Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Ngày 19/8/2020, đảng Dân chủ Mỹ thông qua cương lĩnh tranh cử vốn được nhìn nhận như cam kết về chương trình nghị sự trong bốn năm tới. Trong tài liệu dày 90 trang này, điểm đáng chú ý nhất về chính sách đối ngoại, ngoài việc tăng mạnh nguồn lực cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương còn là sự biến mất bất thường của “chính sách một Trung Quốc”. Điều này cho thấy đảng Dân chủ không hề kém cạnh so với đảng Cộng hòa về cường độ ngăn chặn Trung Quốc. Mặc dù cương lĩnh sử dụng để tranh cử và các chính sách thực tế có thể không nhất quán, nhưng thực tế trên dự báo rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020 dù có dẫn tới sự thay đổi về chủ nhân Nhà Trắng hay không, song trọng tâm chính sách Trung Quốc tương lai của Mỹ vẫn là đối đầu, buộc nhiều nước phải lựa chọn bên đứng và toàn cầu hóa có thể sẽ trở thành hai “bán cầu hóa”, nghĩa là Trái Đất chỉ có một, nhưng sẽ tồn tại hai hệ thống.
* Mỹ-Trung sẽ đối đầu toàn diện, tách rời trong các lĩnh vực cụ thể?
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các bước tách rời với Trung Quốc. Đầu tiên là phát động chiến tranh thương mại, tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc với hy vọng giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, khuyến khích doanh nghiệp Mỹ trở về nước nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào chuỗi ngành nghề chế tạo của Trung Quốc.
Tiếp đó là gây khó khăn cho các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ nhằm sử dụng sức ép của thị trường cắt đứt kênh huy động vốn ở nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc. Mỹ còn toàn lực ngăn chặn nguồn cung cấp công nghệ và linh kiện cho các doanh nghiệp chủ chốt của Trung Quốc, không ngần ngại sử dụng cánh tay nối dài của mình để buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải cắt đứt nguồn cung cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Ngoài ra, Mỹ cũng gây sức ép đối với các đồng minh cấm Huawei tham gia gói thầu cung ứng thiết bị viễn thông mạng 5G. Thậm chí, Mỹ còn gây sức ép đối với Chương trình Nghìn người (tuyển dụng nhân tài) của Trung Quốc, hạn chế cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc lưu học ở Mỹ, toàn lực cắt đứt giao lưu khoa học công nghệ giữa hai nước.
Trong bài viết đăng trên Tuần san châu Á số mới nhất, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị hãng thống tấn CNA của vùng lãnh thổ Đài Loan, Trần Quốc Tường cho rằng đứng trước nỗ lực tách rời quan hệ của Mỹ, Trung Quốc đành phải điều chỉnh chính sách phát triển, đưa ra khái niệm “nội tuần hoàn”, kỳ vọng “nội tuần hoàn đóng vai trò chủ đạo, tuần hoàn kép trong nước và quốc tế thúc đẩy lẫn nhau”. Khái niệm phát triển mới này sẽ trở thành xu hướng chính trong chiến lược phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc, ở mức độ nào đó cũng phản ánh sự tách rời với Mỹ.
Tuy nhiên, việc Mỹ tách rời với Trung Quốc là chủ động còn việc Trung Quốc tách rời với Mỹ là phản ứng thụ động. Các nhà cầm quyền Mỹ muốn tách rời hoàn toàn, nhưng vì quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước không thể tách rời nên chỉ có thể tách rời một phần. Đây là cục diện phát triển kinh tế mới của thế giới gây ra bởi cuộc đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Quan hệ kinh tế thương mại nương tựa vào nhau, cùng có lợi giữa Mỹ và Trung Quốc trong quá trình toàn cầu hóa 40 năm qua đã xuất hiện bước ngoặt, dần chia lìa đôi ngả, từ toàn cầu hóa biến thành “một Trái Đất, hai hệ thống”, vận hành độc lập với nhau. Nếu sự tách rời xảy ra triệt để hơn, toàn cầu hóa sẽ trở thành “bán cầu hóa”, nghĩa là thế giới sẽ chia thành hai nửa bán cầu, Mỹ-Trung, mỗi nước sẽ chiếm cứ một nửa bán cầu.
