Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo Sputnik
Trung Quốc và Mỹ đã hội đàm sau khi thực hiện Thỏa thuận thương mại giai đoạn I. Cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã diễn ra vào sáng 25/8. Cuộc đàm phán ban đầu dự kiến vào giữa tháng 8, nhưng đã bị hoãn lại theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một tuần trước, khi trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc liệu Mỹ có rút khỏi thỏa thuận thương mại hay không, ông Trump nói: "Chúng ta xem điều gì sẽ xảy ra". Thậm chí trước đó, ông Trump đã nói rõ rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc không còn quan trọng đối với ông như trước đây. Về mặt hình thức, ông nêu nguyên nhân là vì sự bực tức đối với các hành động được cho là sai trái của Trung Quốc trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19). Trên thực tế, động cơ có thể khác.
Ngay cả các nhà phân tích Mỹ cũng không giấu giếm. Trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ, xếp hạng của ông Trump đang giảm do tình hình kinh tế và xã hội xấu đi ở trong nước. Trong hoàn cảnh như vậy, ông Trump sẽ có lợi khi đặt cược vào việc tìm kiếm kẻ thù bên ngoài để chuyển hướng sự chú ý của cử tri ra khỏi các vấn đề nội bộ.
Dù sao chăng nữa, trong những tháng gần đây, các nhà chức trách Mỹ rõ ràng đã tuân thủ đường hướng diễn biến leo thang căng thẳng với Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt đối với quan chức Trung Quốc liên quan đến Luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong cũng như tình hình ở Tân Cương. Mỹ gia tăng áp lực đối với các công ty Trung Quốc có cổ phiếu được niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ. Cuối cùng, Mỹ đã đưa ra một gói biện pháp hạn chế mới chống lại Tập đoàn viễn thông Huawei, đồng thời công bố lệnh cấm sắp tới đối với hoạt động của ứng dụng TikTok, WeChat và một số dịch vụ Internet khác của Trung Quốc tại Mỹ.
Tất cả những sự kiện này không mang lại niềm tin nào về sự thành công của các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai giữa hai nước. Tuy nhiên, các cuộc điện đàm đã diễn ra. Điều này là một dấu hiệu tương đối khả quan. Điều đó có nghĩa là các nhà chức trách Mỹ vẫn không muốn tạo ra những vấn đề lớn, ít nhất là trong quan hệ thương mại giữa hai nước, họ vẫn cam kết với các thỏa thuận trước đó. Lý Khai (Li Kai), chuyên gia thuộc Đại học Tài chính Sơn Tây (Trung Quốc) nói với Đài Sputnik: "Ban đầu, dự kiến vào tháng 8 sẽ kiểm toán việc thực hiện thỏa thuận sau kết quả của nửa đầu năm. Hai bên nhân cơ hội này để tổng kết các bài học kinh nghiệm và chia sẻ quan điểm của mình nhằm thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện thỏa thuận. Tôi cho rằng đây không phải là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Trung-Mỹ đã tan băng. Tuy nhiên, điều này cho thấy quan hệ kinh tế, thương mại tương đối ổn định và phía Mỹ không muốn tạo ra vấn đề trong lĩnh vực này".
Trước các cuộc điện đàm, một số phương tiện truyền thông cho rằng các vấn đề về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với WeChat, TikTok và Huawei có thể sẽ được đưa vào chương trình nghị sự. Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đưa ra những bản tin rất ngắn gọn mà không đề cập đến những vấn đề này. Thông cáo báo chí từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết họ đã thảo luận về việc Trung Quốc mua tăng đáng kể sản phẩm của Mỹ theo thỏa thuận, cải cách cơ cấu tại Trung Quốc nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ và công nghệ của Mỹ, đồng thời dỡ bỏ rào cản đối với các công ty Mỹ hoạt động tại thị trường Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính và nông nghiệp. Bản tin của Tân Hoa Xã thậm chí còn ngắn hơn, lưu ý rằng cả hai bên đã tổ chức một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về tăng cường phối hợp song phương về các biện pháp kinh tế vĩ mô và thực hiện hiệp định thương mại Trung-Mỹ giai đoạn đầu.
