Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Hãng tin CNBC dẫn lời Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho hay sự phục hồi của thị trường vàng Ấn Độ vẫn sẽ chưa thật ổn định trong nửa cuối năm 2020 do nhiều yếu tố, trong đó có giá vàng tăng cao kỷ lục.
Ấn Độ là một trong những thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất. Kim loại quý này đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của Ấn Độ, khi việc mua vàng trong các dịp lễ hoặc để làm quà tặng trong đám cưới được coi là điềm lành. Vàng cũng được xem là biểu tượng của sự sung túc và là một kênh đầu tư an toàn.
Somasundaram PR, Giám đốc điều hành hoạt động của WGC tại Ấn Độ, cho biết nhu cầu vàng thường tăng cao vào nửa cuối năm, khi các lễ hội quan trọng được tổ chức, trong đó có Lễ hội ánh sáng Diwali và Dhanteras và mùa cưới.
Tuy nhiên, trả lời CNBC qua email, ông Somasundaram nhận định rất khó để phán đoán tình hình sẽ tiến triển như thế nào trong năm nay vì có nhiều yếu tố định hình sự phục hồi của nhu cầu vàng, như diễn biến của dịch bệnh, sự gián đoạn do hậu quả của các biện pháp phong tỏa và triển vọng về giá.
Nhu cầu vàng tại Ấn Độ đã giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020. Một báo cáo của WGC được công bố vào cuối tháng Bảy cho biết nhu cầu mua trang sức của người dân Ấn Độ trong quý II/2020 đã giảm 74% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn 44 tấn do chi tiêu cho trang sức vàng sụt giảm. Đây cũng là quý tiêu thụ vàng thấp nhất từng được ghi nhận tại quốc gia Nam Á này.
Theo báo cáo, sự sụt giảm này là do các biện pháp phong tỏa được áp đặt trên toàn quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, cũng như xu hướng giá vàng tăng cao và những lo ngại về sự bất ổn của các khoản thu nhập trong tương lai. Nhu cầu vàng ở Ấn Độ dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất của 26 năm trong năm 2020.
Hiện Ấn Độ là quốc qua chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ ba trên thế giới vì đại dịch COVID-19, với hơn 2,6 triệu người mắc, dù tỷ lệ phục hồi là khá cao. Trong bối cảnh đó, nhiều bang của Ấn Độ đã tiến hành áp đặt các biện pháp phong tỏa. Điều này khiến các chuyên gia kinh tế đưa ra cảnh báo về những khó khăn tiềm ẩn trong việc đạt được sự phục hồi bền vững.
Ông Somasundaram cho rằng nhu cầu vàng sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hồi sinh nền kinh tế Ấn Độ. Song ông cũng thừa nhận rằng cũng có những rủi ro như các quy định về giãn cách xã hội có thể khiến nhiều đám cưới, sự kiện phải hoãn hoặc bị hủy, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu mua trang sức. Ngoài ra, giá vàng cao đang khiến nhiều người e ngại mua vào, vì giá đã tăng gần 50% kể từ đầu năm 2019, trong khi thu nhập của người dân thì không tăng. Hàng triệu người Ấn Độ đã bị mất việc hoặc bị cắt giảm lương bởi kinh tế giảm sút và đất nước trong tình trạng bị phong tỏa.
Trong khi đó Radhika Rao, chuyên gia kinh tế thuộc Tập đoàn DBS của Singapore (Xinh-ga-po), cho rằng doanh số bán lẻ đồ trang sức chiếm hơn 2/3 tổng nhu cầu vàng của Ấn Độ và sự phục hồi phụ thuộc vào việc tình hình dịch bệnh được kiểm soát như thế nào, cùng với xu hướng chuyển động của giá vàng. Bà Rao cho biết thêm các yếu tố khiến giá vàng tăng cao trên thế giới, như môi trường lãi suất âm, các chính sách tài khóa nới lỏng và đồng USD yếu, vẫn đang hiện hữu.
Dữ liệu từ WGC cho thấy dòng vàng chảy vào các quỹ giao dịch trên thế giới đã ghi nhận tháng tăng thứ tám liên tiếp. Trong tháng Bảy, con số này ở mức tương đương 9,7 tỷ USD. Giá trị dòng vàng chảy vào các quỹ tại Ấn Độ trong tháng này ở mức 98 triệu USD, đạt tổng cộng 1,51 tỷ USD.
