Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Nguồn: SCMP
ByteDance đã bị chính quyền của Tổng thống Donald Trump dồn tới chân tường với yêu cầu tập đoàn này phải bán phiên bản Mỹ của ứng dụng TikTok trong vòng 90 ngày nếu vẫn còn muốn tiếp tục hoạt động. Rủi ro đi kèm yêu cầu này rõ ràng là rất lớn.
Các nhà phân tích cho rằng không chỉ bởi thị trường Mỹ là biểu tượng cho tham vọng toàn cầu của doanh nghiệp Internet Trung Quốc này, mà việc tồn tại một loạt các rào cản pháp lý và kỹ thuật cũng sẽ khiến việc thực hiện giao dịch mua bán luôn là chuyện “nói dễ hơn làm”.
Yêu cầu của Tổng thống Trump được đưa ra sau sắc lệnh hành pháp hôm 6/8 về việc cấm một vài loại hình giao dịch với TikTok trên thị trường Mỹ trừ phi ByteDance thoái vốn khỏi TikTok trong vòng 45 ngày. Trump cũng đã ra một sắc lệnh tương tự với “siêu ứng dụng” WeChat thuộc sở hữu của Tencent Holdings.
Các nhà phân tích cho rằng dù động thái mới của Washington cho ByteDance nhiều thời gian hơn để chào bán ứng dụng đăng tải video ngắn đang rất được ưa chuộng, thực tế quyết định này đang siết chặt hơn “chiếc thòng lọng pháp lý” đối với ByteDance. Microsoft nhanh chóng nổi lên như doanh nghiệp tiên phong trong cuộc đua giành quyền mua lại TikTok, dù một vài cái tên khác cũng đã xuất hiện, như Twitter – theo vài nguồn tin truyền thông. Theo nhận định của tờ The Washington Post hồi tuần trước, thực tế cơ hội để Microsoft có thể giành được thương vụ mua bán này là khá nhỏ, và của Twitter thậm chí còn nhỏ hơn.
Microsoft đã chính thức xác nhận việc theo đuổi thương vụ mua lại TikTok tại thị trường Mỹ, Canada, Australi và New Zealand, song nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates thậm chí đã miêu tả thương vụ tiềm năng này là “một cốc rượu độc”. Một số nhà quan sát nhấn mạnh khả năng Giám đốc điều hành (CEO) của ByteDance, cũng đồng thời là nhà sáp lập tập đoàn này, Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) có thể sẽ từ bỏ thị trường Mỹ thay vì bán đi “đứa con” của mình, bởi doanh thu của ứng dụng Douyin – ứng dụng “chị em” duy nhất của TikTok tại Trung Quốc – có thể gánh được phần doanh thu cho cả hai. Tuy nhiên, việc để mất thị trường Mỹ cũng sẽ được xem là một quyết định đầy khó khăn với Trương Nhất Minh và có thể cản trở đà tăng trưởng của TikTok trong ngắn hạn. Nhà phân tích Joe Albano viết trên mạng tin phân tích Tech Cache: “TikTok đang bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan… Ứng dụng này chỉ có thể bị mua lại hoặc bị cấm, và cả 2 lựa chọn đều không đem đến nhiều hy vọng về khả năng mở rộng thị trường trong tương lai”.
Trên thực tế ByteDance vẫn còn một lựa chọn khác là vô hiệu hóa quyết định của chính quyền Trump tại tòa. Đại diện ByteDance cho biết đây là hướng đi mà tập đoàn này đang theo đuổi, và họ sẽ “sử dụng tất cả các biện pháp có thể” để “đảm bảo thượng tôn pháp luật”. Tuy nhiên, ByteDance chưa đệ trình bất kỳ khiếu nại nào sau những tuyên bố này, và cũng vẫn từ chối trả lời các câu hỏi liên quan của báo giới.
