Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo 5 nguồn tin đáng tin cậy, các hoạt động diễn tập chuẩn bị cho ngày bầu cử tại Mỹ mô phỏng các cuộc tấn công khác nhau, từ tin tặc đến vi khuẩn bệnh than, nhằm phá hoại bầu cử cho thấy các quan chức cấp bang và địa phương sẽ gặp khó khăn trong tình huống ứng phó khẩn cấp khi xảy ra tình trạng thông tin giả tràn ngập trên mạng xã hội.
Nhận định này được đưa ra khi các quan chức tình báo và giới phân tích an ninh Mỹ cho rằng sẽ có một cuộc tấn công dữ dội sử dụng thông tin giả lan truyền trên mạng nhằm vào cuộc bầu cử dự kiến diễn ra ngày 3/11 tới. Tuần trước, Tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Paul Nakasone đã khẳng định tin giả là mối đe dọa lớn nhất đối với cuộc bầu cử.
Các tình huống mô phỏng bao gồm: diễn tập để kiểm tra các quan chức bầu cử sẽ phản ứng như thế nào trước các tình huống như mất điện diện rộng do tấn công mạng gây ra, tuyên bố giả mạo về việc gian lận phiếu bầu, gọi điện thoại đe dọa đánh bom giả tại các điểm bỏ phiếu, đe dọa giả về việc làm bùng phát dịch bệnh than vào ngày bầu cử tại một số địa phương có kết quả sít sao. Các hoạt động diễn tập này rất quan trọng bởi các quan chức cấp bang và địa phương, là những người trực tiếp điều hành cuộc bầu cử, thường sẽ là những người phản ứng đầu tiên nếu thông tin giả lan truyền trên mạng xã hội khiến cử tri bị chệch hướng. Jena Griswold - Bộ trưởng Ngoại giao bang Colorado, người đã chỉ đạo nhân viên làm nhiệm vụ chống thông tin sai lệch - cho biết, các quan chức này cũng sẽ là một trong những người đầu tiên thông báo tin giả tới các công ty mạng xã hội như Facebook và Twitter và đề nghị gỡ bỏ.
Tuy nhiên, ngay cả khi nội dung tin giả đã bị gỡ bỏ, việc thuyết phục cử tri rằng thông tin đó là không chính xác vẫn là một công việc khó khăn.
Thomas Rid, một chuyên gia về tin giả tại Đại học Johns Hopkins nói: “Liệu phản ứng của các bạn có đến được đúng đối tượng độc giả là những người chịu tác động của tin giả hay không? Liệu họ có tiếp nhận thông tin của các bạn sau khi họ đã tiếp nhận thông tin giả? Và thậm chí có nguy cơ rằng khi họ cự tuyệt thông tin của các bạn thì thông tin giả càng được khuếch tán”.
Kể từ năm 2017, hơn 25 bang ở Mỹ đã tiến hành các hoạt động diễn tập mô phỏng của riêng mình, được gọi là “diễn tập trên sa bàn”. Theo người phát ngôn của Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng, một bộ phận của Bộ An ninh Nội địa, cơ quan này đã tổ chức tổng cộng 55 cuộc diễn tập dưới hình thức này.
Hầu hết chi tiết về các cuộc diễn tập mô phỏng của chính quyền vẫn được giữ kín và những người được mời tham gia được yêu cầu hạn chế phát biểu trên truyền thông về các hoạt động này.
Người phát ngôn của công ty an ninh mạng Cyberreason, có trụ sở tại Boston, cho biết công ty này cũng đã tổ chức 8 sự kiện trong 2 năm qua, có sự tham gia của các quan chức bầu cử cấp bang và địa phương và các cơ quan liên bang. Tất cả các sự kiện này được tổ chức vì phúc lợi cộng đồng.
Theo Maggie Toulouse Oliver, Bộ trưởng Ngoại giao bang New Mexico, mặc dù các quan chức bầu cử luôn tìm cách trở thành nguồn thông tin chủ yếu về bầu cử, song việc này sẽ trở nên rất khó khăn trong các tình huống khẩn cấp. Bà nói: “Các nỗ lực tổng thể nhằm để mọi người nắm được những ai là quan chức bầu cử khu vực họ sinh sống và làm thế nào để có được thông tin trực tiếp từ các quan chức này trong thời điểm xảy ra khủng hoảng là một lỗ hổng và thách thức mà chúng ta đang cần tìm ra hướng giải quyết”.
Trong một bản thông báo ngày 17/9, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ An ninh Nội địa cho biết, các cử tri nên “tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như các quan chức bầu cử cấp bang và địa phương” do có nguy cơ xảy ra tấn công tin giả bởi “các tác nhân và tội phạm mạng nước ngoài”.
