Triển vọng tích cực cho vàng trong năm 2023

CPTinternational
CPTinternational
Bình luận: 0Lượt xem: 167
CPTinternational

CPTinternational

Thành viên
  • CPTinternational

    CPTinternational

Vàng chỉ giảm 0.5% trong năm 2022 khi các đợt nâng lãi suất liên tiếp của Fed đã khiến vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm. Tuy nhiên thị trường đã phục hồi và vàng đã tăng khoảng 200 USD từ tháng 11 do kỳ vọng rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ giảm tốc độ nâng lãi suất.

A01.png

(Diễn biến giá vàng trong năm qua, nguồn: CNBC)

Triển vọng trong năm 2023

Trong triển vọng năm 2023, các nhà phân tích và các công ty nghiên cứu đang lạc quan về vàng khi họ kỳ vọng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đạt đỉnh, lạm phát duy trì ở mức cao và bất ổn kinh tế toàn cầu sẽ hỗ trợ giá trong năm mới.

Diễn biến của giá vàng trong năm 2023 sẽ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Fed và tác động của nó đối với quỹ đạo của đồng USD. Với bối cảnh bất ổn gia tăng trong năm 2023 và một Fed ôn hòa, đồng USD sẽ suy yếu, nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng sẽ tăng lên.

A02.png

(Biểu đồ ghi lại dự đoán lãi suất của các quan chức Fed, nguồn: Bloomberg)

Hiện tại, các thị trường đang kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất lên mức cao nhất trong khoảng từ 5,00% đến 5,25% trong nửa đầu năm nay. Và nhiều nhà đầu tư trên thị trường kì vọng Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2024. Lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lãi và sẽ hỗ trợ đồng USD, vốn biến động trái chiều với vàng.

Chỉ số USD giảm sau khi tạo đỉnh tại mức 114.73 điểm

Đồng USD tăng mạnh khi Fed bắt đầu quá trình nâng lãi suất vào đầu năm 2022. Sau 5 lần nâng lãi suất, phạm vi lãi suất mục tiêu của Fed hiện tăng lên 4.25%-4.5%, mức cao nhất trong 15 năm kể từ tháng 12/2007. Tuy nhiên thị trường đã trở nên lạc quan hơn khi nhà đầu tư kì vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ giảm tốc độ nâng lãi suất vào năm nay.

A03.png

(Biểu đồ chỉ số USD trong năm qua, nguồn: CPT Markets)

Trên biểu đồ chỉ số USD, vào ngày 11/11/2022, thị trường đã giảm mạnh và phá vỡ hỗ trợ 107.65 điểm được tạo vào tháng 9 trước đó. Đồng thời chỉ số cũng xác nhận xu hướng giảm trong ngắn hạn với kháng cự tại 105.64 điểm. Dự kiến với việc Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất tới giữa năm 2023, chỉ số USD sẽ phục hồi về vùng 108-110.00 điểm giá trị. Tuy nhiên dưới áp lực Fed hạ lãi suất vào cuối năm, chỉ số USD có thể giảm về vùng 97-94.61 điểm, quay trở lại mức đáy được tạo từ ngày đầu năm 2022.

Giá vàng phục hồi mạnh mẽ

Giá vàng giảm mạnh từ mức đỉnh 2070 USD/ Oz khi xung đột tại Nga và Ukraina nổ ra tạo ra một chuỗi các sự kiện bất ổn lên nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên tính cho tới thời điểm hiện tại, giá vàng đã phục hồi được hơn 60% kể từ mức đáy 1614 USD/ Oz vào ngày 09/15/2022.

A04.png

(Biểu đồ giá vàng trong năm qua, nguồn: CPT Markets)

Với đà phục hồi hiện tại, thị trường hoàn toàn có thể tiếp tục tiến lên vùng kháng cự 2000-2070 USD được tạo trong khoảng tháng 3 năm 2022 và còn có thể tăng cao hơn nữa. Rủi ro lớn nhất đối với triển vọng tăng giá của vàng trong năm 2023 là mối đe dọa lạm phát kéo dài, yếu tố mà các chuyên gia cho rằng sẽ buộc ngân hàng trung ương Mỹ phải duy trì các chính sách tiền tệ thắt chặt, điều đó sẽ gây bất lợi cho giá vàng.

Nhưng một vài tín hiệu tích cực đã đến trong những ngày đầu năm 2023, khi cuộc họp chính sách tháng 12/2022 của Fed thừa nhận họ đã đạt được “tiến bộ đáng kể” trong năm qua trong việc nâng lãi suất đủ để làm giảm lạm phát. Và trong cuộc họp nâng lãi suất đầu tiên trong năm nay vào ngày 01/31-02/01/2023, Fed dự kiến sẽ chỉ nâng 25 điểm cơ bản, một sự tiến bộ đáng kể so với năm ngoái. Và điều này sẽ tạo nhiều tín hiệu tích cực hơn cho vàng trong năm 2023.

Giao dịch Vàng cùng CPT Markets và nhận ưu đãi hoàn tiền năm mới 2023 lên tới 20.000 USD
Chi tiết:
tham khảo
 
Bên trên