Thương vụ TikTok sẽ làm nảy sinh một số vấn đề kỹ thuật phức tạp, như việc kiểm toán toàn bộ các mã nguồn và máy chủ, một việc mà theo các chuyên gia là có thể sẽ phải mất nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm để hoàn thành.
TikTok và các ứng dụng khác thuộc đại gia đình ByteDance nổi tiếng với hệ thống sử dụng trí thông minh nhân tạo trong việc lựa chọn nội dung phù hợp với thị hiếu của người dùng. Năm 2018, kỹ sư Cao Huanhuan của ByteDance đã tiết lộ một số công nghệ đằng sau ứng dụng tổng hợp thông tin nổi tiếng Jinri Toutiao ở Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, TikTok cũng đã chia sẻ một vài chi tiết về công nghệ này trên trang mạng của mình.
Cả 2 đều có chung 1 cơ chế để điều chỉnh nội dung theo mối quan tâm của người dùng. Về mặt chức năng và kỹ thuật, TikTok giống với các sản phẩm khác của ByteDance trong đó chú trọng tới 3 yếu tố: tương tác của người dùng với ứng dụng, chẳng hạn như việc họ bấm “like” (yêu thích) một clip hoặc theo dõi một tài khoản; nội dung của sản phẩm, chẳng hạn âm thanh và các thẻ được gắn trong video; và “môi trường” của người dùng, chẳng hạn ngôn ngữ, quốc gia, và loại thiết bị họ sử dụng. TikTok cũng cung cấp một số lượng nhất định các video có nội dung nằm ngoài thị hiếu trực tiếp của người sử dụng.
Thiết kế các mã nguồn chỉ là bước đầu, hệ thống này đòi hỏi quá trình “đào tạo” và cập nhật liên tục dữ liệu của người dùng, một công việc được thực hiện bởi sự hợp tác của nhiều kỹ sư cùng các đội ngũ chiến lược và vận hành. Bởi vậy, dù đều được phát triển từ cùng một mã nguồn, thuật toán về nội dung ở các thị trường khác nhau là không giống nhau.
Tuần trước, hãng tin Reuters cho rằng TikTok có chung nguồn gốc kỹ thuật với phiên bản Trung Quốc Douyin và các tài sản trí tuệ khác thuộc sở hữu của ByteDance. Các mã nguồn máy chủ của TikTok vẫn được chia sẻ một phần trên các sản phẩm khác của ByteDance. Patrick Jackson, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, Trưởng phòng công nghệ Công ty phần mềm tư nhân Disconnect, bình luận: “Chi tiết cụ thể của việc chia tách sẽ là rất phức tạp. Microsoft hay bất kỳ ai mua lại TikTok đều sẽ phải kiểm tra lại tất cả các mã nguồn, máy chủ, các hợp đồng kinh doanh, thủ tục pháp lý, và thậm chí cả nhân sự trước khi họ muốn thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào… Tôi cho rằng quá trình này có thể mất ít nhất vài tháng, thậm chí vài năm”, ông nói thêm.
Wade Weems, cựu công tố viên Phòng Tư pháp Cục An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng khó có khả năng các doanh nghiệp tham gia thương vụ này hoàn thành mọi thứ “trong vòng 1 đến 2 tháng”. Ông nói: “Họ sẽ phải thương lượng với chính phủ Mỹ về quyền của chính phủ trong việc giám sát, kiểm tra hoặc điều hành,…trước khi hoàn thành thương vụ”. Khi công bố việc xúc tiến đàm phán với ByteDance, Microsoft đã cam kết “tất cả thông tin cá nhân của người dùng Mỹ sẽ được chuyển giao an toàn từ TikTok và sẽ không để lọt ra ngoài lãnh thổ Mỹ.”
Ngoài những khó khăn về kỹ thuật, các nhà phân tích cho rằng trong tương lai TikTok khó có thể được vận hành tự do ở thị trường Mỹ như đã từng trước đây. Điều này cũng sẽ cản trở tham vọng của ByteDance tại các thị trường lớn khác như Ấn Độ và châu Âu.
Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2020, TikTok đã được tải xuống 49 triệu lượt trên thị trường Mỹ với doanh thu liên quan tới ứng dụng đạt mức 28,6 tỷ USD, chiếm 60% tổng doanh thu của TikTok theo số liệu của Sensor Tower. Trong khi đó, dù có nhiều người dùng hơn, song doanh thu mà TikTok tại Ấn Độ đem về lại thấp hơn so với ở Mỹ. Nhà phân tích Nan Lu, làm việc tại Sensor Tower, nhận định: “Khả năng tạo doanh thu ở thị trường Ấn Độ là còn rất xa vời bởi tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ không bằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Bởi vậy, không thể sử dụng tốc độ tăng trưởng Internet của thị trường Trung Quốc để dự đoán tốc độ tăng trưởng Internet của thị trường Ấn Độ.”
Về phương diện quảng cáo, theo Forrester Analytics, chi phí dành cho các phương tiện truyền thông xã hội ở Mỹ được dự báo đạt mức 37,4 tỷ USD, trong khi con số này tại Ấn Độ chỉ là 1,7 tỷ USD. Chuyên gia phân tích Xiaofeng Wang của Ferrester đánh giá: “Dưới góc độ doanh thu, thị trường Mỹ quan trọng hơn nhiều so với thị trường Ấn Độ”.
Theo ông Lu, “để hệ sinh thái TikTok hoạt động không có thị trường Mỹ là một điều bất khả thi… Để mất thị trường này cũng giống như việc tự thu lại đôi cánh của mình. Lấy các phương tiện truyền thông xã hội làm ví dụ, chúng tôi chưa từng thấy châu Âu có thể phát triển những ứng dụng phổ biến như Faecbook hoặc YouTube.”
Thị trường Mỹ là “đầu tàu” của các thị trường khác. Thói quen của người dùng Mỹ thường được người dùng nơi khác “noi theo”. Ông Lu cho rằng không có TikTok, rất nhiều người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội này sẽ chuyển sang sử dụng các nền tảng mới, ảnh hưởng đáng kể đến bối cảnh kinh doanh toàn cầu.
Chính phủ Ấn Độ cũng vừa ban hành lệnh cấm với một vài ứng dụng Trung Quốc, trong đó có TikTok, cáo buộc ứng dụng này sử dụng dữ liệu bất hợp pháp cũng như thu thập thông tin từ điện thoại người dùng khi họ tải ứng dụng. Lệnh cấm được ban hành trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại biên giới Himalaya.
Các chuyên gia nhận định chưa thể nói gì về cơ hội để ByteDance thắng trong vụ kiện với chính phủ. Ông Weems cho rằng “việc đệ đơn kiện của ByteDance sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là bất khả thi”, bởi sắc lệnh ngày 6/8 của Tổng thống Trump không được ban hành “theo các thủ tục pháp lý”, chẳng hạn như theo các quy định của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) hay Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA). Ông cho rằng ByteDance cũng có thể viện dẫn Tu chánh án số I cho vụ kiện của mình, theo đó cho rằng hành động của Tổng thống Trump “cản trở các ý tưởng được hình thành trên ứng dụng, điều này là trái với quy định coi TikTok như một diễn đàn ngôn luận. Đây là một hành vi vi phạm Tu chánh án số I và quyền tự do ngôn luận”.
Không chỉ vậy, nhà phân tích Joe Albano cho rằng ByteDance cũng có thể “chờ tới sau bầu cử Mỹ để hy vọng tình hình có thể thay đổi”, dù việc để mất 2 tháng “trống” người dùng Mỹ cũng có thể là “một thiệt hại khó phục hồi”. Trên thực tế, chờ đợi chưa hẳn là một chiến lược tốt khi Joe Biden, “ứng cử viên tổng thống” của đảng Dân chủ, cũng không phải là người hâm mộ TikTok và gần đây thậm chí còn yêu cầu các nhân viên gỡ ứng dụng này khỏi điện thoại của họ.
