Trao đổi kiến thức Forex cùng Henry!

Henry
Henry
Bình luận: 18Lượt xem: 2,964
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 1: Quản trị rủi ro tài chính (phần 1)
1.jpg


Trích tài liệu Quản trị rủi ro tài chính – Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp – Bộ môn Tài Chính Quốc Tế – Đại học Kinh Tế Tp. HCM

2.png


1. Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự mong muốn

3.png


Mục tiêu quản trị rủi ro:

Giảm thuế và chi phí phá sản

Tránh đầu tư lệch lạc

Đầu cơ và Arbitrade

Giảm chi phí đi vay

2. Tổng quan về rủi ro: Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất

Rủi ro hệ thống Systematic risk Rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường hay toàn bộ nền kinh tế.

Rủi ro kế toán Accounting risk Rủi ro liên quan đến những nghiệp vụ kế toán không phù hợp đối với một giao dịch, có thể xảy ra khi qui trình và qui định về kế toán thay đổi hay chưa được xây dựng.

Rủi ro kiệt giá tài chính Financial risk Rủi ro liên quan đến những thay đổi của những nhân tố như lãi suất, giá cổ phiếu, giá hàng hóa và tỷ giá.

Rủi ro kinh doanh Business risk Rủi ro liên quan đến một hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp.

Rủi ro mô hình Model risk Rủi ro liên quan đến việc sử dụng mô hình không đúng hoặc không phù hợp, hoặc trong một mô hình tồn tại các sai số hoặc giá trị đầu vào không đúng.

Rủi ro pháp lý Regulatory risk Rủi ro mà các qui định và định hướng qui định quản lý hiện nay sẽ thay đổi, đem lại tác động bất lợi đối với công ty. Rủi ro pháp lý có thể dẫn đến việc xem một số các loại giao dịch hiện tại hoặc đang dự tính là bất hợp pháp và cản trở sự phát triển của các sản phẩm và giải pháp mới.

Rủi ro qui mô Quantity risk Rủi ro của một chiến lược phòng ngừa rủi ro trong đó nhà phòng ngừa rủi ro không biết được mình sẽ sở hữu hoặc bán bao nhiêu đơn vị tài sản giao ngay.

Rủi ro thanh khoản Liquidity risk Rủi ro liên quan đến một giao dịch do tình trạng thị trường chợ chiều, được thể hiện qua việc có ít các dealer và chênh lệch giá mua và giá bán khá lớn.

Rủi ro thanh toán (Rủi ro Herstatt) Settlement risk Rủi ro thường gặp trong các giao dịch thanh toán quốc tế, trong đó một công ty có giao dịch hai chiều với một đối tác khác và gặp rủi ro là khoản thanh toán của mình đã được chuyển đi trong khi chưa nhận được khoản thanh toán của bên kia, điều này có thể là do nguyên nhân phá sản, không có khả năng thanh toán hay lừa đảo.Rủi ro tín dụng Credit risk (Default risk) Rủi ro một bên tham gia một hợp đồng phái sinh OTC sẽ không chi trả khi được yêu cầu.

Rủi ro kiệt giá tài chính ám chỉ độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động đến thu nhập của doanh nghiệp.

Kết luận: Rủi ro tài chính vừa hàm ý các trạng thái rủi ro kiệt giá tài chính và còn nói lên những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính – sử dụng nguồn vốn vay – trong kinh doanh.

4.png



3. Sự hình thành và phát triển của các công cụ QTRR
5.png


Từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro đến mục đích đầu cơ trên biến động giá

4. Sản phẩm phái sinh và thị trường phái sinh

6.png


7.png


Giao dịch vị thế (position trading) là gì?

8.png


Vị thế mua (Long position): “Bullish” Những nhà đầu tư đang ở trong trạng thái nắm giữ (sở hữu) tài sản được gọi là những người “đầu cơ giá lên”, họ có xu hướng đẩy giá lên cao vì giá càng tăng thì vị thế mua của họ càng lời

9.png


Vị thế bán (Short position): “Bearish” Những nhà đầu tư đã thực hiện bán khống (short selling) hoặc đang ở trong trạng thái nợ tài sản (phải mua lại tài sản trong tương lai) được gọi là những người “đầu cơ giá xuống”, họ có xu hướng đẩy giá xuống thấp vì giá càng giảm thì vị thế bán của họ càng lời.

Sản phẩm phái sinh là gì?

10.png


Sản phẩm phái sinh là một sản phẩm tài chính mà kết quả của nó được tạo ra từ kết quả của một sản phẩm khác (tài sản cơ sở).

Sản phẩm phái sinh chuyển hóa giá trị của mình từ thành quả của một tài sản khác.

“Tài sản khác” này thường được xem là tài sản cơ sở (underlying assets). Tài sản cơ sở có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tiền hoặc là hàng hóa, tất cả chúng đều là tài sản.

Tài sản cơ sở cũng có thể là một yếu tố ngẫu nhiên chẳng hạn như thời tiết, đây không phải là một tài sản.

Tài sản cơ sở lại có thể là công cụ phái sinh khác, chẳng hạn như hợp đồng giao sau hoặc hợp đồng quyền chọn.

Các sản phẩm phái sinh phổ biến nhất bao gồm:

Hợp đồng kỳ hạn (forwards)

Hợp đồng giao sau (futures)

Hợp đồng quyền chọn (options)

Hợp đồng hoán đổi (swap)

Hợp đồng kỳ hạn và giao sau

Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
là một thỏa thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó yêu cầu giao một hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai với giá cả đã đồng ý ngày hôm nay.

Hợp đồng giao sau (futures) một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa, chúng được giao dịch trên một sàn giao dịch và được điều chỉnh theo thị trường hằng ngày trong đó khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại.

Giao dịch kỳ hạn có rất nhiều trong cuộc sống thường ngày:

Tiền thuê căn hộ là một chuỗi các hợp đồng kỳ hạn.

Việc đặt mua báo dài hạn cũng là một ví dụ về hợp đồng kỳ hạn vì trong đó không những đã chốt lại mức giá cho ngày hôm nay (giao dịch giao ngay) mà còn cho những ngày sau đó trong tương lai (giao dịch kỳ hạn).

Sự phát triển của thị trường kỳ hạn và giao sau:

  • Các phiên chợ thời Trung cổ
  • Châu Âu
  • Nhật Bản
  • Hội đồng Thương mại Chicago (CBOT) 1948
Thị trường kỳ hạn là một thị trường lớn và rộng khắp trên toàn thế giới. Những thành viên của thị trường là các ngân hàng, các công ty và các chính phủ.

Thị trường OTC là thị trường không được thể chế hóa.

Hai bên ký kết hợp đồng kỳ hạn phải đồng ý thực hiện nghĩa vụ với nhau tức là mỗi bên phải chấp nhận rủi ro tín dụng của bên kia.

Ưu điểm

Các điều khoản và điều kiện được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của hai bên.

Tính riêng biệt này đã mang đến sự linh hoạt cho các thành viên tham gia, tiết kiệm tiền của họ và cho phép thị trường thích ứng một cách nhanh chóng với các thay đổi trong nhu cầu và hoàn cảnh của thị trường.

Nhược điểm

Một nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là không thể bị hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả hai đối tác.

Nghĩa vụ của mỗi bên không thể được chuyển giao cho bên thứ ba vì vậy hợp đồng kỳ hạn không có tính thanh khoản cao.

Không có gì đảm bảo rằng sẽ không có một bên vỡ nợ và hủy bỏ các nghĩa vụ hợp đồng.

Sàn giao dịch giao sau là nơi giao dịch các hợp đồng giao sau.

Hợp đồng giao sau có thể được hiểu là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa.

Chi tiết cho mỗi hợp đồng bao gồm quy mô hợp đồng, đơn vị tính, dao động giá tối thiểu, cấp độ, và giờ giao dịch. Ngoài ra, hợp đồng còn phải nêu rõ các điều kiện giao hàng và giới hạn giá hàng ngày cũng như tiến trình giao nhận hàng.

Một số sàn giao sau trên thế giới:

Sàn Giao Dịch Chicago (CME)

Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore (SIMEX)

Sàn giao dịch giao sau bận rộn nhất trên thế giới là EUREX, là sàn giao dịch liên kết giữa Đức và Thụy Sĩ

Cơ chế của một giao dịch giao sau:

Mở một tài khoản với người môi giới.

Đặt cọc tối thiểu.

Ký quỹ ban đầu là số tiền phải đặt cọc vào ngày bắt đầu giao dịch

Ký quỹ duy trì là số tiền mà mỗi bên phải góp thêm vào để duy trì cho số tiền ký quỹ luôn ở mức tối thiểu nào đó.

11.png



Công ty thanh toán bù trừ

Công ty thanh toán bù trừ là một định chế và là nhà bảo đảm cho các giao dịch giao sau.

Công ty thanh toán bù trừ là một công ty độc lập và cổ đông của nó là các công ty thanh toán thành viên.

Mỗi công ty duy trì một số dư tài khoản với công ty thanh toán bù trừ và phải đáp ứng những điều kiện nhất định về mặt tài chính.

Thanh toán hàng ngày (marking to market)

Người ta sẽ tính toán chênh lệch giữa giá thanh toán hiện tại và giá thanh toán ngày trước đó. Nếu chênh lệch này là một số dương do giá thanh toán tăng, thì số tiền sẽ được cộng thêm vào tài khoản ký quỹ của những người nắm giữ vị thế mua. Số tiền này được thanh toán từ tài khoản của những người nắm giữ vị thế bán.

12.png

Ví dụ giao dịch giao sau
13.png

Cơ chế hình thành giá giao sau
Chiến lược ứng dụng kỳ hạn và giao sau

14.png


Phòng ngừa tiền tệ

Ví dụ 1 về phòng ngừa tiền tệ


15.png

16.png


Ví dụ 2 Phòng ngừa tiền tệ

17.png


Phòng ngừa lãi suất

Ví dụ về phòng ngừa lãi suất

18.png


Phòng ngừa cổ phiếu

Ví dụ phòng ngừa cổ phiếu

19.png


Hợp đồng quyền chọn (options)

Một hợp đồng quyền chọn để mua một tài sản gọi là quyền chọn mua (call option).

Một hợp đồng quyền chọn để bán một tài sản là một quyền chọn bán (put option).

Mức giá cố định mà người mua hợp đồng quyền chọn có thể mua hoặc bán tài sản gọi là giá thực hiện.

Quyền mua hoặc bán tài sản ở mức giá cố định chỉ tồn tại cho đến một ngày đáo hạn cụ thể.

Người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn.

Một quyền chọn kiểu Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ ngày nào cho đến ngày đáo hạn.

Quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn.

Vào ngày đáo hạn, nếu bạn thấy rằng giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, hoặc đối với quyền chọn bán, giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, bạn để cho quyền chọn hết hiệu lực bằng cách không làm gì cả.

Quyền chọn mua (call option)….. Xem phần 2
 
Xem nhiều nhất
Last edited:
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 2: Quản trị rủi ro tài chính (phần 2)
Quyền chọn mua (call option)

Quyền chọn mua là một quyền chọn để mua một tài sản ở một mức giá cố định – giá thực hiện.

Ví dụ: Vào ngày 29/10/2010, cổ phiếu của Microsoft có giá là $47,78. Một quyền chọn mua cụ thể có giá thực hiện là $50 và có ngày đáo hạn là 29/11. Người mua quyền chọn này nhận được quyền mua cổ phiếu vào bất cứ lúc nào cho đến ngày 29/11 ở mức giá $50 một cổ phiếu. Vì vậy, người bán quyền chọn đó có nghĩa vụ bán cổ phiếu ở mức giá $50 một cổ phiếu bất cứ khi nào mà người mua muốn cho đến ngày 29/11. Vì đặc quyền này, người mua phải trả cho người bán một mức phí là $1,65.

Quyền chọn bán (put option)

Quyền chọn bán là một quyền chọn để bán một tài sản, ví dụ một cổ phiếu.

Ví dụ quyền chọn bán một cổ phiếu của Microsoft vào 29/10/2010, với giá thực hiện là $50 một cổ phiếu và ngày đáo hạn là 29/11. Quyền chọn này cho phép người nắm giữ bán cổ phiếu ở mức giá $50 một cổ phiếu vào bất cứ lúc nào cho đến 29/11. Cổ phiếu hiện nay được bán với giá $47,78.

Người mua và người bán quyền chọn thương lượng mức phí là $4,20

Thị trường quyền chọn phi tập trung

Được ký kết riêng giữa các doanh nghiệp lớn, tổ chức tài chính, và đôi khi là cả chính phủ.

Người mua quyền chọn hoặc là biết rõ mức độ đáng tin cậy của người bán hoặc là tự giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng một số khoản bảo đảm hoặc các biện pháp nâng cao độ tín nhiệm khác.

Trong thị trường phi tập trung, các quyền chọn có thể được thiết kế dành cho nhiều công cụ hơn chứ không chỉ cổ phiếu. Các quyền chọn có thể được dành cho trái phiếu, lãi suất, hàng hóa, tiền tệ, và nhiều loại tài sản khác.

Thị trường quyền chọn có tổ chức

Sàn giao dịch quyền chọn có tổ chức đáp ứng việc thiếu chuẩn hóa và thanh khoản của thị trường quyền chọn phi tập trung.

Sàn giao dịch sẽ qui định cụ thể điều kiện và qui định của các hợp đồng quyền chọn được chuẩn hóa.

Hình thành một thị trường thứ cấp dành cho các hợp đồng đã được tạo lập. Điều này khiến cho quyền chọn dễ tiếp cận hơn và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.

Việc cung cấp thiết bị tiện ích, qui định cụ thể các điều lệ, qui tắc và chuẩn hóa các hợp đồng giúp các quyền chọn có thể được mua bán như cổ phiếu.

  • Điều kiện niêm yết
  • Qui mô hợp đồng
  • Giá thực hiện
  • Ngày đáo hạn
  • Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện
1.png


Định giá quyền chọn

Giá trị quyền chọn là gì?

Giá trị quyền chọn là những gì mà người sở hữu quyền chọn nhận được thời điểm quyền chọn đáo hạn hoặc tại thời điểm người sở hữu quyền chọn thực hiện quyền chọn

Giá trị quyền chọn bao gồm:

Giá trị nội tại (Instinct value)

Giá trị thời gian (Time value)

Giá trị nội tại (Instinct value)

Giá trị nội tại còn được gọi là giá trị nhỏ nhất của quyền chọn, đối với quyền chọn mua giá trị nội tại được tính theo công thức:

Max(0, St – X)

nghĩa là “Lấy giá trị cao nhất trong số hai tham số, 0 hoặc St – X ”.

Giá trị thời gian (Time value)

Giá trị thời gian là khoảng giá trị trừu tượng còn lại sau khi lấy giá trị quyền chọn trừ đi giá trị nội tại. Giá trị thời gian được cấu thành bởi các yếu tố sau đây:

  • Thời gian đáo hạn
  • Giá thực hiện
  • Lãi suất phi rủi ro
  • Độ bất ổn của tài sản cơ sở
Bản chất của việc đi tìm giá trị quyền chọn chính là xác định giá trị thời gian:

  • Mô hình nhị phân
  • Mô hình Black-Schole
Chiến lược ứng dụng quyền chọn:

  • Giao dịch quyền chọn mua: Mua quyền chọn mua; Bán quyền chọn mua
  • Giao dịch quyền chọn bán: Mua quyền chọn bán; Bán quyền chọn bán

Quyền chọn mua phòng ngừa:

Vị thế nắm giữ:
  • Bán một quyền chọn mua
  • Mua một cổ phiếu
Quyền chọn bán bảo vệ:

Vị thế nắm giữ:
  • Mua một cổ phiếu
  • Mua một quyền chọn bán

6.png

7.png


Hoán đổi (Swaps)

Hoán đổi là một sản phẩm phái sinh tài chính bao gồm hai bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán cho bên

còn lại vào những ngày cụ thể. Các loại hoán đổi:

  • Hoán đổi tiền tệ
  • Hoán đổi lãi suất
  • Hoán đổi chứng khoán
  • Hoán đổi hàng hóa
Hoán đổi (Swaps) – đặc điểm:

  • Ngày bắt đầu
  • Ngày kết thúc
  • Ngày thanh toán là ngày mà việc thanh toán được thực hiện
  • Kỳ thanh toán là khoản thời gian giữa các lần thanh toán
  • Không có các khoản thanh toán trước bằng tiền mặt từ một bên này cho bên kia.
  • Rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ (credit risk).
Hoán đổi lãi suất (Interest rate swap)

Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi giữa hai phía. Mỗi tập hợp thanh toán được dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi.

Hoán đổi vanilla thuần nhất là một hoán đổi lãi suất mà một bên thực hiện thanh toán theo lãi suất cố định còn bên còn lại thực hiện thanh toán theo lãi suất thả nổi.

Công ty XYZ thực hiện một hoán đổi với số vốn khái toán là 50 triệu đôla với ABSwaps. Ngày bắt đầu là 15/12. ABSwaps thanh toán cho cho XYZ dựa trên lãi suất LIBOR 90 ngày vào 15 của các tháng Ba, Sáu, Chín và Mười Hai trong một năm.

Kết quả thanh toán được xác định dựa trên lãi suất LIBOR vào thời điểm đầu của kỳ thanh toán còn việc thanh toán được thực hiện vào cuối kỳ thanh toán.

XYZ sẽ trả cho ABSwaps một khoản thanh toán cố định theo lãi suất 7,5% một năm. Tiền lãi thanh toán sẽ được tính toán dựa trên số ngày đếm chính xác giữa hai ngày thanh toán và giả định rằng một năm có 360 ngày.

Bên thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi sẽ có một dòng tiền vào mỗi ngày thanh toán là:

(Vốn khái toán)(LIBOR – lãi suất cố định)(số ngày/360 hoặc 365)

trong đó, LIBOR được xác định vào ngày thanh toán của kỳ trước. Từ góc độ của XYZ, khoản thanh toán sẽ là: 50.000.000(LIBOR – 0,075)(số ngày/360)

10.png


11.png


Hoán đổi lãi suất – định giá
Định giá hoán đổi là xác định lãi suất cố định sao cho hiện giá của dòng thanh toán theo lãi suất cố định cũng bằng với hiện giá của dòng thanh toán theo lãi suất thả nổi vào thời điểm bắt đầu giao dịch.

Do đó, nghĩa vụ của một bên sẽ có cùng giá trị với bên còn lại vào lúc bắt đầu giao dịch.

Hoán đổi vanilla thuần nhất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi cố định và một chuỗi các thanh toán tiền lãi thả nổi.

Tương đương với việc phát hành một trái phiếu lãi suất cố định và dùng số tiền đó để mua một trái phiếu lãi suất thả nổi.

12.png


13.png

14.png


Ứng dụng hoán đổi lãi suất để phòng ngừa rủi ro lãi suất

Sử dụng hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất để chuyển khoản vay lãi suất thả nổi sang khoản vay lãi suất cố định.

15.png



Rủi ro lãi suất của ngân hàng xảy ra khi:
  • Lãi suất cho vay cố định trong khi lãi suất huy động thả nổi
  • Lãi suất cho vay thả nổi trong khi lãi suất huy động cố định
16.png

17.png



Dòng tiền của ngân hàng A sau khi thực hiện hoán đổi:
  • Nhận từ danh mục đầu tư: 8.25%
  • Trả cho ngân hàng C: X
  • Nhận từ ngân hàng C: LIBOR
  • Trả nợ vay: LIBOR + 0.5 %
  • Khóa chặt lãi suất thu:
8.25% + LIBOR – X – LIBOR – 0.5% = 7.75 – X

18.png

19.png


Dòng tiền của ngân hàng B sau khi thực hiện hoán đổi:
  • Nhận từ khoảng cho vay: LIBOR + 0.75%
  • Trả cho ngân hàng C: LIBOR
  • Nhận từ ngân hàng C: Y
  • Trả lãi trái phiếu phát hành: 7%
  • Khóa chặt lãi suất thu:
LIBOR + 0.75% + Y – LIBOR – 7% = Y – 6.25%

20.png


Dòng tiền của ngân hàng C:
  • Nhận: X%
  • Trả: Y %
  • Nhận: LIBOR
  • Trả: LIBOR
Kết quả: X + LIBOR – Y – LIBOR = X – Y

Xác định lãi suất X và Y bằng cách giải hệ phương trình:

21.png



Quy trình xây dựng một ch.trình QTRR trong thực tiễn:

32.png


34.png


35.png
 

Đính kèm

Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 3: QUẢN LÝ RỦI RO FOREX
Quản lý rủi ro ngoại hối hiệu quả cho phép các nhà giao dịch tiền tệ giảm thiểu thiệt hại xảy ra do biến động tỷ giá hối đoái. Do đó, có một kế hoạch quản lý rủi ro ngoại hối phù hợp có thể giúp giao dịch tiền tệ an toàn hơn, được kiểm soát hơn và ít căng thẳng hơn. Trong phần này, chúng tôi đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của quản lý rủi ro fx và cách tốt nhất để kết hợp chúng vào quy trình của bạn.

Forex-Risk-Manager.jpg


QUẢN LÝ RỦI RO FOREX LÀ GÌ?

Quản lý rủi ro ngoại hối bao gồm các hành động riêng lẻ cho phép các nhà giao dịch bảo vệ khỏi những mặt trái của giao dịch. Rủi ro nhiều hơn có nghĩa là cơ hội thu được lợi nhuận lớn hơn - nhưng cũng có nhiều khả năng bị thua lỗ đáng kể. Do đó, có thể quản lý mức độ rủi ro để giảm thiểu tổn thất, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận, là kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhà giao dịch nào cũng phải có.

Quản lý rủi ro có thể bao gồm việc thiết lập kích thước vị thế chính xác, đặt lệnh dừng lỗ và kiểm soát cảm xúc khi vào và thoát vị trí. Được thực hiện tốt, các biện pháp này có thể chứng minh sự khác biệt giữa giao dịch có lãi và mất tất cả.



5 CƠ SỞ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ RỦI RO NGOẠI HỐI!

1. Mức độ chấp nhận rủi ro


Xác định mức độ chấp nhận rủi ro của bạn là trọng tâm của việc quản lý rủi ro ngoại hối thích hợp. Các nhà giao dịch nên xác định sẵn sàng thua bao nhiêu trong một giao dịch? Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cặp tiền tệ dễ biến động nhất, chẳng hạn như một số loại tiền tệ của thị trường mới nổi. Ngoài ra, tính thanh khoản trong giao dịch ngoại hối là một yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro, vì các cặp tiền tệ ít thanh khoản hơn có thể có nghĩa là khó vào và thoát các vị trí ở mức giá bạn muốn.

Nếu bạn không biết mức độ hài lòng của mình khi thua lỗ, quy mô vị thế đặt mức lỗ của bạn có thể quá cao, dẫn đến thua lỗ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện giao dịch tiếp theo của bạn - hoặc tệ hơn.

Giả sử 50% giao dịch của bạn là dành chiến thắng. Về lâu dài, về mặt xác suất, bạn có thể mong đợi có nhiều giao dịch thua lỗ liên tiếp. Trong 10.000 giao dịch, tỷ lệ cho thấy bạn sẽ phải đối mặt với 13 lần thua lỗ liên tiếp vào một thời điểm nào đó. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết mức độ rủi ro của bạn, vì bạn cần phải chuẩn bị, với đủ tiền trong tài khoản của mình, đề phòng khi những rủi ro tồi tệ nhất xảy ra.

Một nguyên tắc chung là chỉ rủi ro từ 1% đến 3% số dư tài khoản của bạn cho mỗi giao dịch. Ví dụ, nếu bạn có tài khoản 100.000 đô la, số tiền rủi ro của bạn sẽ là 1.000 - 3.000 đô la.

1.png

Bảng 1.1: Tương quan mức độ rủi ro so với số vốn còn lại sau 10 giao dịch thua lỗ.​

Trong bảng 1.1 ở trên cho ta thấy, sau 10 giao dịch thua lỗ mức vốn còn lại sẽ giảm mạnh thế nào nếu chúng ta sử dụng mức độ rủi ro cho mỗi giao dịch là 10% thay vì 2%.

2.png

Bảng 1.2: Tỷ lệ phục hồi số vốn ban đầu so với số vốn đã thua lỗ​

Như bạn thấy trong bảng 1.2 ở trên nếu bạn để lỗ 50% vốn ban đầu thì với số vốn còn lại tỷ lệ phục hồi về số vốn ban đầu là 100% và tỷ lệ này sẽ rất lớn nếu mức lỗ là 90% thì tỷ lệ phục hồi là 900%.

Sau 2 bảng tham khao trên cho ta thấy mức độ chấp nhận rủi ro quan trọng như thế nào đến giao dịch của bạn. Một mức rủi ro cao sẽ làm nguồn vốn của bạn giảm rất nhanh chỉ sau vài giao dịch đầu tiên và tỷ lệ phục hồi lại vốn ban đầu trên số vốn còn lại sẽ rất cao.

2. khối lượng giao dịch.

Chọn khối lượng giao dịch phù hợp trong một giao dịch là rất quan trọng vì khối lượng phù hợp sẽ vừa bảo vệ tài khoản của bạn vừa tối đa hóa cơ hội. Để chọn khối lượng giao dịch của mình, bạn cần tính toán vị trí dừng, xác định tỷ lệ phần trăm rủi ro và đánh giá khoảng lỗ theo pips trên khối lượng của bạn.

3. Cắt lỗ

Sử dụng lệnh cắt lỗ - được đặt để đóng giao dịch khi đạt đến một mức giá cụ thể - là một khái niệm quan trọng khác cần hiểu để quản lý rủi ro hiệu quả trong giao dịch ngoại hối. Biết trước thời điểm mà bạn muốn thoát khỏi một vị thế có nghĩa là bạn có thể ngăn ngừa những tổn thất đáng kể có thể xảy ra.

Các nhà giao dịch nên sử dụng các điểm dừng và cả các giới hạn để thực thi tỷ lệ rủi ro / phần thưởng là 1: 1 hoặc cao hơn 1:2; 1:3. Đối với tỷ lệ 1:1, điều này có nghĩa là bạn đang mạo hiểm 1 đô la để có khả năng kiếm được 1 đô la.

Bảng cho thấy kết quả của các tỷ lệ phần thưởng rủi ro khác nhau có thể thay đổi chiến lược như thế nào:

TỶ LỆ LỜI LỖ
1:1
1:2
Tổng số giao dịch
10
10
Tổng số giao dịch thắng (40%)
4
4
Mục tiêu lợi nhuận
100 pips
200 pips
Mức cắt lỗ
100 pips
100 pips
Pips lợi nhuận
400 pips
800 pips
Pips thua lỗ
600 pips
400 pips
Tổng
(-200 pips)
200 pips


Như có thể thấy trong bảng, nếu nhà giao dịch chỉ tìm kiếm một đô la phần thưởng cho mỗi một đô la rủi ro, chiến lược sẽ lỗ 200 pips. Nhưng bằng cách điều chỉnh tỷ lệ này thành tỷ lệ rủi ro trên phần thưởng là 1: 2, nhà giao dịch sẽ nghiêng tỷ lệ cược có lợi cho họ (ngay cả khi chỉ đúng 40% số giao dịch).

4. Đòn bẩy

Đòn bẩy trong ngoại hối cho phép các nhà giao dịch tiếp cận nhiều hơn mức tài khoản giao dịch của họ có thể cho phép, có nghĩa là tiềm năng sinh lời cao hơn, nhưng rủi ro cũng cao hơn. Do đó, đòn bẩy nên được quản lý cẩn thận.

Trong khi nghiên cứu cách các nhà giao dịch kiếm tiền dựa trên số vốn giao dịch đang được sử dụng, nhận thấy rằng các nhà giao dịch có số dư nhỏ hơn trong tài khoản thường dùng đòn bẩy cao hơn nhiều so với các nhà giao dịch có số dư lớn hơn. Tuy nhiên, các nhà giao dịch sử dụng ít đòn bẩy hơn đã có kết quả tốt hơn nhiều so với các nhà giao dịch có số dư nhỏ hơn sử dụng các mức đòn bẩy cao (trên 1:20). Các nhà giao dịch có số dư lớn hơn (sử dụng đòn bẩy trung bình 5-1) thường có lợi nhuận cao hơn 80% so với các nhà giao dịch có số dư nhỏ hơn (sử dụng đòn bẩy trung bình là 26-1), các mức đòn bẩy rủi ro cao (trên 1:50) thưởng chỉ thua lỗ.

Dựa trên thông tin này, đặc biệt là khi mới bắt đầu, các nhà giao dịch nên hết sức cảnh giác với việc sử dụng đòn bẩy và lưu ý đến những rủi ro mà đòn bẩy gây ra.

5. Kiểm soát cảm xúc của bạn

Điều quan trọng là có thể quản lý cảm xúc giao dịch khi mạo hiểm tiền của bạn trên bất kỳ trạng thái giao dịch nào. Để sự phấn khích, tham lam, sợ hãi hoặc thất vọng ảnh hưởng đến quyết định của bạn có thể khiến bạn gặp rủi ro không đáng có và đôi khi bạn phải trả giá rất đắt. Để giúp bạn đưa cảm xúc của mình ra khỏi các giao dịch một cách khách quan, việc duy trì nhật ký hoặc nhật ký giao dịch ngoại hối có thể giúp bạn tinh chỉnh các chiến lược của mình dựa trên dữ liệu trước đó - chứ không phải dựa trên cảm xúc của bạn.