Như hãng Reuters đã đưa tin, các quan chức bầu cử cấp bang đã chi hàng triệu USD vào chiến dịch quảng cáo trên mạng để tiếp cận cử tri và đang tiến hành tăng số lượng người theo dõi tài khoản mạng xã hội nhằm giải quyết nhanh chóng nạn tin giả, nhưng tiến độ vẫn còn chậm. Các quan chức bầu cử hàng đầu ở mỗi bang trên cả nước Mỹ thường có ít hơn vài nghìn người theo dõi tài khoản mạng xã hội, những người có thể tiếp cận được thông tin ngay sau khi đăng tải. Tại Florida, một bang “chiến trường” chủ chốt giữa Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden, Bộ trưởng Ngoại giao của bang này chỉ có khoảng 2.100 người theo dõi tài khoản Twitter và không có tài khoảng Facebook. Tại California, tài khoản Twitter chuyên về hỗ trợ bầu cử của Bộ trưởng Ngoại giao bang này chỉ có 13.000 người theo dõi.
Diễn tập bầu cử
Các kịch bản đã được áp dụng để kiểm tra xem các quan chức bầu cử cùng với các quan chức của liên bang sẽ trấn an công chúng như thế nào trong tình huống khẩn cấp, chia sẻ thông tin chính xác và duy trì kiểm soát tình hình để cuộc bầu cử có thể diễn ra bình thường. Một số người từng tham gia diễn tập mô phỏng cho biết, các hoạt động này không nhằm kiểm tra xem một bang hay một cơ quan liên bang nào đó mắc sai sót. Kinh nghiệm thực tế cho thấy các hoạt động lan truyền tin giả có mục đích nhằm gây ảnh hưởng đến tỉ lệ đi bầu của cử tri ở một số khu vực là thách thức lớn nhất mà các quan chức bầu cử phải vượt qua.
Amber McReynolds, nhà cựu điều hành bầu cử ở Denver và là người ủng hộ các hoạt động này từ rất sớm cho biết: “Tham gia các cuộc diễn tập sẽ giúp mở mang tầm mắt, giúp bạn có thể suy nghĩ về những gì có thể xảy ra. Nó thường liên quan đến các vấn đề về liên lạc, đưa thông tin ra công chúng và điều chỉnh kế hoạch”. Bà nói: “Thật buồn cười vì những người làm công tác truyền thông trong các bang hoặc quận hạt thường không được tham gia vào các cuộc trao đổi về hoạt động bầu cử từ trước. Họ thực sự là các đối tác quan trọng”.
Thông tin giả về bầu cử đã trở thành một vấn đề xảy ra trên thực tế. Cuối tháng 8/2020, một số lượng cử tri không xác định ở bang Michigan đã nhận được một cuộc điện thoại cảnh báo sai cho cư dân thành phố Detroit rằng bỏ phiếu qua đường bưu điện có thể khiến họ bị đòi nợ và buộc phải tiêm phòng. Bộ trưởng Tư pháp bang Michigan cho biết vụ việc đang được điều tra, tuy nhiên đến nay vẫn chưa biết ai là người đã thực hiện các cuộc gọi này.
Nhận định này được đưa ra khi các quan chức tình báo và giới phân tích an ninh Mỹ cho rằng sẽ có một cuộc tấn công dữ dội sử dụng thông tin giả lan truyền trên mạng nhằm vào cuộc bầu cử dự kiến diễn ra ngày 3/11 tới. Tuần trước, Tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Paul Nakasone đã khẳng định tin giả là mối đe dọa lớn nhất đối với cuộc bầu cử.
Các tình huống mô phỏng bao gồm: diễn tập để kiểm tra các quan chức bầu cử sẽ phản ứng như thế nào trước các tình huống như mất điện diện rộng do tấn công mạng gây ra, tuyên bố giả mạo về việc gian lận phiếu bầu, gọi điện thoại đe dọa đánh bom giả tại các điểm bỏ phiếu, đe dọa giả về việc làm bùng phát dịch bệnh than vào ngày bầu cử tại một số địa phương có kết quả sít sao. Các hoạt động diễn tập này rất quan trọng bởi các quan chức cấp bang và địa phương, là những người trực tiếp điều hành cuộc bầu cử, thường sẽ là những người phản ứng đầu tiên nếu thông tin giả lan truyền trên mạng xã hội khiến cử tri bị chệch hướng. Jena Griswold - Bộ trưởng Ngoại giao bang Colorado, người đã chỉ đạo nhân viên làm nhiệm vụ chống thông tin sai lệch - cho biết, các quan chức này cũng sẽ là một trong những người đầu tiên thông báo tin giả tới các công ty mạng xã hội như Facebook và Twitter và đề nghị gỡ bỏ.
Tuy nhiên, ngay cả khi nội dung tin giả đã bị gỡ bỏ, việc thuyết phục cử tri rằng thông tin đó là không chính xác vẫn là một công việc khó khăn.
Thomas Rid, một chuyên gia về tin giả tại Đại học Johns Hopkins nói: “Liệu phản ứng của các bạn có đến được đúng đối tượng độc giả là những người chịu tác động của tin giả hay không? Liệu họ có tiếp nhận thông tin của các bạn sau khi họ đã tiếp nhận thông tin giả? Và thậm chí có nguy cơ rằng khi họ cự tuyệt thông tin của các bạn thì thông tin giả càng được khuếch tán”.