* Sau khi tách rời, liệu Mỹ có thể kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc?
Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc khó đối phó hơn Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bởi vì ngày nay Trung Quốc là một hệ thống sở hữu hỗn hợp giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước và doanh nghiệp tư nhân dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ, trong khi các cơ chế thị trường đóng vai trò bổ sung.
Nói cách khác, hệ thống này có tính tích cực và hiệu quả cao. Đó là chưa nói tới việc Trung Quốc có thị trường rộng lớn, tầng lớp trung lưu đông và hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh, có sức tự lưu thông mạnh mẽ, khả năng đổi mới công nghệ liên tục được nâng cao. Trừ những lĩnh vực mũi nhọn còn tụt hậu, Trung Quốc đã bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới trong đa số các lĩnh vực, thậm chí còn vượt trước.
Việc này có thể thấy được từ việc Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng bằng sáng chế và bài báo khoa học hằng năm. Mỹ có lợi thế về hệ thống linh hoạt, công nghệ tiên tiến và quy mô nhu cầu nội địa, nhưng trong nhiều lĩnh vực đã bị Trung Quốc vượt trước nhờ đi đường vòng hoặc đường tắt.
Để cứu vãn xu thế cực thịnh sẽ suy, Mỹ đã ngăn cản Trung Quốc bằng mọi cách, đặc biệt là ngành thông tin. Sau khi đưa ra sáng kiến "Con đường 5G Sạch" vào cuối tháng 4/2020, ngày 5/8/2020 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố khởi động chương trình "Mạng lưới Sạch" nhằm "bảo vệ an toàn cho các tài sản của Mỹ” thông qua thiết lập một mạng lưới toàn diện từ phần mềm, phần cứng đến dịch vụ và vận hành.
Tuy nhiên, mạng Internet chỉ “sạch” ở Mỹ thôi chưa đủ. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện nay đã có hơn 30 quốc gia và khu vực tham gia và hành động xây dựng mạng Internet sạch của Mỹ. Đối với doanh nghiệp cá biệt của Trung Quốc, Mỹ ép buộc hoặc phải bán cho Mỹ hoặc bị cấm hoạt động ở Mỹ như TikTok của ByteDance hay WeChat của Tencent. Nếu tất cả các biện pháp này thành công, ngành truyền thông có thể được chia thành hai hệ thống: Một của Mỹ và một của Trung Quốc.
Chương trình “Mạng lưới Sạch” của Mỹ có thể so sánh với việc Trung Quốc xây dựng “tường lửa Trường Thành” đối với Internet, đồng nghĩa với việc tạo nên "bức màn sắt" công nghệ ngăn Trung Quốc với thế giới bên ngoài nhằm loại bỏ hoàn toàn ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Trung Quốc ra khỏi nền kinh tế kỹ thuật số quốc tế tương lai.
Trong khi đó, kinh tế số là động lực lớn nhất và quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới trong 20 đến 30 năm tới. Ai giành được vị thế thống trị nền kinh tế số thế giới sẽ giành được vị thế thống trị nền kinh tế thế giới trong tương lai. Vì không ai chịu thua, Mỹ-Trung sẽ nỗ lực cạnh tranh bằng tất cả sức mạnh của mình trong khi kìm nén không gian phát triển của phía bên kia, nghĩa là trong khi Trung Quốc chủ đạo “Trung Quốc hóa” thì Mỹ chủ đạo “phi Trung Quốc hóa” và trong khi Mỹ chủ đạo “Mỹ hóa” thì Trung Quốc lại chủ đạo “phi Mỹ hóa”.
Cho dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích Mỹ “không từ thủ đoạn nào bao vây ngăn chặn sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc”, nhưng phải thấy rằng Mỹ đã giương cung bắn và không thể thu tên lại được. Dù là ông Joe Biden có thay Tổng thống Trump thì Mỹ-Trung tách rời đã trở thành xu thế khó có thể đảo ngược.