Tóm lại, để thực hành quản lý rủi ro ngoại hối vững chắc, các nhà giao dịch nên:
  • Đề ra thái độ của bạn đối với rủi ro, suy nghĩ về tỷ lệ rủi ro /lợi nhuận, khối lượng giao dịch và tỷ lệ phần trăm số dư tài khoản cho mỗi giao dịch
  • Đặt lệnh dừng lỗ để bảo vệ khỏi thị trường đi ngược lại vị thế của bạn.
  • Cảnh giác với đòn bẩy và sử dụng quá cao.
  • Kiểm soát cảm xúc
  • Sử dụng nhật ký để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu hiện có hơn là cảm xúc cá nhân.
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 4: Đặc điểm của đồng tiền USD

Đặc điểm các đồng tiền chính

Thị trường tiền tệ bao gồm tám đồng chính xét theo mức độ phổ biến trong giao dịch. Tám đồng tiền này đại diện cho tám nền kinh tế phát triển vào bậc nhất trên thế giới và mỗi nền kinh tế này bao gồm những đặc điểm tương đối khác biệt nhau. Do đó, gây ra những vận động khác nhau của các đồng tiền tương ứng. Khi có bạo loạn về chính trị người ta tìm về với CHF như là một nơi trú ẩn an toàn. Nguyên nhân là do đất nước Thụy Sĩ vốn là cái túi tiền chung của các nhà tư bản, tài phiệt, đánh ai thì đánh chứ không ai đi đánh vào túi tiền của mình. Khi có bạo loạn về tài chính người ta chạy vào USD vì U.S Bonds (trái phiếu chính phủ Mỹ) luôn là bức tường thành trú ẩn cuối cùng, bài học này rõ ràng nhất vào kỳ khủng hoảng 2008. Mặc dù cơn bão (khủng hoảng) chính có xuất phát điểm từ Mỹ, nhưng người ta bất chấp, vẫn chạy vào trung tâm cơn bão để tránh. Lý do là vì nhìn quanh thế giới vẫn không tìm ra ai tốt (kinh tế mạnh) hơn Mỹ. Khi kim khoáng quặng tăng giá, đô la Úc là lựa chọn ưu tiên, căn nguyên là vì kinh tế Úc lấy xuất khẩu kim khoáng sản làm trọng. Khi nông sản tăng giá đồng Kiwi (NZD) có nhiều cơ hội đi lên… Tất cả những điều như vừa nói trên đây đều xuất phát từ đặc tính kinh tế của mỗi quốc gia mà ra. Do đó, những trader khi vào cuộc chơi với một vốn hiểu biết căn bản về mỗi đồng tiền cơ sở sẽ có xác xuất giành phần thắng nhiều hơn. Phần tiếp theo chúng ta sẽ lần lượt đi sâu vào chi tiết đặc điểm của mỗi đồng tiền cũng như đặc tính của nền kinh tế tương ứng với đồng tiền đó.

Đặc điểm đồng tiền USD


1. Khái quát chung

Trong Currency market, USD hiện thời là King. Kết luận như vậy không có gì là quá khi đồng đô la mỹ chiếm tới hơn 80% trong các giao dịch, thanh toán quốc tế. Chúng ta không thể cầm VND đi thanh toán hàng hóa, dịch vụ ở khắp nơi trên thế giới, nhưng lại có thể dùng đồng USD. Cũng bởi vị thế độc tôn này nên mọi vận động, dịch chuyển của đồng USD trở nên đặc biệt quan trọng đối với giới tài chính nói chung và currency trader nói riêng.

Kinh tế Mỹ với đặc trưng là nền kinh tế lớn nhất thế giới(*). Gấp ba lần kinh tế Nhật, năm lần kinh tế Đức và bảy lần kinh tế Anh tính theo phương thức ngang giá sức mua. Đặc trưng căn bản nhất của U.S economy là một nền kinh tế dịch vụ với gần 70% sản lượng của GDP đến từ các loại dịch vụ như real estate, transpotation, finance, health care.

(*) Ghi chú: Theo số liệu mới (01/2015) nhất thì China hiện thời đã xoắn ngôi Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất hành tinh theo phương diện ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity-PPP). Tuy nhiên xét theo mức độ phổ biến trong giao dịch thì đồng CNY của China hiện mới chỉ chiếm 2.17% trong tổng số các giao dịch tài chính xuyên quốc gia (theo Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication- SWIFT). Mặc dù đứng thứ 5 trong list danh sách các đồng tiền được trao đổi phổ biến, nhưng CNY không phải là một đồng tiền được thả nổi tự do trên currency market giống như các đồng tiền lớn khác. Chính sách tỉ giá của China là neo đồng nội tệ trong một biên độ giới hạn với đồng USD(biên độ đó giao động trong khoảng 6-> 7CNY đổi một USD), chính vì chính sách này của Ngân hàng trung ƣơng Trung Quốc (People’s Bank of China- PBOC) nên đồng CNY không được xét đến nhiều trên phương diện trading thuần túy. Trên marrket, người ta xài đồng JPY để trade thế đồng CNY mỗi khi có sự kiện liên quan đến China. Lý do là vì China và Japan là những quốc gia đầu tầu đại diện cho nền kinh tế khu vực Á Châu, song song với đó là sự tương đồng của hai nền kinh tế này đều lấy xuất khẩu làm trọng.

1.png

Hình 1.1: GDP của Mỹ và một số nền kinh tế khác


Hình 1.2: Cơ cấu đóng góp GDP của các ngành dịch vụ, công nghiệp Mỹ
Mỹ cũng là nơi có thị trường vốn (cổ phiếu) và trái phiếu phát triển vào bậc nhất trên thế giới. Giới đầu tư nói chung đặc biệt yêu thích và luôn tăng cường mức đầu tư vào các loại tài sản Mỹ. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ chiếm khoảng 40% tổng lượng trên toàn cầu và nền kinh tế Mỹ HẤP THỤ khoảng 71% trong số đó. Nhưng một số nhà đầu tư nước ngoài không hài lòng (khoảng 29%) đối với mức lợi tức đạt được từ việc đầu tư vào các tài sản Mỹ. Khi không hài lòng với mức lợi tức này, họ sẽ bán lại các tài sản định giá bằng $ và tìm kiếm các loại tài sản có lợi tức cao hơn ở những vùng đất khác. Hành động này sẽ tác động trực tiếp đến giá trị các lớp tài sản định giá bằng $ cũng như bản thân chính đồng đô la Mỹ.

Xét trên phương diện quy mô xuất nhập khẩu, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất cho hầu hết các quốc gia. Chiếm 20% tổng số thương mại trên thế giới. Do đó, những biến động tăng giảm của đồng $ sẽ gây ra những tác động đến hoạt động thương mại toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước mà Mỹ là đối tác lớn nhất. Sự giảm xuống trong giá trị của USD sẽ có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Mỹ đồng thời gây khó cho hoạt động nhập khẩu. Ngược lại, một đồng USD tăng giá sẽ gây lợi cho hoạt động nhập khẩu và gây khó cho việc bán hàng ra bên ngoài của các doanh nghiệp Mỹ.

Các biểu đồ dưới đây liệt kê danh sách những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ:


Hình 2: Các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Châu âu, Mexico, Nhật bản, China.
Các mặt hàng xuất cảng lớn nhất của Mỹ là ô tô, phụ tùng ô tô, máy công nghiệp, các loại linh kiện điện tử… Trong những năm trước đây Mỹ luôn là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất, nhưng cho đến thời điểm hiện tại (từ 6/2014 đến nay), nhờ công nghệ khai thác dầu từ đá phiến sét đã chuyển Mỹ từ một nhà nhập khẩu lớn nhất gia nhập hàng ngũ những nhà xuất khẩu dầu trong hiện tại. Điều này có nghĩa là gì trong tương lai? Câu trả lời là OIL từ nay ít còn lực đỡ hơn xưa và cùng với đó là biến Mỹ thành quốc gia có nhập khẩu ngày càng ít đi. Mức thâm hụt thương mại của Mỹ thường được duy trì ở mức cao trên 5% GDP, và đƣợc các kinh tế gia coi là không bền vững vì nó được dựa trên các dòng đầu tư nước ngoài đang tiếp tục đổ vào Mỹ.

2. The Federal Reserve Board (FED) -Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ Mỹ
Cục dự trữ liên bang mỹ (FED) là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ độc lập của Mỹ. Được thành lập với chức năng tổ chức và điều hành Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC- Federal Open Maket Committee). FOMC được thành lập bao gồm bảy quan chức FED chính là bảy thành viên của hội đồng thống đốc do tổng thống chỉ định và được quốc hội phê duyệt, cùng với năm chủ tịch đại diện của mười hai ngân hàng dự trữ các bang. FOMC tổ chức tám cuộc họp mỗi năm để đưa ra các quyết định về lãi suất và các dự báo về triển vọng kinh tế.

Với vai trò là ngân hàng trung ương độc lập, các quyết sách của FED ít chịu tác động của chính trị. Định kỳ mỗi sáu tháng, hàng năm vào tháng hai và tháng bảy, FED sẽ xuất bản báo cáo về chính sách tiền tệ và chủ tịch FED có trách nhiệm tường trình báo cáo này trước quốc hội. Đây là một trong những bản báo cáo quan trọng vào bậc nhất đối với trader, nó bao gồm các dự báo về tăng trưởng, dự báo lạm phát và tình hình việc làm của the FED. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của the FED cũng như các central bank khác trên thế giới là ổn định giá cả và đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuân thủ theo quy tắc đó FED theo đuổi các mục tiêu về kiềm chế lạm phát, tạo việc làm và cân bằng các mục tiêu tăng trưởng. Hai công cụ mà Fed thường dùng để điều hành chính sách tiền tệ là hoạt động thị trường mở và công cụ lãi suất Fed fund rate.

2.1 Hoạt động thị trường mở (Open Market Operations)

Đây là việc mua bán các loại tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc của Fed trên thị trường liên ngân hàng. Đây là một trong những phương thức phổ biến nhất trong điều hành chính sách của Fed. Khi Fed tiến hành thu mua các loại tài sản tài chính cũng đồng nghĩa làm tăng cung tiền trong nền kinh tế và do đó làm cho lãi suất hạ xuống, hoạt động này thường được xài trong các thời kỳ kinh tế suy yếu. Thí dụ gần đây nhất có thể thấy là các gói QE mà FED dùng từ suốt 2009 đến 2014. Ngược lại, trong các thời kỳ lạm phát tăng cao, FED thƣờng bán ra các loại tài sản này. Qua đó rút bớt một lƣợng tiền ra khỏi nền kinh tế. Hoạt động này thƣờng đƣợc sài trong các thời kỳ kinh tế tăng trƣởng quá nóng và lạm phát dâng cao.

2.2 Fed fund rate (tỉ lệ lãi suất cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc)

Nguyên tắc hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung là phải giữ lại một khoản tiền gọi là khoản dự trữ bắt buộc. Ở Mỹ cũng vậy, the Fed với tư cách là ngân hàng trung ương quy định các ngân hàng thương mại phải giữ một lượng tiền mặt nhất định ở chi nhánh của Cục dự trữ liên bang để phòng bị cho những trường hợp bất chắc xảy ra làm cho tình trạng người gởi tiền đến ngân hàng rút tiền tăng cao thì còn lấy đó mà chi trả. Nhưng nếu vì một lý do nào đó khiến cho một hoặc nhiều ngân hàng thương mại thiếu (hoặc không có đủ) khoản này vào cuối ngày, thì Fed buộc họ phải đi vay bổ sung vào cho đủ. Khoản vay có thể từ các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống hoặc cũng có thể vay từ chính the Fed. Khi vay thì phải trả lãi. Và cái mức lãi phải trả này chính là Federal Reserve Fund Rate (Fed Fund Rate) do Fed quy định. Vì phương thức hình thành như trên nên Fed Fund Rate còn được gọi là lãi suất cơ bản. Gọi là cơ bản vì lãi suất này cũng chính là cơ sở để hình thành các mức lãi suất cho vay khác. Khi lãi suất cơ bản tăng lên thì các loại lãi suất khác cũng tăng lên theo, nguyên nhân là do khi đó chính các ngân hàng cũng phải trả mức lãi suất cao hơn khi vay mượn vốn từ ngân hàng khác hoặc từ the Fed. Ngược lại, khi lãi suất cơ bản giảm thì các loại lãi suất khác cũng sẽ giảm xuống do chi phí đi vay của ngân hàng thương mại giảm.

Trong các thời kỳ lạm phát tăng cao. The Fed thường quy định mức lãi suất này cao hơn. Mục đích căn bản khi làm như vậy là Fed muốn làm cho chi phí đi vay của các ngân hàng thương mại trở nên đắt đỏ hơn. Do đó, họ sẽ có xu hướng dự trữ nhiều hơn, khi dự trữ nhiều hơn đồng nghĩa lượng tiền khả dụng để cho vay giảm đi. Lượng tiền này giảm đi thì giúp thâu rút bớt tiền trong nền kinh tế, lạm phát do đó mà được kiểm soát. Trái lại, trong các thời kỳ kinh tế suy yếu. Fed thường giảm Fed Fund Rate, qua đó gián tiếp làm giảm các mức lãi suất cho vay khác. Hệ quả cuối cùng là làm tăng cung tiền giá rẻ trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hai công cụ điều hành chính sách trên có thể được xài cùng lúc hoặc cũng có thể dùng độc lập. Trong kỳ khủng hoảng 2008 vừa qua, Fed đã thực cả hai thứ. Một, cho lãi suất hạ về mức thấp kỷ lục dƣới 0.25%. Hai, Fed tung ra lần lượt ba gói nới lỏng định lượng (QE) lớn nhất trong lịch sử tài chính tới thời điểm đó. Kết quả là làm cho kinh tế Mỹ phục hồi từ 2009 tới giờ và thị trường chứng khoán đạt được mức tăng khủng khiếp gần 190% (chỉ số S&P 500) tính từ đáy 2009. Tới thời điểm 1/2015, Fed đã có những thảo luận tƣơng đối rõ ràng cho một thay đổi lớn trong phương cách điều hành tiền tệ- chính sách thắt chặt tiền tệ ( chu kỳ tăng lãi suất, rút tiền khỏi nền kinh tế). Theo dõi chặt chẽ những hành động này của Fed có thể mang đến cho trader những cơ hội mua bán đầy tiềm năng.

3. Những đặc tính quan trọng của đồng USD

3.1 Là nơi trú ẩn khi có bạo loạn về tài chính

Bài học này được đúc rút ra sau kỳ khủng hoảng 2008. Cũng như bao kỳ khủng hoảng trước đó, mặc dù trung tâm của khủng hoảng là tại Mỹ. Nhưng thế giới vẫn bất chấp tất cả để nhảy vào trung tâm cơn bão (đồng USD và các loại tài sản đƣợc định giá bằng $) để lánh nạn. Nguyên nhân căn bản có hiện tượng này là vì Mỹ là đất nước có hạng mức tín nhiệm (uy tín) thuộc hạng cao nhất, được hỗ trợ bởi một nền kinh tế mạnh nhất. Uy tín càng cao thì xác xuất không trảnợ của quốc gia đó càng nhỏ. U.S treasury bond được ví như là bức tường thành cuối cùng mỗi khi thế giới có bạo loạn về tài chính xảy ra. Quy luật này vẫn sẽ còn đúng cho tới chừng nào đất nƣớc Mỹ còn giữ được vị trí bá vương trên phương diện kinh tế.

3.2 Chỉ số USD (USD Index) là tấm gương phản chiếu sức mạnh $

Chỉ số này thực chất là một hợp đồng tương lai được niêm yết tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai New-York(*). Phương thức cấu tạo chỉ số này bao gồm sáu đồng tiền thành viên, tương ứng với sáu trọng số khác nhau. Trọng số càng lớn thể hiện quốc gia (or vùng) kinh tế đó giao thương với Mỹ nhiều càng nhiều. Theo đó, Châu âu là vùng có giao thương với Mỹ nhiều nhất khi đồng EUR có trọng số cao nhất chiếm tới 57.6%, theo sau lần lượt là JPY (13.6%), GBP(11.9%), CAD(9.1%), SEK(4.2%) và CHF(3.6%).

USDx được tính toán như sau:

USDx = 50.143 x EUR/USD^(-0.576) x USD/JPY^(0.136) x GBP/USD^(0.119) x USD/CAD^(0.091) x USD/SEK^(0.042) x USD/CHF^(0.036)

Khi sức mạnh của đồng USD tăng lên thì chỉ số này tăng theo và ngược lại khi đồng $ giảm giá trị, chỉ số này quay đầu đi xuống. Chỉ số này thường được dùng trong các phân tích liên thị trường như là cây thước đo đại diện thị trường tiền tệ nói chung.

(*)Ghi chú: Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới, nằm trong thành phố New York. Hai chi nhánh từ ban đầu của Sàn là New York Mercantile Exchange và New York Commodities Exchange (COMEX), nhưng hiện tại hai chi nhánh (công ty) đã sáp nhập. Công ty New York Merchantile Exchange, Inc. là công ty đại chúng bởi vì công ty mẹ của nó là NYMEX Holdings, Inc được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York tháng 11 năm 2006, mã chứng khoán NMX. Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ đôla về hàng hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Giá cả được niêm yết cho các giao dịch trên Sàn. là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới. Sàn của NYMEX đƣợc điều hành bởi Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệ thống Open Outcry, ở đó ngƣời giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng tay trên sàn giao dịch. Vào tháng 2 năm 2003, New York Board of Trade (NYBOT) kí vào bản hợp đồng thuê tài sản với NYMEX để chuyển tới trụ sở ở khu Trung tâm tài chính sau khi trụ sở ban đầu của NYBOT đã bị phá hủy trong vụ khủng bố 11/9/2001 ( Source: Wikipedia)

3.3 USD và Gold có mối quan hệ ngược chiều

Đây có lẽ là một trong những mối quan hệ liên thị trường phổ biến nhất mà bất cứ một người giao dịch tài chính nói chung nào cũng đã từng một lần nghe đến. Đây có thể xem là mối tương quan tiêu biểu nhất giữa thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa. Xét trong một xu hứớng dài hạn thì khi đồng USD mạnh lên sẽ đẩy GOLD xuống thấp, và ngược lại khi USD xuống thấp sẽ đẩy GOLD lên cao.

Biểu đồ dưới đây là một monthy overlay chart thể hiện rõ nét xu hướng nghịch đảo trong dài hạn của GOLD và USD. Theo đó thì đồng USD mất giá từ suốt quãng đầu năm 2002 kéo dài đến tận tháng 05/2008 đã đẩy giá GOLD tăng từ 270$/ounce năm 2001 đến đỉnh điểm hơn 1900 $/ounce vào năm 2011 trước khi bước vào thời kỳ ổn định vững chắc để hình thành một mô hình có tên gọi là Bearish falling wedge – Cái nêm giảm giá. Điểm đáng nói ở đây là sự tương đối trùng hợp về thời gian trên biểu đồ của USD. Đồng USD sau một thời kỳ giảm giá kéo dài thì đã bước vào thời kỳ điều chỉnh sớm hơn GOLD để hình thành mô hình ngược lại Bullish rising wedge – Cái nêm tăng giá.

Hình 3.1: Mối quan hệ nghịch đảo giữa USD và GOLD trên monthy chart. (Nguồn: Tradingview)
Một cái nêm giảm giá hình thành trên giá GOLD trong khoảng thời gian USD hình thành cái nêm tăng giá không phải là một kết quả ngẫu nhiên mà là kết quả của một quy tắc liên thị trường kinh điển giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đã tồn tại hàng trăm năm qua.

Có một điểm rất cần lưu ý khi bàn về mối quan hệ giữa USD và GOLD mà ít cuốn sách nào đề cập đến đó là không phải lúc nào quan hệ này cũng đúng. Có những thời điểm USD và GOLD là bạn đồng hành. Tùy vào mỗi thời điểm khi đó vấn đề thị trường đang quan tâm là cái gì mà sự tương quan này có thế mạnh, yếu khác nhau. Ngoài quan niệm thông thường coi vàng là một loại hàng hóa thì nó còn được xem là một loại tiền tệ đặc biệt và người ta chạy vào GOLD khi mất niềm tin vào những loại tiền giấy pháp định do các chính phủ trên thế giới phát hành khác. Thêm vào đó, như có nói ở phần trên, trái phiếu Mỹ là bức tường thành đặc biệt trú ẩn cho những người nắm giữ USD. Khi khủng hoảng niềm tin xảy ra thì khi đó giá vàng tăng và USD cũng tăng do lượng tiền khác chuyển đổi thành USD phục vụ việc mua trái phiếu Mỹ tăng cao. Trật tự USD tăng, vàng giảm sẽ quay trở lại khi các danh mục đầu tư đã được mua bán xong.

Ngược lại khi niềm tin toàn cầu tốt mà 1 lượng lớn trái phiếu nắm giữ thời kì “phòng thủ” cần chuyển đổi ngược lại vào các danh mục mạo hiểm hơn ở trong và ngoài nước Mỹ như thị trường chứng khoán thì USD lại tạm thời giảm trong khi nhu cầu về Vàng là nơi trụ ẩn niềm tin không còn cần thiết nữa khiến Vàng cũng giảm hấp dẫn và giảm động lực nắm giữ. Khi đó USD giảm và vàng giảm cho đến khi quá trình phân bổ danh mục đầu tư mới toàn cầu hoàn tất. Trật tự lại quay lại như cũ.

Hình 3.2: Mối quan hệ đảo nghịch của USD và GOLD bị phá vỡ khi khủng hoảng niềm tin xảy ra.
Trong suốt khoảng tháng 01/2015, vàng tăng giá và USD cũng tăng giá. Trong khi vàng tăng giá là do Ngân hàng trung ương châu âu ECB thực hiện gói lới lỏng định lượng (QE) khiến cho niềm tin vào tiền giấy (EUR bị lung lay); trong khi USD tăng giá là do market kỳ vọng vào viễn ảnh tăng lãi suất của cục dự trữ liên bang Fed. Trong các tình huống thông thường thì USD tăng là do người ta cần mua USD để tiến hành mua U.S treasury bond chứ không phải do kỳ vọng tăng như trong tình huống 01/2015.

3.4 Sự khác biệt lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ và nước ngoài là chỉ báo sớm cho xu hướng cặp tiền tương ứng

Ở đây có hai khía cạnh cần được nói rõ. Một là sự an toàn. Hai là mức lợi tức đầu tư thu được. Dòng tiền thông minh thường tìm kiếm những tài sản đáp ứng đủ hai yêu cầu này để chạy vào. Thị trường trái phiếu Mỹ là một thị trường lớn nhất và cũng an toàn nhất. Cho nên đương nhiên thỏa mãn điều kiện 1. Khi lợi tức trái phiếu Mỹ tăng lên so với lợi tức trái phiếu nước ngoài thì nó hội tụ đủ điều kiện thứ hai. Từ đó sẽ thu hút nguồn vốn nước ngoài đổ về đây. Ngược lại khi lợi tức Mỹ giảm thấp so với đối tượng được mang ra so sánh, dòng tiền sẽ chạy ra khỏi tài sản được định giá bằng USD. Khi tiến hành mua các tài sản định giá bằng $ có lợi tức cao, nhà đầu tư nước ngoài cần phải bán đồng tiền bản xứ để đổi lấy đồng USD, do đó làm tăng giá trị của dollar. Trong tình huống ngược lại khi bán ra các tài sản Mỹ thu về đồng USD để đi đầu tư vào các loại tài sản khác không được định giá bằng $, người ta cần phải dùng USD đổi lấy đồng tiền bản xứ, qua đó gián tiếp làm giảm giá USD. Biểu đồ dưới đây là ví dụ minh họa rõ nét cho tình huống này.

Theo đó thì từ khoảng tháng 1/2014 chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu mười năm của Anh có xu hướng tăng cao hơn lợi tức trái phiếu cùng kỳ hạn của Mỹ. Sự chệnh lệch này đẩy dòng tiền chạy về với trái phiếu chính phủ Anh cũng như các loại tài sản được định giá bằng GBP qua đó kéo cặp tiền GBPUSD tăng lên theo. Xu hướng này sau đó bị đảo ngược khi lợi tức trái phiếu Mỹ có xu hướng ngày càng tăng cao hơn lợi tức của trái phiếu Anh Quốc kể từ tháng 7/2014 cho đến tháng 01/2015. Chênh lệch lợi tức Anh- Mỹ giảm kéo cặp tiền GBPUSD giảm theo.


Hình 4.1: Chệnh lệch lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Anh và Mỹ là chỉ báo sớm cho cặp tiền GBPUSD

Dưới đây là một thí dụ khác cho thấy vai trò chỉ báo sớm của việc dõi theo mức chênh lệch lợi tức trái phiếu của Mỹ và trái phiếu nước ngoài có cũng kỳ hạn. Theo đó cặp tiền USDCAD tương quan khá chặt chẽ với mức chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu chính phủ kỳ hạn mười năm của Mỹ và Canada.


Hình 4.2: Tương quan giữa cặp tiền USDCAD và mức chênh lệch lợi tức trái phiếu kỳ hạn mười năm của Mỹ và Canada.

3.5 So sánh mức tăng trưởng của các thị trường chứng khoán có thể tìm ra tín hiệu sớm trong xu hướng cặp tiền.

Những lập luận tương tự như đối với thị trường trái phiếu bên trên được áp dụng khi giải thích về mối quan hệ này. Biểu đồ dưới đây là một thí dụ của việc phân tích tỉ số tương quan giữa thị trường chứng khoán Mỹ với thị trường chứng khoán Nhật Bản như là một chỉ báo xác nhận cho cặp tiền USDJPY


Hình 2.6: Tương quan nghịch giữa cặp tiền USDJPY và tỷ số S&P 500/Nikkei 225

Theo đó thì tỉ số chứng khoán S&P 500 và chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng lên trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 10 năm 2012 cũng là lúc cặp tiền USDJPY đi xuống và tạo đáy ở đó. Từ tháng 10/2012 đến tháng 2/2015, cặp tiền này đi lên cũng là lúc tỉ số này giảm xuống. Hệ số tương quan trong suốt quãng thời gian này là âm 0.59. Điều này có thể được hiểu khi xét đến đặc điểm của nền kinh tế Nhật là lấy xuất khẩu làm trọng. Cho nên khi đồng Yên suy yếu (cặp tiền USDJPY đi lên) sẽ mang ý nghĩa hàng hóa Nhật trở nên rẻ hơn lúc trước, điều này sẽ trực tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu và vì thế thị trường khoán Nhật có lý do để đi lên (tỉ số S&P 500/Nikkei 225 giảm xuống). Trên đây là một thí dụ điển hình của việc giao dịch kết hợp phân tích nhiều thị trường. Nhưng vẫn phân tích tương tự cho các thị trường của các quốc gia khác, quá trình cũng được tiến hành tương tự và giữ nguyên giá trị của nó.

Những chỉ số kinh tế đặc biệt quan trọng đối với đồng USD

Với đặc trưng kinh tế Mỹ lấy dịch vụ làm trọng. Các số liệu thống kê về lĩnh vực này trở nên đặc biệt quan trọng hơn các nền kinh tế khác. Dưới đây là liệt kê của những chỉ số vào hàng quan trọng nhất đối với đồng USD. Những bàn luận chi tiết về các chỉ số đều sẽ được để cập đến ở chủ đề sau.
  • Employment- Nonfarm Payroll (NFP)
  • Consummer Price Index (CPI)
  • Gross Domestic Product (GDP)
  • Trade Banlance
  • Consummer Confident
  • Retail Sale
  • Institute for Supply Management (ISM)
  • Industrial Productions
  • Producer Price Index (PPI)
  • Employment Cost Index
Nguồn: vietspeculator​
 
Last edited:
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 5: NHÓM TIN TỨC VÀ CHỈ SỐ CỦA ĐỒNG USD
usd calendar.jpg


ISM Manufacturing PMI

ISM Manufacturing PMI hay đầy đủ là Institute for Supply Management Là chỉ số tổng hợp của 5 chỉ số: đơn hàng mới, mức hàng tồn kho, giao hàng của nhà cung cấp, môi trường làm việc, sản xuất. Kết quả của nó dựa trên việc phỏng vấn 400 giám đốc mua hàng về định hướng chung của sản xuất, đơn hàng, hàng tồn kho, việc làm, giao hàng và giá cả. Yếu tố đầu tiên trong 5 yếu tố trên chiếm tỷ trọng lớn nhất, dữ liệu sẽ được điều chỉnh cho hợp lý ở các yếu tố, PMI trên 50% chỉ ra sản xuất trong nền kinh tế đang được mở rộng, dưới 50% thì sản xuất đang có chiều hướng giảm. Báo cáo PMI có ý nghĩa quan trọng cho thị trường tài chính, và là chỉ số tốt nhất về các doanh nghiệp sản xuất, đây là chỉ số phổ biến để xem xét áp lực lạm phát, tuy vậy nó không chính xác bằng CPI. Đây là số liệu được cung cấp vào ngày đầu tiên của tháng mới nên nó mang tính kịp thời, nó được xem là bức tranh phản ảnh rõ nét nhất về khu vực sản xuất. PMI thường được sử dụng để đoán PPI được công bố sau đó, nó còn chứa đựng thông tin quan trọng về hoạt động sản xuất và phi sản xuất.

