Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo Sputnik, Reuters
Sau khi ByteDance, công ty sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok, từ chối lời đề nghị của Microsoft mua một phần hoạt động của công ty Trung Quốc này tại Mỹ, tập đoàn phát triển phần mềm Oracle đã đưa ra một đề nghị mới với vai trò là "nhà cung cấp công nghệ đáng tin cậy" cho ByteDance tại Mỹ. Theo các nhà quan sát chính trị và các chuyên gia mạng, có khả năng Mỹ sẽ tiếp tục nghiên cứu TikTok và các mạng xã hội nước ngoài khác.
Phát biểu trên kênh CNBC, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin xác nhận văn phòng của ông đã nhận được đề xuất, trong đó Oracle đóng vai trò như một đối tác công nghệ đáng tin cậy, qua đó, ứng dụng TikTok sẽ được điều hành bởi một công ty có trụ sở tại Mỹ. Ông cũng cho biết Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS), chuyên đánh giá những quan ngại an ninh quốc gia liên quan tới các giao dịch nước ngoài, sẽ giám sát và đánh giá đề xuất trên trong tuần này. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ tham vấn và cùng Tổng thống Donald Trump thẩm định đề xuất. Các chuyên gia của bộ trên cũng sẽ làm việc với Oracle về đề xuất này trong những ngày tới.
Trong khi đó, thông cáo của TikTok cho hay: "Chúng tôi xác nhận đã gửi một kiến nghị lên Bộ Tài chính Mỹ mà chúng tôi tin rằng có thể giải quyết các mối quan ngại an ninh của Chính quyền Mỹ. Ngoài ra, bước đi này có thể giúp công ty tiếp tục hoạt động tại Mỹ". Thông cáo nêu rõ: "Đề xuất này sẽ cho phép chúng tôi tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khoảng 100 triệu người yêu mến TikTok cho việc kết nối và giải trí, giúp hàng trăm nghìn chủ doanh nghiệp nhỏ và các nhà sáng tạo đang dựa vào TikTok để kinh doanh và phát triển sự nghiệp của họ". ByteDance ngày 17/9 thông báo rằng đề xuất của hãng đối với việc lựa chọn công ty phần mềm của Mỹ Oracle làm đối tác công nghệ vận hành ứng dụng TikTok cần có sự thông qua của cả Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, đề xuất mà ByteDance gửi tới giới chức Mỹ ngày 16/9 bao gồm việc thành lập trụ sở tại Mỹ và vẫn cho phép ByteDance nắm phần lớn cổ phần của TikTok. Đề xuất này sẽ được Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS), do Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đứng đầu, thẩm định.
Về phía Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/9 đã tỏ ra thận trọng trước kế hoạch của công ty công nghệ ByteDance (Trung Quốc) về việc nắm giữ phần lớn cổ phần trong hoạt động tại Mỹ của nền tảng chia sẻ video ngắn nổi tiếng TikTok, sau khi một số nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa thúc giục ông từ chối đề xuất này. Trong một cuộc họp báo, khi được hỏi về thông tin đồn đoán rằng ByteDance chỉ trao cho Oracle một cổ phần thiểu số tại TikTok, Tổng thống Trump cho hay ông không hài lòng về điều này và cũng khẳng định chưa chuẩn bị ký kết bất kỳ quyết định thông qua nào đối với thỏa thuận trên. Ông Trump nhấn mạnh việc không ủng hộ ý tưởng để ByteDance giữ quyền kiểm soát tại nền tảng TikTok.
Các chuyên gia của CFIUS nhận định trong trường hợp ông Trump thông qua đề xuất nói trên, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải sửa đổi sắc lệnh đã ký ngày 14/8 buộc ByteDance ngừng hoạt động tại Mỹ.
Các chuyên gia cho biết đã từng có trường hợp CFIUS cho phép các công ty nước ngoài tiếp tục sở hữu những tài sản tại Mỹ có tính nhạy cảm bằng cách áp đặt các biện pháp giám sát và hạn chế đối với sự vận hành của các công ty nước ngoài này. Tập đoàn máy tính Lenovo của Trung Quốc đã mua hãng IBM của Mỹ vào năm 2005 và tập đoàn Softbank của Nhật Bản đã mua công ty vô tuyến Sprint của Mỹ năm 2013 sau khi chấp nhận các điều kiện của CFIUS như cho phép Chính phủ Mỹ có tiếng nói trong hội đồng quản trị và các mối quan hệ với nhà cung cấp.