Theo các điều khoản của Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn I, trong vòng 2 năm, Trung Quốc cam kết tăng cường mua các sản phẩm của Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức của năm 2017. Đổi lại, Mỹ đồng ý bãi bỏ một số thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và tình trạng suy thoái kinh tế tiếp theo trên toàn thế giới đã làm gián đoạn đáng kể kế hoạch về thỏa thuận thương mại. Theo Viện Kinh tế Thế giới Petterson, tính đến tháng 6 vừa qua, Trung Quốc chỉ nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ trị giá 40,2 tỷ USD. Đồng thời, trong cùng thời gian đó, Trung Quốc chỉ mua của Mỹ 5% tổng khối lượng tài nguyên năng lượng họ dự kiến sẽ mua trong năm nay. Truyền thông phương Tây đã nhiều lần bày tỏ lo ngại Trung Quốc, vì lý do bất khả kháng liên quan đến đại dịch COVID-19, sẽ không thể thực hiện tất cả các nghĩa vụ của nước này theo thỏa thuận.
Tuy nhiên, chuyên gia Lý Khai hoàn toàn không đồng ý với những nhận định đó. Theo ông, Trung Quốc vẫn quyết tâm thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ. Ngay cả khi một số chỉ số có sự suy giảm trong năm nay thì vẫn còn năm sau, trong thời gian đó có thể bắt kịp những gì bỏ lỡ. Ông Lý Khai nói: "Hiện nay, Trung Quốc đang hướng tới việc hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại giai đoạn I. Theo thỏa thuận này, Trung Quốc có 2 năm để thực hiện các điều kiện này. Trong khi dịch bệnh đang bùng phát trong năm nay, chúng tôi có thể tăng lượng mua vào năm tới để thỏa thuận này không trở thành một tác nhân gây khó chịu khác trong quan hệ song phương. Hoặc ít nhất để Trung Quốc không phải chịu trách nhiệm về việc phá vỡ thỏa thuận".
Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất là về nguyên tắc, liệu thỏa thuận thương mại giai đoạn I có tương lai sau cuộc bầu cử sắp tới hay không? Nếu ông Trump tái đắc cử, ông sẽ tiếp tục quá trình tách rời kinh tế khỏi Trung Quốc. Hiện tại, rất khó để dự đoán lệnh trừng phạt của Mỹ trong tương lai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của 2 nước. Điều này chắc chắn sẽ không có lợi cho hoạt động kinh doanh song phương. Nếu ông Joe Biden thắng cử, ông có thể sẽ thực hiện đường hướng để bình thường hóa ít nhất đối với quan hệ kinh tế.
Theo ông Lý Khai, thỏa thuận thương mại sẽ không mang tính cấp bách nữa. Ông Lý Khai nhận định: "Ông Trump cho rằng giai đoạn hai của các cuộc đàm phán và thỏa thuận không có ý nghĩa. Trong khi đó, ông Biden nói ông sẽ dừng cuộc chiến thương mại. Do đó, lúc này, giai đoạn hai của thỏa thuận thương mại là một điều hết sức viển vông. Cuộc chiến thương mại sắp kết thúc. Tình hình dịch tễ ở Mỹ còn nhiều khó khăn, kinh tế không phát triển như trước. Có lẽ tình hình kinh tế ở Mỹ hiện nay còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ không còn khả năng và sự tự tin trước đây để tiếp tục cuộc chiến thương mại. Tôi cho rằng cuộc chiến thương mại trên thực tế đã kết thúc và sẽ khó có cuộc đàm phán mới nào trong tương lai".
Đồng thời, Trung Quốc đang cố gắng tuân thủ việc thực hiện thỏa thuận thương mại. Ở cấp độ chính trị cao nhất, tầm quan trọng của thỏa thuận này với Mỹ đã được nêu ra trong 2 phiên họp. Chính phủ Trung Quốc kêu gọi vào năm 2020, các công ty xây dựng hoạt động của họ dựa trên những cân nhắc về sự cần thiết phải thực hiện thỏa thuận. Sự cam kết không chỉ được khẳng định bằng lời nói mà còn bằng hành động. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang tăng cường mua đậu tương và trong tháng này đã ký hợp đồng kỷ lục mua ngô Mỹ với khối lượng 408.000 tấn.