Phản ứng của thị trường trái phiếu sẽ phục hồi khi ISM thấp hơn mong đợi nguyên nhân là vì dòng tiền cần chạy về những tài sản trú ẩn nhiều hơn. Ngược lại giá trái phiếu sẽ tăng khi ISM tăng cao, do người ta còn cần phòng thủ nữa. Điểm yếu của sự xem xét này là nó đưa ra 3 câu trả lời: PPI phản ứng nhanh hơn, cùng lúc và chậm hơn PMI đã công bố, vì thế kết quả không thật chính xác. Tuy vậy, chỉ số này đưa ra được chi phí việc làm, nó được theo sau bởi phản ứng của thị trường chứng khoán, một phần quan trọng của bản báo cáo là sự gia tăng trong đơn hàng mới, nó dự đoán được hoạt động sản xuất của các tháng tiếp theo trong tương lai.

Ngược lại với thị trường trái phiếu, phản ứng của thị trường tiền tệ và cổ phiếu là khi ISM tăng cao hơn mong đợi thì chứng khoán lên điểm và đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác. Khi ISM thấp hơn mong đợi và đặc biệt là nếu nó đang từ mức trên 50 (kinh tế mở rộng) mà tụt xuống dưới 50 (kinh tế thâu rút lại) thì chứng khoán sẽ giảm điểm mạnh.

ADP Non- Farm employment change

ADP = Automatic Data Processing là một công ty chuyên làm xử lý dữ liệu và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các đại công ty khác trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Trên cương vị đó, ADP company mới xây dựng một báo cáo giống như báo cáo của Bộ lao động Mỹ về thống kê sự thay đổi trong số người có việc làm của tháng trước ngoại trừ lãnh vực nông nghiệp và quản lý hành chính. Báo cáo này được gọi là ADP Non-Farm employment change.

Con số này thường được công bố khi mỗi tháng kết thúc khoảng 2 ngày. Market thường nhìn con số này để lấy khái niệm dự báo về con số sẽ được công bố từ Bộ lao động Mỹ trong báo cáo bảng lương phi nông nghiệp ( Non-farm payroll) vào thứ 6 của tuần giao dịch đầu tiên trong tháng. Kinh nghiệm trading khi xem chỉ số này là so sánh con số thật tế của nó với con số dự đoán trong báo cáo Non-Farm của bộ lao động. Nếu con số ra thật tế của công ty ADP ra cao hơn đáng kể so với con số được forecast trong báo cáo của Bộ lao động thì tiến hành GO LONG đồng USD cũng như các chỉ số chứng khoán S&P500, Nasdaq hay Dow Jone. Lý do là vì trong tình huống này market sẽ đặt kỳ vọng vào một con số ra thật tế trong báo cáo Non-farm payroll cũng sẽ vượt dự đoán. Buy the rumor sell the fact (Mua tin đồn, bán sự thật) chính là như vậy. Buy ở đây có nghĩa là buiding the position, bán ở đây có nghĩa là Close the trade. Khi tin tức ADP- Non Farm ra, người ta không trade dựa trên tin tức này mà là trade dựa trên kỳ vọng về tin tức Non-Farm của Bộ lao động sẽ ra trong vài ngày sau.

ISM Non- Manufacturing PMI

Tương tự như chỉ số ISM Manufacturing PMI nhƣng ngƣời ta loại bỏ ngành công nghiệp sản xuất.

Unemployment Claims

Cái này là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới. Con số này được công bố hàng tuần, chính vì nó xét trong một khoảng thời gian ngắn như vậy nên bản thân nó đứng một mình sẽ không mang nhiều ý nghĩa trên phương diện kinh tế vĩ mô. Traders on the street thường cộng gộp con số này theo mỗi tháng, or tính mức trung bình của nó theo tháng để làm cơ sở tiên đoán cho số người thất nghiệp trong các báo cáo như Non- Farm payroll. Một số lượng đơn nộp xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao hơn mức trung bình là dấu hiệu chỉ báo thất nghiệp đang tăng lên trong nền kinh tế, ngược lại con số này xuống thấp mức trung bình là chỉ báo thị trƣờng lao động đang phục hồi hay tiếp tục tăng trưởng. Nhìn chung thì nếu con số này được công bố riêng lẻ thì nó ít có khả năng gây biến động mạnh cho thị trường trừ khi nó là một con số đột biến.

Non- Farm employment change

Thống kê này bao gồm lao động toàn thời gian và bán thời gian không phân biệt lao động thường xuyên và tạm thời. Đây là con số thay đổi số lượng người có việc làm trong nền kinh tế ngoại trừ hai lãnh vực nông nghiệp và hành chính từ Bộ lao động Mỹ. Con số này tăng lên so với kỳ trước tức là nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm mới, nhiều việc làm mới được tạo ra hơn có nghĩa là nền kinh tế đang mở rộng. Sự tăng lên của con số này cũng có nghĩa là tiêu dùng được thúc đẩy. Tiêu dùng tăng thì lạm phát do đó mới có khả năng tăng theo.

Nhưng như có nói ở bên trên, traders nhà nghề không ai đi đặt cược(betting) khi đặt lệnh trước giờ tin tức này sắp được công bố cả. Lý do là vì đây là một trong những news gây biến động mạnh cho thị trường. Vì lý do đó, họ thuờng take a position trước đó ít gì cũng 12 giờ đến 24 giờ rùi. Đến sát giờ news này ra thì họ move điểm Stop Loss về ít gì cũng là tại mức break even (hòa vốn). Cơ sở để vào lệnh là dựa trên kỳ vọng của thị trường được hình thành từ những data trước đó và ADP- Non farm là một con số căn cứ như có nói bên trên.

Trade Balance

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thƣơng mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại thâm hụt được xem như là năng lực cạnh tranh của quốc gia đó kém, và nó thể hiện một nền kinh tế mạnh khi đầu tư quốc gia lớn hơn tiết kiệm quốc gia. Cán cân thương mại có ảnh hưởng lên lãi suất và giá chứng khoán, giá chứng khoán rớt nếu cán cân thương mại chỉ ra năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước kém, tuy vậy thâm hụt cán cân thương mại làm tăng nhập khẩu, khi đó lãi suất có xu hướng tăng, tỷ giá hối đoái có thể tăng dựa vào thâm hụt cán cân thương mại.

Unemployment rate

Tỷ lệ người thất nghiệp là phần trăm số người có khả năng kiếm việc làm nhưng hiện tại chưa kiếm được việc làm.

Sự giảm số lượng việc làm không như mong đợi sẽ gây ra lạm phát, dẫn đến tăng lãi suất,thị trường trái phiếu nhìn nhận tỷ lệ thất nghiệp cao một cách ưa thích đặc biệt khi nền kinh tế hoạt động hết công suất và tỷ lệ thất nghiệp đạt đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Fed sẽ tăng lãi suất nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp là dấu hiệu của nền kinh tế khoẻ mạnh, lợi nhuận tiềm tàng cao và điều này tốt cho chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể gia tăng kỳ vọng lạm phát, dẫn đến tăng lãi suất và điều này xấu cho thị trƣờng chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp dẫn đến lạm phát lương cao, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mong đợi dẫn đến tăng tỷ giá hối đoái do có kỳ vọng tăng lãi suất.

Retail Sales

Doanh số bán lẻ đo lường tổng số giá trị hóa đơn tại các cửa hàng bán sản phẩm lâu bền và sản phẩm không lâu bền. Không bao gồm dịch vụ. Con số này quan trọng bởi vì nó là thành tố chính trong chi phí tiêu dùng. Con số này tăng cao là biểu hiện một nhu cầu tiêu dùng mạnh. Tiêu dùng mạnh thì khả năng lạm phát sẽ tăng trong nền kinh tế.

Core Retail Sales

Là con số Retail Sales trừ đi doanh số bán của các sản phẩm là ô tô. Lý do trừ đi doanh số ô tô là vì trong kinh tế Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ ô tô thường đóng góp khoảng 20%, nhưng con số này lại thường rất biến động theo mỗi thời kỳ kinh tế. Cho nên người ta gạt nó sang một bên khi tính doanh thu "lõi" để xem tiêu dùng có thật sự tăng trưởng hay không. Việc gạt bỏ doanh số bán ô tô này cũng giống như cách tính chỉ số lạm phát lõi (core CPI) người ta loại bỏ giá thực phẩm (Food) và năng lượng (Energy) vậy.

Produce Price Index (PPI)

Chỉ số bán sỉ này là tổng hợp của nhiều chỉ số và nó đo lường thay đổi trung bình trong giá bán hàng nhận được bởi các nhà sản xuất hàng hóa dịch vụ trong nước. PPI đo lường thay đổi trong giá cả từ triển vọng của người bán, nhà đầu tư nhìn con số này để tiên đoán con số lạm phát trên phương diện người tiêu thụ (CPI). Bởi vì nếu lạm phát ở khâu sản xuất (lạm phát từ giá thành sản phẩm) mà tăng cao thì các nhà sản xuất sẻ phải chuyển một phần vào chi phí sản phẩm bán ra. CPI vì thế mà tăng cao hơn. Trong trường hợp ngược lại nếu PPI mà giảm tức là chi phí hình thành sản phẩm đã rẻ hơn lúc trước, giá bán sản phẩm vì thế có khả năng giảm. CPI vì đó mà giảm theo. Chính vì nguyên lý này nên phương cách trade chỉ số này là trade dựa trên kỳ vọng về chỉ số CPI sẽ được công bố vào khoảng tuần cuối của mỗi tháng.

Prelim UoM Consummer Sentiment

UoM = University of Michigan. Prelim UoM Consummer Sentiment là một chỉ số phản ánh niềm tin của người tiêu dùng. Nó bao gồm cả những kỳ vọng về tiêu dùng tương lai. Đây là kết quả khảo sát từ 500 người tiêu dùng trong cả nước. Con số này có liên quan mật thiết với mức độ chi tiêu của người được hỏi. Niềm tin tiêu dùng tăng cao hơn kỳ vọng là phản ánh rằng chi tiêu trong tương lai sẽ tăng mạnh, thị trường chứng khoán và đồng USD vì thế mà lên cao. Ngược lại niềm tin tiêu dùng giảm thì chi tiêu tương lai kỳ vọng giảm theo, chứng khoán và đồng đô la Mỹ cũng vì đó mà giảm giá.

Building Permits

Là số lượng nhà xây mới được cấp phép xây dựng trong tháng trước.Con số này tăng, giảm là phản ánh hiện trạng của thị trường nhà đất Hoa Kỳ. Con số này trở nên quan trọng bởi vì thị trường nhà đất của Hoa Kỳ là một lãnh vực tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất trong nền kinh tế. Sự phục hồi hay suy yếu của thị trường nhà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ thất nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Ngoài ra, hoạt động xây dựng nhà ở liên quan trực tiếp đến lãi suất vay thế chấp, lãi suất tăng làm chi phí xây nhà tăng và làm giảm số lượng người vay tiền, làm số nhà xây mới ít đi và ngược lại. Đây là một chỉ số hàng đầu, dự báo sự phát triển, số luợng nhà xây mới giảm sẽ làm giảm tốc độ tăng trong nền kinh tế và đưa nền kinh tế vào tình trạng trì trệ, và ngược lại. Sự gia tăng lớn hơn mong đợi hàng tháng hay xuất hiện xu hướng gia tăng xem như là dấu hiệu của lạm phát, làm giảm giá trái phiếu, lợi tức và lãi suất sẽ tăng, số liệu này có ảnh hưởng quan trọng lên thị trường trái phiếu.

CPI- Consumer Price Index và Core CPI (Trích: VC Document)

Danh từ học thuật trong kinh tế gọi đây là Chỉ số giá tiêu dùng. Nó được dùng để lường mức độ lạm phát trong kinh tế ở phương diện của người tiêu thụ. Trong kinh tế, có hai cách để đo lạm phát, một ở mức độ người tiêu thụ và hai là ở mức độ của các nhà sản xuất hàng hóa. Cách đo thứ hai gọi là PPI, hay có nghĩa là Produce Price Index (chỉ số giá sản xuất) đã được nói đến bên trên. Trong phần này chúng ta chỉ bàn về lạm phát ở mức người tiêu thụ.

CPI là chỉ số đo lạm phát cho hàng hóa (goods) và dịch vụ (services). Trong kinh tế Hoa Kỳ, gần 80% của các ngành nghề được liệt kê vào loại dịch vụ. Cho nên CPI là một chỉ số rất quan trọng trong việc đo lƣờng mức độ lạm phát. Phương cách cấu tạo chỉ số này gồm có ít nhất là 20 chỉ số phụ gom lại. 20 chỉ số này bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, nó còn gồm thêm gần 200 món hàng và dịch vụ mà người tiêu thụ thường xài trong gia đình. Các món hàng này gồm có các vật từ nhà cửa cho đến đồ ăn của em bé. Có thể nói là hầu hết các món mà người Mỹ xài trong nhà đều được tính vào đây. Nhà đầu tư khi thấy chỉ số này được công bố hàng tháng. Họ thường nhìn sâu vào chi tiết, tìm kiếm thêm những gì có thể giúp họ hiểu được thêm về lạm phát. Cho nên rất nhiều khi chỉ số này ra đúng như tiên đoán, và thị trường lên xuống một cách bình thường. Nhưng chỉ trong vài phút sau thì tự nhiên nó đổi hướng đi. Lên thật mạnh hay xuống thật sâu. Người mới vào cuộc chơi thuờng ngở ngàng vì sự việc này. Đó là lúc các traders có cơ hội đào sâu trong bản báo cáo và họ đã thấy rằng trong các chỉ số nhỏ được gom lại để tạo ra chỉ số CPI có vài cái bất ổn. Rất có thể một trong những chỉ số nhỏ đó, có dấu hiệu lạm phát khá cao. Và ảnh hưởng của nó sẽ lan rộng ra sau này, mặc dầu hôm nay nó chưa có gì. Một trong thí dụ để làm sáng tỏ điều vừa nói bên trên. Trong các chỉ số phụ của CPI có hai chỉ số phụ lớn nhất. Đó là chỉ số NHÀ CỬA (housing) và chỉ số GIAO THÔNG (transportation). Nếu CPI ra đúng như người ta ước lượng, nhưng mà chỉ số housing lại tăng cao hơn số dự tính thì traders sẵn sàng bỏ CPI và chú trọng vào chỉ số housing. Market vì đó mà sẽ giao động mạnh.

Ngoài ra, khi tường trình chỉ số CPI thì chính phủ Hoa Kỳ tường trình hai chỉ số CPI (yes, 2 chỉ số). Cái thứ nhất gọi là CPI. Cái thứ nhì gọi là CORE CPI. Sự khác biệt của hai số này là phần đồ ăn (food) và energy (năng lượng = gas dùng để sưởi ấm cho mùa đông). Hai phần này được bỏ ra khi tính CORE CPI. Lý do? Tại vì hai phần này rất là volatile trong kinh tế. Nó lên xuống lộn xộn cho từng tháng một cho nên muốn có cái nhìn thực tế về lạm phát, người ta bỏ nó ra để xem lạm phát có hay không. Đó là tại sao chỉ số CPI thường được công bố dưới hai con số khác nhau. Traders sẽ chú ý vào phần CORE-CPI để quyết định lạm phát. CPI là một con số rất quan trọng và chi tiết.

Khi lạm phát tăng thì rate sẽ tăng theo. Rate tăng theo sẽ làm đồng tiền bản xứ cũng tăng theo vì traders sẽ chơi carry trade qua hình thức phân lời cao thấp của hai đồng tiền. Nếu hình thức phân lời thấp thì trades sẽ sell đồng tiền đó để mua đồng tiền có phân lời cao hơn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi lạm phát tăng mà đồng tiền bản xứ không tăng theo. Đó là lúc market nghĩ rằng lạm phát quá cao sẽ làm ngân hàng trung ương của quốc gia tăng mạnh phân lời. Mà nếu phân lời quá cao thì sẽ bóp chết kinh tế. Long term trend của currency của một quốc gia là sức mạnh của kinh tế. Khi kinh tế bị bóp nghẹt vì phân lời cao thì chưa hẳn là một điều tốt cho đồng tiền bản xứ.

CB Consummer Confidence

CB = Conference Board Inc. CB Consummer Confidence cũng là một chỉ số phản ảnh niềm tin tiêu dùng giống như chỉ số Prelim UoM Consummer Sentiment. Điểm khác biệt ở đây là chỉ số này khảo sát trên một bình diện rộng gấp 10 lần so với chỉ số theo cách tính của đại học Michigan. Chỉ số này là kết quả khảo sát của 5000 chủ hộ. Chính vì quy mô lớn này nên về mặt thống kê, con số này phản ảnh niềm tin tiêu dùng chính xác hơn cái của đại học Michigan.

Đây có thể xem là chỉ số hàng đầu của chu kỳ kinh doanh, đo lường mức độ niềm tin của ngƣời tiêu dùng hộ gia đình trong nền kinh tế. Báo cáo được công bố sẽ cung cấp thông tin về đánh giá của ngƣời tiêu dùng hộ gia đình trong nền kinh tế về tình trạng hiện tại và sự kỳ vọng vào tương lai.

Với quy mô khảo sát 5.000 gia đình, có khoảng 3.500 trả lời. Họ được hỏi 5 câu: điều kiện kinh doanh của khu vực sinh sống, điều kiện kinh doanh trong 6 tháng, việc làm trong khu vực, việc làm còn trống trong 6 tháng, thu nhập gia đình trong 6 tháng. Các câu trả lời sẽ đƣợc điều chỉnh một cách hợp lý, 2 chỉ số còn lại , thứ nhất là đánh giá tình trạng hiện thời của khu vực, kỳ vọng ở tương lai cũng được xây dựng vào chỉ số, kỳ vọng chiếm tỷ trọng 60% và đánh giá tình trạng hiện thời chiếm 40%, chỉ số nêu lên tình trạng kinh tế mỗi vùng và nó được so sánh với các vùng khác.

Niềm tin tiêu dùng có mối tương quan tới thất nghiệp, lạm phát, thu nhập thực tế. Chỉ số niềm tin tăng khi tỷ lệ thất nghiệp thấp và GDP tăng cao, gia tăng trong giá chứng khoán cũng làm chỉ số niềm tin tăng. Sự gia tăng trong tiêu dùng có thể được mong đợi như là dấu hiệu của lạm phát, chỉ số này ảnh hưởng quan trọng lên giá chứng khoán và một phần lên tỷ giá hối đoái. Là công cụ hữu ích để dự báo.

Báo cáo này sẽ cung cấp các chi tiêu kế hoạch, không phản ảnh chi tiêu thực tế, nó không có các thông tin cần thiết để đánh giá chính xác thu nhập và gia tăng việc làm trong 6 tháng.

New home sales

Doanh số bán nhà trong tháng trước là một chỉ báo hàng đầu về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Việc mua nhà ở Mỹ không giống như ở Việt Nam, bên đó khi mua nhà người mua thường không bao giờ có đủ 100% tiền mặt để chi trả như bên xứ Việt mình mà họ thường chỉ có một số ít trong tổng giá trị của căn nhà. Ví dụ khoảng 20%, với 20% này họ sẽ bước vô nhà bank để vay 80% còn lại. Vật thế chấp chính là căn nhà sẽ mua. Tới lượt các nhà Bank họ sẽ mang căn nhà thế chấp kia để biến thành các loại chứng khoán phái sinh khác và bán lại cho các ngân hàng đầu tư khác. Do vậy khi doanh số nhà bán được tăng lên nó không chỉ phản ảnh doanh số mua bán thông thường mà nó còn là chỉ báo của thị trường vốn cũng đang phát triển mạnh mẽ. New home sales vì đó mà trở nên quan trọng hơn bình thường.

Core Durable Goods Orders m/m

Đây là một chỉ báo quan trọng của hoạt động sản xuất trong tương lai. Chỉ số này phản ánh khối lượng đơn đặt hàng, giao hàng, và đơn đặt hàng chưa thực hiện với loại hàng là hàng hóa lâu bền. Đây là chỉ số dành riêng cho là hàng hóa mới hoặc có chung với một tuổi thọ trung bình sử dụng từ ba năm hoặc hơn.

Ý nghĩa về chỉ số : Nhu cầu và cung ứng sản xuất hàng hoá lâu bền, bao gồm từ cả hai nguồn trong nước và nước ngoài. Khi chỉ số này ngày càng tăng, nó gợi ý là nhu cầu tăng cường, nên có thể hiểu cần mở rộng sản xuất điều này sẻ tạo tăng thêm việc làm, một chỉ số tăng sẻ phản ánh một kinh tế đang phát triển tốt trong tương lai. Và chỉ số này giảm hàm ý điều ngược lại.

Gross Domestic Product (GDP)

Chỉ số này đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ đượ sản xuất trên một quốc gia, không xét đến yếu tố quốc tịch của các công ty sở hữu các nguồn lực này. Có 4 yếu tố chính cấu thành giá trị GDP gồm : tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng. Chỉ số này được công bố hàng quý trên cơ sở so sánh tỷ lệ % tăng giảm quý này so với quý trước, năm này so với năm trước. Chỉ số này có ảnh hưởng quan trọng trên thị trường sau khi được công bố.

FOMC Meeting Minutes

FOMC= Federal open market committee. Là ủy ban đề ra chính sách lãi suất và tín dụng của hệ thống dự trữ liên bang, cơ quan quan trọng nhất làm ra chính sách tiền tệ. FOMC họp 8 lần một năm, trong các buổi họp này các thành viên FOMC sẽ xem xét chính sách tiền tệ nên thay đổi như thế nào?

Fed Chairman Testifies

Là phiên điều trần trước quốc hội của chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Một năm có hai phiên vào tháng 2 và tháng 7 hàng năm. Mỗi phiên điều trần kéo dài hai ngày. Ngày thứ nhất là dành cho chủ tịch FED báo cáo lại tình hình kinh tế bao gồm tập trung ba vấn đề chính. Một là cái kỳ vọng kinh tế của Fed cho 6 tháng tiếp theo, hai là tình hình lạm phát và ba là tình trạng việc làm. Trong ngày thứ hai chủ tịch FED sẽ phải trả lời các câu hỏi từ các thành viên đại biểu của lưỡng viện Hoa Kỳ. Đây là một sự kiện quan trọng đối với toàn financial market nói chung chứ không riêng gì thị trường tài chính Mỹ hay đồng USD. Nếu FED thể hiện cái nhìn lạc quan về nền kinh tế tương lai thì chứng khoán và đồng đô la Mỹ sẽ lên, ngược lại nếu họ bi quan về viễn ảnh tương lại thì chứng khoán giảm.

Nguồn: vietspeculator
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 6: Đặc điểm đồng EUR


  1. Khái quát chung
Liên minh Châu âu (EU) bao gồm có 28 nước thành viên và đồng EUR là đồng tiền chính thức của 17 quốc gia trong tổng số 28 nước thuộc liên minh này. Mười bảy quốc gia đó được gọi dưới một tên chung là Khu vực đồng tiền chung Châu âu (Eurozon- EMU- Europian Monetary Union). Trong số 17 quốc gia thuộc khu vực này, Đức, Pháp, Italy là những nước lớn nhất xét trên tổng mức GDP đóng góp vào trong khối. Ba quốc gia này chiếm tới 2/3 tổng mức GDP của khối. Do đó, khi phân tích về đồng tiền chung EUR, trader đặc biệt ưu tiên dành sự chú ý về ba nước dẫn đầu về kinh tế này. Các quốc gia như Đan Mạch, Thụy Điển và Anh quốc (hiện tại đang trong quá trình Brexit) là những nước lớn thuộc liên minh châu âu nhưng không nằm trong khu vực EMU. Ba quốc gia này hiện vẫn đang tiếp tục lưu hành và sử dụng đồng tiền riêng do lo ngại việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ làm giảm bớt chủ quyền.

EMU là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với quy mô tổng sản lượng đạt khoảng 12 ngàn tỉ $ (2012). Với một thị trường tài chính phát triển vào hàng cao nhất, các thị trường trái phiếu, cổ phiếu, giao dịch tương lai của khối EMU là nơi thu hút lượng vốn lớn thứ hai đối với các nhà đầu tư trong và ngoài khối. Hoạt động thương mại đóng một vai trò quan trọng đối với các quốc gia thuộc EMU, không giống với đa số các nền kinh tế lớn. Cán cân thương mại EMU thường duy trì trạng thái cân bằng, rất hiếm khi thậm hụt hay thặng dư lớn. Tổng mức xuất khẩu của EMU chiếm khoảng 19% tổng xuất khẩu của thế giới trong khi nhập khẩu chiếm khoảng 17%. Các thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của EMU là Mỹ, Nhật Bản, Ba Lan và China, trong khi các thị trƣờng nhập khẩu dẫn đầu là Mỹ, Nhật, China, và Nga. EMU cũng là một nền kinh tế dịch vụ với gần 70% đóng góp trong tổng mức GDP. Các ngành sản xuất công nghiệp, khai khoáng chiếm khoảng 22%
https://vinagold.vn/2020/10/23/nhom-tin-tuc-va-chi-so-cua-dong-usd/
  • The European Central Bank (ECB)- cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của EMU
Cơ quan này có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ chung cho các nước thuộc khối Eurozon. Ban điều hành ECB bao gồm sáu người, một chủ tịch, một phó chủ tịch cùng với bốn quan chức ECB khác. Không có văn bản quy định nào nhưng bốn thành viên điều hành này từ xưa cho tới nay đều là đại diện của các ngân trung ương Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha. ECB thường tổ chức các cuộc họp định kỳ vào ngày đầu của mỗi tháng để thảo luận về chính sách tiền tệ, quy định mức lãi suất cơ bản phù hợp với tình hình kinh tế. Những thay đổi trong chính sách tiền tệ thông thường sẽ được chủ tịch công bố trong phần họp báo sau khi kết thúc cuộc họp 45 phút và trả lời các câu hỏi liên quan trong phần Q&A (Question and Answer). Trong thời gian này market thường trở nên rất biến động và khó đoán định trước. Thậm chí nhiều khi nó đảo ngược luôn xu hướng lúc trước nếu các phát biểu mang các hàm ý thay đổi lớn. Đây là thời điểm mà Traders on the Street đi đào sâu vào từng câu, chữ của chủ tịch ECB. Không giống với cục dữ trữ liên bang Mỹ hay ngân hàng trung ƣơng Anh quốc, ECB không công bố văn bản nào về cuộc họp. Giống như cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ngân hàng trung ương châu âu (ECB) có hai công cụ chính trong điều hành chính sách tiền tệ đó là hoạt động thị trường mở và lãi suất cơ bản.

  • Open Market Operations (Hoạt động thị trường mở)
Cũng giống nhƣ cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ngân hàng trung ương châu âu (ECB) tiến hành các hoạt động mua và và bán ra các loại giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động này ECB tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất cho vay trên thị trường.

Tuy nhiên, không giống với Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), các chính sách thực thi hoạt động thị trường mở của ECB thường khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Nguyên nhân là vì EUR là một đồng tiền chung của các nước trong khối Eurozone. Nên khi xây dựng chính sách thu mua hay bán tài sản trên thị trường mở, ECB cần phải cân nhắc kỹ càng về tỉ trọng mua, bán dành cho mỗi nước thành viên. Bất cứ một sự thiên lệch nào nằm trong chính sách này cũng đều tiềm ẩn các nguy cơ phát sinh xung đột lợi ích giữa các nước trong khối với nhau. Một ví dụ là chương trình nới lỏng định lượng QE trị giá 1140 tỉ EUR được thực thi vào tháng 03/2015 kéo dài đến tháng 09/2016. Trước đó ECB từng vấp phải rất nhiều sự phản đối của Đức là quốc gia lớn nhất trong khối do những lo ngại bị “thiệt thòi” nếu QE được triển khai. Chuyện Đức luôn là kẻ lên tiếng phản đối QE này thực chất là để đòi quyền lợi nhiều hơn các nước khác trong khối mà thôi, chứ bản thân kinh tế Đức cũng đâu có gì khá khẩm hơn là bao các quốc gia khác đâu mà không muốn liều thuốc QE này chứ. Sau tất cả, sau các cuộc họp bàn thì cuối cùng QE cũng được triển khai với tỉ lệ mua tài sản ở Đức cao nhất (18%-please check) , Pháp (12%)…Riêng Hy Lạp và Cyrus dường như là quốc gia bị thiệt thòi nhất khi QE được triển khai nhưng không hề có phần dành cho họ.

  • ECB Minimum Bid Rate (Repo rate)- Lãi suất cơ bản
Đây là mức lãi suất mà ECB quy định cho các ngân hàng trung ương tại các quốc gia thành viên vay tiền. Nó cũng chính là mức lãi suất mà được đem ra thảo luận tại các cuộc họp bàn thường kỳ của ECB. Sự thay đổi lãi suất cơ bản này có tác động lớn đến đồng EUR và kinh tế của cả khu vực. Khi lãi suất này tăng lên, thường sẽ làm cho đồng Euro tăng giá nhưng cùng đồng thời làm tăng chi phí vay mượn trên thị trường, do đó cản trở kinh tế tăng trưởng. Chính sách tăng lãi suất thường được áp dụng trong các thời kỳ lạm phát tăng cao. Trường hợp ngược lại, khi lãi suất giảm thường sẽ làm giảm giá đồng tiền chung nhưng lại có ý nghĩa tích cực là thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính sách thường được xài trong các kỳ kinh tế bị suy yếu.

Một điểm khá đặc biệt của lãi suất này được ngân hàng trung ương ECB dự báo qua mô hình Taylor. Nội dung chính mô hình này là nó đi dự báo lãi suất cơ bản dựa trên tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng. Cụ thể là nếu tỉ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất cơ bản cũng nên tăng hơn 1% và nếu GDP giảm 1% thì lãi suất cũng nên giảm 0,5%. Dựa trên quy tắc này, trader nhiều khi sẽ tiên đoán hành động cắt giảm hoặc tăng phân lời của ECB mỗi khi các số liệu liên quan như lạm phát và tăng trưởng GDP được công bố.

