Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Nguồn: VnExress
Trung Quốc đang thay đổi kinh tế trong nước, chuẩn bị cho kịch bản Mỹ không còn là trung tâm nhu cầu của thế giới.
Trong một thế giới bị rung chuyển bởi Covid-19 và căng thẳng với Mỹ, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra loạt chính sách mới để thúc đẩy kinh tế trong nước, theo khái niệm "lưu thông kép". Cụm từ này đề cập đến hai vòng hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, với trọng tâm là kinh doanh nội địa .
Hiện chưa rõ liệu "lưu thông kép" có phản ánh sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế của Bắc Kinh hay không, hay khái niệm này mới như thế nào. Nhưng điều đáng chú ý là cuộc thảo luận về việc này diễn ra chỉ vài tháng trước khi Trung Quốc lên kế hoạch công bố kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 14.
Giới phân tích cũng đã đưa ra vài dự báo về tác động của chính sách này với thương mại toàn cầu. Một trong các báo cáo của các nhà kinh tế tại ICBC International (Hong Kong) đã thảo luận về tác động đối với vòng toàn cầu hóa tiếp theo.
Theo đó, các tác giả đã sử dụng hai biểu đồ. Biểu đồ đầu tiên phản ánh một nền kinh tế quốc tế tập trung vào Mỹ trong vai trò một trung tâm nhu cầu toàn cầu. Đây là vòng toàn cầu hóa trước.
Ở biểu đồ thứ hai - vòng toàn cầu hóa mới, thế giới được chia thành ba phần gồm: châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á, sẽ tương tác với nhau trên quy mô khu vực. Trong đó, Trung Quốc và "vòng lưu thông nội bộ" của họ ở trung tâm của châu Á.
Nhu cầu Mỹ giảm, vị thế Trung Quốc tăng
"Chính sách 'lưu thông kép' thể hiện sự công nhận của Trung Quốc rằng họ sẽ không thể phụ thuộc nhiều vào thương mại trong hai thập kỷ tới, như đã làm trong hai thập kỷ trước", Stephen Olson, nhà nghiên cứu tại Tổ chức phi lợi nhuận Hinrich, nhận định.
Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, việc theo đuổi hội nhập kinh tế sâu rộng với Trung Quốc ngày càng bị Mỹ coi là một sai lầm chiến lược. Bởi lẽ, điều này mang lại hiệu quả rất tốt cho Trung Quốc, nhưng lại khá ít đối với Mỹ.
Cuộc chiến thuế nhập khẩu giữa Trung Quốc với Mỹ trong hai năm qua đã làm giảm luồng hàng hóa giữa hai nước. Tính theo quốc gia, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Nhưng năm ngoái, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, khu vực Bắc Mỹ đã nhường vị trí đối tác thương mại hàng đầu cho Liên minh châu Âu, theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc. Còn năm nay, 10 quốc gia ASEAN đã chiếm vị trí này.
"Vị thế của chúng ta trong nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng lên. Mối quan hệ của chúng ta với nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên gần gũi hơn và cơ hội thị trường mà Trung Quốc cung cấp cho các quốc gia khác sẽ mở rộng. Và chúng ta sẽ trở thành một trường hấp dẫn lớn để thu hút hàng hóa quốc tế và các nguồn lực quan trọng", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận xét trong một bài phát biểu tuần trước, khi nghe đề xuất về kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Vào tháng 7/2020, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 12,2% trong vốn FDI so với năm ngoái, lên 9,05 tỷ USD, theo Bộ Thương mại nước này. Điều đó đánh dấu tháng tăng thứ tư liên tiếp kể từ khi đại dịch lên cao điểm vào đầu tháng 2. Ngược lại, FDI toàn cầu dự kiến giảm 30% trong bối cảnh đại dịch, theo một báo cáo hồi tháng 5 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
"Nguồn vốn chính là vua. Nếu quốc gia của bạn có nhiều yếu tố chắc chắn hơn các nước khác, sẽ có người đến đầu tư", Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance, cho biết. Đối với Pang, xu hướng đầu tư nước ngoài và những thay đổi trong xuất khẩu của Trung Quốc đang diễn ra rồi. Covid-19 chỉ càng khiến quá trình này tăng tốc.
Các nhà chức trách và các công ty cũng đang cố gắng chuyển trọng tâm kinh doanh sang thị trường nội địa. "Trên thực tế, việc các hãng xuất khẩu Trung Quốc chuyển hướng sang phục vụ thị trường nội địa là một điều tốt. Vì vậy, nền kinh tế có thể phát triển ổn định và tăng trưởng", Xu Hongcai - Phó giám đốc Ủy ban Chính sách Kinh tế tại Hiệp hội Khoa học Chính sách Trung Quốc cho biết, "Điều này cũng tốt cho phần còn lại của thế giới".
Quá trình chuyển đổi tiềm ẩn đau đớn
Bắc Kinh muốn thúc đẩy tiêu dùng trong nước, nhưng điều này chưa chắc xảy ra đúng ý họ, đặc biệt là trong vài tháng tới. Ngay bây giờ, "nhu cầu trong nước đang phục hồi, nhưng rất khó để phục hồi lại như trước khi có dịch", Xu nói, "Nhu cầu tổng thể đã giảm vì có sản phẩm thay thế. Mọi người phải tìm việc khác. Giai đoạn chuyển đổi vì thế càng đau đớn hơn".