Trung Quốc và Mỹ đã hội đàm sau khi thực hiện Thỏa thuận thương mại giai đoạn I. Cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã diễn ra vào sáng 25/8. Cuộc đàm phán ban đầu dự kiến vào giữa tháng 8, nhưng đã bị hoãn lại theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một tuần trước, khi trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc liệu Mỹ có rút khỏi thỏa thuận thương mại hay không, ông Trump nói: "Chúng ta xem điều gì sẽ xảy ra". Thậm chí trước đó, ông Trump đã nói rõ rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc không còn quan trọng đối với ông như trước đây. Về mặt hình thức, ông nêu nguyên nhân là vì sự bực tức đối với các hành động được cho là sai trái của Trung Quốc trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19). Trên thực tế, động cơ có thể khác.
Ngay cả các nhà phân tích Mỹ cũng không giấu giếm. Trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ, xếp hạng của ông Trump đang giảm do tình hình kinh tế và xã hội xấu đi ở trong nước. Trong hoàn cảnh như vậy, ông Trump sẽ có lợi khi đặt cược vào việc tìm kiếm kẻ thù bên ngoài để chuyển hướng sự chú ý của cử tri ra khỏi các vấn đề nội bộ.
Dù sao chăng nữa, trong những tháng gần đây, các nhà chức trách Mỹ rõ ràng đã tuân thủ đường hướng diễn biến leo thang căng thẳng với Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt đối với quan chức Trung Quốc liên quan đến Luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong cũng như tình hình ở Tân Cương. Mỹ gia tăng áp lực đối với các công ty Trung Quốc có cổ phiếu được niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ. Cuối cùng, Mỹ đã đưa ra một gói biện pháp hạn chế mới chống lại Tập đoàn viễn thông Huawei, đồng thời công bố lệnh cấm sắp tới đối với hoạt động của ứng dụng TikTok, WeChat và một số dịch vụ Internet khác của Trung Quốc tại Mỹ.
Tất cả những sự kiện này không mang lại niềm tin nào về sự thành công của các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai giữa hai nước. Tuy nhiên, các cuộc điện đàm đã diễn ra. Điều này là một dấu hiệu tương đối khả quan. Điều đó có nghĩa là các nhà chức trách Mỹ vẫn không muốn tạo ra những vấn đề lớn, ít nhất là trong quan hệ thương mại giữa hai nước, họ vẫn cam kết với các thỏa thuận trước đó. Lý Khai (Li Kai), chuyên gia thuộc Đại học Tài chính Sơn Tây (Trung Quốc) nói với Đài Sputnik: "Ban đầu, dự kiến vào tháng 8 sẽ kiểm toán việc thực hiện thỏa thuận sau kết quả của nửa đầu năm. Hai bên nhân cơ hội này để tổng kết các bài học kinh nghiệm và chia sẻ quan điểm của mình nhằm thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện thỏa thuận. Tôi cho rằng đây không phải là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Trung-Mỹ đã tan băng. Tuy nhiên, điều này cho thấy quan hệ kinh tế, thương mại tương đối ổn định và phía Mỹ không muốn tạo ra vấn đề trong lĩnh vực này".
Trước các cuộc điện đàm, một số phương tiện truyền thông cho rằng các vấn đề về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với WeChat, TikTok và Huawei có thể sẽ được đưa vào chương trình nghị sự. Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đưa ra những bản tin rất ngắn gọn mà không đề cập đến những vấn đề này. Thông cáo báo chí từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết họ đã thảo luận về việc Trung Quốc mua tăng đáng kể sản phẩm của Mỹ theo thỏa thuận, cải cách cơ cấu tại Trung Quốc nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ và công nghệ của Mỹ, đồng thời dỡ bỏ rào cản đối với các công ty Mỹ hoạt động tại thị trường Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính và nông nghiệp. Bản tin của Tân Hoa Xã thậm chí còn ngắn hơn, lưu ý rằng cả hai bên đã tổ chức một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về tăng cường phối hợp song phương về các biện pháp kinh tế vĩ mô và thực hiện hiệp định thương mại Trung-Mỹ giai đoạn đầu.