2. Các đặc điểm chính của đồng tiền chung châu âu EUR

  • Nợ công là vấn đề lớn của các nước thuộc liên minh tiền tệ EMU
Năm 1992, hiệp ước Masstricht được thành lập để quy định về chính sách tiền tệ cho các nước thành viên EU (đặc biệt là các nước thuộc Eurozone). Theo đó tỉ lệ lãi suất được ấn định chung, các thành viên eurozone có quyền lập chương trình tài khóa riêng nhưng không được quyền in tiền và điều hành chính sách liên quan đến tiền tệ vì đó là một đồng tiền chung. Thêm vào đó các thành viên EU phải tuân thủ quy định không được để thâm hụt ngân sách vượt quá 3% GDP quốc gia; nợ công không vượt quá 60% và lạm phát không được phép vượt quá 1.5%/năm. Ngân hàng trung ương châu âu ECB cũng không có quyền cho vay trực tiếp đến các chính phủ quốc gia thành viên mà phải cho vay gián tiếp qua hệ thống ngân hàng nước sở tại. Về góc độ tài chính, các nước thành viên Eurozone vẫn tương đối độc lập, bao gồm thu chi ngân sách và điều hành kinh tế vĩ mô nhưng TUYỆT ĐỐI không có quyền thu hồi hoặc phát hành tiền tệ.

Cơ chế nêu trên đã loại trừ giải pháp truyền thống là in tiền khi thâm hụt ngân sách hay thiếu nợ… vì quyền này đã thuộc về ECB. Tháng 11/2009, Hy Lạp tuyên bố thâm hụt ngân sách 12,7% GDP cao gấp hơn 4 lần mức cho phép theo hiệp ước Maastricht, dẫn đến việc Hy Lạp phải bó tay và xin cứu trợ để thanh toán khoản nợ 20 tỉ EUR. Sự kiện Hy Lạp khi đó đã làm cho thị trường tài chính toàn cầu một phen chao đảo khi traders nhìn sang các nước khác thuộc liên minh tiền tệ chung cũng đứng trước nguy cơ vỡ nợ rất cao như Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy… Sự kiện này đã buộc quỹ tiền tệ quốc tế IFM và ngân hàng trung ương châu âu ECB phải lần lượt đưa ra hai gói cứu trợ nhằm giúp các nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.

Nhận rõ lỗ hổng về cơ chế tài chính, tại hội nghị Thượng đỉnh EU tại Brussel ngày 2/3/2012, 25 trong tổng số 27 (Tại thời điểm này EU mới chỉ có 27 quốc gia thành viên) quốc gia thành viên thuộc liên minh EU đã ký bản hiệp ước mới có tên đầy đủ là bản hiệp ước về ổn định, phối hợp và quản lý trong liên minh tiền tệ và kinh tế. Đây được coi là nền tảng để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài tại châu âu. Theo hiệp ước mới, tất cả các nước EU phải tuân thủ “quy tắc vàng” về kỷ luật ngân sách là thâm hụt ngân sách không đƣợc vượt quá 0.5% GDP. Đối với các nước có mức nợ công thấp, thâm hụt ngân sách không vượt quá 1% GDP. Nợ của tất cả các nước EU không được vượt quá 60% GDP. Các nước có nợ công cao hơn 60% GDP phải giảm nợ tối thiểu 5% mỗi năm. Vào thời điểm 01/2015, vấn đề nợ công lại một lần nữa nổi lên như một câu chuyện ăn khách nhất trên thị trường khi Đảng chống “chính sách khắc khổ- thắt lưng buộc bụng” Syriza của Hy Lạp đã dành chiến thắng với 36,37% số phiếu bầu để lên cầm quyền. Họ chủ trương “đàm phán” lại theo hướng gỡ bỏ các điều kiện để đổi lấy gói cứu trợ năm xưa của ECB và quỹ tiền tệ quốc tế IMF.

  • Kinh tế Eurozon đƣợc dẫn dắt bởi kinh tế của ba nƣớc thành viên Đức, Pháp, Italy
Ba quốc gia thành viên này chiếm tới 2/3 tổng sản lượng GDP của khối eurozone. Tính riêng Đức đã chiếm tới gần 30% tổng GDP. Do đó, kinh tế của ba quốc gia này, đặc biệt là kinh tế Đức đóng vai trò quan trọng, là nền kinh tế dẫn dắt của toàn khối. Chính vì điểm này nên không có gì ngạc nhiên khi lợi tức trái phiếu chính phủ Đức (German Bund) và thị trường chứng khoán Đức thường là chỉ tiêu đầu tiên được xem xét khi đánh giá về viễn ảnh kinh tế khu vực Eurozon nói chung trong các nghiên cứu, phân tích về sức mạnh kinh tế của khu vực này. Một chiêu thức rất thường được xài khi tiên đoán về viễn ảnh tương lai của nền kinh tế EMU là so sánh mức chệnh lệch lợi tức giữa trái phiếu chính phủ Đức và Mỹ có cùng kỳ hạn. Khi lợi tức trái phiếu của Đức tăng lên với một tốc độ nhanh hơn lợi tức cùng kỳ hạn của Mỹ làm cho mức độ chệnh lệch này tăng lên thì đó là một chỉ báo mang tính bullish nhiều hơn cho vùng đất EURO. Ngược lại khi mức chênh lệch này tụt giảm là dấu hiệu kinh tế EMU sẽ đi xuống.

  • Mâu thuẫn lợi ích giữa các quốc gia thành viên tiềm ẩn rủi ro quốc gia thành viên tác khỏi khối qua đó làm giảm giá đồng EUR
Lấy một thí dụ đơn giản dễ hiểu như thế này: Hy Lạp là quốc gia nhỏ trong khối Eurozone, chỉ đóng góp 2,2% vào GDP của khối, nên nếu xét riêng, xét độc lập thì việc nước này rút khỏi liên minh tiền tệ sẽ không gây tổn thất lớn về mặt kinh tế, thương mại nào. Song điều đáng lo ngại là ở chỗ, sự ra đi của Hy Lạp có thể tạo ra một tiền lệ “nguy hiểm” với kết cục có thể là Eurozone sẽ nhanh chóng tan rã một khi các thành viên dễ bị tổn thương khác, như Tây Ban Nha và Italia có chung điểm tương đồng là tỉ lệ nợ công cao, nối gót Hy Lạp.

Điểm đáng sợ ở đây là vấn đề tâm lý. Khi một quốc gia phải “bật ra” khỏi khối thì cũng là lúc dấy lên câu hỏi trong đầu người investor/trader là “who is next?”

  • Cặp tiền EUR/USD và GOLD tương quan chặt chẽ
Kết luận này đúng trong phần lớn thời gian, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế. Biểu đồ dưới đây là một ví dụ cho kết luận này. Theo đó thì từ khoảng tháng ba cho đến tháng mười một năm 2014, cặp tiền EURUSD và Gold đi cùng hướng với nhau. Tuy nhiên từ đầu tháng 12 trở đi thì quan hệ này bị đảo ngược. Nguyên nhân của sự đảo ngược này là do các đồn đoán và việc ngân hàng trung ương Châu âu sẽ thực hiện gói lới lỏng định lượng (QE) trong năm 2015. Tâm lý đồn đoán này làm giảm giá đồng EUR đồng thời gây mất niềm tin vào tiền giấy nói chung do đó đẩy một lượng tiền tìm về với GOLD như là một mặt hàng trú ẩn.


Biểu đồ trên có thể coi như một minh chứng cho quan niệm rằng trading là rất flexible (linh hoạt). Tùy từng mỗi điều kiện, hoàn cảnh của thị trường mà người trader nên có những lập cho phù hợp với thực tế. Trading thành công tuyệt đối không nên cứng nhắc.

Nguồn: vietspeculator
 
Last edited:
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 7: NHÓM TIN TỨC VÀ CHỈ SỐ CỦA ĐỒNG EUR

EUNews.jpg


German Prelim CPI m/m

Chỉ số giá tiêu dùng sơ bộ của Đức. Lý do gọi là sơ bộ (preliminary) là bởi vì ngoài chỉ số này, Cục thống kê của Đức còn công bố một con số khác gọi là Final CPI. Đây mới là con số CPI cuối cùng. Nhưng trader nhìn con số sơ bộ này để tiên đoán con số chính thức kia. Vì là quốc gia đứng đầu khối , nên chỉ số này cũng như bao chỉ số kinh tế khác nói chung của quốc gia Đức đều trở nên đặc biệt quan trọng hơn các quốc gia còn lại. Phản ứng của thị trường chứng khoán Châu Âu và đồng EUR tương tự như thị trường tài chính Mỹ phản ứng với chỉ số CPI của nó.

CPI Flash Estimates y/y

Đây là con số ước lượng lạm phát của cơ quan thống kê Châu Âu dựa trên data của 13 quốc giá có báo cáo CPI sớm nhất. Cũng giống như con số Prelim CPI của Đức bên trên, con số này bao gồm hai phiên bản. Một gọi là ước lượng và một gọi là chính thức. Báo cáo chính thức thường được công bố sau báo cáo sơ bộ này chừng 2 tuần. Đây là một trong những con số quan trọng nhất và được công bố sớm nhất nên tác động của nó cũng đường nhiên thuộc hàng mạnh nhất. Phản ứng của thị trường nói chung giống với phản ứng của thị trường tài chính Mỹ với chỉ số CPI của nó.

German ZEW economic sentiment

ZEW= Zentrum für EuropäischeWirtschaftsforschung (tiếng Đức) = Central for European Economic Research. Đây là một tổ chức của Đức chuyên nghiên cứu nền kinh tế của Châu Âu, trên phương diện đó họ mới đi xây dựng nên một báo cáo gọi là German ZEW economic sentiment để đo lường cái cảm nhận (kỳ vọng) về nền kinh tế trong tương lai dựa trên việc khảo sát 275 người bao gồm các nhà đầu tư và phân tích gia trên thị trường. Vì đối tượng được khảo sát là các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích nên phản ảnh của họ đại diện cho kỳ vọng của thị trường về nền kinh tế nói chung. Chỉ số tăng cao hơn kỳ vọng là phản ảnh kỳ vọng của thị trường về một nền kinh tế sẽ tốt hơn trong tương lai, chứng khoán Châu âu và đồng EUR vì thế mà tăng cao. Điều ngược lại có nghĩa là thị trường đang tiêu cực về viễn cảnh kinh tế tương lai.

Minimum Bid Rate:

Lãi suất cơ bản: đây là mức lãi suất mà ECB quy định cho các ngân hàng trung ương tại các quốc gia thành viên vay tiền.

ECB Press Conference

Sau khi công bố quyết định về lãi suất. thì ECB tiến hành tổ chức họp báo. Kỳ họp này bao gồm có chủ tịch và phó chủ tịch ECB. Mỗi cuộc họp kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ và được chia làm hai phần. Trong phần một, chủ tịch or phó chủ tịch ECB sẽ đọc các quyết định cùng với quan điểm chung của ECB. Sang đến phần Q&A secsion. Lúc đó các nhà báo sẽ đặt câu hỏi và ECB sẽ có trách nhiệm trả lời. Trong phần này market thường trở nên rất biến động. Nhiều khi nó xoay chiều luôn với xu hướng lúc trước. Lý do có thể là trong phần hỏi đáp ECB thể hiện quan điểm đi ngược lại với quyết định tăng giảm minimum bid rate vừa ra trước đó.

French Flash Manufacturing PMI

Tương tự như chỉ số ISM Manufacturing PMI của Mỹ.

German Flash Manufacturing PMI

Tương tự như chỉ số ISM Manufacturing PMI của Mỹ.

German Ifo Business Climate

Cái này là chỉ số môi trường kinh doanh của Đức. Đây là kết quả dựa trên việc khảo sát 7000 nhà kinh doanh ở nhiều lãnh vực chính trong nền kinh tế. Bao gồm trong đó là các nhà sản xuất, xây dựng, các nhà bán lẻ và bán sỉ... Chỉ số này được công bố vào quãng tuần thứ ba của tháng. Lý do chỉ số này trở nên quan trọng là bởi vì các người làm kinh doanh là những người nhậy cảm với sự biến đổi trong môi trường kinh doanh nhất. Cho nên sự thay đổi cảm tính của họ phản ánh khá nhanh và chính xác về hiện trạng nền kinh tế nói chung. Thị trường chứng khoán và đồng EUR sẽ lên cao nếu chỉ số này được công bố cao hơn kỳ vọng.

Eurogroup Meetings

Đây là cuộc họp bàn về các vấn đề lớn nói chung của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Thành phần tham dự của nó bao gồm chủ tịch Châu âu, chủ tịch ngân hàng trung ương ECB và các bộ trưởng tài chính mỗi nước. Tùy vào mỗi vấn đề hiện tại mà họ có thể tổ chức tiến hành các cuộc họp bất thường hay tiến hành họp nhóm riêng lẻ. Phản ứng của thị trường với các cuộc họp bàn này tùy thuộc mỗi câu chuyện cụ thể nhưng nhìn chung market thường trở nên thận trọng hơn trước mỗi cuộc họp này. Nếu sau cuộc họp mà quyết định đưa ra đi ngược lại với kỳ vọng thị trường thì market sẽ trở nên rất biến động.

ECB Monetary Policy Meeting Accounts

Đây là cuộc họp bàn của ngân hàng trung ương Châu âu ECB. Giống như các kỳ họp FOMC của FED. Nó được tổ chức 8 lần một năm và thời điểm tổ chức là 4 tuần sau mỗi quyết định về lãi suất.

Nguồn: vietspeculator
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ để 8: Đặc điểm GBP

GBP3.jpg


1. Khái quát chung

Anh quốc tên đầy đủ là Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len- United Kingdom. Bao gồm bốn vùng đất khác nhau sắp xếp theo thứ tự dân số từ cao tới thấp là England (Anh), 83,6%; Scotland, 8,6%; xứ Wales, 4,9% và Bắc Ai- len có 2,9% trong tổng gần 61 triệu dân (2006). Anh gia nhập EEC (nay là liên minh châu âu EU) năm 1973.

Cơ quan lập pháp của Anh là Quốc hội được cấu thành bởi ba thành phần là Vua (or Nữ Hoàng), Thượng viện và Hạ viện. Vua hay Nữ Hoàng Anh chỉ mang tính ý nghĩa tượng trưng. Hạ viện là cơ quan duy nhất được dân bầu và trên thực tế đây là cơ quan lập pháp chủ yếu của Anh.

Thượng viện – House of Lords: còn được gọi là Viện Nguyên lão, nhiệm kỳ 5 năm bao gồm các Thượng nghị sĩ cha truyền con nối có dòng dõi quý tộc và hoàng gia. Thượng nghị sĩ là những chức sắc quan trọng trong giáo hội Anh, và những chính khách có công lao lớn đối với đất nước. Chính phủ Công Đảng hiện đang tiến hành cải cách Thượng viện theo hướng xóa bỏ chế độ cha truyền con nối, thay vào đó là cử những người có công với đất nước như Nữ hoàng phong cấp.

Hạ viện- House of Commons: Đây là cơ quan lập pháp chủ yếu được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Chức năng chính là thông qua các đạo luật, các chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại và giám sát hoạt động của chính phủ.

Cũng giống như Mỹ và Châu âu, kinh tế Liên hiệp Anh là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, trong đó khu vực tư nhân đóng góp trên 80% GDP và sử dụng khoảng 75% tổng số lao động. Tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước thuộc liên minh EU, trung bình đạt khoảng 2,5%- 3%/năm, tỉ lệ thất nghiệp thuộc hàng thấp nhất Châu âu, lạm phát trung bình duy trì mức dưới 3%/năm. Các ngành kinh tế mũi nhọn của Anh là xuất khẩu khí đốt; ngân hàng tài chính, bảo hiểm; sản xuất thép, đóng tàu, khai thác than; công nghiệp hóa chất, điện tử, viễn thông.

Đối tác thương mại lớn nhất của Liên hiệp Anh là EU, chiếm 53% tổng xuất khẩu, 52% tổng nhập khẩu. Các quốc gia có giao thương nhiều nhất với Anh thuộc liên minh EU là Đức, Pháp, Hà Lan. Tiếp đến là Mỹ, Nhật, China.

Anh đứng thứ 4 thế giới về đầu tư ra nước ngoài, chiếm khoảng 6.1% tổng đầu tư của thế giới và đứng thứ 7 về nhận đầu tư của thế giới, chiếm 3.8%.

2. Bank of England (BoE)- Ngân hàng trung ương Anh

Ngân hàng trung ương Anh cũng chính là Ngân hàng trung ương của Liên hiệp vương quốc Anh. Cơ quan này có nhiệm vụ hoạch định và thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ chung của Anh quốc thông qua Ủy ban chính sách tiền tệ- The Monetary Policy Committee (MPC). MPC bao gồm chín thành viên, một thống đốc, hai phó thống đốc, hai giám đốc điều hành của ngân hàng trung ương và bốn chuyên gia bên ngoài. Từ năm 1997, BoE được cấp quyền độc lập trong các hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các mục tiêu của BoE theo đuổi bao gồm tập trung vào việc đạt mức lạm phát mục tiêu được quyết định bởi Bộ trưởng tài chính. Mức lạm phát mục tiêu hiện tại (2014) mà BoE đang theo đuổi là 2%. Ngân hàng trung ương Anh tổ chức các cuộc họp hàng tháng để bàn luận những thay đổi trong chính sách tiền tệ, bao gồm việc thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu- Bank repo rate.

Hai ấn bản quan trọng của BoE là Báo cáo lạm phát quý (Quarterly Inflation report) và bản tin hàng quý (Quarterly bullentin). Nội dung báo cáo lạm phát quý bao gồm những dự đoán về lạm phát, tăng trưởng cho hai năm tiếp theo cùng với những điều chỉnh trong chính sách tiền tiện để theo đuổi các dự báo đó. Nội dung bản tin hàng quý cung cấp những phân tích về điều kiện, môi trường kinh tế quốc tế tác động đến nền kinh tế Anh quốc. Tất cả những bản tin này bao gồm những miêu tả chi tiết về chính sách của BoE hiện tại và những điều chỉnh thay đổi trong tương lai nếu có. Cũng giống như Fed và ECB, BoE có hai công cụ chính trong điều hành chính sách tiền tệ là Bank Repo Rate và Open Market Operations.

2.1 Bank Repo Rate- Lãi suất tái chiết khấu

Không giống với Fed fund rate hay ECB minimum Bid rate, Bank rapo rate là lãi suất tái chiết khấu khi mua bán lại các loại giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ chưa đến hạn trả ở các ngân hàng thương mại. Lãi suất tái chiết khấu tăng lên sẽ làm cho các ngân hàng thương mại không muốn bán lại các loại giấy tờ có giá mà họ đang nắm giữ, bởi vì bán lại lúc này thì các ngân hàng phải chiết khấu lại một phần tiền nhiều hơn so với khi bank repo rate chưa tăng. Do đó, việc tăng lãi suất này có tác động làm giảm cung tiền, và qua đó có tác động làm giảm lạm phát. Trong trường hợp ngược lại khi lãi suất này giảm xuống thì cung tiền sẽ tăng lên. Bởi vì khi đó các ngân hàng thương mại có chiều hướng mong muốn bán lại các giấy tờ có giá mà họ đang nắm giữ hơn vì bán lại khi này họ chỉ phải chiết khấu một phần tiền nhỏ hơn so với lúc trước. Lưu ý là lãi suất này khác với lãi suất Libor- loại lãi suất được quyết định bởi hệ thống liên 18 ngân hàng lớn nhất Anh quốc. Libor được tính bằng mức trung bình các mức lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng của 18 ngân hàng này (loại bỏ ¼ các mức lãi suất cao nhất và thấp nhất).

Official bank rate (được công bố trên Forexfactory.com) là loại lãi suất mà BOE lấy khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền qua đêm. Điểm này cũng giống như Libor rate là khoản lãi suất các ngân hàng thương mại phải trả cho nhau khi tiến hành vay mượn qua đêm lẫn nhau. Do sự tồn tại của libor rate mà Official bank rate không có nhiều “quyền lực” thật sự như FED fund rate hay ECB minimum bid rate. Thí dụ như vào thời điểm 2015 Libor rate kỳ hạn qua đêm của các ngân hàng thương mại là 0.47438% trong khi Official bank rate là 0.5%. Nếu đem hai mức lãi suất này ra so sánh thì không một ngân hàng thương mại nào đi vay tiền từ BOE cả, lý do là họ có thể đi vay lẫn nhau ở một mức lãi suất thấp hơn. Nhưng lý do mà market vẫn dành nhiều sự quan tâm đến loại lãi suất Official bank rate là bởi vì sự tăng giảm của nó phản ảnh cái nhìn của một cơ quan đứng đầu trên phương diện quản lý kinh tế. Sự tăng giảm trong loại lãi suất này cũng đồng thời là công cụ dự báo hàng đầu cho lãi suất libor.

2.2 Open Market Operations

Bao gồm các hoạt động mua bán cái loại giấy tờ có giá của chính phủ. Các hoạt động thị trường mở này có bản chất cũng giống như việc thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu nói ở trên.

3. Những đặc điểm quan trọng của đồng bảng (GBP)

3.1 Chú ý sự chênh lệch lợi tức của trái phiếu chính phủ Anh và trái phiếu nước ngoài


Ngoài mức độ tương quan chặt chẽ giữa cặp tiền GBPUSD và mức chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu chính phủ kỳ hạn mười năm của Anh và Mỹ. Mối tương quan như vậy không chỉ đúng với riêng cặp tiền GBPUSD mà còn đúng với cả những cặp tỉ giá của đồng Bảng khác nữa. GBPJPY là một thí dụ khác như thế. Đây là một trong những đồng tiền hung hăng (high volatility) nhất trong currency market. Lý do là bởi vì mức độ biến động trong ngày của nó rất cao. Biểu đồ dưới đây cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi mức chênh lệch lợi tức trong trái phiếu của hai chính phủ sở hữu hai đồng tiền riêng biệt.

Hình 1: Chênh lệch lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giữa Đức và Anh giảm xác nhận xu hướng cặp tiền EURGBP

3.2 Xu hướng GBP và Oil biến động cùng chiều

Anh Quốc sở hữu những công ty năng lượng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, điển hình như tổng công ty xăng dầu Anh (British Petroleum). Sản xuất năng lượng nói chung đóng góp khoảng 10% trong tổng số GDP của nước Anh, chính vì thế nên không có gì ngạc nhiên khi thấy đồng bảng biến động khá sát với giá dầu.

Hình 2.9: Tương quan giữa giá dầu và đồng Bảng .
Nguồn: vietspeculator
 

Đính kèm

Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 9: NHÓM TIN TỨC VÀ CHỈ SỐ CỦA GBP

gbp0.jpg

Contruction PMI

Tương tự như chỉ số PMI nhưng nó được tính riêng cho ngành xây dựng. Kết quả của nó dựa trên việc khảo sát 170 giám đốc trong ngành này. Chỉ số này trên 50 là ngành xây dựng đang phát triển mở rộng quy mô, dưới 50 là ngành này đang thu hẹp.

Services PMI

Là PMI của lãnh vực dịch vụ.

Official Bank Rate

Là loại lãi suất mà BOE lấy khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền qua đêm

Manufacturing PMI

Tương tự ISM Manufacturing PMI của Mỹ

Manufacturing Production m/m

Đo lường hiệu quả lao động trong sản xuất hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế Anh. Chi phí đơn vị lao động ảnh hưởng đến chi phí lao động trong việc sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra, cả hai được xem là chỉ số xu hướng lạm phát trong tương lai. Sản phẩm sản xuất rất quan trọng vì nó cho phép tăng lương và kinh tế tăng trưởng nhanh mà không có hệ quả của lạm phát. Đây là đề tài nóng gần đây đối với các nền kinh tế mạnh, có thị trường lao động khá căng thẳng và lạm phát chưa được giải quyết tốt, số liệu về sản phẩm sản xuất cho nhà đầu tư thấy được rằng chứng khoán và trái phiếu được mong đợi thay đổi như thế nào, và phản ứng của thị trường qua những công bố này chỉ ra sự đúng đắn trong tăng trưởng sản phẩm sản xuất.

CPI m/m

Tương tự chỉ số CPI của Mỹ

Everage Earning Index 3m/y

Đây là chỉ số thu nhập tính trung bình 3 tháng một lần của Anh. Tác động và ý nghĩa của nó tương tự như chỉ số Everage Earning Hours trong báo cáo NFPs của Mỹ.

Claimant Count Change

Chỉ số này có ý nghĩa tương tự như chỉ số Unemployment Claims của Mỹ. Điểm khác biệt ở đây nằm trong cách tính toán và khoảng thời gian tính toán mà thôi. Trong khi của Mỹ họ thông kê lượng số đơn xin trợ cập thất nghiệp theo hàng tuần thì ở Anh người ta tính toán sự thay đổi trong số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo mỗi tháng.

MPC Official Bank Rate Votes

MPC = Monetary Policy Committee tức là Ủy ban chính xác tiền tệ của Anh. Chỉ số này được cống bố dưới format dạng x-y-z (với 0 ≤ x, y, z ≤ 9). Có điều kiện này là bởi vì người ta đi lấy phiếu về quan điểm tăng giảm lãi suất của 9 thành viên làm việc trong MPC . Với x là số MPC bảo nên tăng lãi, y là số chú MPC bảo giảm lãi và z là số chú MPC giữ nguyên lãi suất. Với format như vậy khi x tăng or y giảm thì đồng Bảng tăng giá đồng thời thị trường chứng khoán Anh giảm giá.

Retail Sales m/m

Tương tự chỉ số Retail Sales của Mỹ.

Prelim GDP q/q

Đây là chỉ số tổng sản lượng trong nền kinh tế quốc dân được tính theo quý của Anh. Chỉ số này được công bố dưới ba thể loại. Cái thứ nhất gọi là chỉ số sơ bộ, cái thứ nhì gọi là chỉ số ước tính lại lần hai và cái thứ ba gọi là Final GDP. Con số Prelim q/q bên trên là con số được công bố đầu tiền nên phản ứng của thị trường với thể loại GDP này là mạnh nhất. GDP tăng có ý nghĩa nền kinh tế đang mở rộng do đó chứng khoán tăng. GDP giảm ám chỉ nền kinh tế đang thu hẹp, chứng khoán vì thế mà giảm. GDP giảm hai quý liên tiếp kinh tế gia định nghĩa đó là kỳ suy thoái đã bắt đầu.

BoE Inflation Report

Báo cáo lạm phát của ngân hàng trung ương Anh là một ấn bản được công bố hàng quý. Tuy là công bố theo quý nhưng nội dung của nó bao gồm những nhận định về lạm phát và triển vọng nền kinh tế cho tận hai năm tiếp theo. Chính vì nó thể hiện cái nhìn của một cơ quan đứng đầu trong nền kinh tế về các biến số kinh tế quan trọng nhất nên đương nhiên nó trở thành một trong những báo cáo được thị trường mong đợi nhất.

Inflation Report Hearings

Cái này thì giống như phiên điều trần của chủ tịch Fed trước lưỡng viện Hoa Kỳ. Nhưng điểm khác ở đây là trong khi phiên điều trần của Fed chỉ có 2 lần một năm và do chủ tích Fed thủ vai chính thì với Anh những phiên điều trần như thế diễn ra mỗi quý một lần. Thành viên chính bao gồm thống đốc ngân hàng trung ương BoE và một vài thành viên trong Ủy bán chính sách tiền tệ của Anh.

Nguồn: vietspeculator
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 10: Đặc điểm đồng Yên Nhật (JPY)

uj0.jpg

Khái quát chung

Nhật bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, China và EU. Kinh tế Nhật là một nền kinh tế lấy xuất cảng làm trọng. Cũng vì lẽ này mà chính phủ Nhật thường không mong muốn đồng tiền của mình tăng giá quá cao. Những món hàng xuất cảng nhiều nhất của Nhật là các loại linh kiện điện tử và xe hơi. Chỉ tính riêng những món hàng này đã đóng góp tới 20% cho GDP Nhật Bản. Bên cạnh việc xuất cảng lớn, Nhật cũng là nước nhập khẩu nguyên liệu thô nhiều nhất. Tuy nhiên, cán cân thương mại của Nhật thường luôn ở mức thặng dư cao. Chính điều này giải thích cho nhu cầu mua đồng JPY của Nhật luôn thuộc mức cao trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, China, Hàn, Taiwan, HongKong trong khi nhập khẩu nhiều nhất là từ China, Mỹ, Hàn, Úc và Taiwan.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ

Đây được xem là cơ quan “thực thi” các chính sách tiền tệ, đặc biệt là các chính sách liên quan đến vấn đề hối đoái nói chung của Nhật Bản. Gọi là cơ quan thực thi thay vì cơ quan “hoạch định” là vì phần đa các chính sách tài chính, tiền tệ của Nhật đều do Bộ tài chính Nhật quyết định chứ không phải là BOJ. Mặc dù năm 1998, chính phủ Nhật bản đã thông qua điều luật cho phép BOJ được độc lập trong các quyết sách về tiền tệ, xong cho tới hiện tại thì điều này dường như vẫn chỉ nằm trên giấy. Thực tế ở Nhật Bộ Tài chính mới là đơn vị có tiếng nói nhất trong các chính sách tiền tệ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tỉ giá hối đoái. Cũng chính vì điểm này cho nên rất thường thấy Thủ tướng Nhật Bản đưa ra những phát biểu, chính sách mang đậm chất “nghiệp vụ” về tài chính. Nhiều hơn bất cứ vị thủ lĩnh tối cao nào khác trên thế giới. Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh, Chủ tịch Châu Âu… không một ai thường xuyên xuất hiện đưa ra những phát biểu trực tiếp và tài chính, tiền tệ như Thủ tướng Nhật Bản.