Nguồn thạo tin tiết lộ ByteDance đã đề nghị với CFIUS các nhượng bộ tương tự. Một luật sư của Fox Rothschild LLP nhận định: "Kể cả nếu chi nhánh của một công ty là mối quan ngại với CFIUS, chừng nào chi nhánh đó còn được khu biệt để tuân thủ các yêu cầu của CFIUS thì thương vụ vẫn có thể được tiến hành. CFIUS đã từng yêu cầu và hài lòng với các trường hợp như vậy trong quá khứ".
Trong phản ứng mới nhất, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/9 kêu gọi Mỹ tôn trọng các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh công bằng.
Liên quan đến vấn đề này, Thượng nghị sỹ Marco Rubio và năm thượng nghị sỹ khác của đảng Cộng hòa ngày 16/9 đã hối thúc giục Chính quyền Tổng thống Trump từ chối thỏa thuận nếu TikTok vẫn duy trì mối quan hệ với ByteDance, và đề nghị Tổng thống Mỹ có thể chặn đề xuất này. Trong một bức thư gửi lên Tổng thống Trump ngày 16/9, ông Rubio, thượng nghị sỹ đầu tiên kêu gọi Chính phủ Mỹ điều tra TikTok về vấn đề kiểm duyệt, đã viện dẫn "những câu hỏi nghiêm túc còn để ngỏ” về vai trò của Oracle tại TikTok, công nghệ mà họ sẽ cung cấp cho ByteDance và tương lai cho thuật toán của ứng dụng. Theo ông, các nghị sỹ phản đối bất kỳ thỏa thuận nào cho phép các thực thể do Trung Quốc kiểm soát hoặc có trụ sở tại Trung Quốc có quyền nắm giữ, điều hành hoặc sửa đổi mã hay thuật toán trong bất kỳ phiên bản TikTok nào tại Mỹ.
Hiện TikTok đang hoạt động ở khoảng 150 quốc gia. Ứng dụng này đặc biệt phổ biến với người dùng điện thoại thông minh (smartphone) trẻ tuổi. Nền tảng này cho phép người dùng tạo các video ngắn từ 15 giây đến 60 giây. Kể từ khi ra mắt năm 2016, ứng dụng đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần, trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới.
Thời gian qua, TikTok đã lọt vào "tầm ngắm" của giới chức Mỹ với lý do quan ngại về an ninh quốc gia. Ngày 15/8, Tổng thống Trump cũng đã yêu cầu trong vòng 90 ngày, ByteDance phải chuyển nhượng các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Cũng trong tháng 8/2020, ông Trump đưa ra một lệnh hành pháp nêu rõ mọi thỏa thuận mua bán với ByteDance nếu không đạt được vào ngày 20/9, TikTok sẽ phải dừng mọi hoạt động tại Mỹ.
Daniel Ives, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu cổ phiếu tại Wedbush Securities, giải thích rằng thỏa thuận Oracle-ByteDance là quan hệ đối tác giám sát dữ liệu, không phải là một vụ mua bán. Theo doanh nhân này, Microsoft không muốn hợp tác với công ty Trung Quốc mà trên thực tế, “người khổng lồ” công nghệ Mỹ này muốn mua lại TikTok và các thuật toán tiên tiến.
Tuy nhiên, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc (CGTN) đưa tin rằng cuối tháng Tám, Chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách các công nghệ mới bị cấm xuất khẩu. Điều này dường như cho thấy rằng công nghệ được sử dụng trong thuật toán của TikTok không thể được xuất khẩu nếu không có sự cho phép của chính phủ. Ông Daniel Ives cho rằng Oracle có thể trở thành đối tác công nghệ của TikTok và tai mắt của chính phủ Mỹ trong các vấn đề an ninh quốc gia.
Chuyên gia an ninh mạng Pierluigi Paganini cho biết, việc Nhà Trắng tập trung chú ý vào TikTok chỉ ra rằng Chính phủ Mỹ “tìm cách kiểm soát hành động của công ty nước ngoài bằng cách áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt về cách họ quản lý dữ liệu và thông tin của người dùng Mỹ”. Ông Paganini nhận định Oracle sẽ đại diện cho Chính phủ Mỹ giám sát hoạt động của công ty Trung Quốc. Từ quan điểm của người dùng, sẽ không có gì thay đổi, ít nhất là nếu đối tác kỹ thuật sẽ là Oracle. Tất cả đều nhằm mục đích ngăn Chính phủ Trung Quốc thu thập hoặc lạm dụng dữ liệu người dùng Mỹ.
