Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Nguồn: BBC
Sau một loạt những căng thẳng leo thang liên quan đến mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc hàng đầu thế giới này dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại trong thời gian tới.
Hai siêu cường kinh tế đã rơi vào cuộc chiến thương mại kể từ năm 2018 và việc này đã làm tổn hại tới nền kinh tế thế giới. Hồi tháng 1/2020, hai nước đồng ý giảm bớt những hạn chế áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu song phương. Đây được coi như một thắng lợi cho cả đôi bên, theo các quan chức Trung Quốc. Trung Quốc cam kết sẽ tăng mức nhập khẩu hàng hóa Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức của năm 2017, trong đó hàng nông nghiệp nhập khẩu tăng 32 tỷ USD và các mặt hàng sản xuất tăng thêm 78 tỷ USD. Cùng với đó, Bắc Kinh cũng đồng ý củng cố quy định về sở hữu trí tuệ bằng cách tăng cường việc xử lý nạn làm hàng giả và nạn đánh cắp bí mật thương mại.
Đổi lại, Mỹ đồng ý cắt giảm một nửa đối với một số biểu thuế quan mới mà nước này áp lên các sản phẩm Trung Quốc. Do đó, tuy vẫn còn bị áp nhiều mức thuế, thỏa thuận trên được coi như là một bước để tháo gỡ bớt căng thẳng thương mại.
Tuy nhiên, mối quan hệ đã một lần nữa trở nên căng thẳng trong sáu tháng qua, xung quanh một loạt các vấn đề rộng khắp.
Gần đây nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đụng độ với Bắc Kinh liên quan tới Tik Tok và WeChat - hai ứng dụng của Trung Quốc có thể sẽ bị cấm hoạt động tại Mỹ trong thời gian tới do có quan ngại về an ninh. Đây chính là điểm vướng mắc mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh. Các vấn đề khác gồm có Luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp dụng lên Hong Kong (Trung Quốc), động thái của Washington đối với tập đoàn công nghệ Huawei và nguồn gốc virus SARS-CoV-2.
Những vướng mắc này đã vượt lên trên mối quan hệ thương mại vốn đã rất nhạy cảm của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nick Marro, chuyên gia thương mại toàn cầu tại trung tâm nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU), chia sẻ với đài BBC: “Cả hai bên sẽ có bước thăm dò để xem tình thế đang ở đâu kể từ tháng 1/2020 tới nay và thực sự là họ có rất nhiều thứ để thương thảo. Ít nhất thì chúng ta cũng hy vọng các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh sẽ đặt câu hỏi về cam kết của họ đối với một thỏa thuận thương mại vốn đã không mấy tác dụng trong việc bảo hộ các công ty Trung Quốc khỏi áp lực từ phía Mỹ”.
Tổng thống Donald Trump lâu nay đã cáo buộc Trung Quốc có các hoạt động thương mại không công bằng và đánh cắp tài sản trí tuệ. Trong lúc đó, tại Trung Quốc thì có tâm lý là Mỹ đang tìm cách khống chế để không cho Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế thế giới.
Trong khi WeChat, Tik Tok và Huawei đều đã bị tấn công trong thời gian gần đây thì Chính quyền ông Trump vẫn tiếp tục đưa thêm hàng chục các công ty khác nữa của Trung Quốc vào “danh sách đen” trong lĩnh vực kinh tế. “Chính phủ Mỹ sẽ có thêm các biện pháp nhằm bảo vệ dữ liệu Mỹ khỏi việc lưu trữ trên những hệ thống điện toán đám mây do các hãng Trung Quốc sở hữu, cũng như ảnh hưởng của việc sử dụng những hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển nối Mỹ với mạng Internet toàn cầu”, Rajiv Biswas, trưởng kinh tế gia tại hãng tư vấn đặt ở London IHS Markit, nói thêm.
Cuộc tranh cãi đã dẫn tới việc hai nước áp thêm thuế nhập khẩu vào lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau. Cuộc chiến thương mại “ăn miếng trả miếng” bắt đầu từ năm 2018 liên quan tới thuế quan áp lên lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá trên 450 tỷ USD của hai nước và tình hình càng ngày càng trở nên căng thẳng kể từ đó.
Và mặc dù đầu năm nay, đã có bước đột phá khi hai bên đồng ý là sẽ nới lỏng một số hạn chế áp dụng lên hàng hóa của nhau và gọi đó là “giai đoạn một” của quá trình đàm phán, tình hình cũng không cho thấy sự khả quan hơn.
“Xét đến một loạt những điểm khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, có lẽ sẽ rất khó khăn để đặt kỳ vọng vào những tiến triển đáng kể mới trong vòng đàm phán thương mại sắp tới”, ông Biswas nói thêm.
Trong khi đó, cam kết của Trung Quốc trong việc mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong năm 2020 và 2021 là một điểm gây quan ngại. Ngay cả trước khi thỏa thuận được ký kết, một số chuyên gia thương mại nói rằng đây là mục tiêu không thực tiễn. Mục tiêu này càng trở nên khó khăn do virus SARS-CoV-2 đã gây suy yếu cho cả nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ.
Do đó, trong cuộc họp trực tuyến sắp tới, các nhà phân tích cho rằng nhiều khả năng giới quan chức sẽ phân tích dữ liệu thương mại của Trung Quốc và Mỹ để xác định xem liệu những mục tiêu trên có thể thực hiện được hay không.