Là một quốc gia xuất cảng hàng đầu thế giới, Nhật Bản không bao giờ mong muốn thấy đồng tiền của mình lên giá. Nhưng kể từ khi hiệp ước Plaza(*) được kí kết ngày 22/9/1985 thì đồng Yên luôn đi ngược lại với mong muốn của chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản. Với sách kinh tế nổi tiếng Abenomics(**) Nhật Bản đang vùng mình cố thoát ra khỏi sợi dây giảm phát vốn làm kinh tế Nhật trì trệ suốt hai thập kỷ qua. Abenomics đã mang lại một số Hiệu quả ban đầu (tỉ giá USDJPY tăng từ 80 (10/2012) lên 120 (01/2015) nhưng liệu nó có giúp Nhật thoát khỏi giảm phát hay không thì vẫn còn là một câu hỏi bỏ trống đáp số.

(*) Ghi chú: Thỏa ước Plaza hay Hiệp định Plaza (tiếng Anh: Plaza Accord) là thỏa ước tài chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Cộng hòa liên bang Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong vòng hai năm kể từ khi Thỏa thuận này có hiệu lực, tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và Yên Nhật đã giảm tới 51%. Phần lớn sự giảm giá này là nhờ khoản 10 tỷ đô-la bán ra của các ngân hàng trung ương liên quan. Đầu cơ tiền tệ tiếp tục khiến đồng đô-la xuống giá khi chấm dứt các hành động can thiệp. Việc đồng đô-la xuống giá này được hoạch định và thực thi với sự thông báo trước và rộng rãi, nó cũng không gây ra rối loạn ở các thị trường trên toàn cầu. (Nguồn Wikipedia)

(**)Ghi chú: Abenomics là hàng loạt chính sách kinh tế đƣợc gọi là chiến lƣợc “3 mũi tên” với trọng tâm chính gồm: thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng tiền tệ và tăng trƣởng kinh tế sâu rộng.


Cũng chính vì sự tăng giá đồng Yên này mà trong suốt hai thập kỷ qua, không ít lần ngân hàng trung ương Nhật Bản đã thực hiện can thiệp trực tiếp vào tỉ giá. Danh từ nhà nghề gọi đây là Bank Intervention.

Trước áp lực giảm phát trong nhiều năm qua nên chuyện tăng lãi suất ở Nhật gần như không được bàn đến, công cụ thường được xài duy nhất ở đây là hoạt động thị trường mở mà BOJ thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính Nhật mà thôi.

Những đặc điểm quan trọng của đồng JPY

Là một loại tài sản đo lường mức độ rủi ro trong thị trường

Lý do có đặc điểm này là vì Japan là quốc gia ít vay nợ nhất xét trên phương diện vay nợ nước ngoài. Cũng như bao chính phủ khác trên thế giới, chính phủ Nhật cũng cõng trên mình một đống nợ công to tướng. Nhưng điểm đặc biệt là ở chỗ, phần lớn trong mớ nợ công đó là vay từ người dân Nhật Bản chứ không phải vay từ bên ngoài. Vì là vay tiền từ người dân của đất nước mình nên xác xuất để chính phủ Nhật vỡ or “xù” nợ thấp đi rất nhiều so với những quốc gia khác. Thấp đi rất nhiều ở đây không có nghĩa là chính phủ Nhật có nhiều uy tín hơn chính phủ khác mà bởi vì họ sở hữu uy quyền của một chính phủ độc lập, họ có thể in bao nhiêu đồng JPY để trả nợ cho người dân Nhật cũng được. Điểm này giúp phân biệt Nhật Bản với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam chúng ta. Chính phủ Việt Nam không thể in đồng VND để đi trả những khoản nợ bằng USD vay của nước ngoài được. Chính vì lý lẽ này mà mỗi khi thế giới có bạo loạn liên quan đến nợ công thì người ta chạy về JPY đầu tiên.

Yên cùng với U.S Treasury bond còn tượng trưng cho một lớp tài sản mang tính trú ẩn trong các thời kỳ rủi ro trong thị trường tăng cao. Ngược lại trong các thời kỳ kinh tế tăng trưởng ổn định thì nhóm tài sản này ít được ưa chuộng hơn. Vì đặc tính này nên JPY đóng một vai trò quan trọng trong rất nhiều các phân tích liên thị trường. Nó là một trong nhóm các công cụ giúp trader đo lường mức độ e ngại rủi ro trong lòng người trader. Một thí dụ minh họa cho đặc điểm này là sự tương quan chặt chẽ giữa cặp tiền EURJPY và chỉ số nhóm cổ phiếu công nghệ của Mỹ chỉ số Nasdaq composite dưới đây

Hình 1: Chỉ số nasdaq 100(candlestick) và cặp tiền EURJPY (yellow line) trên weekly chart

Khi thị trường chứng khoán sụt giảm (rủi ro tăng cao) đẩy trader/investor tìm về các lớp tài sản mang tính trú ẩn và JPY là một trong số các tài sản đó. Nhu cầu nắm giữ JPY và các loại tài sản được định giá bằng JPY tăng cao đẩy cặp tiền EURJPY xuống thấp.

Là một đồng tiền chính trong các giai đoạn carry trade của thị trường

Khái niệm carry trade hiểu một cách tổng quát là hành động dùng một loại tài sản có lợi tức thấp để mua một loại tài sản khác có lợi tức chi trả cao hơn. Trong currency trading, carry trade có thể được hiểu là hành động dùng (vay mượn) đồng tiền có lãi suất thấp để mua một đồng tiền khác có lãi suất cao hơn, qua đó hưởng phần lợi tức chênh lệch giữa hai đồng tiền này. Một thí dụ cho hoạt động carry trade thời điểm (02/2015) là việc vay mượn đồng JPY với lãi suất hiện tại là 0.1% để mua đồng NZD có lãi suất là 3.5%. Khi vay đồng JPY trader phải trả một khoản lãi suất là 0.1%/năm trong khi phần lãi suất thu được từ việc nắm giữ đồng NZD là 3.5%. Trader đương nhiên được hưởng một khoản lợi tức chênh lệch 3.4%/năm với giả định tỉ giá cặp NZDJPY không thay đổi vào thời quyết toán so với thời điểm mua ban đầu. Với một thị trường có tỉ lệ đòn bẩy cao như currency, trader hoàn toàn có thể khuếch đại con số 3.4% kia thành 34% nếu xài tỉ lệ đòn bầy là 10/1 or 340% nếu leverage là 100/1. Đó là trên phương diện lý thuyết, nhưng thực tế rất dường như không bao giờ có chuyện nhà đầu tư sẽ đạt được mức lợi tức như tính toán bên trên do những biến động trong tỉ giá của cặp tiền cơ sở gây ra. Lợi nhuận từ carry trade có thể lớn hơn or nhỏ hơn rất nhiều so với tính toán trên.

Cũng chính vì đặc điểm này mà điều kiện để hoạt động carry trade thịnh hành phải bao gồm có hai yếu tố. Cái thứ nhất là mức chênh lệch lợi tức phải lớn đủ để hấp dẫn ngƣời trader/investor tham gia vào mua bán carry trade. Cái thứ nhì rất quan trọng đó là volatility (biến động) trong tài sản (or cặp tiền) phải thấp. Điều này rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động mua bán chênh lệch lợi tức phát triển thịnh hành. Bởi vì volatility thấp sẽ làm giảm nguy cơ biến động trong giá của tài sản cơ sở triệt tiêu phần lợi nhuận có được từ chênh lệch lợi tức. Khi hội tụ đủ hai yếu tố này thì có thể tin tưởng rằng môi trường carry trade đang thịnh hành.

Khi carry trade xảy ra, JPY thường là đồng tiền bị giảm giá lý do là người ta bán đồng JPY để đi nắm giữ các đồng tiền or tài sản có lãi suất cao hơn.

Biểu đồ dưới đây là một phương pháp dự đoán khi nào trò chơi carry trade đang thịnh hành. Đây là một overlay chart của sự chênh lệch lãi suất giữa đồng AUD của Úc Châu trừ lãi suất đồng JPY của Nhật Bản và chỉ số CBOE Volatility đo mức độ biến động trong thị trường. Theo đó thì trong khoảng thời gian từ đầu năm 2005 đến quãng Quý III năm 2007 mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền này rất cao (>5%) nằm trong một môi trường có mức biến động thấp, chỉ số VIX luôn nằm dưới 20%.

Hình: 2 Dự đoán môi trường carry trade đang thịnh hành
Dựa vào hai điều kiện này trader có thể tin tưởng đây là một môi trường tạo điều kiện rất tốt cho trò chơi carry trade phát triển. Lập luận này đẩy traders chạy theo trò kinh doanh chênh lệch lãi suất và hành động của họ là GO LONG cặp tiền AUDJPY. Và biểu đồ dưới đây là kết quả. Cặp tỉ giá này tăng mạnh suốt những năm tháng carry trade thịnh hành. Xu hướng này chấm dứt khi mức độ biến động bỗng nhiên tăng cao khi thị trường lo sợ về viễn ảnh thị trường nhà đất tại Mỹ sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ của thị trƣờng chứng khoán.

Hình 3: Trò chơi carry trade đẩy cặp tiền AUDJPY tăng cao trong suốt quãng thời gian 2005-2007

Nguồn: vietspeculator
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 11: Đặc điểm AUD

Đặc điểm AUD

Khái quát chung

Úc châu trong nhiều thập kỷ trở lại đây luôn được biết đến như một nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao và nổi bật trên thế giới. Với tốc độ phát triển kinh tế ổn định trung bình khoảng 3,2%/năm trong vòng hơn 20 năm qua, lạm phát thấp và ổn định duy trì trong khoảng 2%- 4% trong mười năm qua, tỷ lệ thất nghiệp thấp (hiện tại 01/2015 là 6.1% so với mức cao nhất 11% của năm 1992), Úc đang được coi là nền kinh tế mở nhất trên thế giới, phát triển năng động bậc nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Úc có một khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, một thị trường lao động năng động và một khu vực thương mại rất có tính cạnh tranh.


Hình 1: Lạm phát ổn định, biên độ biến động từ 2%-4% trong suốt 15 năm qua

Nền kinh tế công, nông nghiệp khá phát triển. Trước kia hai ngành chủ yếu và góp phần lớn vào GDP là chăn nuôi, trồng trọt. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Úc thay đổi cơ cấu kinh tế và nay ngành công nghiệp chế tạo phát triển mạnh. Đặc biệt Úc là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế tri thức mạnh với ngành công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) làm mũi nhọn. Thị trường ICT của Úc có trị giá 89 tỷ USD với hơn 25.000 công ty đang hoạt động và với 236.000 nhân lực làm việc. Thương mại Úc tiếp tục xu hướng nhập siêu, trong 2013 Úc nhập siêu 648 triệu AU$.

Các ngành kinh tế trọng điểm

Khai khoáng

Không phải ngẫu nhiên khi nói đến ÚC Châu, người ta lại liên tưởng đến các loại kim khoáng quặng nói chung và đặc biệt là quặng sắt (Iron Ore, Copper) và Vàng. Khai khoáng là một trong những ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất ở Úc. Và một trong những ngành quan trọng nhất phải kể tới ngành khai thác than đá. Than được khai thác ở tất cả các bang của Úc. Nó được dùng để sản xuất nhiệt điện và xuất khẩu. 75% sản lượng than đuợc xuất khẩu, chủ yếu là tới thị trường Đông Á. Than cung cấp 85% sản lượng điện tiêu thụ cho quốc gia này.
Khai khoáng đóng góp 5.6% vào GDP, nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu của Úc. Đây là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về than đá (29%), quặng sắt, chì, kim cương, titan, thiếc và riniconi; đứng thứ hai về vàng và uranium; đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu nhôm. Cũng chính vì đặc điểm này mà đồng đô la Úc (AUD) thường tăng giảm cùng với diễn biến giá cả của các món hàng kim khoáng quăng. Đặc biệt là quặng sắt, đồng và vàng.


Hình 2: Cặp tiền AUDUSD và COPPER biến động trong mối tương quan chặt chẽ với nhau

Hình 3: Mối tương quan giữa cặp tiền AUDUSD và Vàng

Nông nghiệp

Nông nghiệp ở Úc phát triển theo hướng hiện đại và thậm chí được xem như một ngành công nghiệp, thu hút 420.000 lao động và đóng góp 3% vào GDP. Sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi của Úc rất phong phú về chủng loại. Chỉ 20% sản lượng được tiêu thụ trong nƣớc, còn lại đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Úc là quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ tự do thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp. Trợ cấp nông nghiệp của nước này gần như không đáng kể, mặc dù vẫn có bảo hộ trong một số “trường hợp ngoại lệ” như khi xảy ra hạn hán. Nền nông nghiệp Úc phải đối mặt với một số thách thức như: vấn đề bảo vệ nguồn nước để chống hạn hán, chống nhiễm mặn đất và cuộc tranh cãi xung quanh việc phát triển thực phẩm biến đổi gen. Ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh nông phẩm phải cạnh tranh gay gắt để giành cơ hội xuất khẩu. Úc là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới xuất khẩu thuốc phiện hợp pháp để làm dược phẩm. Rượu, thịt bò, lông cừu là những sản phẩm nổi tiếng của thị trường này.

Chế biến thực phẩm

Ngành chế biến thực phẩm của Úc rất đa dạng về chủng loại sản phẩm và là một thành phần thiết yếu của nền kinh tế quốc gia này. Đây là ngành công nghiệp lớn nhất cả nƣớc với doanh thu hơn 111.2 tỷ USD trong năm 2011-2012.

Thương mại

Bên cạnh việc duy trì tốc độ phát triển thương mại hàng hoá mạnh mẽ, thị trường xuất khẩu các dịch vụ mới và các sản phẩm sản xuất chế tạo tinh vi cũng đã phát triển. Nhờ sự đa dạng hoá cơ sở xuất khẩu Úc hiện không chỉ là nước xuất khẩu hàng hoá mà còn là nước có nền công nghiệp sản xuất chế tạo và công nghiệp dịch vụ tinh vi. Thương mại hàng hoá của Úc phát triển mạnh, thị trường xuất khẩu các dịch vụ mới và các sản phẩm sản xuất chế tạo tinh vi cũng đã nổi lên.
Điểm mạnh nhất của hoạt động xuất khẩu Úc được thể hiện trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp. Sản phẩm sơ cấp xuất khẩu của Úc bao gồm nông sản, khoáng sản và sản phẩm năng lượng. Những sản phẩm này có đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển quốc gia.
Úc là nước dẫn đầu thế giới về hàng nông sản và thực phẩm chất lượng cao. Úc cũng xuất khẩu những sản phẩm sơ cấp của mình dưới hình thức gia công xuất khẩu. Những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng và thay đổi to lớn trong xuất khẩu của Úc bao gồm: sự đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường mục tiêu và đổi mới, tạo giá trị gia tăng ngay từ sản phẩm gốc, tăng nhu cầu của thế giới đối với đồ uống và thực phẩm gia công.

Đầu tư

Úc là một địa chỉ đầu tư có sức cạnh tranh cao ở châu Á Thái Bình Dương với khá nhiều lợi thế thu hút đầu tư như: kinh tế mở, lạm phát và lãi suất thấp, lực lượng lao động tận tụy, đáng tin cậy và tỷ lệ tranh chấp công nghiệp thấp, lực lượng lao động biết sử dụng nhiều thứ tiếng, được đào tạo ở trình độ cao, lành nghề, biết sử dụng máy vi tính, môi trường pháp lý có tính mở và hiệu quả, thị trường nội địa có quy mô tương đối lớn và liên kết chặt chẽ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương..v.v
Giai đoạn 2012 – 2013, lượng đầu tư nước ngoài vào Úc đã đạt 135,7 tỷ $. Sự phát triển công nghệ và đổi mới ngày càng trở nên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Úc. Trong suốt thập kỷ qua, Úc đã nhanh chóng thực hiện phát triển công nghệ thông tin để tăng giá trị gia tăng cho các hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Ngân hàng dự trữ Úc- Bank Reserve of Australia (RBA)

Được biết tới như là ngân hàng quốc gia Úc, chịu trách nhiệm hoạch định các chính sách tài chính, tiền tệ thông qua Ủy ban chính sách tiền tệ (The monetary policy committee) Cơ quan này được thành lập bao gồm Thống đốc, phó thống đốc ngân hàng, thư ký bộ ngân khố, và sáu thành viên độc lập khác được chỉ định bởi chính phủ. Các thay đổi trong chính sách tiền tệ đƣợc thiết lập bởi Ủy ban này. RBA có ba mục tiêu chính trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ là:
  • Thiết lập sự ổn định của đồng tiền Úc
  • Duy trì việc làm đầy đủ trong nền kinh tế
  • Duy trì sự thịnh vượng kinh tế và phúc lợi người dân Úc
Theo đuổi các mục tiêu này, chính phủ Úc thường đặt mục tiêu lạm phát trong khoảng 2%- 3%. Và Ngân hàng Úc châu lấy mục tiêu này làm “kim chỉ nam” để tạo ra tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn kiểm soát được lạm phát, ngăn chặn sự mất giá của tiền tệ Úc. Traders đặc biệt theo dõi chặt chẽ con số lạm phát này vì đó là một trong những tín hiệu cảnh báo sớm nhất cho việc tăng, giảm lãi suất của RBA. Khi lạm phát vượt qua range mục tiêu này nó sẽ trở thành chỉ báo RBA có thể sẽ tăng lãi suất. Trong trường hợp ngược lại, RBA có thể sẽ cắt giảm phân lời.
Cũng như bao central bank khác trên thế giới, RBA có hai công cụ chính trong điều hành chính sách tiền tệ là lãi suất tiền mặt (cash rate) và hoạt động thị trường mở (open market operations).

Cash rate

Đây là con số lãi suất được quy định bởi Ngân hàng trung ương Úc. Lãi suất này được tính cho các khoản vay qua đêm trên thị trường tiền tệ. Sự tăng giảm của nó sẽ trực tiếp tác động đến các loại lãi suất khác, qua đó làm thay đổi toàn bộ cấu trúc lãi suất cho vay trong nền kinh tế.
Hình 4: Chênh lệch lãi suất giữa doollar Úc và dollar Mỹ đóng vai trò là chỉ báo cho xu hướng cặp tiền AUDUSD

Open market operations

Bằng việc tiến hành mua bán các loại tài sản tài chính từ các ngân hàng thương mại, RBA có thể tác động vào lượng tiền mặt dự trữ tại các ngân hàng này. Từ đó tác động đến lượng cung tiền trong nền kinh tế. Hoạt động này cũng giống như các central bank khác trên thế giới.

Đặc điểm chính của dollar Úc

  • Tương quan chặt chẽ với giả cả hàng hóa
  • Chịu tác động bởi hoạt động carry trade
  • Chênh lệch lãi suất của Úc và nước ngoài là chỉ báo sớm cho cặp tiền tương ứng
  • Chịu tác động của thời tiết
Nguồn: vietspeculator
 
Last edited:
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 12: Đặc điểm Đô la Canada (CAD)

Đặc điểm Đô la Canada (CAD)

Khái quát chung
Canada là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú trải dài trên khắp lãnh thổ của đất nước. Đặc biệt là tài nguyên dầu mỏ tập trung ở miền bắc Ontario, ngành công nghiệp dầu mỏ có vai trò quan trọng ở Alberta, Newfoundland và Labrador. Canada có rất nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản quý như là than, đồng, quặng sắt, và vàng. Canada có các công ty hàng đầu thế giới trong việc sản xuất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như: vàng, nickel, uran, kim cương và chì. Một số các công ty lớn nhất của Canada dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho các ngành công nghiệp, như là EnCana, Cameco, Goldcorp, và Barrick Gold. Đại đa số các sản phẩm được xuất khẩu, chủ yếu vào Hoa Kỳ.

Năng lượng

Canada là một trong số ít các quốc gia phát triển có xuất khẩu ròng (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) năng lượng. Trữ lượng dầu và khí lớn tập trung chủ yếu ở Alberta và lãnh thổ phía Bắc; ngoài ra còn ở các vùng lân cận của British Columbia và Saskatchewan. Theo USGS(*) , trữ lượng khổng lồ của Athabasca Tar Sands khiến Canada thành nước đứng thứ hai thế giới về trữ lượng dầu mỏ, sau Ả Rập Saudi. British Columbia và Quebec, cũng như là ở Ontario, Saskatchewan, Manitoba và khu vực Labrador, là những nơi có tiềm năng thủy điện rất lớn, đây là nguồn năng lượng phong phú, không tốn kém và thân thiện với môi trường. Điều này phần nào giải thích tại sao Canada là một trong những khu vực tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người cao nhất thế giới. Năng lượng giá rẻ đã kích thích hoạt động và sáng tạo của một số ngành công nghiệp quan trọng, như ngành luyện nhôm quy mô lớn ở Quebec, Alberta và British Columbia.
(*)Ghi chú: USGS (United States Geological Survey)- là một cơ quan khảo sát địa chất của Hoa Kỳ, bốn lãnh vực nghiên cứu chủ yếu của nó là sinh học, địa chất, địa lý và thủy văn.
Trong quá khứ, một vấn đề quan trọng trong chính trị của Canada là trong khi Tây Canada là một trong những khu vực giàu nhất thế giới về các nguồn năng lượng, Bắc Ontario – trái tim công nghiệp của Canada – lại hầu như không có tài nguyên năng lượng gì. Tuy nhiên, vận chuyển dầu Alberta tới miền Tây Hoa Kỳ lại rẻ hơn tới miền Đông Canada. Thành ra, các cảng ở phía Đông Canada lại đi nhập khẩu một số lƣợng đáng kể dầu từ nước ngoài, và Ontario sử dụng đáng kể điện hạt nhân.
Mỗi khi dầu tăng giá, phần lớn dân Canada phải chịu thiệt hại, thì miền Tây Canada lại hưởng lợi. Các chính sách năng lượng quốc gia vào đầu những năm 1980 đã cố gắng để ép buộc vùng Alberta bán dầu giá thấp để phục vụ cho miền Đông Canada. Chính sách này minh chứng sự phân chia sâu sắc và mất đi một cách nhanh chóng tầm quan trọng của nó khi giá dầu sụt mạnh vào giữa những năm 1980. Một trong những phần gây tranh cãi nhất của Hiệp định thương mại tự do Canada-Hoa Kỳ ký năm 1988 là một cam kết rằng Canada sẽ không bao giờ tính tiền năng lượng đối với Hoa Kỳ cao hơn khi tính với người dân Canada.

Nông nghiệp

Mặc dù có đất đai rộng lớn nhưng đất canh tác nông nghiệp của Canada chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và có điều kiện thời tiết luôn thất thường. Tuy nhiên, nông nghiệp Canada đạt được nhiều thành tựu lớn. Canada là một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới về các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lúa mì và các hạt ngũ cốc. Canada là nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp đến Hoa Kỳ và còn cho cả châu Âu và Đông Á. Giống như tất cả các quốc gia phát triển khác: tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nông nghiệp và mức đóng góp vào GDP của ngành này đã giảm xuống đáng kể trong thế kỷ 20.
Cũng như các quốc gia phát triển khác, sản xuất nông nghiệp của Canada nhận được nhiều trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Canada là nước ủng hộ mạnh mẽ việc giảm những trợ cấp bóp méo thị trường. Vào năm 2000, Canada chi khoảng 4,6 tỷ CAD hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó 2,32 tỷ thuộc loại trợ cấp “hộp lam” của WTO, có nghĩa là nó không trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường, chẳng hạn như các khoản hỗ trợ cho nghiên cứu hoặc giảm nhẹ thiên tai. Tổng số trợ cấp trị giá 848,2 triệu USD chỉ bằng 5% giá trị sản lượng cây trồng mà họ đã cung cấp, là ngưỡng nhập WTO. Do đó, Canada, chỉ dùng 848,2 triệu USD trong tổng số 4,3 tỷ USD được WTO cho.

Khu vực chế tạo

Mô thức phát triển chung của các nước giàu là chuyển dịch cơ cấu từ một nền kinh tế dựa vào khu vực sơ khai sang dựa vào khu vực chế tạo và sau đó là sang dựa vào khu vực dịch vụ. Canada đã không làm theo mô thức này: khu vực chế tạo luôn là ngành xếp hạng hai, mặc dù không phải là không quan trọng. Một phần vì lý do này, Canada đã không chịu nhiều thiệt hại từ những thiệt hại của quá trình phi công nghiệp hóa trong năm 1970 và những năm 1980.
Miền Trung Canada là nơi đặt chi nhánh của các hãng chế tạo ô tô Hoa Kỳ và Nhật Bản, và cũng có rất nhiều nhà máy sản xuất linh kiện thuộc sở hữu của các công ty Canada như Magna International và Linamar Corporation. Miền Trung Canada hiện nay hàng năm sản xuất nhiều xe ô tô hơn cả tiểu bang lân cận của Hoa Kỳ là Michigan, trung tâm của ngành công nghiệp chế tạo ô tô Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất đã bị thu hút vào Canada do ở đây có trình độ dân trí rất cao và chi phí lao động thấp hơn so với Hoa Kỳ. Chi tiêu công cộng của Canada cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng là một yếu tố hấp dẫn đầu tư nước ngoài, vì nó giúp cho các công ty đỡ phải chi tiêu nhiều cho bảo hiểm y tế giống như tại Hoa Kỳ.
Hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo của Canada đều bao gồm các nhà máy chi nhánh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, mặc dù cũng có một số nhà chế tạo lớn trong nước, như Bombardier Inc.. Điều này đã khiến người dân Canada lo ngại. Các nhà máy chi nhánh thường chỉ tạo ra những việc làm chân tay, còn các công việc nghiên cứu và điều hành chỉ hạn chế tại Hoa Kỳ.
Quá trình phi công nghiệp hóa ở Canada đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là tại Ontario (rất phụ thuộc vào các ngành công nghiệp ô tô), khi các doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy tại đây đóng cửa. Khủng hoảng kinh tế làm tình hình xấu hơn, với càng thêm nhiều nhà máy đóng cửa (Oshawa và Windsor, Ontario bị tác động nghiêm trọng).Trong nhiều năm, các hãng sản xuất xe hơi liên tục chuyển việc làm sang Canada nhằm tránh chi phí y tế cao ở Hoa Kỳ. Hiện nay, Ontario là nơi sản xuất xe hơi lớn nhất Bắc Mỹ, thậm chí vượt cả Michigan.
Nhu cầu tiêu thụ ô tô tại thị trường Hoa Kỳ giảm sút khiến sản lượng ô tô của Canada giảm 21% năm 2008. Ngành công nghiệp ôtô của Canada lỗ 2,7 tỷ CAD cũng trong năm đó.

Khu vực dịch vụ

Khu vực dịch vụ ở Canada lớn và nhiều phân ngành, sử dụng ba phần tư lao động của Canada và đóng góp tới hơn hai phần ba GDP. Thu hút nhiều lao động nhất là ngành bán lẻ, sử dụng gần 12% dân Canada. Ngành bán lẻ chủ yếu tập trung ở một số ít chuỗi cửa hàng liên kết trong các khu mua sắm. Trong những năm gần đây, nhiều cửa hàng lớn, như là Wal-Mart (của Hoa Kỳ) và Future Shop (một chi nhánh có nhiều khách nhất của Hoa Kỳ) xuất hiện, đã dẫn đến giảm việc làm trong lĩnh vực bán lẻ và chuyển công việc bán lẻ đến vùng ngoại ô. Phân ngành lớn thứ hai trong khu vực dịch vụ là dịch vụ kinh doanh, chỉ sử dụng ít lao động hơn so với ngành bán lẻ một chút. Phân ngành này bao gồm dịch vụ tài chính, bất động sản, và các ngành công nghiệp truyền thông. Những ngành này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Chúng tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là Toronto và Calgary.
Lĩnh vực giáo dục và y tế là hai lĩnh vực lớn nhất của Canada, nhưng cả phần lớn thuộc quyền hạn của Chính phủ. Ngành chăm sóc y tế phát triển nhanh chóng, và là ngành dịch vụ lớn thứ ba ở Canada. Tốc độ tăng trưởng cao của nó đã gây khó khăn cho chính phủ trong việc huy động tài chính cho ngành này.
Canada có một ngành công nghệ cao quan trọng, và cũng có cả một ngành công nghiệp giải trí phục vụ không chỉ cho trong nước mà còn cả cho quốc tế. Ngành du lịch ở Canada có tầm quan trọng ngày càng tăng, với phần lớn các du khách quốc tế đến từ Hoa Kỳ. Mặc dù gần đây Đô la Canada lên giá ảnh hƣởng tiêu cực đến ngành này, song các nước như Trung Quốc vẫn tăng số lượng khách du lịch đến Canada.