Trong khi đó, một số chuyên gia mạng và truyền thông Mỹ đã bày tỏ sự nghi ngờ của họ về thỏa thuận Oracle-ByteDance. Trang The Verge lưu ý rằng trạng thái đối tác tin cậy của Oracle không đảm bảo việc ngăn chặn ByteDance “cài phần mềm độc hại theo dõi, nếu công ty muốn”. Về phần mình, cựu giám đốc an ninh Facebook, ông Alex Stamos cho biết trên Twitter rằng “thỏa thuận Oracle tiếp quản dịch vụ lưu trữ mà không cần mã nguồn và những thay đổi hoạt động đáng kể sẽ không xua tan bất kỳ lo ngại nào về TikTok”.
Trước đó, ban lãnh đạo TikTok đã mạnh mẽ phủ nhận cáo buộc thu thập dữ liệu người dùng một cách bất hợp pháp. Nhà báo kiêm nhà phân tích chính trị Mỹ Caleb Maupin cho rằng vụ lùm xùm cường điệu xung quanh ứng dụng phổ biến của Trung Quốc không gì khác hơn là nỗ lực của Washington nhằm duy trì độc quyền trên các mạng xã hội lớn của Mỹ. Nhà khoa học chính trị này nhấn mạnh, trong số các mạng xã hội, các công ty Mỹ chiếm ưu thế và sợ hãi trước sự chuyển đổi không thể tránh khỏi sang đa cực. TikTok khiến họ lo ngại rằng mạng xã hội sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Washington và London.
TikTok không phải là nền tảng Trung Quốc duy nhất mà Chính phủ Mỹ đang nhắm đến. Song song với lệnh cấm TikTok, cũng với lý do lo ngại về an ninh quốc gia, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng muốn cấm WeChat, ứng dụng của Trung Quốc do Tencent phát triển, kết hợp chương trình nhắn tin nhanh, mạng xã hội và thanh toán di động.
Sau khi ByteDance, công ty sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok, từ chối lời đề nghị của Microsoft mua một phần hoạt động của công ty Trung Quốc này tại Mỹ, tập đoàn phát triển phần mềm Oracle đã đưa ra một đề nghị mới với vai trò là "nhà cung cấp công nghệ đáng tin cậy" cho ByteDance tại Mỹ. Theo các nhà quan sát chính trị và các chuyên gia mạng, có khả năng Mỹ sẽ tiếp tục nghiên cứu TikTok và các mạng xã hội nước ngoài khác.
Phát biểu trên kênh CNBC, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin xác nhận văn phòng của ông đã nhận được đề xuất, trong đó Oracle đóng vai trò như một đối tác công nghệ đáng tin cậy, qua đó, ứng dụng TikTok sẽ được điều hành bởi một công ty có trụ sở tại Mỹ. Ông cũng cho biết Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS), chuyên đánh giá những quan ngại an ninh quốc gia liên quan tới các giao dịch nước ngoài, sẽ giám sát và đánh giá đề xuất trên trong tuần này. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ tham vấn và cùng Tổng thống Donald Trump thẩm định đề xuất. Các chuyên gia của bộ trên cũng sẽ làm việc với Oracle về đề xuất này trong những ngày tới.
Trong khi đó, thông cáo của TikTok cho hay: "Chúng tôi xác nhận đã gửi một kiến nghị lên Bộ Tài chính Mỹ mà chúng tôi tin rằng có thể giải quyết các mối quan ngại an ninh của Chính quyền Mỹ. Ngoài ra, bước đi này có thể giúp công ty tiếp tục hoạt động tại Mỹ". Thông cáo nêu rõ: "Đề xuất này sẽ cho phép chúng tôi tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khoảng 100 triệu người yêu mến TikTok cho việc kết nối và giải trí, giúp hàng trăm nghìn chủ doanh nghiệp nhỏ và các nhà sáng tạo đang dựa vào TikTok để kinh doanh và phát triển sự nghiệp của họ". ByteDance ngày 17/9 thông báo rằng đề xuất của hãng đối với việc lựa chọn công ty phần mềm của Mỹ Oracle làm đối tác công nghệ vận hành ứng dụng TikTok cần có sự thông qua của cả Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, đề xuất mà ByteDance gửi tới giới chức Mỹ ngày 16/9 bao gồm việc thành lập trụ sở tại Mỹ và vẫn cho phép ByteDance nắm phần lớn cổ phần của TikTok. Đề xuất này sẽ được Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS), do Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đứng đầu, thẩm định.