ByteDance đã bị chính quyền của Tổng thống Donald Trump dồn tới chân tường với yêu cầu tập đoàn này phải bán phiên bản Mỹ của ứng dụng TikTok trong vòng 90 ngày nếu vẫn còn muốn tiếp tục hoạt động. Rủi ro đi kèm yêu cầu này rõ ràng là rất lớn.
Các nhà phân tích cho rằng không chỉ bởi thị trường Mỹ là biểu tượng cho tham vọng toàn cầu của doanh nghiệp Internet Trung Quốc này, mà việc tồn tại một loạt các rào cản pháp lý và kỹ thuật cũng sẽ khiến việc thực hiện giao dịch mua bán luôn là chuyện “nói dễ hơn làm”.
Yêu cầu của Tổng thống Trump được đưa ra sau sắc lệnh hành pháp hôm 6/8 về việc cấm một vài loại hình giao dịch với TikTok trên thị trường Mỹ trừ phi ByteDance thoái vốn khỏi TikTok trong vòng 45 ngày. Trump cũng đã ra một sắc lệnh tương tự với “siêu ứng dụng” WeChat thuộc sở hữu của Tencent Holdings.
Các nhà phân tích cho rằng dù động thái mới của Washington cho ByteDance nhiều thời gian hơn để chào bán ứng dụng đăng tải video ngắn đang rất được ưa chuộng, thực tế quyết định này đang siết chặt hơn “chiếc thòng lọng pháp lý” đối với ByteDance. Microsoft nhanh chóng nổi lên như doanh nghiệp tiên phong trong cuộc đua giành quyền mua lại TikTok, dù một vài cái tên khác cũng đã xuất hiện, như Twitter – theo vài nguồn tin truyền thông. Theo nhận định của tờ The Washington Post hồi tuần trước, thực tế cơ hội để Microsoft có thể giành được thương vụ mua bán này là khá nhỏ, và của Twitter thậm chí còn nhỏ hơn.
Microsoft đã chính thức xác nhận việc theo đuổi thương vụ mua lại TikTok tại thị trường Mỹ, Canada, Australi và New Zealand, song nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates thậm chí đã miêu tả thương vụ tiềm năng này là “một cốc rượu độc”. Một số nhà quan sát nhấn mạnh khả năng Giám đốc điều hành (CEO) của ByteDance, cũng đồng thời là nhà sáp lập tập đoàn này, Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) có thể sẽ từ bỏ thị trường Mỹ thay vì bán đi “đứa con” của mình, bởi doanh thu của ứng dụng Douyin – ứng dụng “chị em” duy nhất của TikTok tại Trung Quốc – có thể gánh được phần doanh thu cho cả hai. Tuy nhiên, việc để mất thị trường Mỹ cũng sẽ được xem là một quyết định đầy khó khăn với Trương Nhất Minh và có thể cản trở đà tăng trưởng của TikTok trong ngắn hạn. Nhà phân tích Joe Albano viết trên mạng tin phân tích Tech Cache: “TikTok đang bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan… Ứng dụng này chỉ có thể bị mua lại hoặc bị cấm, và cả 2 lựa chọn đều không đem đến nhiều hy vọng về khả năng mở rộng thị trường trong tương lai”.
Trên thực tế ByteDance vẫn còn một lựa chọn khác là vô hiệu hóa quyết định của chính quyền Trump tại tòa. Đại diện ByteDance cho biết đây là hướng đi mà tập đoàn này đang theo đuổi, và họ sẽ “sử dụng tất cả các biện pháp có thể” để “đảm bảo thượng tôn pháp luật”. Tuy nhiên, ByteDance chưa đệ trình bất kỳ khiếu nại nào sau những tuyên bố này, và cũng vẫn từ chối trả lời các câu hỏi liên quan của báo giới.
Thương vụ TikTok sẽ làm nảy sinh một số vấn đề kỹ thuật phức tạp, như việc kiểm toán toàn bộ các mã nguồn và máy chủ, một việc mà theo các chuyên gia là có thể sẽ phải mất nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm để hoàn thành.