Mối quan hệ với Hoa Kỳ

Canada và Hoa Kỳ có quan hệ thương mại chặt chẽ với nhau. Thị trường việc làm của Canada tiếp tục trong tình trạng thuận lợi cùng với tình hình của kinh tế Hoa Kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp hồi tháng 12 năm 2006 đạt mức thấp nhất trong 30 năm qua và là năm thứ 14 liên tục tăng trưởng. Những bất đồng về thuế quan, những hành động quân sự đa phương và tranh cãi về các vấn đề pháp lý của Canada chẳng hạn như hôn nhân đồng giới, quyền lợi người khuyết tật, phân biệt chủng tộc, luật di trú và cần sa hợp pháp đã làm cho quan hệ giữa hai nước có những căng thẳng nhất định.
Mặc dù có những khác biệt nêu trên, Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Canada, với kim ngạch bình quân hàng ngày lên tới 1,7 tỷ CAD vào năm 2005. Có tới 81% xuất khẩu của Canada là sang Hoa Kỳ và 67% của nhập khẩu của Canada là từ Hoa Kỳ. Thương mại với Canada đã chiếm 23% xuất khẩu và 17% nhập khẩu của Hoa Kỳ. Năm 2005, thương mại của Hoa Kỳ với Canada nhiều hơn thương mại của Hoa Kỳ với toàn Liên Minh Châu Âu gộp lại, và cũng lớn hơn hai lần thương mại giữa Hoa Kỳ với tất cả các quốc gia Mỹ Latin gộp lại. Chỉ xét riêng thương mại hai chiều thực hiện qua Cầu Ambassador giữa Michigan và Ontario đã bằng tất cả xuất khẩu của Hoa Kỳ tới Nhật Bản. Tầm quan trọng của Canada với Hoa Kỳ không chỉ dừng ở các bang có biên giới chung giữa hai nước. Canada là thị trường xuất khẩu hàng đầu của 35/50 tiểu bang Hoa Kỳ, và là nước ngoài cung cấp năng lượng nhiều nhất cho Hoa Kỳ.
Thương mại song phương tăng 52% trong thời kỳ từ năm 1989 khi Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ-Canada (FTA) có hiệu lực đến năm 1994 khi Hiệp định
thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) thay thế FTA trên. Kể từ đó, thương mại đã tăng 40%. NAFTA tiếp tục phát huy kết quả của FTA trong việc giảm dần các rào cản thương mại và thiết lập các quy tắc thương mại theo thỏa thuận. Nó cũng giải quyết một số trở ngại tồn tại kéo dài và tự do hóa các quy tắc ở một số lĩnh vực, bao gồm cả nông nghiệp, dịch vụ, năng lượng, dịch vụ tài chính, đầu tư và mua sắm của chính phủ. NAFTA tạo thành khu vực thương mại lớn nhất thế giới, với trên 406 triệu dân của ba nước Bắc Mỹ.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Canada, chiếm hơn một nửa thực phẩm xuất khẩu của Canada. Tương tự, Canada là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Hoa Kỳ, với gần 20% số thực phẩm xuất khẩu Hoa Kỳ là tới nước hàng xóm phía Bắc. Gần hai phần ba sản phẩm lâm nghiệp của Canada, bao gồm cả bột giấy và giấy, được xuất khẩu sang Hoa Kỳ; 72% tổng số giấy in báo của Canada sản xuất ra cũng đã được xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Với kim ngạch 73,6 tỷ dollar Mỹ trong năm 2004, Canada trở thành bạn hàng năng lượng lớn nhất của Hoa Kỳ trong mối quan hệ thương mại, và chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu năng lượng trị giá 66,7 tỷ dollar của Canada. Các mặt hàng chính là dầu, khí đốt tự nhiên và điện. Canada là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Hoa Kỳ và đứng thứ năm trên thế giới về sản xuất năng lượng. Canada cung cấp đáp ứng khoảng 16% nhu cầu nhập khẩu dầu của Hoa Kỳ và 14% tiêu thụ khí tự nhiên của nước này. Mạng lưới điện quốc gia của Canada và Hoa Kỳ được liên kết với nhau và cả hai quốc gia chia sẻ các thiết bị thủy điện biên giới phía Tây.
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp Hoa Kỳ-Canada thông suốt, đôi khi có những tranh chấp thương mại song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và văn hóa. Thông thường những vấn đề này đã giải quyết được thông qua các diễn đàn song phương tư vấn hoặc giới thiệu đến Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hoặc NAFTA giải quyết tranh chấp. Trong tháng 5 năm 1999, Hoa Kỳ và chính phủ Canada đã thương lượng một thỏa thuận trên tạp chí cung cấp tăng quyền truy cập cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ xuất bản vào thị trường Canada.
Hoa Kỳ và Canada cũng có một số các vấn đề liên quan đến thủy sản đã giải quyết. Bởi thỏa thuận thông thường, hai nước đã gửi một báo cáo về vịnh Maine là ranh giới tranh chấp lên Tòa án Tư pháp Quốc tế năm 1981; cả hai được chấp nhận của Toà án vào 12 tháng 10 năm 1984 nguyên tắc chia các ranh giới lãnh thổ biển.
Trong năm 1990, Hoa Kỳ và Canada đã ký một thỏa thuận song phương về thuỷ sản, đã phục vụ cho hoạt động ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp và giảm nguy cơ bị thương trong quá trình thực thi cứu giúp sự cố thủy sản. Hoa Kỳ và Canada đã ký một thoả thuận cá hồi Thái Bình Dương trong tháng 6 năm 1999 là ổn định qua việc triển khai thực hiện những sự khác biệt của Thái Bình Dương vào năm 1985 Hiệp ước cá hồi cho thập kỷ tới.
Canada và Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận hàng không trong thời gian Bill Clinton thăm Canada vào tháng 2 năm 1995, và giao thông hàng không giữa hai nước đã tăng lên đáng kể như là một kết quả.Hai nước cũng chia sẻ trong hoạt động của St Lawrence Seaway, kết nối các Great Lakes đến Đại Tây Dương.
Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Canada; vào cuối năm 1999, các cổ phiếu của Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp đã được ước tính 116,7 tỷ USD, hoặc về 72% của tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Canada. Hoa Kỳ đầu tư chủ yếu ở Canada của mỏ và các ngành công nghiệp nấu chảy kim loại,xăng dầu, hóa chất, sản xuất máy móc và thiết bị giao thông vận tải, và tài chính. Canada là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Vào cuối năm 1999, các cổ phiếu của Canada đầu tư trực tiếp tại Hoa Kỳ đã được ước tính 90,4 tỷ USD. Canada đầu tư tại Hoa Kỳ là tập trung vào sản xuất, kinh doanh bán buôn, bất động sản, dầu khí, tài chính, và bảo hiểm và các dịch vụ khác.

Ngân hàng trung ương Canada

Hội đồng quản trị của BOC (Bank of Canada) bao gồm bảy thành viên: một thống đống và sáu phó thống đốc. Hội đồng này tiến hành tám cuộc họp một năm để thảo luận về các chính sách tiền tệ của Canada. Ngoài ra, cơ quan này còn xuất bản báo cáo hàng quý về chính sách tài chính, tiền tệ. Đây là một trong những báo cáo quan trọng bậc nhất mà thị trường ngóng đợi từ phía BOC.
Cũng giống như ngân hàng dự trữ Úc, BOC thiết lập mục tiêu lạm phát trong khoảng 1%- 3%. Khi lạm phát vượt cao hơn mức mục tiêu này, họ có khả năng sẽ tăng lãi suất. Trong trường hợp ngược lại, họ có thể cắt giảm phân lời. BOC có hai công cụ chính trong điều hành chính sách tiền tệ là Bank rate và Open market operations.

Bank rate (overnight rate)

Đây là lãi suất qua đêm mà BOC tính cho các ngân hàng thư cứ vào mục tiêu trong mỗi chu kỳ của nền kinh tế mà BOC thay đổi lãi suất này để lái nền kinh tế theo ý muốn chủ quan của mình.

Đặc điểm nổi bật đồng CAD

Biến động cùng chiều với hàng hóa, đặc biệt là giá dầu

Đặc điểm này là đương nhiên bởi vì Canada là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất của Mỹ và lớn thứ 5 trên thế giới. Mọi sự tăng giảm của giá dầu sẽ trực tiếp tác động đến nền kinh tế Canada và qua đó làm tăng giảm giá trị đồng tiền quốc gia này.

Hình 1: Đô la CAD (CADUSD) biến động tăng giảm với giá dầu thô

Bị tác động mạnh bởi nền kinh tế Mỹ

Lý do vì Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Canada. Khi kinh tế Mỹ phát triển, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng cao sẽ là tin tức tốt lành đối với đồng CAD. Nhưng một điểm đang lưu ý đối với traders giao dịch đồng CAD dựa trên các tin tức, dấu hiệu về sức khỏe nền kinh tế Mỹ là khi kinh tế Mỹ tăng trưởng nghĩa là đồng USD được hưởng lợi trực tiếp (USD mạnh), thì đồng CAD qua đó cũng được hưởng lợi theo (CAD cũng mạnh) do đó, ý tưởng Long or Short cặp tiền USDCAD khi kinh tế Mỹ mạnh, yếu thường không phải là ý tưởng hay nhất. Quy tắc bất di bất dịch trong currency trading là mua đồng tiền mạnh nhất bằng đồng tiền yếu nhất. Tất nhiên không ai có thể làm được như thế oài. Nhưng trong trường hợp đồng tiền CAD, chúng ta thường luôn có thể tìm thấy một cơ hội mua bán nó bằng một đồng tiền khác (like EUR, GBP, JPY …) tốt hơn là đồng USD.

Tác động bởi Carry Trade

Cũng giống như đô la Úc và New Zealand, đồng CAD là một trong bộ ba đồng tiền hàng hóa thường có lợi tức cao xuất hiện trong các thời kỳ kinh doanh chênh lệch lãi suất của thị trường. Như đã phân tích trong phần nói về đồng Yên Nhật bản, khi hội tụ đủ hai điều kiện là chênh lệch lợi tức lớn và biến động thị trường thấp thì đồng CAD sẽ là đồng chính trong giai đoạn đó.

Chênh lệch lãi suất giữa Canada và nước ngoài là chỉ báo sớm cho cặp tiền tương ứng

Đặc điểm này có ở cả ba đồng tiền hàng hóa nói chung. Bằng việc so sánh vận động của cặp tiền USDCAD hay bất cứ cặp tiền nào khác với mức chênh lệch lãi suất của đô la Canada và đồng tiền tương ứng như trong phần trình bày về đồng tiền Úc AUD.

Nguồn: vietspeculator
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 13: Đặc điểm Franc Thụy Sĩ CHF

1605507658036.png


Khái quát chung

Nền kinh tế của Thụy Sĩ dựa vào lực lượng lao động trình độ cao thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng và chất lượng hàng đầu. Các lĩnh vực chính gồm có công nghệ vi mô, công nghệ cao, công nghệ sinh học và dược phẩm, cũng như trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Khu vực dịch vụ hiện đang sử dụng số lượng lao động lớn nhất. Hầu hết người lao động ở Thụy Sĩ được sử dụng bởi các công ty nhỏ và vừa, những công ty này đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thụy Sĩ. Người Thụy Sĩ yêu cầu các hoạt động kinh tế phải có càng ít tác động đến môi trường càng tốt. Chính sách năng lượng và vận tải của Thụy Sĩ hướng tới thân thiện với môi trường.
Giai đoạn tăng trưởng kinh tế không giới hạn của Thụy Sĩ đã qua. Nỗi lo lắng bị thất nghiệp là một trong những mối quan tâm chính của người Thụy Sĩ trong vài năm gần đây.

Phụ thuộc vào thương mại
Thụy Sĩ thực sự không có nguồn tài nguyên khoáng sản nào và diện tích bề mặt cũng hạn chế. Sự giàu có của họ phụ thuộc vào ngoại thương. Thị trường nội địa nhỏ bé – tổng số dân chỉ hơn 7.700.000 người – là một yếu tố khuyến khích các nhà sản xuất Thụy Sĩ tìm kiếm thị trường bên ngoài: họ cần thị trường nước ngoài để khai thác xứng đáng với những đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Thụy Sĩ nhập khẩu các nguyên liệu thô và xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao. Năm 2003 giá trị của một tấn hàng hóa xuất khẩu bằng 2.25 lần giá trị của cùng khối lượng nhập khẩu.

Nghiên cứu và phát triển

Nền kinh tế Thụy Sĩ không xây dựng trên cơ sở sản xuất theo số nhiều mà theo sản phẩm chất lưuợng cao và đội ngũ công nhân được đào tạo tốt. Nhiều công ty đi theo một chiến lược mà họ gọi là “niche strategy”, tập trung vào một ít dòng sản phẩm chất lượng cao. Và kết quả là vài công ty dù nhỏ nhưng đã có đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới trong lĩnh vực chuyên sâu của họ.
Trên hết, các lĩnh vực quan trọng để Thụy Sĩ xuất khẩu là công nghệ vi mô, công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp dược phẩm và kỹ nghệ ngân hàng và bảo hiểm.
Các sản phẩm của Thụy Sĩ có thể đòi hỏi giá cao trên thị trường thế giới bởi vì những người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho chất lượng cao. Nhưng với một chính sách như thế, các công ty Thụy Sĩ không thể nghỉ ngơi trên những thành tựu của họ. Phải tập trung cao độ vào nghiên cứu và phát triển. Tại Thụy Sĩ, tỷ lệ phần trăm lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cao hơn ở các quốc gia công nghiệp hóa khác. Trên 2,9% tổng sản phẩm quốc gia được chi cho nghiên cứu năm 2004. Phần lớn tài chính – hơn 2/3 – được cung cấp bởi bộ phận tư nhân.

Bối cảnh quốc tế

Các công ty Thụy Sĩ cực kỳ cạnh tranh trên các thị trường thế giới. Trong một số lĩnh vực, hơn 90% hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu. Các hạng mục xuất khẩu nổi tiếng nhất là đồng hồ, sôcôla và phomát, nhưng trên thực tế cơ khí và kỹ thuật điện và hóa chất cùng nhau chiếm hơn nửa tổng thu nhập xuất khẩu của Thụy Sĩ.
Các khu vực nơi Thụy Sĩ là một nhà cung cấp hàng đầu bao gồm khung dệt vải, giấy và máy in, các công cụ cơ khí, thang máy và thang cuốn, thiết bị đóng gói và thiết bị đường sắt. Tuy nhiên, nhiều bộ phận của các hạng mục này giờ đây đang được sản xuất ở nước ngoài.
Tư vấn, bảo hiểm và du lịch cũng là một phần của thương mại xuất khẩu. Riêng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá khoảng 25.000 franc – 16.000 đôla – tính trên đầu người một năm, theo số liệu của OSEC, cơ quan xúc tiến ngoại thương Thụy Sĩ.
Các đối tác thương mại chính của Thụy Sĩ là các thành viên EU. Đối tác lớn nhất là Đức. Năm 2005 tiếp theo thứ tự giảm dần là Ý, Pháp, Áo, Mỹ và Anh.
Năm 2005, 62,3% xuất khẩu đi tới các nước EU, và 80% nhập khẩu đến từ các quốc gia EU. Điều này bất chấp thực tế rằng người Thụy Sĩ đã bỏ phiếu không gia nhập cộng đồng chung Châu Âu.
Chính sách kinh tế Thụy Sĩ luôn luôn dựa trên tự do thương mại, với mức thuế nhập khẩu thấp và hầu như không có hạn ngạch nhập khẩu – chỉ duy nhất một ngoại trừ là cho sản xuất nông nghiệp. Thậm chí có nhiều hạn chế đang được nới lỏng nhờ một kết quả của các hiệp định gần đây với EU.

Các khu vực chính

Nền kinh tế của Thụy Sĩ đƣợc chia thành ba khu vực: Nông nghiệp, Công nghiệp, Các dịch vụ
Dưới 10% dân số được làm việc trong “nông nghiệp”, cũng được xem như khu vực thứ nhất. Khu vực này được chính phủ hỗ trợ mạnh. Khoảng 40% dân số được làm việc trong “công nghiệp, thương mại và nghề thủ công”, cũng được xem như khu vực thứ hai. Khu vực này gồm có “công nghiệp máy móc và kim loại”, “công nghiệp đồng hồ” và “công nghiệp dệt”. Tất cả các ngành công nghiệp này xuất khẩu nhiều sản phẩm ra nước ngoài và chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự đắt đỏ của đồng Franc Thụy Sĩ. Thực tế rằng Thụy Sĩ không thuộc EU cũng góp phần làm chậm xuất khẩu của Thụy Sĩ. Hơn 50% dân số được làm việc trong các lĩnh vực “dịch vụ”, cũng được xem như khu vực thứ ba Khu vực này gồm có ngân hàng, bảo hiểm, du lịch… Ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh quan trọng nhất ở Thụy Sĩ.

Các công ty

Hầu hết các công ty đều là công ty nhỏ và vừa. Năm 2001, hơn 99% doanh nghiệp có ít hơn 250 nhân viên toàn thời gian, sử dụng khoảng 1/3 tổng lực lượng lao động. Khoảng 88% là các doanh nghiệp rất nhỏ với ít hơn 10 nhân viên: các công ty này cung cấp hơn một phần tư tổng số việc làm.
Công ty lớn nhất là Nestle, công ty thực phẩm lớn nhất trên thế giới. Công ty có khoảng 250.000 nhân viên, hơn 97% trong số đó làm việc ngoài Thụy Sĩ.

Cơ khí và kỹ thuật điện

Các ngành công nghiệp cơ khí và kỹ thuật điện – được biết đến theo tiếng Đức là các ngành MEM – là một trong những nhánh chính của nền kinh tế Thụy Sĩ.
Các ngành công nghiệp bao gồm bốn lĩnh vực chính: khai khoáng, kỹ thuật cơ khí
và phương tiện xây dựng, kỹ thuật điện và điện tử, và dụng cụ chính xác. Theo quy mô của lực lượng lao động và giá trị xuất khẩu thì giá trị xuất khẩu lớn hơn rất nhiều.

Dược phẩm

Thụy Sĩ nằm trong số những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về hóa chất và dược phẩm. Ngành công nghiệp hóa chất tập trung vào nguyên liệu của thuốc nhuộm và nước hoa và hương liệu thực phẩm. Trung tâm của ngành tại Basel. Các công ty dược phẩm lớn nhất là Roche và Novartis (thành lập năm 1996 bởi sự hợp nhất Ciba-Geigy và Sandoz).
Các ngành hóa chất và dược phẩm xuất khẩu 85% sản lượng.

Đồng hồ

Thụy Sĩ là một trong những nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới. Tính theo giá trị, Thụy Sĩ chiếm khoảng một nửa sản lượng toàn thế giới. Giá trung bình của một chiếc đồng hồ xuất khẩu từ Thụy Sĩ năm 2006 là 410 đôla. Nhưng cùng với dòng sản phẩm xa xỉ, Thụy Sĩ cũng nổi tiếng với dòng đồng hồ nhựa bán chạy nhất thế giới: đồng hồ Swatch. Ngành công nghiệp đồng hồ xuất khẩu 95% số sản phẩm, theo tổng kết của Phòng xúc tiến xuất khẩu OSEC. Một chiếc đồng hồ xa xỉ chứa đựng hơn 300 bộ phận. Một khối lượng lớn suy nghĩ và lao động tỉ mỉ được kết hợp để lắp ráp những cơ cấu phức tạp nhất vào trong những chiếc vỏ nhỏ nhất. Các vật liệu dùng để sản xuất một chiếc đồng hồ chỉ chiếm một phần chi phí của sản phẩm hoàn thiện. Chi phí vật liệu thô của một chiếc đồng hồ bán giá 100SFr hoặc 3000SFr không khác nhau nhiều. Nhưng lao động dành cho thiết kế, sản xuất, và tiếp thị chiếc đồng hồ tạo ra một sự khác biệt lớn. Một chiếc đồng hồ là một ví dụ tốt về khái niệm giá trị gia tăng chi phối nền kinh tế Thụy Sĩ. Sản xuất theo số nhiều những hàng tiêu dùng rẻ tiền không phải là một lựa chọn cho các doanh nghiệp Thụy Sĩ bởi vì sẽ đòi hỏi nhập khẩu nhiều các nguyên liệu thô đắt tiền mà giá trị xuất khẩu không tăng nhiều để cạnh tranh trên các thị trường thế giới.

Ngân hàng

Các ngân hàng và định chế tài chính đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thụy Sĩ. Đồng franc Thụy Sĩ là một trong những đồng tiền ổn định nhất thế giới. Thị trường vốn Thụy Sĩ là một trong những thị trường quan trọng nhất của thế giới. Hai ngân hàng lớn – UBS và Credit Suisse – là những ngân hàng hàng đầu.

Ngân hàng tư nhân

Người Thụy Sĩ là những người đứng đầu trên thế giới về “nghiệp vụ ngân hàng tư nhân”, hay quản lý tài sản cho các cá nhân. Họ quản lý 35% của tất cả các quỹ tư nhân và quỹ từ thiện nước ngoài. Nghiệp vụ ngân hàng tư nhân cung cấp hơn 1/3 các lợi nhuận của UBS và Credit Suisse. Một số ngân hàng nước ngoài, bao gồm Deutsche Bank và Barclays, đã biến Geneva thành trung tâm của các hoạt động ngân hàng tư nhân của họ.

Ngân hàng bang

Thụy Sĩ có 24 ngân hàng bang, do các bang riêng rẽ làm chủ hoặc toàn bộ hoặc với một tỷ lệ góp vốn chiếm đa số. Họ vận hành chủ yếu tại các bang địa phương, nhưng được liên kết với nhau trên toàn quốc trong Nhóm các ngân hàng bang. Các ngân hàng bang chiếm gần một phần ba trong kinh doanh ngân hàng tại Thụy Sĩ.

Các ngân hàng hợp tác

Thụy Sĩ cũng có một mạng lưới các ngân hàng hợp tác, mạng Raiffeisen, với 537 chi nhánh chủ yếu tại các thành phố và làng nhỏ hơn. Mỗi chi nhánh được tự trị với các thành viên của nó tham gia vào việc ra quyết định và chịu trách nhiệm chung về của cải của chi nhánh họ.

Du lịch

Du lịch là một nguồn thu nhập quan trọng. Các khách du lịch từ nước ngoài chi tiêu 13,1 tỉ franc tại Thụy Sĩ trong năm 2004, và khách du lịch nội địa khoảng 9,7 tỉ.
Các số liệu ban hành bởi WTO xếp hạng Thụy Sĩ thứ 15 trong số các điểm đến trên thế giới về kiếm tiền từ du lịch năm 2005, và thứ 14 về số lượng khách du lịch, ước tính khoảng 10,5 triệu.
Các khách du lịch từ nước ngoài chiếm khoảng ba phần trăm GDP của Thụy Sĩ năm 2004. Du lịch là nguồn thu quan trọng thứ ba trong thu nhập xuất khẩu, sau ngành công nghiệp kim loại và máy móc và ngành công nghiệp hóa chất.

Bảo hiểm

Người Thụy Sĩ chi tiêu rất nhiều tiền cho bảo hiểm. Một vài là bắt buộc – như các đóng góp hưu trí quốc gia, quỹ hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp, được khấu trừ tại nguồn từ lương, và bảo hiểm sức khỏe mà mọi cư dân phải tự thu xếp cho cá nhân. Chủ nhà nói chung phải mua bảo hiểm trách nhiệm cá nhân như là một điều kiện của việc cho thuê. Nhìn toàn bộ trong năm 2004, một gia đình Thụy Sĩ trung bình tiêu trên 22% ngân sách gia đình vào bảo hiểm. Người Thụy Sĩ là những người đứng đầu thế giới về chi tiêu cho bảo hiểm cá nhân.
Mặc dù vậy, các công ty bảo hiểm kiếm hơn nửa số tiền ở nước ngoài. Thụy Sĩ là nhà xuất khẩu bảo hiểm hàng đầu Châu Âu. Tái bảo hiểm (bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm), cũng là một dịch vụ quan trọng, với nhiều hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

Các công ty thương mại

Thụy Sĩ là nhà của một số các công ty thương mại quốc tế lớn, các công ty có hoạt động kinh doanh bao gồm mua các hàng hóa và bán chúng cho các bên thứ ba. Các hàng hóa, chủ yếu là ngũ cốc, đường, vải bông, dầu và khí, không bao giờ đi vào Thụy Sĩ. Các công ty này không được niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.
Các công ty thương mại thường có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế địa phương, cung cấp việc làm và nộp thuế.
Nhiều công ty thương mại đang chịu áp lực trong những năm gần đây. Cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin cuối thế kỷ 20 làm cho thương mại trở nên minh bạch hơn. Thậm chí những nhà nông nhỏ có thể tìm kiếm giá thị trường thế giới cho vụ thu hoạch của họ, và người mua ngày càng thích tiếp cận trực tiếp với các nhà sản xuất.

Các nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, Thụy Sĩ đang trở thành một trung tâm về quản lý các nguồn nhân sự. Hãng tuyển dụng và cung cấp nhân sự hàng đầu thế giới, Adecco, có trụ sở tại Thụy Sĩ, trong khi một số công ty đã chuyển các dịch vụ quản lý nhân viên của họ tới Geneva, hoặc sử dụng các dịch vụ của các văn phòng tư vấn đặt tại Geneva.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và hậu cần

4% của Tổng sản phẩm quốc nội của Thụy Sĩ đến từ khu vực vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và hậu cần. Riêng khu vực này sử dụng khoảng 130.000 người.

Vận chuyển hàng hóa đường thủy

Ngạc nhiên rằng là một đất nước bao bọc bởi đất, Thụy Sĩ có một đội tàu chở hàng, với khoảng 30 chiếc vận chuyển hàng hóa đủ mọi thể loại ngoại trừ vũ khí, hoạt động theo hợp đồng ở bất kỳ đâu trên thế giới. Cảng đăng ký của họ tại Basel. Đội tàu – hiện đại nhất trên thế giới – chiếm khoảng 0,1% khối lượng chuyên chở toàn thế giới.

Hậu cần

Với sự gia tăng toàn cầu hóa vận tải hiệu quả đang trở nên ngày càng quan trọng. Thụy Sĩ là nhà của hai trong số các công ty hậu cần lớn trên thế giới Panalpina và Kuehne và Nagel cũng nhƣ vô số các công ty nhỏ. Basel là trung tâm của khu vực này. Thụy Sĩ là một trong ít quốc gia trên thế giới đào tạo các chuyên gia cho ngành công nghiệp hậu cần, thay vì trông chờ họ học tập trong công việc thực tế.

Nông nghiệp

Nông nghiệp cũng là một phần quan trọng của nền kinh tế. Nhưng sản lượng của những người nông dân Thụy Sĩ không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, bởi vậy Thụy Sĩ phải dựa vào hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Số lượng các trang trại nơi mà nông nghiệp là nguồn thu nhập chính tiếp tục giảm. Sự gia tăng khoảng cách thu nhập giữa công nghiệp và nông nghiệp đang không khuyến khích những người trẻ tuổi đi vào lĩnh vực nông nghiệp.
Trong những năm gần đây các thay đổi trong xã hội đã tạo ra một vấn đề khác đối với những người nông dân: họ ngày càng khó tìm vợ hơn. Phụ nữ ngày nay có nhiều cơ hội để đạt được các bằng cấp hơn và mở ra những hình thức công việc khác cho họ. Bất chấp thực tế rằng công nghệ hiện đại đã giúp loại bỏ một số việc lao động cực nhọc khỏi ngành nông nghiệp, nhiều phụ nữ không sẵn lòng với sự cách ly ở nông thôn. Không có vợ cũng có nghĩa là không có trẻ con để thừa kế trang trại.

Năng lượng

Là một quốc gia nhỏ nằm giữa Châu Âu, chính sách năng lượng của Thụy Sĩ được liên kết với chính sách của các nước láng giềng. Thụy Sĩ là một phần của lưới điện Tây Âu. Vào mùa hè Thụy Sĩ có thể xuất khẩu điện năng, nhưng vào mùa đông nói chung là phải nhập khẩu điện. Năm 2005 lần đầu tiên Thụy Sĩ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Hai nguyên tắc chủ yếu của chính sách năng lượng Thụy Sĩ là xúc tiến sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái sinh và khuyến khích tính hiệu quả.