Trước tình hình đó, Bắc Kinh càng phải cố gắng tự lực cánh sinh, không phụ thuộc vào Mỹ, một mặt tách rời với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mặt khác đẩy mạnh cạnh tranh thị trường thế giới và cố gắng tạo sự khác biệt với Mỹ. Ngoài lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành tài chính mà Mỹ có lợi thế tuyệt đối có thể trở thành trọng tâm trong giai đoạn tách rời tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mặc dù trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và tiền số, nhưng đối mặt với sự bá chủ ngoan cường của đồng USD, Trung Quốc rất khó tạo ra sự đột phá. Một khi Mỹ không ngần ngại trả giá cho việc tách rời với Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính, dù Trung Quốc vẫn có thể thống trị một bên trong “một Trái Đất, hai hệ thống”, nhưng chắc chắn sẽ rơi vào thế yếu trong so sánh thị phần và thực lực.
Trong bốn thập kỷ qua, Mỹ là động lực mạnh mẽ nhất của toàn cầu hóa và Trung Quốc là nước hưởng lợi lớn nhất từ toàn cầu hóa. Mỹ đang quyết tâm đánh đổ toàn cầu hóa, gạt Trung Quốc ra ngoài, nhưng quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước là không thể tách rời, quan hệ kinh tế thương mại với các nước cũng đan xen.
Vì vậy, mặc dù toàn cầu hóa sẽ tiếp tục tiến lên trong tương lai nhưng nhất định sẽ có sự phân hóa. Do quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ không phân chia địa bàn theo bán cầu Đông và bán cầu Tây mà đều lấy bán cầu Đông và bán cầu Tây làm trục chính, cho nên, nên tại mỗi nơi, Mỹ và Trung Quốc đều có đồng minh thân thiết. Ví dụ khi Mỹ và Ấn Độ ngày càng xích lại gần nhau hơn, Trung Quốc có một số lượng lớn đồng minh ở châu Phi và Mỹ Latinh.
Cho nên, toàn cầu hóa biến thành “bán cầu hóa” chỉ là cách nói hình tượng, còn cách nói tương đối phù hợp với tình hình thực tế là “một Trái Đất, hai hệ thống”, rất nhiều nước sẽ phải chọn bên đứng. Trong bối cảnh Mỹ-Trung tách rời, mỗi nước xây dựng một liên minh chặt chẽ, thế giới sẽ hình thành hai hệ thống lớn cả về phần cứng, phần mềm, chuỗi ngành nghề và quan hệ kinh tế thương mại. Cục diện “một Trái Đất, hai hệ thống” sẽ chủ đạo sự vận hành của hệ thống quốc tế trong tương lai.
* Mỹ-Trung sẽ đối đầu toàn diện, tách rời trong các lĩnh vực cụ thể?
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các bước tách rời với Trung Quốc. Đầu tiên là phát động chiến tranh thương mại, tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc với hy vọng giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, khuyến khích doanh nghiệp Mỹ trở về nước nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào chuỗi ngành nghề chế tạo của Trung Quốc.
Tiếp đó là gây khó khăn cho các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ nhằm sử dụng sức ép của thị trường cắt đứt kênh huy động vốn ở nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc. Mỹ còn toàn lực ngăn chặn nguồn cung cấp công nghệ và linh kiện cho các doanh nghiệp chủ chốt của Trung Quốc, không ngần ngại sử dụng cánh tay nối dài của mình để buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải cắt đứt nguồn cung cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Ngoài ra, Mỹ cũng gây sức ép đối với các đồng minh cấm Huawei tham gia gói thầu cung ứng thiết bị viễn thông mạng 5G. Thậm chí, Mỹ còn gây sức ép đối với Chương trình Nghìn người (tuyển dụng nhân tài) của Trung Quốc, hạn chế cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc lưu học ở Mỹ, toàn lực cắt đứt giao lưu khoa học công nghệ giữa hai nước.