Về phía Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/9 đã tỏ ra thận trọng trước kế hoạch của công ty công nghệ ByteDance (Trung Quốc) về việc nắm giữ phần lớn cổ phần trong hoạt động tại Mỹ của nền tảng chia sẻ video ngắn nổi tiếng TikTok, sau khi một số nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa thúc giục ông từ chối đề xuất này. Trong một cuộc họp báo, khi được hỏi về thông tin đồn đoán rằng ByteDance chỉ trao cho Oracle một cổ phần thiểu số tại TikTok, Tổng thống Trump cho hay ông không hài lòng về điều này và cũng khẳng định chưa chuẩn bị ký kết bất kỳ quyết định thông qua nào đối với thỏa thuận trên. Ông Trump nhấn mạnh việc không ủng hộ ý tưởng để ByteDance giữ quyền kiểm soát tại nền tảng TikTok.
Các chuyên gia của CFIUS nhận định trong trường hợp ông Trump thông qua đề xuất nói trên, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải sửa đổi sắc lệnh đã ký ngày 14/8 buộc ByteDance ngừng hoạt động tại Mỹ.
Các chuyên gia cho biết đã từng có trường hợp CFIUS cho phép các công ty nước ngoài tiếp tục sở hữu những tài sản tại Mỹ có tính nhạy cảm bằng cách áp đặt các biện pháp giám sát và hạn chế đối với sự vận hành của các công ty nước ngoài này. Tập đoàn máy tính Lenovo của Trung Quốc đã mua hãng IBM của Mỹ vào năm 2005 và tập đoàn Softbank của Nhật Bản đã mua công ty vô tuyến Sprint của Mỹ năm 2013 sau khi chấp nhận các điều kiện của CFIUS như cho phép Chính phủ Mỹ có tiếng nói trong hội đồng quản trị và các mối quan hệ với nhà cung cấp.
Nguồn thạo tin tiết lộ ByteDance đã đề nghị với CFIUS các nhượng bộ tương tự. Một luật sư của Fox Rothschild LLP nhận định: "Kể cả nếu chi nhánh của một công ty là mối quan ngại với CFIUS, chừng nào chi nhánh đó còn được khu biệt để tuân thủ các yêu cầu của CFIUS thì thương vụ vẫn có thể được tiến hành. CFIUS đã từng yêu cầu và hài lòng với các trường hợp như vậy trong quá khứ".
Trong phản ứng mới nhất, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/9 kêu gọi Mỹ tôn trọng các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh công bằng.
Liên quan đến vấn đề này, Thượng nghị sỹ Marco Rubio và năm thượng nghị sỹ khác của đảng Cộng hòa ngày 16/9 đã hối thúc giục Chính quyền Tổng thống Trump từ chối thỏa thuận nếu TikTok vẫn duy trì mối quan hệ với ByteDance, và đề nghị Tổng thống Mỹ có thể chặn đề xuất này. Trong một bức thư gửi lên Tổng thống Trump ngày 16/9, ông Rubio, thượng nghị sỹ đầu tiên kêu gọi Chính phủ Mỹ điều tra TikTok về vấn đề kiểm duyệt, đã viện dẫn "những câu hỏi nghiêm túc còn để ngỏ” về vai trò của Oracle tại TikTok, công nghệ mà họ sẽ cung cấp cho ByteDance và tương lai cho thuật toán của ứng dụng. Theo ông, các nghị sỹ phản đối bất kỳ thỏa thuận nào cho phép các thực thể do Trung Quốc kiểm soát hoặc có trụ sở tại Trung Quốc có quyền nắm giữ, điều hành hoặc sửa đổi mã hay thuật toán trong bất kỳ phiên bản TikTok nào tại Mỹ.
Hiện TikTok đang hoạt động ở khoảng 150 quốc gia. Ứng dụng này đặc biệt phổ biến với người dùng điện thoại thông minh (smartphone) trẻ tuổi. Nền tảng này cho phép người dùng tạo các video ngắn từ 15 giây đến 60 giây. Kể từ khi ra mắt năm 2016, ứng dụng đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần, trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới.