Vận tải

Vận chuyển quá cảnh: Thụy Sĩ nằm trên còn đường nối miền bắc và miền nam Châu Âu, nhưng dãy núi Alps gây khó khăn cho việc quá cảnh cho tới khi các hầm xuyên núi được xây dựng. Đường hầm xe lửa Gotthard, dài 15 km, (được xây dựng từ hơn 100 năm trƣớc. Hầm đường bộ Gotthard, được mở năm 1980, đã từng là đường hầm dài nhất trên thế giới 16,5 km cho tới khi đường hầm Laerdal của Na-uy (24,5 km) được mở tháng 11/2000.
Vị trí như là một đất nước quá cảnh của Thụy Sĩ giúp cho lượng vận chuyển hàng hóa gia tăng chưa từng thấy. Khi Châu Âu tiến lại gần nhau hơn, biên giới không còn là một rào cản thương mại. Kết quả là mạng lưới đường bộ phải chịu áp lực nặng, và hình thành những đoàn xe khổng lồ nối đuôi nhau, đặc biệt trên tuyến đường Gotthard.
Đường sá và di chuyển nội địa: Đất nước được bao phủ bởi một mạng lưới đường bộ dày đặc, mặc dù địa hình tạo ra nhiều khó khăn. Các đèo và núi phải được vượt qua và các cây cầu, các đường hầm phải được xây dựng. Rất nhiều tiền được đầu tư xây dựng đường xá và duy trì tiêu chuẩn cao. Năm 2005 Thụy Sĩ có 1.756 km đường xe cơ giới, tương đương với trên 42 km trên 1000 km2. Mạng lưới dày đặc nhất ở Châu Âu nằm ở Hà Lan, với 57,5 km.
Sở hữu xe hơi đang gia tăng: năm 2006 cứ 1000 người có 516 xe cá nhân, cao hơn nhiều mức trung bình của Châu Âu. (So với trên 800 ở Mỹ). Số liệu phát hành năm 2006 cho thấy xe tư nhân chiếm hai phần ba số kilomet chở hành khách. Lái xe không nhất thiết có nghĩa là sở hữu xe. Hội hợp tác xe lưu động, ra đời năm 1997, đã tỏ ra rất phổ biến: họ sở hữu xe các loại ở tất cả các thành phố, và các thành viên có thể đặt một chiếc khi họ cần. Kế hoạch này đã thành công tại Thụy Sĩ hơn tại bất cứ quốc gia nào.
Nhưng người Thụy Sĩ thậm chí có thể đi đây đó mà không cần lái xe. Các xe buýt trạm nổi tiếng của Thụy Sĩ là một phần quan trọng của hệ thống vận tải công cộng, với một mạng lưới 10.363 km. Các công ty xe buýt tư nhân bổ sung một mạng lưới 5.200 km. Các xe buýt liên kết với giờ đến và xuất phát của tàu hỏa, và phục vụ các ngôi làng ở vùng xa, thậm chí đôi khi chúng chỉ chở duy nhất một hành khách. Các dịch vụ tàu thuyền theo lịch trình hoạt động trên nhiều hồ và sông. Trong khi hầu hết hành khách là khách du lịch, có một tuyến rất đông khách qua lại thường xuyên trên hồ Geneva nối giữa Evian tại Pháp và Lausanne tại Thụy Sĩ. Và có một tuyến phà chở ô tô nổi tiếng giữa Thụy Sĩ và Đức trên hồ Constance.

Đường sắt

Mạng lưới tàu hỏa rất dày đặc: trung bình 122km đường ray trên 1000 km2. So sánh với mức trung bình của Châu Âu là 46km/1000km2.
Bất chấp các núi và đèo, đường sắt là một hình mẫu của sự chính xác và đúng giờ. Đường sắt Liên bang Thụy Sĩ (SBB) vận chuyển khoảng 285 triệu hành khách và khoảng 60 triệu tấn hàng hóa năm 2006. Tổng chiều dài của mạng lưới SBB là 3.163 km (1.965 dặm) – và người Thụy Sĩ tiếp tục xây dựng, trong xu hướng chung là từ bỏ các ranh giới.
Ngoài SBB, Thụy Sĩ có một số đường sắt tư nhân, những người vận hành một mạng lưới tổng cộng trên 2.000km. Năm 2003 họ vận chuyển khoảng 169 triệu hành khách. Cũng có 150 km đường sắt trên núi (đường sắt răng cưa và đường sắt leo núi
có dây cáp kéo các toa)
Các tàu hỏa được phối hợp nhịp nhàng với các loại hình vận chuyển khác – xe buýt và tàu thuyền.

Hàng không

Sân bay chính của Thụy Sĩ nằm tại Kloten, ngay bên ngoài Zurich. Sân bay được vận hành bởi công ty tư nhân Unique. Cũng có các sân bay chính liền kề với Geneva (Cointrin) và Basel (Euroairport), sân bay được chia với thành phố thuộc Pháp ở Mulhouse và thành phố của Đức ở Freiburg. Cả hai được xây một phần trên lãnh thổ Pháp. Bern và Lugano có các sân bay nhỏ hơn từ đó các chuyến bay có thể bay tới một số các thành phố Châu Âu. Thêm vào đó có một số các sân bay dân sự nhỏ khắp Thụy Sĩ. Sân bay ở Samedan, gần St. Moritz tại bang Graubunden, là sân bay cao nhất Châu Âu, ở độ cao 1.707 mét (5.600 feet) trên mực nước biển. Kloten không chỉ là sân bay hành khách lớn nhất, nó cũng xử lý 3/4 lượng hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không của quốc gia.

Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ

The Swiss National Bank (SNB)- Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ là một ngân hàng độc lập. Các quyết định chính sách tiền tệ của nó được thông qua bởi một Ủy ban gồm chỉ có ba thành viên là thống đốc, phó thống đốc và một thành viên khác. Chính sách tiền tệ của SNB được xem xét ít nhất mỗi quý một lần, nhưng điểm đặc biệt là các quyết định,báo cáo, phát biểu có thể được đưa ra bất cứ lúc nào họ muốn. Thí dụ gần đây nhất là vụ việc SNB phá trần tỉ giá 1.2000 với đồng EUR. Sự kiện này đương nhiên trở thành một trong những cú sock lớn nhất cho thị trường tài chính thế giới khi chỉ trong vòng 30 phút sau công bố những cặp tiền liên quan đến đồng CHF đều chạy chừng 2000 đến 4000 pips. Không giống với hầu hết các ngân hàng trung ương khác trên thế giới thiết lập một mục tiêu lãi suất cố định, SNB thiết lập một biên độ lãi suất dựa trên loại lãi suất Libor kỳ hạn 3 tháng.
Mục tiêu chính sách tiền tệ dài hạn của SNB hiện tại là duy trì mức lạm phát trong dài hạn dưới 2%/năm. Khi lạm phát vượt quá mức mục tiêu này SNB sẽ tiến tới quá trình thắt chặt tiền tệ và khi lạm phát quá thấp dưới ngưỡng này họ cũng sẵn sàng cho các động thái lới lỏng.

Đặc điểm chính của đồng CHF

Là một trong những loại tài sản trú ẩn trong các thời kỳ bất ổn chính trị

Thật sự mà nói thì nền kinh tế Thụy Sĩ không có gì đáng kể ngoài một vài món đồ hiệu mắc tiền. Thụy Sĩ thật sự nổi tiếng bởi đây là cái túi tiền chung của các nhà tư bản tài phiệt. Những người siêu giàu, siêu quyền lực, những người gây ra sóng gió, bất ổn trên thế giới đều gởi tiền tại đây. Cũng chính vì lẽ này mà trải qua hai cuộc thế chiến, quốc gia này vẫn bình yên không một tiếng súng bất chấp vị trí địa lý của nó nằm giữa lòng chiến tranh. Đặc điểm này đương nhiên biến đồng CHF thành một loại tài sản an toàn nhất ( có lẽ chỉ sau GOLD) trong các thời kỳ bạo loạn địa chính trị. Biểu đồ dƣới đây cho thấy mối tƣơng quan chặt chẽ giữ Gold và đồng Swiss Franc:

Hình 1: Tương quan chặt chẽ giữa Gold và Swiss Franc

Cùng với Yên Nhật, CHF là đồng tiền vay mượn chính trong các thời kỳ Carry trade
Là đồng tiền thường chịu tác động của hoạt động can thiệt tỉ giá (bank intervention)
Bank intervention (BI) là hành động trong đó một hay nhiều các ngân hàng trung ương trực tiếp ra tay mua bán trên thị trƣờng tiền tệ để can thiệp vào tỉ giá. SNB cùng với BOJ là hai ngân hàng thường xuyên thực hiện hành động can thiệp trực tiếp vào tỉ giá nhất. Đây cũng chính một trong những rủi ro lớn nhất khi giao dịch đồng tiền này. Bởi vì Bank intervention là hành động được tiến hành bí mật, bất ngờ. Không giống với các tin tức kinh tế thông thường được lên lịch công bố rõ ràng, khi BI xảy ra thị trường sẽ đảo chiều ngay lập tức mà traders không thể tìm được lý do giải thích nào.
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 14: Những chỉ số tin tức chính JPY, CAD, AUD, CHF

Những chỉ số tin tức chính JPY, CAD, AUD, CHF

NHÓM TIN TỨC CỦA ĐỒNG YÊN NHẬT BẢN (JPY)

Monetary Policy Statement

Đây là phát biểu của ngân hàng trung ương Nhật bản (Bank of Japan- BOJ). Nó đồng thời cũng là cách thức mà BOJ truyền tải và dẫn dắt thị trường hành động theo ý muốn của họ. Trên cương vị của một cơ quan quyền lực nhất trong nền kinh tế quốc dân, các phát biểu của họ trở nên cực kỳ quan trọng. Nó nhiều khi còn quan trọng hơn hành động họ thật sự tiến hành để đạt được mục tiêu của mình. Vì đôi khi thị trường phản ứng rất mạnh chỉ vừa sau phát biểu của BOJ. Thời điểm BOJ ra tuyên bố không cố định, nó tùy thuộc vào diễn biến thị trường và ý muốn chủ quan của họ. Nhưng nhìn chung một năm họ thường ra phát biểu khoảng 14 lần.

BOJ Press Conference

Cái này là họp báo của ngân hàng BOJ. Người trả lời với báo giới hôm đó là thống đốc ngân hàng trung ương. Buổi họp báo này sẽ xoay quanh các vấn đề về cái nhìn nhận của BOJ về nền kinh tế trong tương lai, viễn ảnh về lạm phát và chính sách lãi suất.

Prelim GDP q/q

Đây là con số GDP theo từng quý của nền kinh tế Nhật bản. Nó được công bố vào ngày thứ 45 của quý mới. Cũng giống như mấy con số GDP của Mỹ, Anh, Châu Âu, con số GDP của Nhật bản này cũng bao gồm có GDP sơ bộ và GDP chính thức (final GDP). Trên phưuơng diện phản ứng của thị trƣờng thì con số GDP sơ bộ có nhiều ý nghĩa hơn, nguyên nhân là bởi vì nó là con số được công bố sớm nhất. Mặt khác dựa trên con số này market sẽ có khái niệm về con số chính thức kia. Prelim GDP mà cao thì Final GDP cũng có khả năng tăng cao và ngược lại.

NHÓM TIN TỨC CỦA ĐỒNG ĐÔ CANADA (CAD)

Các chỉ số tin tức tương tự Mỹ:
Trade banlance
Ivey PMI
Building Permits
Emploment Change
Unemployment Rate
Core CPI m/m
Core Retail Sales
Trade banlance
Building Approvals m/m
Retail Sales
Employment Change
Unemployment Rate
PPI q/q

Manufacturing Sales m/m


Con số này được thống kê bởi cơ quan thống kê Canada. Nó thể hiện mức thay đổi trong tổng doanh số được tạo ra từ phía các nhà sản xuất. Trên phương diện là các nhà sản xuất, sự thay đổi trong doanh thu của họ là phản ảnh sớm nhất về hiện trạng của nền kinh tế. Sự thay đổi của doanh số này ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu dùng, thuê mướn lao động và đầu tư trong nền kinh tế.

Wholesale Sales m/m

Là sự thay đổi trong tổng số doanh thu từ tất cả các lãnh vực của nền kinh tế. Đây là yếu tố quan trọng trực tiếp tác động đến chi tiêu dùng, là nhân tố trực tiếp gây ảnh hưởng lên lạm phát và lãi suất.

BOC Monetary Policy Report

Là báo cáo chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Canada. Nó được công bố cùng với các quyết định về lãi suất (Overnight rate- xem phần viết về đô la CAD) và phát biểu của BOC (BOC rate Statement). Sau khi bộ ba tin tức này công bố được 45 phút thì BOC sẽ tiến hành họp báo (BOC press Coference). Buổi họp báo này cũng giống như họp báo của ngân hàng trung ương Châu Âu ECB. Nó được thống đốc cùng với phó thống đốc BOC phát biểu và trả lời báo giới về hiện trạng nền kinh tế, các kỳ vọng tăng trưởng, lạm phát và chính sách lãi suất.

GDP m/m

Canada dường như là chú duy nhất công bố con số GDP chính thức theo từng tháng một. Tuy nhiên nó được công bố khá trễ (hai tháng sau). Con số GDP hàng tháng cũng được công bố nhưng nó mang rất ít ý nghĩa bởi vì nó đơn giản chỉ là tổng số của 3 tháng trước đó.

NHÓM TIN TỨC CỦA ĐỒNG TIỀN AUD

Các chỉ số tin tức tương tự Mỹ:
Trade banlance
Building Approvals m/m
Retail Sales
Employment Change
Unemployment Rate
PPI q/q

NAB Business Confidence


NAB= National Australia Bank. NAB Business Confidence là chỉ số niềm tin kinh doanh do ngân hàng quốc gia Úc Châu thực hiện tính toán. Kết quả của nó dựa trên việc khảo sát 350 hãng kinh doanh trong các lãnh vực chính của nền kinh tế. Qua đó tổng hợp các nhận thức của họ về hiện trạng nền kinh tế và quan trọng hơn là các kỳ vọng về nền kinh tế tương lai. Chỉ số này lớn hơn 0 là biểu hiện các hãng doanh nghiệp or các nhà quản lý doanh nghiệp kỳ vọng vào viễn ảnh kinh tế sẽ phát triển hơn trong tương lại. Ngược lại nếu nó nhỏ hơn mức 0 là biểu hiện sự bi quan về tương lai nền kinh tế.

NHÓM TIN TỨC CỦA ĐỒNG TIỀN THỤY SĨ CHF

Ngoài thông tin Libor Rate (đã được ghi chú chủ đề trước) thì các phát biếu của thống đốc ngân hàng trung ương Thụy Sĩ sẽ là tin tức vô cùng quan trọng

SNB Chairman Speaks

Cái này là phát biểu của thống đốc ngân hàng trung ương Thụy Sĩ. Hội đồng chuyên họp bàn các vấn đề tiền tệ của Thụy Sĩ chỉ bao gồm có ba người. Cho nên các phát biểu của đại diện trong 3 người trở nên đặc biệt quan trọng đối với thị trường. Tuy nhiên, điểm đáng nói về tin tức này là hầu như không ai có thể đoán biết sẽ phát biểu về nội dung gì. Ví dụ gần đây nhất là vụ viêc SNB phá trần tỉ giá với EUR đã gây ra cơn sóng gió trên toàn financial market nói chung trong tháng 12/2015.
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 15: Tổng quan phân tích liên thị trường

phân tích liên thị trường.jpg

TIỀN ĐỀ, KHÁI NIỆM CỦA PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG

Thị trường tài chính căn bản được cấu thành bởi bốn thị trường nhỏ hơn trong đó là Bond market (thị trường trái phiếu), Commodity market (thị trường hàng hóa), Currency market (Forex – thị trường giao dịch ngoại hối/tiền tệ) và Stock market (thị trường vốn/cổ phiếu). Ở mức độ tổng quát, có thể hiểu phân tích liên thị trường (Intermarket Analysis – IA) là việc phân tích, tiên đoán diễn biến tương lai của một thị trường/món hàng dựa trên những vận động của các thị trường/món hàng khác(*). Khi đã xác định được hướng đi của cả bộ phận thị trường mục tiêu nói chung, trader sẽ đào sâu xuống từng món hàng cụ thể trong thị trường mục tiêu đó.

(* )Ghi chú: Theo Investopedia thì phân tích liên thị trường được định nghĩa là: “Việc xác định sức mạnh, yếu của thị trường tài chính hay lớp tài sản dựa trên việc phân tích nhiều hơn một lớp tài sản hay thị trường tài chính liên quan. Thay vì nhìn vào một thị trường or một lớp tài sản đơn lẻ, kiểu phân tích này xem xét một vài thị trường hay lớp tài sản tương quan chặt chẽ với nhau như cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa


Tiền đề của phân tích liên thị trường là “ market is doesn’t trade in a vacum”– đại ý của câu nói này có nghĩa là thị trường không vận động một cách đơn lẻ, độc lập mà nó vận động trong mối tương quan, liên hệ với các thị trường khác. Giả thuyết này không phải là một nhận định mang tính chủ quan cá nhân mà nó được rút ra ra từ cơ sở dữ liệu đã có của hàng trăm năm qua trong lịch sử thị trường tài chính. Một thí dụ điển hình rút ra từ cơ sở dữ liệu đó mà ai ai cũng phải công nhận là mối quan hệ nghịch đảo của giá vàng và đồng dollar Mỹ trong dài hạn. Trong phần lớn thời gian thì cứ mỗi khi đồng USD tăng giá sẽ đẩy giá GOLD xuống thấp và ngược lại. Đây chỉ là một thí dụ trong muôn vàn thí dụ khác minh chứng cho giả thuyết các thị trường không tồn tại một cách độc lập.

Một IA- Trader (Trader áp dụng phân tích liên thị trường) không nhất thiết phải hiểu biết sâu sắc tất cả các thị trường từ trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ cho đến cổ phiếu. Cái mà IA-Trader thật sự cần am tường đó là các mối quan hệ tác động qua lại giữa các thị trường với nhau. Các mối quan hệ này là hữu hạn và hoàn toàn đủ cụ thể, chi tiết để ghi nhớ và áp dụng vào trong giao dịch.

Trader khi bước vào thị trường cũng giống như một vị tướng khi ra chiến trận. Nếu viên tướng này đứng ở vị thế đủ cao để nhìn bao quát toàn bộ chiến trường thì đương nhiên viên tướng này sẽ có những cách bài binh bố trận tốt hơn là khi tầm nhìn bị thu nhỏ. Trader cũng vậy thôi, khi họ có thể nhìn toàn cảnh vận động trên cả bốn bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, người trader này sẽ có những cái nhìn tốt hơn về xu hướng của dòng chảy smart $ đang về đâu, từ đó mà có quyết định đi theo hợp lý.

Bản thân tôi ( sau đây được hiểu là tác giả) khi mới chập chững bước vào thế giới của real trading chỉ tập chung vào duy nhất một thị trường, duy nhất một món hàng. Trải qua nhiều lần bị market “đâm thọt” phía sau lưng tôi dần hiểu ra vần đề là mình cần ngó trước, nhìn sau, quan sát bốn phương tám hướng trƣớc khi thật sự đặt tiền vào market. Nếu bây giờ bắt tôi khi giao dịch chỉ được tập trung vào duy nhất một thị trường mục tiêu thì tôi thấy khó lắm, việc này đối với tôi giống như khi đánh trận mà phải bịt một mắt, trói một tay. Việc xem xét cả bốn bộ phận cấu thành của thị trường tài chính trong lúc giao dịch không làm tôi thấy khó khăn mà ngược lại nó giúp tôi hiểu được thị trường mình mua bán đang bị chị phối, dẫn dắt bởi thị trường nào. Chính vì hiểu được điều căn bản cốt lõi này mà những dao động nhỏ nhỏ trên chart không làm tôi nao lúng, biến động tâm lý nhiều . Ngược lại, tôi thường nhận được những tín hiệu cảnh báo rất sớm về một sự đảo chiều tiềm tàng đang dần thành hình trong món hàng tôi trade.

VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG
Phân tích cơ bản đóng vai trò nền tảng trong mọi phân tích liên thị trường. Cũng chính vì thế mà ranh giới giữa phân tích cơ bản (FA) và phân tích liên thị trường (IA) dường như rất mờ nhạt. Điều này cũng dễ hiểu và thông cảm vì trường phái phân tích liên thị trường ra đời sau hai trường phái FA và TA rất lâu. IA thật sự trở thành một trường phái riêng vào khoảng những năm của thập niên 90 khi John Muphy- cây đại thụ trong làng TA của thế giới biên soạn cuốn sách có tiêu đề : Intermarket Technical Analysis (Phân tích kỹ thuật liên thị trường) và nó thật sự bùng nổ vào khoảng những năm 2000 trở về đây. Trong khi phân tích căn bản là việc phân tích các sự kiện, số liệu trong cùng một món hàng, một thị trường để định ra giá trị thật của nó, qua đó so sánh giá đó với giá trên thị trường để xem món hàng đó đang mắc or đang rẻ thì việc phân tích liên thị trƣờng lại không chỉ gói gọn trong một thị trường or một món hàng đơn lẻ nào. Điểm khác biệt duy nhất tương đối rõ ràng nhất giữa FA và IA có chăng chỉ là việc IA xem xét các cơ sở dữ liệu của FA trong một mối tương quan với các cơ sở dữ liệu FA khác mà thôi. Trong FA người ta chú ý đến khái niệm “giá trị thật or giá trị nội tạ, mắc or rẻ”. Trong IA người ta lại ít quan tâm đến điều này, cái họ thật sự quan tâm là xu hướng của market or của món hàng. Nói cách khác, FA đi tìm câu trả lời cheap or expensive thì IA đi tìm câu trả lời go up or go down.

Cúng chính vì FA là nền tảng trong hầu hết mọi phân tích liên thị trường mà việc tiến hành nó nhất thiết đòi hỏi người phân tích phải có những hiểu biết FA nhất định. Mặc dù, không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc ở tất cả các thị trường nhưng nó cũng đòi hỏi ở người thực hiện một số kiến thức căn bản nhận định. Việc hiểu biết FA càng sâu càng rộng thì việc tiến hành IA càng đơn giản, hợp logic và chính xác hơn.

VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TA) TRONG PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG (IA)
Trong khi phân tích căn bản là nền tảng trong phân tích liên thị trường thì phân tích kỹ thuật giống như công cụ. Song song với vai trò là một công cụ thực hiện, TA giống như một phụ kiện thay thế, giúp lấp bớt một phần lỗ hổng trong kiến thức FA của người phân tích.

KẾT HỢP FA VÀ TA TRONG PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?
Bước đầu tiên trong một phân tích liên thị trường chính thống luôn luôn được bắt đầu bởi một sự kiện FA. Sự kiện FA đó có thể là một tin tức công bố số liệu kinh tế, một cuộc họp bàn chính sách tài chính, tiền tệ của FED or central bank nào khác, một sự kiện địa chính trị, etc…

Khởi đầu với tin tức or sự kiện FA đó, người IA-trader mới đi kiếm kỳ vọng của người khác trong cuộc chơi về mức giá của tương lai. Bước thứ nhì của một phân tích liên thị trường là trader mang kỳ vọng này đặt lên biểu đồ (chart), làm phép tính cộng để ra một đáp số chung. Từ cái đáp số chung này “nếu có” trader mới tính chuyện bán, mua. Tôi lưu ý hai từ nếu có để nhắc nhở người trader nhớ đến tình huống ngược lại, trong đó kỳ vọng của market phát sinh trên sự kiện FA kia đi ngược lại với điều thể hiện trên chart. Trong những trường hợp như thế market chứng minh rằng 1) anh ta đã suy luận không đúng về trạng thái thị trường hiện tại or 2) Market đang mang trong mình một trạng thái hỗn loạn, lộn xộn, nó chưa dứt khoát là nghiêng về bên bull or bear. Trong những tính huống như thế, dù là 1) hay 2) người trader cũng nên cash out, ngồi ngoài mà dò xét thị trường. After all, ngồi ngoài quan sát cũng là một chiến lược trading.

Việc kết hợp FA và TA trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh của thị trường là khác nhau. Nhưng nó thường dựa trên một nguyên lý chung là “trading is a future game” có nghĩa là người ta trade dựa trên các sự kiện của tương lai. Hay chính xác hơn là người ta trade dựa trên cái kỳ vọng của market về một sự kiện tương lai nào đó. Cái kỳ vọng này được hình thành bằng những dữ liệu của hiện tại trở về trong quá khứ. Một thí dụ cho những ai còn mơ hồ khi đọc đến đây là sự kiện trader sell cặp tiền NZDUSD trong suốt tuần cuối của tháng 01/2015 (từ 21- 29/01 2015). Cụ thể như sau: Ngày 21/01/2015, Ngân hàng trung ương Canada cắt giảm lãi suất từ 1% xuống còn 0.75% sau khi chỉ số CPI giảm 0,3%. Tin tức này hiển nhiên move down đồng tiền CAD xuống thấp, người mới học trade thì chen lấn sell đuổi theo giá của CAD, nhưng người biết trade thì họ không sell đuổi CAD mà người ta quay sang NZD và AUD mà sell. Lý do là vì CAD chỉ là cái trade của hiện tại còn NZD và AUD mới là những cái trade của tương lai. Và CAD, NZD, AUD điều là đồng tiền hàng hóa.


Hình 1.1: Số liệu của CAD giúp hình thành tâm lý cho AUD và NZD

Khi nhìn data ra của ngày 21/01/2015 bên trên trader nhà nghề họ sẽ nhìn tới cả tương lai. Tương lai ở đây là gì? Chính là sự kiện Official cash rate của ngân hàng trung ương New Zealand được công bố vào ngày 29/01/2015 và sự kiện RBA cash rate vào ngày 03/02/2015 dưới đây:



Hình 1.2: Tâm lý brearish AUD và NZD trên các sự kiện công bố trong tương lai

Chưa cần biết ngân hàng trung ương New Zealand và ngân hàng trung ương Úc Châu có cắt giảm lãi suất trong những ngày sắp tới hay không, nhưng sự kiện ngân hàng trung ương Canada cắt giảm lãi suất sau khi chỉ số CPI xuống thấp đã giúp tạo thành cái tâm lý kỳ vọng sự cắt giảm này trong đầu người trader nhà nghề nói chung. Lý do là vì sự tương đồng trong nền kinh tế của cả ba đồng tiền hàng hóa này. Chỉ số CPI của New Zealand ra ngày 21/01 cũng giảm 0,2%, ứng với mức lãi suất hiện tại là 3,5%; Đồng tiền Úc châu cũng không có gì khá khẩm hơn khi giá kim khoáng sản(*) liên tục tạo đáy mới trong suốt thời gian qua, trong khi mức lãi suất của AUD vẫn là 2.5%. Chính cái tâm lý kỳ vọng về viễn ảnh cắt lãi suất này sẽ là động lực để market sell hai đồng tiền NZD và AUD từ sau ngày 21/01 cho đến khi các tin tức cash rate được công bố lần lượt vào các ngày 29/01 và 03/02. Và dưới đây là kết quả:



Hình 1.3: Cặp tiền NZDUSD bị sell liên tiếp trong suốt các ngày từ 21/01 đến 29/01/2015 mặc dù trong suốt quãng thời gian đó không có tin tức nào quan trọng liên quan đến NZD.


Hình 1.4: Tương tự cặp tiền NZDUSD, cặp tiền AUDUSD cũng bị sell trong suốt quãng thời gian do tâm lý kỳ vọng ngân hàng trung ương nước này cắt giảm lãi suất

(*) Chú thích: Kim khoáng quặng là những món hàng xuất khẩu nhiều nhất của Úc Châu. Đặc biệt là quặng sắt (Iron Ore) và quặng đồng (copper). Theo thống kê thì các món hàng kim khoáng quặng này đóng gớp tới hơn 50% trong tổng giá trị GDP của Úc châu, cho nên khi giá Kim khoáng quặng mà giảm trong một xu hướng dài hạn thì kinh tế Úc Châu sẽ bị suy yếu, kinh tế suy yếu thì đồng nội tệ sẽ bị mất giá.


PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG PHÙ HỢP VỚI NHỮNG KIỂU GIAO DỊCH NÀO?
Financial Market nói chung từ currency cho đến stock luôn luôn tồn tại nhiều phong cách trader, tương ứng với mỗi phong cách sẽ là các cách thức giao dịch khác nhau. Phân loại theo phương cách phân tích người ta chia ra hai loại chính là TA-trader và FA- trader; Phân loại theo thời gian giữ lệnh người ta có: Scapler- với thời gian giữ lệnh tính bằng phút; Day trader- thời gian mua- bán kết thúc trong ngày; Swing trader- loại trader giữ lệnh mua bán trong một vài ngày, Position trader- là giữ lệnh trong một vài tháng. Cá nhân tôi thì là một SWING TRADER với phương cách phân tích IA (kết hợp cả TA và FA), một người giao dịch với vị thế nằm trong thị trường thường kéo dài từ hai cho đến bảy ngày. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi cảm thấy IA thật sự rất phù hợp với cách thức giao dịch của tôi- một swing trader.

Tuy nhiên, tôi biết hiện nay có một số lượng lớn các trader, đặc biệt là scapler và day trader cho rằng IA chỉ phù hợp với những kiểu trade dài hạn từ swing trader trở lên mà thôi. Tôi không nói quan điểm này sai nhưng thiết nghĩ nó có đôi chút lầm lẫn. Theo thiển ý của tôi, kiểu trade ngắn hạn hay dài hạn là phụ thuộc cá tính mỗi người chứ không phải phụ thuộc vào phương cách phân tích. Bất kể bạn là giao dịch ngắn hạn hay dài hạn. Với quan điểm trong câu châm ngôn nổi tiếng: “trend is your friend” khi nắm được xu hướng chính này việc vào lệnh trên các time frame ngắn hạn thuận theo xu hướng chính trên daily chart sẽ cho bạn một khả năng thắng cao hơn và một số lượng Pips lớn hơn. Tóm lại, bạn và tôi hoàn toàn có lý do để tin tƣởng rằng dù là giao dịch ngắn hạn hay dài hạn thì IA đều có những tác dụng hữu ích trong suốt quá trình giao dịch.

Nguồn: Viet Speculator!
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 16: 3 Tổ chức duy trì trật tự thế giới

4.png

Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc (thường đƣợc viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nƣớc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung.

Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York, Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Theo hiến chương LHQ thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, chủ yếu gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc(UNICEF).

Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của Liên Hiệp Quốc là Tổng thư kí.

Kinh phí hoạt động của Liên Hiệp Quốc được hình thành bằng tài trợ đóng góp tự nguyện có kiểm soát từ các nước thành viên.