Trong bài viết đăng trên Tuần san châu Á số mới nhất, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị hãng thống tấn CNA của vùng lãnh thổ Đài Loan, Trần Quốc Tường cho rằng đứng trước nỗ lực tách rời quan hệ của Mỹ, Trung Quốc đành phải điều chỉnh chính sách phát triển, đưa ra khái niệm “nội tuần hoàn”, kỳ vọng “nội tuần hoàn đóng vai trò chủ đạo, tuần hoàn kép trong nước và quốc tế thúc đẩy lẫn nhau”. Khái niệm phát triển mới này sẽ trở thành xu hướng chính trong chiến lược phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc, ở mức độ nào đó cũng phản ánh sự tách rời với Mỹ.
Tuy nhiên, việc Mỹ tách rời với Trung Quốc là chủ động còn việc Trung Quốc tách rời với Mỹ là phản ứng thụ động. Các nhà cầm quyền Mỹ muốn tách rời hoàn toàn, nhưng vì quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước không thể tách rời nên chỉ có thể tách rời một phần. Đây là cục diện phát triển kinh tế mới của thế giới gây ra bởi cuộc đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Quan hệ kinh tế thương mại nương tựa vào nhau, cùng có lợi giữa Mỹ và Trung Quốc trong quá trình toàn cầu hóa 40 năm qua đã xuất hiện bước ngoặt, dần chia lìa đôi ngả, từ toàn cầu hóa biến thành “một Trái Đất, hai hệ thống”, vận hành độc lập với nhau. Nếu sự tách rời xảy ra triệt để hơn, toàn cầu hóa sẽ trở thành “bán cầu hóa”, nghĩa là thế giới sẽ chia thành hai nửa bán cầu, Mỹ-Trung, mỗi nước sẽ chiếm cứ một nửa bán cầu.
* Sau khi tách rời, liệu Mỹ có thể kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc?
Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc khó đối phó hơn Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bởi vì ngày nay Trung Quốc là một hệ thống sở hữu hỗn hợp giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước và doanh nghiệp tư nhân dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ, trong khi các cơ chế thị trường đóng vai trò bổ sung.
Nói cách khác, hệ thống này có tính tích cực và hiệu quả cao. Đó là chưa nói tới việc Trung Quốc có thị trường rộng lớn, tầng lớp trung lưu đông và hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh, có sức tự lưu thông mạnh mẽ, khả năng đổi mới công nghệ liên tục được nâng cao. Trừ những lĩnh vực mũi nhọn còn tụt hậu, Trung Quốc đã bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới trong đa số các lĩnh vực, thậm chí còn vượt trước.
Việc này có thể thấy được từ việc Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng bằng sáng chế và bài báo khoa học hằng năm. Mỹ có lợi thế về hệ thống linh hoạt, công nghệ tiên tiến và quy mô nhu cầu nội địa, nhưng trong nhiều lĩnh vực đã bị Trung Quốc vượt trước nhờ đi đường vòng hoặc đường tắt.
Để cứu vãn xu thế cực thịnh sẽ suy, Mỹ đã ngăn cản Trung Quốc bằng mọi cách, đặc biệt là ngành thông tin. Sau khi đưa ra sáng kiến "Con đường 5G Sạch" vào cuối tháng 4/2020, ngày 5/8/2020 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố khởi động chương trình "Mạng lưới Sạch" nhằm "bảo vệ an toàn cho các tài sản của Mỹ” thông qua thiết lập một mạng lưới toàn diện từ phần mềm, phần cứng đến dịch vụ và vận hành.
Tuy nhiên, mạng Internet chỉ “sạch” ở Mỹ thôi chưa đủ. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện nay đã có hơn 30 quốc gia và khu vực tham gia và hành động xây dựng mạng Internet sạch của Mỹ. Đối với doanh nghiệp cá biệt của Trung Quốc, Mỹ ép buộc hoặc phải bán cho Mỹ hoặc bị cấm hoạt động ở Mỹ như TikTok của ByteDance hay WeChat của Tencent. Nếu tất cả các biện pháp này thành công, ngành truyền thông có thể được chia thành hai hệ thống: Một của Mỹ và một của Trung Quốc.