Thời gian qua, TikTok đã lọt vào "tầm ngắm" của giới chức Mỹ với lý do quan ngại về an ninh quốc gia. Ngày 15/8, Tổng thống Trump cũng đã yêu cầu trong vòng 90 ngày, ByteDance phải chuyển nhượng các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Cũng trong tháng 8/2020, ông Trump đưa ra một lệnh hành pháp nêu rõ mọi thỏa thuận mua bán với ByteDance nếu không đạt được vào ngày 20/9, TikTok sẽ phải dừng mọi hoạt động tại Mỹ.
Daniel Ives, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu cổ phiếu tại Wedbush Securities, giải thích rằng thỏa thuận Oracle-ByteDance là quan hệ đối tác giám sát dữ liệu, không phải là một vụ mua bán. Theo doanh nhân này, Microsoft không muốn hợp tác với công ty Trung Quốc mà trên thực tế, “người khổng lồ” công nghệ Mỹ này muốn mua lại TikTok và các thuật toán tiên tiến.
Tuy nhiên, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc (CGTN) đưa tin rằng cuối tháng Tám, Chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách các công nghệ mới bị cấm xuất khẩu. Điều này dường như cho thấy rằng công nghệ được sử dụng trong thuật toán của TikTok không thể được xuất khẩu nếu không có sự cho phép của chính phủ. Ông Daniel Ives cho rằng Oracle có thể trở thành đối tác công nghệ của TikTok và tai mắt của chính phủ Mỹ trong các vấn đề an ninh quốc gia.
Chuyên gia an ninh mạng Pierluigi Paganini cho biết, việc Nhà Trắng tập trung chú ý vào TikTok chỉ ra rằng Chính phủ Mỹ “tìm cách kiểm soát hành động của công ty nước ngoài bằng cách áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt về cách họ quản lý dữ liệu và thông tin của người dùng Mỹ”. Ông Paganini nhận định Oracle sẽ đại diện cho Chính phủ Mỹ giám sát hoạt động của công ty Trung Quốc. Từ quan điểm của người dùng, sẽ không có gì thay đổi, ít nhất là nếu đối tác kỹ thuật sẽ là Oracle. Tất cả đều nhằm mục đích ngăn Chính phủ Trung Quốc thu thập hoặc lạm dụng dữ liệu người dùng Mỹ.
Trong khi đó, một số chuyên gia mạng và truyền thông Mỹ đã bày tỏ sự nghi ngờ của họ về thỏa thuận Oracle-ByteDance. Trang The Verge lưu ý rằng trạng thái đối tác tin cậy của Oracle không đảm bảo việc ngăn chặn ByteDance “cài phần mềm độc hại theo dõi, nếu công ty muốn”. Về phần mình, cựu giám đốc an ninh Facebook, ông Alex Stamos cho biết trên Twitter rằng “thỏa thuận Oracle tiếp quản dịch vụ lưu trữ mà không cần mã nguồn và những thay đổi hoạt động đáng kể sẽ không xua tan bất kỳ lo ngại nào về TikTok”.
Trước đó, ban lãnh đạo TikTok đã mạnh mẽ phủ nhận cáo buộc thu thập dữ liệu người dùng một cách bất hợp pháp. Nhà báo kiêm nhà phân tích chính trị Mỹ Caleb Maupin cho rằng vụ lùm xùm cường điệu xung quanh ứng dụng phổ biến của Trung Quốc không gì khác hơn là nỗ lực của Washington nhằm duy trì độc quyền trên các mạng xã hội lớn của Mỹ. Nhà khoa học chính trị này nhấn mạnh, trong số các mạng xã hội, các công ty Mỹ chiếm ưu thế và sợ hãi trước sự chuyển đổi không thể tránh khỏi sang đa cực. TikTok khiến họ lo ngại rằng mạng xã hội sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Washington và London.
TikTok không phải là nền tảng Trung Quốc duy nhất mà Chính phủ Mỹ đang nhắm đến. Song song với lệnh cấm TikTok, cũng với lý do lo ngại về an ninh quốc gia, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng muốn cấm WeChat, ứng dụng của Trung Quốc do Tencent phát triển, kết hợp chương trình nhắn tin nhanh, mạng xã hội và thanh toán di động.