TikTok và các ứng dụng khác thuộc đại gia đình ByteDance nổi tiếng với hệ thống sử dụng trí thông minh nhân tạo trong việc lựa chọn nội dung phù hợp với thị hiếu của người dùng. Năm 2018, kỹ sư Cao Huanhuan của ByteDance đã tiết lộ một số công nghệ đằng sau ứng dụng tổng hợp thông tin nổi tiếng Jinri Toutiao ở Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, TikTok cũng đã chia sẻ một vài chi tiết về công nghệ này trên trang mạng của mình.
Cả 2 đều có chung 1 cơ chế để điều chỉnh nội dung theo mối quan tâm của người dùng. Về mặt chức năng và kỹ thuật, TikTok giống với các sản phẩm khác của ByteDance trong đó chú trọng tới 3 yếu tố: tương tác của người dùng với ứng dụng, chẳng hạn như việc họ bấm “like” (yêu thích) một clip hoặc theo dõi một tài khoản; nội dung của sản phẩm, chẳng hạn âm thanh và các thẻ được gắn trong video; và “môi trường” của người dùng, chẳng hạn ngôn ngữ, quốc gia, và loại thiết bị họ sử dụng. TikTok cũng cung cấp một số lượng nhất định các video có nội dung nằm ngoài thị hiếu trực tiếp của người sử dụng.
Thiết kế các mã nguồn chỉ là bước đầu, hệ thống này đòi hỏi quá trình “đào tạo” và cập nhật liên tục dữ liệu của người dùng, một công việc được thực hiện bởi sự hợp tác của nhiều kỹ sư cùng các đội ngũ chiến lược và vận hành. Bởi vậy, dù đều được phát triển từ cùng một mã nguồn, thuật toán về nội dung ở các thị trường khác nhau là không giống nhau.
Tuần trước, hãng tin Reuters cho rằng TikTok có chung nguồn gốc kỹ thuật với phiên bản Trung Quốc Douyin và các tài sản trí tuệ khác thuộc sở hữu của ByteDance. Các mã nguồn máy chủ của TikTok vẫn được chia sẻ một phần trên các sản phẩm khác của ByteDance. Patrick Jackson, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, Trưởng phòng công nghệ Công ty phần mềm tư nhân Disconnect, bình luận: “Chi tiết cụ thể của việc chia tách sẽ là rất phức tạp. Microsoft hay bất kỳ ai mua lại TikTok đều sẽ phải kiểm tra lại tất cả các mã nguồn, máy chủ, các hợp đồng kinh doanh, thủ tục pháp lý, và thậm chí cả nhân sự trước khi họ muốn thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào… Tôi cho rằng quá trình này có thể mất ít nhất vài tháng, thậm chí vài năm”, ông nói thêm.
Wade Weems, cựu công tố viên Phòng Tư pháp Cục An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng khó có khả năng các doanh nghiệp tham gia thương vụ này hoàn thành mọi thứ “trong vòng 1 đến 2 tháng”. Ông nói: “Họ sẽ phải thương lượng với chính phủ Mỹ về quyền của chính phủ trong việc giám sát, kiểm tra hoặc điều hành,…trước khi hoàn thành thương vụ”. Khi công bố việc xúc tiến đàm phán với ByteDance, Microsoft đã cam kết “tất cả thông tin cá nhân của người dùng Mỹ sẽ được chuyển giao an toàn từ TikTok và sẽ không để lọt ra ngoài lãnh thổ Mỹ.”
Ngoài những khó khăn về kỹ thuật, các nhà phân tích cho rằng trong tương lai TikTok khó có thể được vận hành tự do ở thị trường Mỹ như đã từng trước đây. Điều này cũng sẽ cản trở tham vọng của ByteDance tại các thị trường lớn khác như Ấn Độ và châu Âu.
Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2020, TikTok đã được tải xuống 49 triệu lượt trên thị trường Mỹ với doanh thu liên quan tới ứng dụng đạt mức 28,6 tỷ USD, chiếm 60% tổng doanh thu của TikTok theo số liệu của Sensor Tower. Trong khi đó, dù có nhiều người dùng hơn, song doanh thu mà TikTok tại Ấn Độ đem về lại thấp hơn so với ở Mỹ. Nhà phân tích Nan Lu, làm việc tại Sensor Tower, nhận định: “Khả năng tạo doanh thu ở thị trường Ấn Độ là còn rất xa vời bởi tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ không bằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Bởi vậy, không thể sử dụng tốc độ tăng trưởng Internet của thị trường Trung Quốc để dự đoán tốc độ tăng trưởng Internet của thị trường Ấn Độ.”
Về phương diện quảng cáo, theo Forrester Analytics, chi phí dành cho các phương tiện truyền thông xã hội ở Mỹ được dự báo đạt mức 37,4 tỷ USD, trong khi con số này tại Ấn Độ chỉ là 1,7 tỷ USD. Chuyên gia phân tích Xiaofeng Wang của Ferrester đánh giá: “Dưới góc độ doanh thu, thị trường Mỹ quan trọng hơn nhiều so với thị trường Ấn Độ”.
Theo ông Lu, “để hệ sinh thái TikTok hoạt động không có thị trường Mỹ là một điều bất khả thi… Để mất thị trường này cũng giống như việc tự thu lại đôi cánh của mình. Lấy các phương tiện truyền thông xã hội làm ví dụ, chúng tôi chưa từng thấy châu Âu có thể phát triển những ứng dụng phổ biến như Faecbook hoặc YouTube.”
Thị trường Mỹ là “đầu tàu” của các thị trường khác. Thói quen của người dùng Mỹ thường được người dùng nơi khác “noi theo”. Ông Lu cho rằng không có TikTok, rất nhiều người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội này sẽ chuyển sang sử dụng các nền tảng mới, ảnh hưởng đáng kể đến bối cảnh kinh doanh toàn cầu.
Chính phủ Ấn Độ cũng vừa ban hành lệnh cấm với một vài ứng dụng Trung Quốc, trong đó có TikTok, cáo buộc ứng dụng này sử dụng dữ liệu bất hợp pháp cũng như thu thập thông tin từ điện thoại người dùng khi họ tải ứng dụng. Lệnh cấm được ban hành trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại biên giới Himalaya.
Các chuyên gia nhận định chưa thể nói gì về cơ hội để ByteDance thắng trong vụ kiện với chính phủ. Ông Weems cho rằng “việc đệ đơn kiện của ByteDance sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là bất khả thi”, bởi sắc lệnh ngày 6/8 của Tổng thống Trump không được ban hành “theo các thủ tục pháp lý”, chẳng hạn như theo các quy định của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) hay Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA). Ông cho rằng ByteDance cũng có thể viện dẫn Tu chánh án số I cho vụ kiện của mình, theo đó cho rằng hành động của Tổng thống Trump “cản trở các ý tưởng được hình thành trên ứng dụng, điều này là trái với quy định coi TikTok như một diễn đàn ngôn luận. Đây là một hành vi vi phạm Tu chánh án số I và quyền tự do ngôn luận”.
Không chỉ vậy, nhà phân tích Joe Albano cho rằng ByteDance cũng có thể “chờ tới sau bầu cử Mỹ để hy vọng tình hình có thể thay đổi”, dù việc để mất 2 tháng “trống” người dùng Mỹ cũng có thể là “một thiệt hại khó phục hồi”. Trên thực tế, chờ đợi chưa hẳn là một chiến lược tốt khi Joe Biden, “ứng cử viên tổng thống” của đảng Dân chủ, cũng không phải là người hâm mộ TikTok và gần đây thậm chí còn yêu cầu các nhân viên gỡ ứng dụng này khỏi điện thoại của họ.