Chương trình “Mạng lưới Sạch” của Mỹ có thể so sánh với việc Trung Quốc xây dựng “tường lửa Trường Thành” đối với Internet, đồng nghĩa với việc tạo nên "bức màn sắt" công nghệ ngăn Trung Quốc với thế giới bên ngoài nhằm loại bỏ hoàn toàn ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Trung Quốc ra khỏi nền kinh tế kỹ thuật số quốc tế tương lai.
Trong khi đó, kinh tế số là động lực lớn nhất và quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới trong 20 đến 30 năm tới. Ai giành được vị thế thống trị nền kinh tế số thế giới sẽ giành được vị thế thống trị nền kinh tế thế giới trong tương lai. Vì không ai chịu thua, Mỹ-Trung sẽ nỗ lực cạnh tranh bằng tất cả sức mạnh của mình trong khi kìm nén không gian phát triển của phía bên kia, nghĩa là trong khi Trung Quốc chủ đạo “Trung Quốc hóa” thì Mỹ chủ đạo “phi Trung Quốc hóa” và trong khi Mỹ chủ đạo “Mỹ hóa” thì Trung Quốc lại chủ đạo “phi Mỹ hóa”.
Cho dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích Mỹ “không từ thủ đoạn nào bao vây ngăn chặn sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc”, nhưng phải thấy rằng Mỹ đã giương cung bắn và không thể thu tên lại được. Dù là ông Joe Biden có thay Tổng thống Trump thì Mỹ-Trung tách rời đã trở thành xu thế khó có thể đảo ngược.
Trước tình hình đó, Bắc Kinh càng phải cố gắng tự lực cánh sinh, không phụ thuộc vào Mỹ, một mặt tách rời với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mặt khác đẩy mạnh cạnh tranh thị trường thế giới và cố gắng tạo sự khác biệt với Mỹ. Ngoài lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành tài chính mà Mỹ có lợi thế tuyệt đối có thể trở thành trọng tâm trong giai đoạn tách rời tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mặc dù trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và tiền số, nhưng đối mặt với sự bá chủ ngoan cường của đồng USD, Trung Quốc rất khó tạo ra sự đột phá. Một khi Mỹ không ngần ngại trả giá cho việc tách rời với Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính, dù Trung Quốc vẫn có thể thống trị một bên trong “một Trái Đất, hai hệ thống”, nhưng chắc chắn sẽ rơi vào thế yếu trong so sánh thị phần và thực lực.
Trong bốn thập kỷ qua, Mỹ là động lực mạnh mẽ nhất của toàn cầu hóa và Trung Quốc là nước hưởng lợi lớn nhất từ toàn cầu hóa. Mỹ đang quyết tâm đánh đổ toàn cầu hóa, gạt Trung Quốc ra ngoài, nhưng quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước là không thể tách rời, quan hệ kinh tế thương mại với các nước cũng đan xen.
Vì vậy, mặc dù toàn cầu hóa sẽ tiếp tục tiến lên trong tương lai nhưng nhất định sẽ có sự phân hóa. Do quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ không phân chia địa bàn theo bán cầu Đông và bán cầu Tây mà đều lấy bán cầu Đông và bán cầu Tây làm trục chính, cho nên, nên tại mỗi nơi, Mỹ và Trung Quốc đều có đồng minh thân thiết. Ví dụ khi Mỹ và Ấn Độ ngày càng xích lại gần nhau hơn, Trung Quốc có một số lượng lớn đồng minh ở châu Phi và Mỹ Latinh.
Cho nên, toàn cầu hóa biến thành “bán cầu hóa” chỉ là cách nói hình tượng, còn cách nói tương đối phù hợp với tình hình thực tế là “một Trái Đất, hai hệ thống”, rất nhiều nước sẽ phải chọn bên đứng. Trong bối cảnh Mỹ-Trung tách rời, mỗi nước xây dựng một liên minh chặt chẽ, thế giới sẽ hình thành hai hệ thống lớn cả về phần cứng, phần mềm, chuỗi ngành nghề và quan hệ kinh tế thương mại. Cục diện “một Trái Đất, hai hệ thống” sẽ chủ đạo sự vận hành của hệ thống quốc tế trong tương lai.