Sau một loạt những căng thẳng leo thang liên quan đến mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc hàng đầu thế giới này dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại trong thời gian tới.
Hai siêu cường kinh tế đã rơi vào cuộc chiến thương mại kể từ năm 2018 và việc này đã làm tổn hại tới nền kinh tế thế giới. Hồi tháng 1/2020, hai nước đồng ý giảm bớt những hạn chế áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu song phương. Đây được coi như một thắng lợi cho cả đôi bên, theo các quan chức Trung Quốc. Trung Quốc cam kết sẽ tăng mức nhập khẩu hàng hóa Mỹ thêm 200 tỷ USD so với mức của năm 2017, trong đó hàng nông nghiệp nhập khẩu tăng 32 tỷ USD và các mặt hàng sản xuất tăng thêm 78 tỷ USD. Cùng với đó, Bắc Kinh cũng đồng ý củng cố quy định về sở hữu trí tuệ bằng cách tăng cường việc xử lý nạn làm hàng giả và nạn đánh cắp bí mật thương mại.
Đổi lại, Mỹ đồng ý cắt giảm một nửa đối với một số biểu thuế quan mới mà nước này áp lên các sản phẩm Trung Quốc. Do đó, tuy vẫn còn bị áp nhiều mức thuế, thỏa thuận trên được coi như là một bước để tháo gỡ bớt căng thẳng thương mại.
Tuy nhiên, mối quan hệ đã một lần nữa trở nên căng thẳng trong sáu tháng qua, xung quanh một loạt các vấn đề rộng khắp.
Gần đây nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đụng độ với Bắc Kinh liên quan tới Tik Tok và WeChat - hai ứng dụng của Trung Quốc có thể sẽ bị cấm hoạt động tại Mỹ trong thời gian tới do có quan ngại về an ninh. Đây chính là điểm vướng mắc mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh. Các vấn đề khác gồm có Luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp dụng lên Hong Kong (Trung Quốc), động thái của Washington đối với tập đoàn công nghệ Huawei và nguồn gốc virus SARS-CoV-2.
Những vướng mắc này đã vượt lên trên mối quan hệ thương mại vốn đã rất nhạy cảm của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nick Marro, chuyên gia thương mại toàn cầu tại trung tâm nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU), chia sẻ với đài BBC: “Cả hai bên sẽ có bước thăm dò để xem tình thế đang ở đâu kể từ tháng 1/2020 tới nay và thực sự là họ có rất nhiều thứ để thương thảo. Ít nhất thì chúng ta cũng hy vọng các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh sẽ đặt câu hỏi về cam kết của họ đối với một thỏa thuận thương mại vốn đã không mấy tác dụng trong việc bảo hộ các công ty Trung Quốc khỏi áp lực từ phía Mỹ”.
Tổng thống Donald Trump lâu nay đã cáo buộc Trung Quốc có các hoạt động thương mại không công bằng và đánh cắp tài sản trí tuệ. Trong lúc đó, tại Trung Quốc thì có tâm lý là Mỹ đang tìm cách khống chế để không cho Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế thế giới.
Trong khi WeChat, Tik Tok và Huawei đều đã bị tấn công trong thời gian gần đây thì Chính quyền ông Trump vẫn tiếp tục đưa thêm hàng chục các công ty khác nữa của Trung Quốc vào “danh sách đen” trong lĩnh vực kinh tế. “Chính phủ Mỹ sẽ có thêm các biện pháp nhằm bảo vệ dữ liệu Mỹ khỏi việc lưu trữ trên những hệ thống điện toán đám mây do các hãng Trung Quốc sở hữu, cũng như ảnh hưởng của việc sử dụng những hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển nối Mỹ với mạng Internet toàn cầu”, Rajiv Biswas, trưởng kinh tế gia tại hãng tư vấn đặt ở London IHS Markit, nói thêm.
Cuộc tranh cãi đã dẫn tới việc hai nước áp thêm thuế nhập khẩu vào lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau. Cuộc chiến thương mại “ăn miếng trả miếng” bắt đầu từ năm 2018 liên quan tới thuế quan áp lên lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá trên 450 tỷ USD của hai nước và tình hình càng ngày càng trở nên căng thẳng kể từ đó.
Và mặc dù đầu năm nay, đã có bước đột phá khi hai bên đồng ý là sẽ nới lỏng một số hạn chế áp dụng lên hàng hóa của nhau và gọi đó là “giai đoạn một” của quá trình đàm phán, tình hình cũng không cho thấy sự khả quan hơn.
“Xét đến một loạt những điểm khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, có lẽ sẽ rất khó khăn để đặt kỳ vọng vào những tiến triển đáng kể mới trong vòng đàm phán thương mại sắp tới”, ông Biswas nói thêm.
Trong khi đó, cam kết của Trung Quốc trong việc mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong năm 2020 và 2021 là một điểm gây quan ngại. Ngay cả trước khi thỏa thuận được ký kết, một số chuyên gia thương mại nói rằng đây là mục tiêu không thực tiễn. Mục tiêu này càng trở nên khó khăn do virus SARS-CoV-2 đã gây suy yếu cho cả nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ.
Do đó, trong cuộc họp trực tuyến sắp tới, các nhà phân tích cho rằng nhiều khả năng giới quan chức sẽ phân tích dữ liệu thương mại của Trung Quốc và Mỹ để xác định xem liệu những mục tiêu trên có thể thực hiện được hay không.