1.png

Hình 1: Thành viên Liên hiệp quốc
Ngân hàng thế giới

Ngân hàng Thế giới (World Bank)theo định nghĩa chính thống thì nó là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn, mục tiêu chính của nó là giảm thiểu đói nghèo. Mặc dù định nghĩa chính thống là vậy nhƣng theo quan điểm của tôi thì đây thực chất là một chủ nợ của các quốc gia. Hoạt động chính của nó là tìm ra các quốc gia gặp khó khăn về tài chính để cho vay và cho vay ngày càng nhiều. Mục đích chính nhất của nó là làm sao cho quốc gia vay nợ không thể trả được nợ nần qua đó nó có thể đưa tiền ra dưới tên gọi mĩ miều là các gói cứu trợ với điều kiện đổi lấy tài nguyên và chủ quyền quốc gia lâm nạn.

2.png

Hình 2: Logo ngân hàng thế giới

Ngân hàng Thế giới được thành lập tại hội nghị Bretton Woods năm 1944 cùng 3 tổ chức khác trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF). Cả WB và IMF đều có trụ sở tại Washington DC, và có mối quan hệ gần với nhau.

Mặc dù có nhiều nước tham dự Hội nghị Bretton Woods Conference, nhưng Hoa Kỳ và Liên Hiệp Anh là có quyền lực nhất và chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán. Thông thường, người đứng đầu WB là một người Mỹ trong khi đó đứng đầu IMF là người châu Âu. Ngân hàng Thế giới khác với Nhóm Ngân hàng Thế giới, trong đó Ngân hàng Thế giới bao gồm hai cơ quan: Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hội Phát triển Quốc tế (IDA), trong khi Nhóm Ngân hàng Thế giới còn bao gồm thêm ba cơ quan khác: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA).

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) theo định nghĩa chính thống nó là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Nhưng theo quan điểm cá nhân, IMF cùng với WB cũng là một chủ nợ của các quốc gia luôn. Bản chất hoạt động cũng không có chi khác biệt, đó là cho vay và cho vay ngày càng nhiều.

Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ

3.png

Hình 3: Logo Quỹ tiền tệ IMF

IMF được mô tả như "Một tổ chức của 188 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác...

Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nứớc cắt giảm nhập khẩu, một số nứớc phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đạt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.

IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.

Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.) Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.

Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập. Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản(6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999).

Nguồn: Viet Speculator!
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 17: Bốn Bộ Phận Cấu Thành Của FINANCIAL MARKET
Phần 1: Thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu


cophieutraiphieu-01-3.jpg

Thị trường tài chính nói chung được cấu thành bởi bốn thị trường nhỏ hơn trong đó. Bao gồm: thị trường trái phiếu, thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ và thị trường vốn (cổ phiếu). Là một nhà giao dịch cổ phiếu bạn không nên bỏ qua những vận động trên lợi tức trái phiếu, là một nhà giao dịch tiền tệ bạn cần dõi theo những biến động giá cả hàng hóa, tương tự nếu là một nhà giao dịch hàng hóa bạn không thể bỏ qua vận động của đồng đô la mỹ... Việc giao dịch tại một trong bốn thị trường kể trên sẽ thành công hơn nếu trader nắm được các vận động trên ba thị trường còn lại.

Thị trường trái phiếu

Dưới con mắt của trader, trái phiếu là một mỹ danh từ của NỢ. Hiểu đơn giản người phát hành trái phiếu chính là con nợ. Người mua trái phiếu chính là chủ nợ. Để có thể vay được nợ, đòi hỏi con nợ phải có khả năng trả được nợ. Khả năng trả nợ của con nợ được đánh giá qua UY TÍN của chính con nợ đó và danh từ nhà nghề gọi đó là hạng mức tín nhiệm (credit rating), hạng mức này được phân loại từ cao đến thấp. Theo Standard & Poor’s hạng mức tín nhiệm cao nhất là AAA cho những tổ chức, người vay có khả năng trả được nợ cao nhất và thấp nhất D cho những ai đã và sẽ vỡ nợ. Hạng mức tín nhiệm càng cao thì uy tín của người đi vay nợ càng cao, uy tín cao thì rủi ro vỡ nợ hay xù nợ thấp, rủi ro này thấp thì chi phí hay lãi suất phải trả cho chủ nợ thấp. Chính vì nguyên lý này mà lợi tức trái phiếu của các chính phủ có xếp hạng tín nhiệm cao như Mỹ luôn thấp hơn rất nhiều các quốc gia mới nổi như Việt Nam có hạng mức tín nhiệm thấp. Đây là một trong những yếu tố căn bản quyết định bond yield.

Yield (lợi tức) chính là linh hồn của bond, cho nên mọi phân tích về bond đều xuất phát từ phân tích yield. Xét trên phương diện trading, bonds là một thứ vũ khí vừa để tấn công, vừa để phòng thủ. Gọi là tấn công: khi CẢM NHẬN (kỳ vọng) của market về nền kinh tế sẽ tốt lên trong tương lai, người ta sẽ mạnh dạn vay nợ (phát hành bond) làm ăn hơn. Điều này làm cho số người đi vay trong thị trường tăng lên, số người đi vay tăng lên thì khả năng vay được tiền càng ít đi, do đó để cạnh tranh vay được tiền thì nguời đi vay phải trả lãi suất cao hơn (tức là cho yield cao hơn). Trong trường hợp như trên, yield tăng phản ảnh NIỀM TIN vào nên kinh tế sẽ tốt lên trong tương lai. Ngượi lại, gọi bonds là vật phòng thủ là vì: Bonds khác với stock ở chỗ bonds về bản chất là nợ trong khi stock mang hàm ý góp vốn làm ăn chung. Nợ gắn liền với trách nhiệm phải trả, khác với stock, người bán stock không có tránh nhiệm BẮT BUỘC phải trả trong trường hợp làm ăn thất bại như với BOND. Do đó người ta còn chạy vào bond vì ba chữ rủi ro thấp. Khi rủi ro tăng cao người ta tìm về với bond, đặc biệt là bond của những quốc gia có tín nhiệm cao. Ví dụ gần đây nhất là khủng hoảng tài chính năm 2008, mặc dù trung tâm cuộc khủng hoảng là tại Mỹ nhưng người ta vẫn tìm về với Uncle Sam để cho vay tiền (mua bond từ U.S Treasury), dẫn chứng cho điều này là lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm từ mức cao nhất 5.2% vào tháng 01/2007 xuống mức thấp gần 2% năm 2009.

1.png

Hình 6.1: Nhu cầu chạy vào trái phiếu Mỹ trú ẩn đẩy lợi tức giảm
Người ta tránh bão, nhưng lại chạy vào trung tâm cơn bão là vì Mỹ khi đó dù bị hạ mức tín nhiệm từ AAA xuống AA+ nhưng nhìn quanh thế giới, Mỹ vẫn là quốc gia có UY TÍN ( xếp hạng) thuộc hàng cao nhất với một nền kinh tế mạnh nhất. Nhiều người tìm về bond sẽ làm xuất hiện trên thị trường nhiều người cho vay. Nhiều người có nhu cầu cho vay thì xác xuất cho vay được thấp đi. Do đó người đi vay sẽ yêu cầu một mức lợi tức thấp hơn khi vay vốn, yield vì thế mà giảm. Trong trường hợp như thế, bond đóng vai trò là vật phòng thủ.

Trader nhà nghề thường coi vận động của bond spread (or bond yield) để suy đoán market sentiment (tâm lý thị trường or cảm nhận) về nền kinh tế tương lai. Trong hầu hết các trường hợp, khi yield tăng lên có nghĩa là cảm nhận của market về kinh tế trong tương lai sẽ sáng sủa hơn. Tức là kinh tế sẽ tăng trưởng. Mặt trái của tăng trưởng lại là lạm phát, hệ quả của lạm phát là vật giá leo thang. Do đó, các nhà giao dịch hàng hóa thành công thường coi rất kỹ những vận động của bond yield. Khi yield tăng lên, họ kỳ vọng giá hàng hóa sẽ tăng theo và ngược lại.

Có nhiều cách phân loại bond. Nhưng trên phương diện trading, bond thường đƣợc phân loại theo kỳ hạn. Bond đáo hạn dưới 2 năm là ngắn hạn, đáo hạn trong khoảng 3 đến 7 năm là trung hạn và trên 7 năm là dài hạn. Do bản chất bond là nợ nên về lý thuyết nếu kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng tăng, rủi ro tăng sẽ yêu cầu một mức lãi suất đi vay cao hơn. Vì thế, thông thường bond có kỳ hạn càng dài thì yield càng cao và bond có kỳ hạn ngắn thì yield càng thấp. Trong trường hợp như thế, nếu người ta đem bond yield của các mức kỳ hạn khác nhau sắp xếp theo thứ tự từ kỳ hạn ngắn đến kỳ hạn dài thì sẽ được một Normal yield curve ( đường cong lợi tức dạng chuẩn). Yield curve được mệnh danh là cây đũa thần trong nền kinh tế, gọi là cây đũa thần vì những vận động KHÁC THƯỜNG của yield curve có thể dự báo chính xác tới 86% trước mỗi cuộc khủng hoảng ( thống kê từ đại khủng hoảng 1929 đến nay). Hai chữ khác thường để nói đến hình ảnh của một Inverted yield curve (đường cong lợi tức đảo ngược). Inverted yield curve xuất hiện khi điều nghịch lý xảy ra là bond có kỳ hạn càng dài thì yield lại càng thấp. Cứ mỗi khi dạng này xuất hiện thì kinh tế sắp bước vào một kỳ khủng hoảng hay ít ra là một thời kỳ điều chỉnh giảm ( xác xuất dự báo này của yield curve đúng tơi 86% nếu thống kê từ 1929 đến nay). Quá trình chuyển hóa từ một normal yield curve sang một inverted yield curve thưuờng sẽ đi qua 1 giai đoạn gọi là Flatten yield curve. Flatten yield curve có nghĩa là đường cong lợi tức dạng phẳng, nó xảy ra khi lợi tức của các kỳ hạn khác nhau tương đối bằng nhau. Đây thường là giai đoạn chuyển mình trong nền kinh tế từ đỉnh cao tăng trưởng bước vào suy thoái. Việc theo sát những vận động của yield curve sẽ cung cấp cho trader cái nhìn sớm hơn về thị trường. Đem lại những ưu thế mà các công cụ khác không thể có được.

2.png

Hình 6.2: Ba hình thái của yield curve
Trên phương diện chủ thể phát hành, người ta còn phân loại ra trái phiếu công ty ( Corporate bond) và trái phiếu chính phủ (Government bond). Tuy nhiên, hình ảnh bond xuất hiện trong bức tranh liên thị trường luôn là trái phiếu chính phủ. Lý do căn bản cho sự thiên lệch này nằm ở quy mô và tính an toàn vượt trội của trái phiếu chính phủ so với trái phiếu công ty. Vì điều này nên những lý thuyết nền tảng căn bản vừa nói đến bên trên đều là các đặc tính của Government bonds. Lý thuyết về bond là vô cùng rộng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội dung sẽ chỉ tóm lược những khái niệm căn bản cần thiết nhất để một người mới có thể đưa bond vào trong bức tranh phân tích liên thị trường.

Thị trường cổ phiếu.

Thị trường cổ phiếu hay thị trường chứng khoán là một bộ phận phát triển của kinh tế. Nó giúp quốc gia phát triển kinh tế, bằng cách tạo công ăn việc làm cho quốc gia, qua hình thức giúp các công ty gây vốn. Chu kỳ phát triển của một công ty thường khởi đầu bởi người sáng lập bỏ vốn riêng của mình ra, hay là vay mượn chút ít. Giai đoạn đầu đó có thể làm một công ty nhỏ nhỏ. Nếu làm ăn được và cần tiền phát triển thêm thì người đó có thể đi mượn tiền nhà banks. Nhưng nếu cần tiền phát triển thật lớn thì nhiều khi nhà banks không có đủ, hay không dám cho mượn.

Danh từ nhà nghề gọi đó là BUSINESS RISK. Và nhà bank không muốn cái business risk này. Cho nên người thương gia đó mới quay sang thị trường chứng khoán để tìm nguồn vốn đầu tư cho công ty của mình. Ngược lại, các nhà đầu tư khi mua cổ phần của công ty là họ CHẤP NHẬN cái rủi ro trong business của công ty đó. Họ không cho công ty mượn tiền giống như nhà bank, nhưng họ lại bỏ tiền vào công ty qua hình thức mua cổ phần. Số tiền cổ phần bán được này sẽ được đem về dùng vào việc phát triển công ty. Sự phát triển của công ty sẽ đòi hỏi việc mướn thêm người, tạo thêm công ăn việc làm cho kinh tế. Và ngược lại, chánh phủ cũng có thêm tiền thuế hàng năm. Đó là tại sao thường nói, căn bản của thị trường chứng khoán là sự phát triển của kinh tế.

Nguồn: Viet Speculator!
 
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 18: Bốn Bộ Phận Cấu Thành Của FINANCIAL MARKET
Phần 2: Thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa

3.jpg

Thị trường tiền tệ

Đọc giả quan tâm chủ đề này phần lớn đều là currency trader. Các bạn là những người trực tiếp tham gia mua bán hàng ngày trên currency market. Và trò chơi trong market này của retail trader chúng ta luôn là một zero sum game. Zero sume game có nghĩa là một trò chơi có tổng bằng không. Tổng bằng không là bởi vì tiền của người thắng đến từ túi của người thua. Đặc tính này của forex trading làm cho nhiều người, đặc biệt là những người mới tham gia lầm tưởng đây chỉ là một dạng “cờ bạc” không hơn không kém

Một trader khi có đầy đủ những hiểu biết căn bản về thị trường này như các bộ phận cấu thành, đối tượng tham gia, phương thức hoạt động và vai trò của thị trường tiền tệ trong nền kinh tế đều biết rằng đây không phải là một “sòng bài”- nơi chỉ có các con bạc sát phạt lẫn nhau tương tự như hành động mua đi bán lại các cặp tỉ giá của Joe- retail trader. Currency market thật sự là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc tham gia vào đây một cách nghiêm túc luôn đòi hỏi những hiểu biết căn bản về nó. Thiếu đi những hiểu biết này, người trader thật sự chỉ là một gambler

Currency market (Forex market) là một thị trường được xếp ngang hàng với bond market nếu chỉ xét về tính quy mô. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai thị trường này là: trong khi bond market là real money thì currency market là leverage. Leverage tức là đòn bẩy, đòn bẩy thì đi kèm với rủi ro. Xuất phát từ bản chất đó cho nên currency market là một trong những thị trường khốc liệt nhất trong tất cả các thị trường của financial market. Sự kiện cháy tài khoản không phải là hiếm trong đây. Trading trong một market như thế càng đòi hỏi trader phải có những kỹ năng đặc biệt hơn.

Sự hiện diện của thị trường này xuất phát từ những nhu cầu mua bán, trao đổi, phòng hộ và đầu tư thực tế của các thành phần tham gia trong nền kinh tế thế giới. Một quốc gia ở vùng đất EURO muốn mua gạo của Việt Nam sẽ cần phải dùng đồng EUR mua đồng VND trước đó. Qua đó làm nhu cầu của đồng VND tăng lên, cầu tăng lên làm cho đồng VND tăng giá. Một công ty Việt Nam muốn nhập khẩu linh kiện điển tử của công ty Nhật cần phải dùng đồng tiền Việt Nam quy đổi ra đồng Yên Nhật trước khi nhập hàng...

Tỉ giá hối đoái (exchange rate) là một biến số luôn luôn thay đổi, sự thay đổi của nó làm phát sinh rủi ro cho lợi nhuận các công ty trên phương diện làm ăn kinh tế. Chính vì lẽ đó, thành phần tham gia vào currrency market còn là các đại công ty. Họ vào đây không phải vì mục đích mua bán kiếm lợi nhuận ngắn hạn như trader nhỏ lẻ chúng ta. Mà họ bước vô đây với mục đích phòng hộ rủi ro biến động của tỉ giá. Trên phương diện đầu tư quốc tế, một nhà đầu tư ở Mỹ muốn mua cổ phiếu HAG (tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bác Đức) sẽ cần phải chuyển đổi USD ra VND trước khi tiến hành mua bán. Quá trình chuyển đổi này góp phần làm tăng giá trị VND và giảm giá USD.

Giá trị đồng tiền của một nước phụ thuốc vào chính nền kinh tế của quốc gia đó. Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm tăng giá trị của đồng tiền bản địa và ngược lại. Nếu linh hồn của bond là yield thì linh hồn của currency lại là RATE. Rate ở đây chính là interest rate (lãi suất). Trong hầu hết các trường hợp vận động thay đổi của lãi suất sẽ quyết định sự tăng giảm của đồng tiền cơ sở. Một sự tăng lên trong lãi suất sẽ làm tăng giá đồng tiền, một sự giảm trong lãi suất sẽ làm giảm giá trị của nó. Lãi suất là một biến số vĩ mô quan trọng. Mặt trái của lãi suất chính là lạm phát. Trong các thời kỳ tăng trưởng quá nóng, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao thường sẽ đẩy lạm phát lên theo vật giá. Sự gia tăng lạm phát là nguyên nhân làm mất giá đồng tiền gây ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô khác. Để chống lại sự mất giá tiền tệ đó, một trong những biện pháp phổ biến và thường hay được dùng đó là tăng lãi suất ( chính sách tiền tệ thắt chặt).Trong trường hợp ngược lại, vào những thời kỳ kinh tế trì trệ, các central bank trên thế giới thường áp dụng chính sách lới lỏng, một trong các cách thức lới lỏng đó là hạ lãi suất.

Trading thành công trong currency market thường đòi hỏi trader phải dõi theo các vận động của lãi suất. Do đó, hành động của các ngân hàng trung ương, các phát biểu của quan chức central bank là những sự kiện luôn được trader theo dõi chặt chẽ. Động thái lãi suất đồng tiền của một quốc gia cơ bản được quyết định bởi các ngân hàng trung ương nước đó. Các central bank thường đưa ra các quyết định về lãi suất trên cơ sở xem xét các biến số vĩ mô quan trọng. Một trong các biến số đó là chỉ số lạm phát. Lạm phát trong kinh tế thông thường được đo bằng hai cách. Trên phương diện tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ người ta có chỉ số CPI (consummer price index), trên phương diện sản xuất hàng hóa người ta có chỉ số PPI (produce price index). Tiếp theo, chúng ta chuyển qua một bộ phận cấu thành quan trọng thứ ba là thị trường hàng hóa.

Thị trường hàng hóa

Commondity market trong cấu thành của financial market nói chung và trong bức tranh liên thị trường nói riêng không phải là một thị trường sản xuất hàng hóa thông thường, đây là một thị trường giao dịch hàng hóa thuần túy Điều này có nghĩa đây thật sự là các giao dịch tài chính dựa trên việc mua bán các sản phẩm hàng hóa mà thôi. Các giao dịch đó có thể được thực hiện thông qua giá giao ngay (spot trading), giá hợp đồng tương lai (futures contracts) hoặc các hợp đồng quyền chọn (options) về hàng hóa...

Hình thái giao dịch phổ biến và lâu đầu nhất của thị trường hàng hóa là các hợp đồng tương lai. Trong khi GOLD mà các trader mua bán hàng ngày trong MT4 là một spot trading thì OIL lại là một futures contract. Khi giao dịch trong thị trường hàng hóa các bạn cần chú ý phân biệt hai hình thái này. Bởi vì trong khi các sản phẩm giao dịch spot được giao dịch liên tục thì các futures như oil lại có kỳ hạn giao dịch nhất định. Oil future trong MT4 mà các bạn giao dịch có kỳ hạn là một tháng. Trước khi các hợp đồng này hết hạn một ngày thì các sản phẩm này ngừng giao dịch và các broker sẽ tự động đóng vị thế giao dịch của bạn. Vì đặc điểm này của future contracts nên rất thường thấy hiện tượng profit taking khi gần đến thời điểm forced closing của brokerage

Cây thước đo đại diện cho thị trường hàng hóa là chỉ số CRB index (Commondity Research Bureau index). Có hai cách tính toán để hình thành nên chỉ số này. Cách thứ nhất là người ta tính nó dựa trên giá của thị trường giao ngay và cách thứ hai là tính dựa trên giá hợp đồng tương lai của hàng hóa. Hai cách tính này cho ra hai chỉ số CRB có giá trị khác nhau nhưng tựu chung lại thì xu hướng tăng giảm của chúng đều thể hiện lạm phát trong nền kinh tế.

Đây là một chỉ số gồm có 22 món nguyên liệu thông dụng nhất trong kinh tế. Giá trị của 22 món hàng này rất nhạy cảm với sự thay đổi của kinh tế. Một khi sự thay đổi của kinh tế vì lý do lạm phát thì giá trị của các món hàng này thay đổi rất mau. Ngoài ra, các món nguyên liệu được chọn làm thành viên của chỉ số này hầu hết điều là các chất nguyên liệu nguyên thủy, hoàn toàn chưa được bào chế thành một sản phẩm tiêu thụ. Lý do mà người ta chọn các nguyên liệu ở giai đoạn trên là vì người ta không muốn thấy giá của nó bị ảnh hưởng bởi các giá khác cộng vào khi món hàng trở thành một sản phẩm tiêu dùng. Thí dụ dể hiểu nhất là cao su. Từ mủ trên cây đến khi nó biến thành một vỏ xe hơi hay một món đồ nào đó thì giá cả thật sự của cao su không còn nữa. Thêm vào đó là một số giá thành được cộng vào, từ chi phí bào chế đến chuyên chở v….v

Chỉ số nay nguyên thủy được tính bằng giá spot market. Spot market là giá mua ngay tại chỗ, không có chi phí phân lời vay mượn hay chi phí tồn kho tính vào. Nghĩa là đây là một giá sát thật tế nhất mà người ta có thể mua được. Giá được tính theo lối này để tránh đi mọi sự thay đổi trong giá không xuất phát từ lạm phát mà ra, vì đây là một chỉ số đo lạm phát lâu đời nhất của kinh tế Hoa Kỳ.

Hai mươi hai món hàng đó được chia ra làm hai loại: Raw Materials & Foods. Raw materials tạm dịch là đồ chưa được chế biến. Foods là thực phẩm. Hai mươi hai món đó gồm các thứ như sau:

Nguyên Liệu Nguyên Thủy: Burlap, Copper scrap, Cotton, Hides, Lead scrap, Print cloth, Rosin, Rubber, Steel scrap, Tallow, Tin, Wool tops, Zinc.

Thực phẩm: Butter, Cocoa beans, Corn, Cottonseed oil, Hogs, Lard, Steers, Sugar, Wheat.

Một điều xin lưu ý về chỉ số này. Đây là một trong những chỉ số lâu đời nhất trong các chỉ số kinh tế Hoa Kỳ. Nếu tính theo dòng lịch sử thì nó xuất phát từ thập niên 30, trong giai đoạn Great Depression của Hoa Kỳ. Vì thế phương pháp và các món hàng chọn lựa cũng nhiều khi không còn phù hợp với thời gian cho lắm. Cho nên mặc dầu nó là một trong những chỉ số chính để đo mức độ lạm phát trong kinh tế, đặc biệt là loại lạm phát gọi là COMMODITY-INDUCED INFLATION, các kinh tế gia hiện tại vẫn xài chỉ số CPI làm chỉ số chính.

Nguồn: Viet Speculator!
 
Last edited:
Henry

Henry

Thành viên
  • Henry

    Henry

Chủ đề 19: Tổng kết 5 nguyên tắc giao dịch liên thị trường của John Murphy

John J. Murphy.jpg

Phân tích liên thị trường là một dạng nghiên cứu phân tích dựa vào mối quan hệ giữa 4 thị trường tài chính thế giới gồm trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ và hàng hóa. Nó thường là “bàn đạp” cho các nhà phân tích trước khi phân tích một thị trường riêng lẻ nào đó. Tuy nhiên, nhiều trader hiện nay lại chưa chú ý đến điều này, trước khi đi vào phân tích thị trường riêng lẻ, họ thường không phân tích xu hướng thị trường chính của 3 thị trường còn lại. Việc nắm bắt được những xu hướng này sẽ giúp bạn hiểu được chúng đã thật sự tác động như thế nào đến thị trường chính mà bạn đang đầu tư. Để tổng kết, xin trích dẫn 5 nguyên tắc chủ đạo về sự tác động qua lại của các loại tài sản khác nhau của John Murphy:

Nguyên tắc 1 : Hãy chắc rằng đồng Dollar đang bị rớt giá, trước khi quyết định mua hàng hóa.

Có một sự đối lập giữa thị trường hàng hóa và giá Dollar, nếu bạn đang dự định mua hàng hóa, hãy chắc rằng đồng dollar đang giảm giá. Cách tốt nhất để nhận diện điều này là theo dõi các biểu đồ chỉ số đồng Dollar trên 6 loại ngoại tệ khác nhau ( VD: USD/CAD, USD/JPY, …) Điều này đồng nghĩa với việc giá hàng hóa cũng sẽ tăng khi giá các loại ngoại tệ khác dollar tăng, đặc biệt là đồng Dollar Úc và Dollar Canada. Tương tự như vậy, các trader trên thị trường tiền tệ cũng nên để ý đến xu hướng của thị trường hàng hóa, sẽ thật sai lầm nếu chỉ phân tích riêng lẽ một trong hai thị trường trên mà không quan tâm đến cái còn lại. Trong tất cả các loại hàng hóa, thì đồng Dollar nhạy cảm nhất đối với Vàng. Tất nhiên bạn sẽ phải trả giá rất đắt nếu bạn có ý định mua Vàng trong lúc Dollar đang tăng.

Nguyên tắc 2 : Mua hàng hóa khi cổ phiếu tăng

Giá cổ phiếu và hàng hóa có xu hướng chuyển động cùng chiều trong suốt một thập kỷ vừa qua, đặc biệt là từ năm 2008. Đó là bởi vì cổ phiếu và hàng hóa đều có thể đo lường được sức mạnh của nền kinh tế, một sự gia tăng về cầu của hàng hóa hay cổ phiếu cũng đồng nghĩa với sự hiện diện mạnh mẽ của nền kinh tế đó. Các hàng hóa như Đồng hay Dầu rất nhạy cảm với nền kinh tế toàn cầu. Trong khi vật liệu, năng lượng và kim loại quý thậm chí còn có tương quan mạnh mẽ hơn với thị trường cổ phiếu. Do đó có thể thấy được rằng, thời điểm tốt nhất để mua hàng hóa là khi giá cố phiếu đang trong xu hướng tăng và ngược lại. Một sự sụt giảm đồng Dollar sẽ tiếp thêm “sức mạnh” cho cả 2 thị trường này.

Nguyên tắc 3 : Mua cổ phiếu khi trái phiếu giảm

Cổ phiếu và trái phiếu thường có xu hướng trái ngược nhau và điều này đã được chứng minh trong suốt thập kỷ qua. Việc xác định giá trái phiếu có đang giảm hay không là rất quan trọng khi một nhà đầu tư tiến hành mua cổ phiếu, cả trái phiếu và cổ phiếu đều là những phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư của họ. Trader mua cổ phiếu khi họ cảm thấy lạc quan về nền kinh tế, mua trái phiếu khi cảm thấy nền kinh tế bi quan hoặc do cổ phiếu đang giảm giá. Một tín hiệu bán tin tưởng của trái phiếu thường cũng chính là một tín hiệu mua tốt của cổ phiếu ( và ngược lại ). Kể từ khi 2 thị trường này có một mối tương quan chặt chẽ, sẽ là sai lầm khi nhà đầu tư tiến hành giao dịch trên một trong hai thị trường mà không quan tâm đến thị trường còn lại.

Nguyên tắc 4 : Sử dụng tỷ số Cổ phiếu/ Trái phiếu khi “dịch chuyển” ngành

Thị trường chứng khoán được phân thành 10 ngành chính với độ hấp dẫn khác nhau tùy theo cổ phiếu hay trái phiếu cái nào đang tốt hơn. Khi cổ phiếu hấp dẫn hơn trái phiếu, những ngành mang tính chu kỳ ( như tiêu dùng không thiết yếu, công nghiệp, và kỹ thuật ) thường dẫn đầu thị trường. Ngược lại khi trái phiếu hấp dẫn hơn cổ phiếu, những ngành có cổ phiếu phòng vệ như tiêu dùng thiết yếu, y tế, và công ích lại dẫn đầu thị trường. Sử dụng tỷ số S&P500 chia cho Lợi suất trái phiếu 10 năm là cách tốt nhất để so sánh mối tương quan “phòng vệ”. Những ngành có liên quan tới thị trường hàng hóa cũng sẽ tăng khi tỉ số này tăng.

Nguyên tắc thứ năm : Dành sự chú ý đến thị trường chứng khoán nước ngoài

Các thị trường chứng khoán trên thế giới có mối liên kết rất mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao phải xem xét đến chúng, vì nó cũng sẽ gần như cùng hướng với thị trường chứng khoán Mỹ. Một sự sụp giảm thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ gây tổn hại đến tất cả mọi người. Xu hướng của thị trường chung châu Âu giúp ta biết được tình hình nợ xấu tại đó đang diễn biến như thế nào, từ đó ảnh hưởng đển thị trường Mỹ ra sao. Cũng cần chú ý nhiều hơn tới những thị trường mới nổi, chúng có mối quan hệ rất mật thiết với thị trường hàng hóa. Kể đến là sự ảnh hưởng rất lớn từ thị trường chứng khoán Trung Quốc đến thị trường chứng khoán và hàng hóa toàn cầu. Sự xuất diện của các quỹ ETFs (Quỹ hoán đỗi danh mục) sẽ giúp ta dễ hơn rất nhiều trong việc nhận biết được xu hướng của các thị trường nước ngoài.

Nguồn: Viet Speculator!
 

Học Forex Online

*Được tài trợ Livestream

Theo dõi chúng tôi

Bên trên