Ấn Độ là một trong những thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất. Kim loại quý này đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của Ấn Độ, khi việc mua vàng trong các dịp lễ hoặc để làm quà tặng trong đám cưới được coi là điềm lành. Vàng cũng được xem là biểu tượng của sự sung túc và là một kênh đầu tư an toàn.
Somasundaram PR, Giám đốc điều hành hoạt động của WGC tại Ấn Độ, cho biết nhu cầu vàng thường tăng cao vào nửa cuối năm, khi các lễ hội quan trọng được tổ chức, trong đó có Lễ hội ánh sáng Diwali và Dhanteras và mùa cưới.
Tuy nhiên, trả lời CNBC qua email, ông Somasundaram nhận định rất khó để phán đoán tình hình sẽ tiến triển như thế nào trong năm nay vì có nhiều yếu tố định hình sự phục hồi của nhu cầu vàng, như diễn biến của dịch bệnh, sự gián đoạn do hậu quả của các biện pháp phong tỏa và triển vọng về giá.
Nhu cầu vàng tại Ấn Độ đã giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020. Một báo cáo của WGC được công bố vào cuối tháng Bảy cho biết nhu cầu mua trang sức của người dân Ấn Độ trong quý II/2020 đã giảm 74% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn 44 tấn do chi tiêu cho trang sức vàng sụt giảm. Đây cũng là quý tiêu thụ vàng thấp nhất từng được ghi nhận tại quốc gia Nam Á này.
Theo báo cáo, sự sụt giảm này là do các biện pháp phong tỏa được áp đặt trên toàn quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, cũng như xu hướng giá vàng tăng cao và những lo ngại về sự bất ổn của các khoản thu nhập trong tương lai. Nhu cầu vàng ở Ấn Độ dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất của 26 năm trong năm 2020.
Hiện Ấn Độ là quốc qua chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ ba trên thế giới vì đại dịch COVID-19, với hơn 2,6 triệu người mắc, dù tỷ lệ phục hồi là khá cao. Trong bối cảnh đó, nhiều bang của Ấn Độ đã tiến hành áp đặt các biện pháp phong tỏa. Điều này khiến các chuyên gia kinh tế đưa ra cảnh báo về những khó khăn tiềm ẩn trong việc đạt được sự phục hồi bền vững.
Ông Somasundaram cho rằng nhu cầu vàng sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hồi sinh nền kinh tế Ấn Độ. Song ông cũng thừa nhận rằng cũng có những rủi ro như các quy định về giãn cách xã hội có thể khiến nhiều đám cưới, sự kiện phải hoãn hoặc bị hủy, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu mua trang sức. Ngoài ra, giá vàng cao đang khiến nhiều người e ngại mua vào, vì giá đã tăng gần 50% kể từ đầu năm 2019, trong khi thu nhập của người dân thì không tăng. Hàng triệu người Ấn Độ đã bị mất việc hoặc bị cắt giảm lương bởi kinh tế giảm sút và đất nước trong tình trạng bị phong tỏa.
Trong khi đó Radhika Rao, chuyên gia kinh tế thuộc Tập đoàn DBS của Singapore (Xinh-ga-po), cho rằng doanh số bán lẻ đồ trang sức chiếm hơn 2/3 tổng nhu cầu vàng của Ấn Độ và sự phục hồi phụ thuộc vào việc tình hình dịch bệnh được kiểm soát như thế nào, cùng với xu hướng chuyển động của giá vàng. Bà Rao cho biết thêm các yếu tố khiến giá vàng tăng cao trên thế giới, như môi trường lãi suất âm, các chính sách tài khóa nới lỏng và đồng USD yếu, vẫn đang hiện hữu.
Dữ liệu từ WGC cho thấy dòng vàng chảy vào các quỹ giao dịch trên thế giới đã ghi nhận tháng tăng thứ tám liên tiếp. Trong tháng Bảy, con số này ở mức tương đương 9,7 tỷ USD. Giá trị dòng vàng chảy vào các quỹ tại Ấn Độ trong tháng này ở mức 98 triệu USD, đạt tổng cộng 1,51 tỷ USD.