Kể từ năm 2017, hơn 25 bang ở Mỹ đã tiến hành các hoạt động diễn tập mô phỏng của riêng mình, được gọi là “diễn tập trên sa bàn”. Theo người phát ngôn của Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng, một bộ phận của Bộ An ninh Nội địa, cơ quan này đã tổ chức tổng cộng 55 cuộc diễn tập dưới hình thức này.
Hầu hết chi tiết về các cuộc diễn tập mô phỏng của chính quyền vẫn được giữ kín và những người được mời tham gia được yêu cầu hạn chế phát biểu trên truyền thông về các hoạt động này.
Người phát ngôn của công ty an ninh mạng Cyberreason, có trụ sở tại Boston, cho biết công ty này cũng đã tổ chức 8 sự kiện trong 2 năm qua, có sự tham gia của các quan chức bầu cử cấp bang và địa phương và các cơ quan liên bang. Tất cả các sự kiện này được tổ chức vì phúc lợi cộng đồng.
Theo Maggie Toulouse Oliver, Bộ trưởng Ngoại giao bang New Mexico, mặc dù các quan chức bầu cử luôn tìm cách trở thành nguồn thông tin chủ yếu về bầu cử, song việc này sẽ trở nên rất khó khăn trong các tình huống khẩn cấp. Bà nói: “Các nỗ lực tổng thể nhằm để mọi người nắm được những ai là quan chức bầu cử khu vực họ sinh sống và làm thế nào để có được thông tin trực tiếp từ các quan chức này trong thời điểm xảy ra khủng hoảng là một lỗ hổng và thách thức mà chúng ta đang cần tìm ra hướng giải quyết”.
Trong một bản thông báo ngày 17/9, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ An ninh Nội địa cho biết, các cử tri nên “tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như các quan chức bầu cử cấp bang và địa phương” do có nguy cơ xảy ra tấn công tin giả bởi “các tác nhân và tội phạm mạng nước ngoài”.
Như hãng Reuters đã đưa tin, các quan chức bầu cử cấp bang đã chi hàng triệu USD vào chiến dịch quảng cáo trên mạng để tiếp cận cử tri và đang tiến hành tăng số lượng người theo dõi tài khoản mạng xã hội nhằm giải quyết nhanh chóng nạn tin giả, nhưng tiến độ vẫn còn chậm. Các quan chức bầu cử hàng đầu ở mỗi bang trên cả nước Mỹ thường có ít hơn vài nghìn người theo dõi tài khoản mạng xã hội, những người có thể tiếp cận được thông tin ngay sau khi đăng tải. Tại Florida, một bang “chiến trường” chủ chốt giữa Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden, Bộ trưởng Ngoại giao của bang này chỉ có khoảng 2.100 người theo dõi tài khoản Twitter và không có tài khoảng Facebook. Tại California, tài khoản Twitter chuyên về hỗ trợ bầu cử của Bộ trưởng Ngoại giao bang này chỉ có 13.000 người theo dõi.
Diễn tập bầu cử
Các kịch bản đã được áp dụng để kiểm tra xem các quan chức bầu cử cùng với các quan chức của liên bang sẽ trấn an công chúng như thế nào trong tình huống khẩn cấp, chia sẻ thông tin chính xác và duy trì kiểm soát tình hình để cuộc bầu cử có thể diễn ra bình thường. Một số người từng tham gia diễn tập mô phỏng cho biết, các hoạt động này không nhằm kiểm tra xem một bang hay một cơ quan liên bang nào đó mắc sai sót. Kinh nghiệm thực tế cho thấy các hoạt động lan truyền tin giả có mục đích nhằm gây ảnh hưởng đến tỉ lệ đi bầu của cử tri ở một số khu vực là thách thức lớn nhất mà các quan chức bầu cử phải vượt qua.
Amber McReynolds, nhà cựu điều hành bầu cử ở Denver và là người ủng hộ các hoạt động này từ rất sớm cho biết: “Tham gia các cuộc diễn tập sẽ giúp mở mang tầm mắt, giúp bạn có thể suy nghĩ về những gì có thể xảy ra. Nó thường liên quan đến các vấn đề về liên lạc, đưa thông tin ra công chúng và điều chỉnh kế hoạch”. Bà nói: “Thật buồn cười vì những người làm công tác truyền thông trong các bang hoặc quận hạt thường không được tham gia vào các cuộc trao đổi về hoạt động bầu cử từ trước. Họ thực sự là các đối tác quan trọng”.
Thông tin giả về bầu cử đã trở thành một vấn đề xảy ra trên thực tế. Cuối tháng 8/2020, một số lượng cử tri không xác định ở bang Michigan đã nhận được một cuộc điện thoại cảnh báo sai cho cư dân thành phố Detroit rằng bỏ phiếu qua đường bưu điện có thể khiến họ bị đòi nợ và buộc phải tiêm phòng. Bộ trưởng Tư pháp bang Michigan cho biết vụ việc đang được điều tra, tuy nhiên đến nay vẫn chưa biết ai là người đã thực hiện các cuộc gọi này.