TikTok phơi bày lo sợ sâu xa của Mỹ

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 385
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Theo Sputnik

Sau khi đề xuất mua ứng dụng TikTok của Microsoft bị khước từ, công ty phần mềm Oracle đã đưa ra một đề nghị mới được công bố vào đầu tuần này. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát chính trị và chuyên gia mạng, Mỹ có thể sẽ tiếp tục giám sát TikTok và các nền tảng mạng xã hội nước ngoài khác.

file-20200805-164-azigzh.jpg


Ngày 13/9, Oracle đã ký thỏa thuận với công ty mẹ ByteDance của TikTok, trở thành “đối tác công nghệ đáng tin cậy” của họ tại Mỹ. Thỏa thuận sẽ được Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Mỹ (CFIUS) xem xét trong tuần này, đảm bảo cho việc thành lập một công ty với 25.000 việc làm có trụ sở chính tại Mỹ.

Trước đó, với lý do an ninh, Donald Trump đe dọa sẽ cấm hoàn toàn ứng dụng này tại Mỹ trừ phi các hoạt động của TikTok tại Mỹ được chuyển giao cho một công ty của Mỹ. Mốc thời gian mà Tổng thống đặt ra để giải quyết vấn đề sẽ hết hạn vào ngày 15/9. Mặc dù các chi tiết của thương vụ này được giữ bí mật, nhưng Oracle không coi đây là một vụ mua bán hay sang nhượng. Đề nghị mua TikTok của Microsoft trước đó đã bị ByteDance từ chối.

“Oracle sẽ là tai mắt của chính phủ Mỹ”

Daniel Ives, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu cổ phiếu tại Wedbush Securities, giải thích: “Thỏa thuận Oracle-ByteDance là quan hệ đối tác giám sát dữ liệu, không phải là một vụ mua bán”. Theo doanh nhân này, Microsoft chưa bao giờ muốn hợp tác với công ty Trung Quốc. Trên thực tế, gã khổng lồ công nghệ của Mỹ muốn mua lại TikTok và các thuật toán tiên tiến của nó. Tuy nhiên, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc (CGTN) cho biết cuối tháng 8, chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách các công nghệ mới bị cấm xuất khẩu, “dường như để thể hiện rằng công nghệ được sử dụng trong thuật toán của TikTok không thể được xuất khẩu nếu không có sự cho phép của chính phủ”. Ông Daniel Ives nói: “Oracle sẽ trở thành đối tác công nghệ của TikTok và tai mắt của chính phủ Mỹ trong các vấn đề an ninh quốc gia”.

Theo chuyên gia an ninh mạng Pierluigi Paganini, việc Nhà Trắng tập trung chú ý vào TikTok cho thấy chính phủ Mỹ đang “tìm cách kiểm soát hành động của công ty nước ngoài bằng cách áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt về cách họ quản lý dữ liệu và thông tin của người dùng Mỹ”. Ông Pierluigi Paganini nói: “Oracle sẽ đại diện cho chính phủ Mỹ giám sát hoạt động của công ty Trung Quốc. Từ quan điểm của người dùng, sẽ không có gì thay đổi, ít nhất là nếu đối tác kỹ thuật sẽ là Oracle. Tất cả đều nhằm mục đích ngăn chính phủ Trung Quốc thu thập hoặc lạm dụng dữ liệu người dùng Mỹ”.

Trước đó, ban lãnh đạo TikTok đã mạnh mẽ phủ nhận cáo buộc thu thập dữ liệu người dùng một cách bất hợp pháp. Nhà báo kiêm nhà phân tích chính trị Mỹ Caleb Maupin cho rằng vụ lùm xùm xung quanh ứng dụng phổ biến của Trung Quốc không gì khác hơn là nỗ lực của Washington nhằm duy trì độc quyền của các mạng xã hội lớn của Mỹ. Nhà phân tích chính trị nhấn mạnh: “Các công ty Mỹ đang chi phối các mạng xã hội và họ lo sợ về sự chuyển đổi không thể tránh khỏi sang mô hình đa cực. TikTok khiến cho họ lo ngại rằng mạng xã hội sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Phố Wall và London”.

TikTok không phải là nền tảng Trung Quốc duy nhất mà chính phủ Mỹ đang nhắm đến. Song song với lệnh cấm TikTok, Donald Trump cũng đàn áp WeChat, ứng dụng của Trung Quốc do Tencent phát triển, tích hợp dịch vụ nhắn tin nhanh, mạng xã hội và thanh toán di động, cũng với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng phát động một cuộc thập tự chinh chống các công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc. Cuối tháng 6/2020, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đã chính thức gọi các công ty Trung Quốc Huawei và ZTE là “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia đối với mạng lưới truyền thông của Mỹ”, tuyên bố rằng cả hai tập đoàn “có quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và bộ máy quân sự Trung Quốc”. Các công ty viễn thông Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc họ bị chính phủ hoặc quân đội nước này “theo dõi”.

Tình hình chưa lắng dịu sau thỏa thuận Oracle-ByteDance

Một số chuyên gia mạng và truyền thông Mỹ đã bày tỏ sự nghi ngờ của họ về thỏa thuận Oracle-ByteDance, trong khi Donald Trump, người đã khởi xướng vụ việc vào đầu tháng 7/2020, vẫn chưa đưa ra câu trả lời cuối cùng về thỏa thuận sẽ diễn ra trong tuần này. Do đó, trang tin The Verge lưu ý rằng mặc dù “danh nghĩa” đối tác tin cậy của Oracle có thể cho phép họ tiến hành kiểm thử, nhưng hiện không có gì đảm bảo rằng điều này sẽ giúp ngăn chặn ByteDance “cài phần mềm độc hại theo dõi, nếu công ty muốn”.

Về phần mình, cựu giám đốc an ninh Facebook, ông Alex Stamos, cho biết trên Twitter rằng “thỏa thuận mà theo đó Oracle tiếp quản dịch vụ lưu trữ mà không cần mã nguồn cùng những thay đổi hoạt động đáng kể sẽ không giúp xua tan lo ngại về TikTok”. Trích dẫn lệnh cấm ngày 6/8 của Trump, ông Stamos nhấn mạnh nếu Nhà Trắng thông qua thỏa thuận, đó “sẽ là bằng chứng cho thấy đây là hành vi gian lận thuần túy”. Các nhà quan sát nhận định thỏa thuận TikTok khó có thể giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề Mỹ lo ngại.

Ông Caleb Mopin nói: “TikTok đã bỏ ra rất nhiều thời gian để đáp ứng mong muốn của bộ máy chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng điều đó chẳng thay đổi được điều gì lớn lao”. Về phần mình, ông Daniel Ives cho rằng: “Do vấn đề TikTok giữa Bắc Kinh và Washington đang trở nên trầm trọng nên nền tảng và nội dung của nó thậm chí có thể bị chú ý sát sao hơn”.
 
Bên trên