Theo các điều khoản của Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn I, trong vòng 2 năm, Trung Quốc cam kết tăng cường mua các sản phẩm của Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức của năm 2017. Đổi lại, Mỹ đồng ý bãi bỏ một số thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và tình trạng suy thoái kinh tế tiếp theo trên toàn thế giới đã làm gián đoạn đáng kể kế hoạch về thỏa thuận thương mại. Theo Viện Kinh tế Thế giới Petterson, tính đến tháng 6 vừa qua, Trung Quốc chỉ nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ trị giá 40,2 tỷ USD. Đồng thời, trong cùng thời gian đó, Trung Quốc chỉ mua của Mỹ 5% tổng khối lượng tài nguyên năng lượng họ dự kiến sẽ mua trong năm nay. Truyền thông phương Tây đã nhiều lần bày tỏ lo ngại Trung Quốc, vì lý do bất khả kháng liên quan đến đại dịch COVID-19, sẽ không thể thực hiện tất cả các nghĩa vụ của nước này theo thỏa thuận.
Tuy nhiên, chuyên gia Lý Khai hoàn toàn không đồng ý với những nhận định đó. Theo ông, Trung Quốc vẫn quyết tâm thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ. Ngay cả khi một số chỉ số có sự suy giảm trong năm nay thì vẫn còn năm sau, trong thời gian đó có thể bắt kịp những gì bỏ lỡ. Ông Lý Khai nói: "Hiện nay, Trung Quốc đang hướng tới việc hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại giai đoạn I. Theo thỏa thuận này, Trung Quốc có 2 năm để thực hiện các điều kiện này. Trong khi dịch bệnh đang bùng phát trong năm nay, chúng tôi có thể tăng lượng mua vào năm tới để thỏa thuận này không trở thành một tác nhân gây khó chịu khác trong quan hệ song phương. Hoặc ít nhất để Trung Quốc không phải chịu trách nhiệm về việc phá vỡ thỏa thuận".
Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất là về nguyên tắc, liệu thỏa thuận thương mại giai đoạn I có tương lai sau cuộc bầu cử sắp tới hay không? Nếu ông Trump tái đắc cử, ông sẽ tiếp tục quá trình tách rời kinh tế khỏi Trung Quốc. Hiện tại, rất khó để dự đoán lệnh trừng phạt của Mỹ trong tương lai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của 2 nước. Điều này chắc chắn sẽ không có lợi cho hoạt động kinh doanh song phương. Nếu ông Joe Biden thắng cử, ông có thể sẽ thực hiện đường hướng để bình thường hóa ít nhất đối với quan hệ kinh tế.
Theo ông Lý Khai, thỏa thuận thương mại sẽ không mang tính cấp bách nữa. Ông Lý Khai nhận định: "Ông Trump cho rằng giai đoạn hai của các cuộc đàm phán và thỏa thuận không có ý nghĩa. Trong khi đó, ông Biden nói ông sẽ dừng cuộc chiến thương mại. Do đó, lúc này, giai đoạn hai của thỏa thuận thương mại là một điều hết sức viển vông. Cuộc chiến thương mại sắp kết thúc. Tình hình dịch tễ ở Mỹ còn nhiều khó khăn, kinh tế không phát triển như trước. Có lẽ tình hình kinh tế ở Mỹ hiện nay còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ không còn khả năng và sự tự tin trước đây để tiếp tục cuộc chiến thương mại. Tôi cho rằng cuộc chiến thương mại trên thực tế đã kết thúc và sẽ khó có cuộc đàm phán mới nào trong tương lai".
Đồng thời, Trung Quốc đang cố gắng tuân thủ việc thực hiện thỏa thuận thương mại. Ở cấp độ chính trị cao nhất, tầm quan trọng của thỏa thuận này với Mỹ đã được nêu ra trong 2 phiên họp. Chính phủ Trung Quốc kêu gọi vào năm 2020, các công ty xây dựng hoạt động của họ dựa trên những cân nhắc về sự cần thiết phải thực hiện thỏa thuận. Sự cam kết không chỉ được khẳng định bằng lời nói mà còn bằng hành động. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang tăng cường mua đậu tương và trong tháng này đã ký hợp đồng kỷ lục mua ngô Mỹ với khối lượng 408.000 tấn.