân tích của Standard Chartered, Suki Cooper nhận định, triển vọng của vàng vẫn khá mạnh, nếu bỏ qua tâm lý bán tháo chốt lời ghi nhận trong tuần. Xét về dài hạn xu hướng tăng giá vàng vẫn sẽ duy trì do sự suy yếu của đồng bạc xanh và những kỳ vọng vào quy mô kích thích kinh tế cũng như lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp hoặc âm.
Theo Lukman Otunuga, nhà nghiên cứu cấp cao tại FXTM, nhiều yếu tố cơ bản vẫn đang hỗ trợ giá vàng đi lên. Cụ thể là lợi suất trái phiếu chính phủ yếu đi, lo ngại về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và các kịch bản của nền kinh tế hậu bầu cử, đồng USD giảm giá, các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Mỹ sẽ có khả năng giữ cho vàng tỏa sáng trong trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích tại UBS cho rằng vàng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư khi kim loại quý này được coi là “một cách để nắm bắt sự phục hồi kinh tế” và “là hàng rào phòng hộ trong môi trường lãi suất thấp”.
Giá vàng tuần qua giao dịch quanh ngưỡng 2.000 USD/ounce và chủ yếu bị chi phối bởi những đồn đoán xung quanh chính sách lãi suất sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Trong hai phiên đầu tuần (17-18/8), giá kim loại quý này tăng hơn 2,5%, được tiếp sức nhờ đồng USD yếu. Chỉ số đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018 trong phiên giao dịch thứ Ba (18/8). Vàng cũng được hỗ trợ khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm trở lại trong phiên giao dịch này, ghi dấu ngày giảm thứ hai liên tiếp.
Tuy nhiên, đến phiên 19/8, giá vàng thế giới quay đầu giảm hơn 3% sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng Bảy cho thấy họ hầu như không có ý định giới hạn lợi suất trái phiếu.
Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới đầu tư OANDA, cho biết một trong những mối lo ngại là Fed có thể sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất - vốn là "chất xúc tác" mạnh cho đà suy yếu của đồng USD tiếp tục kéo dài. Nhưng Fed cho biết họ không xem xét điều đó vào thời điểm này. Giới hạn lợi suất trái phiếu có thể làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu Kho bạc Mỹ và gây áp lực lên đồng USD, qua đó thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.
Xu hướng bán tháo kim loại quý này tiếp tục trong phiên 20/8 và đến phiên cuối tuần (21/8), giá vàng giao tháng 12/2020 trên thị trường New York (Mỹ) nhích 50 xu Mỹ, hay 0,04% và đóng cửa phiên ở mức 1.947 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng đã mất 0,1%, theo số liệu của FactSet.
Theo nhận định của các chuyên gia, những biện pháp kích thích và môi trường lãi suất thấp đã đẩy giá vàng lên mức cao nhất từ trước tới nay vào ngày 7/8, nhưng đà tăng của giá vàng đã suy giảm kể từ đó.
Chiến lược gia Margaret Yang của DailyFx nhận định vàng giảm giá trước sự mạnh lên của đồng bạc xanh. Theo chuyên gia này, trong ngắn hạn, sự phục hồi của đồng USD có thể kìm hãm đà tăng của giá vàng. Đồng bạc xanh tăng giá khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Tuy nhiên, về xu hướng dài hạn, các nhà phân tích cho rằng sức hấp dẫn của kim loại quý này vẫn chưa thể mất đi, đặc biệt cần lưu ý đến biên bản họp của Fed đã nhắc lại rằng cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đang đối mặt với một triển vọng rất không chắc chắn và cần phải có thêm kích thích tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế.
Các quan chức Fed lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ sẽ cần thêm các biện pháp hỗ trợ mới để chống lại cuộc suy thoái do dịch COVID-19 gây ra, khi các biện pháp chi tiêu quan trọng đã hết hạn vào cuối tháng trước.
Giới chức Fed, bao gồm Chủ tịch Jerome Powell, đã nhiều lần kêu gọi Chính phủ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Nhưng hy vọng về một dự luật chi tiêu mới đang khá mờ nhạt trong những tuần gần đây, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong Quốc hội vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong các cuộc đàm phán kéo dài.
Chuyên gia phân tích của Standard Chartered, Suki Cooper nhận định, triển vọng của vàng vẫn khá mạnh, nếu bỏ qua tâm lý bán tháo chốt lời ghi nhận trong tuần. Xét về dài hạn xu hướng tăng giá vàng vẫn sẽ duy trì do sự suy yếu của đồng bạc xanh và những kỳ vọng vào quy mô kích thích kinh tế cũng như lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp hoặc âm.
Theo Lukman Otunuga, nhà nghiên cứu cấp cao tại FXTM, nhiều yếu tố cơ bản vẫn đang hỗ trợ giá vàng đi lên. Cụ thể là lợi suất trái phiếu chính phủ yếu đi, lo ngại về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và các kịch bản của nền kinh tế hậu bầu cử, đồng USD giảm giá, các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Mỹ sẽ có khả năng giữ cho vàng tỏa sáng trong trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích tại UBS cho rằng vàng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư khi kim loại quý này được coi là “một cách để nắm bắt sự phục hồi kinh tế” và “là hàng rào phòng hộ trong môi trường lãi suất thấp”.