Sau khi giảm 6,8% trong quý I, GDP Trung Quốc bất ngờ tăng 3,2% trong quý II, nhờ đầu tư gia tăng, đặc biệt là vào bất động sản. Doanh số bán lẻ vẫn giảm 1,1% trong tháng 7 do tăng trưởng mua sắm trực tuyến không đủ bù đắp cho mức sụt giảm chung.
"Tiêu dùng chắc chắn sẽ không phải là động lực kinh tế trong năm nay hoặc năm sau. Đó phải là đầu tư và xuất khẩu, "Dan Wang - kinh tế trưởng tại Hang Seng China (Thượng Hải) cho biết, "Để tăng tiêu dùng hoặc đóng góp vào tăng trưởng, Trung Quốc sẽ phải thực hiện một số cải cách lớn trong phân phối thu nhập, và một khó khăn lớn khi thực hiện điều đó là cải cách doanh nghiệp nhà nước".
Nhưng về lâu dài, áp lực đang gia tăng đối với Trung Quốc trong việc chuyển hướng, dựa nhiều hơn vào thị trường nội địa. Một trong những lý do khiến Trung Quốc theo đuổi "lưu thông kép" là vì quốc gia này đang ngày càng nổi bật trên toàn cầu. Bất cứ điều gì họ làm cũng sẽ có tác động đáng kể, khi các quốc gia khác đánh giá lại mức độ phụ thuộc của mình vào gã khổng lồ châu Á.
"Tôi nghĩ cụm từ này chủ yếu giải quyết rủi ro từ Mỹ. Và Trung Quốc cũng muốn đảm bảo rằng họ vẫn giữ vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu", bà nói.
Trung Quốc đang thay đổi kinh tế trong nước, chuẩn bị cho kịch bản Mỹ không còn là trung tâm nhu cầu của thế giới.
Trong một thế giới bị rung chuyển bởi Covid-19 và căng thẳng với Mỹ, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra loạt chính sách mới để thúc đẩy kinh tế trong nước, theo khái niệm "lưu thông kép". Cụm từ này đề cập đến hai vòng hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, với trọng tâm là kinh doanh nội địa .
Hiện chưa rõ liệu "lưu thông kép" có phản ánh sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế của Bắc Kinh hay không, hay khái niệm này mới như thế nào. Nhưng điều đáng chú ý là cuộc thảo luận về việc này diễn ra chỉ vài tháng trước khi Trung Quốc lên kế hoạch công bố kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 14.
Giới phân tích cũng đã đưa ra vài dự báo về tác động của chính sách này với thương mại toàn cầu. Một trong các báo cáo của các nhà kinh tế tại ICBC International (Hong Kong) đã thảo luận về tác động đối với vòng toàn cầu hóa tiếp theo.
Theo đó, các tác giả đã sử dụng hai biểu đồ. Biểu đồ đầu tiên phản ánh một nền kinh tế quốc tế tập trung vào Mỹ trong vai trò một trung tâm nhu cầu toàn cầu. Đây là vòng toàn cầu hóa trước.
Ở biểu đồ thứ hai - vòng toàn cầu hóa mới, thế giới được chia thành ba phần gồm: châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á, sẽ tương tác với nhau trên quy mô khu vực. Trong đó, Trung Quốc và "vòng lưu thông nội bộ" của họ ở trung tâm của châu Á.
Nhu cầu Mỹ giảm, vị thế Trung Quốc tăng
"Chính sách 'lưu thông kép' thể hiện sự công nhận của Trung Quốc rằng họ sẽ không thể phụ thuộc nhiều vào thương mại trong hai thập kỷ tới, như đã làm trong hai thập kỷ trước", Stephen Olson, nhà nghiên cứu tại Tổ chức phi lợi nhuận Hinrich, nhận định.
Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, việc theo đuổi hội nhập kinh tế sâu rộng với Trung Quốc ngày càng bị Mỹ coi là một sai lầm chiến lược. Bởi lẽ, điều này mang lại hiệu quả rất tốt cho Trung Quốc, nhưng lại khá ít đối với Mỹ.
Cuộc chiến thuế nhập khẩu giữa Trung Quốc với Mỹ trong hai năm qua đã làm giảm luồng hàng hóa giữa hai nước. Tính theo quốc gia, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Nhưng năm ngoái, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, khu vực Bắc Mỹ đã nhường vị trí đối tác thương mại hàng đầu cho Liên minh châu Âu, theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc. Còn năm nay, 10 quốc gia ASEAN đã chiếm vị trí này.
"Vị thế của chúng ta trong nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng lên. Mối quan hệ của chúng ta với nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên gần gũi hơn và cơ hội thị trường mà Trung Quốc cung cấp cho các quốc gia khác sẽ mở rộng. Và chúng ta sẽ trở thành một trường hấp dẫn lớn để thu hút hàng hóa quốc tế và các nguồn lực quan trọng", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận xét trong một bài phát biểu tuần trước, khi nghe đề xuất về kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Vào tháng 7/2020, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 12,2% trong vốn FDI so với năm ngoái, lên 9,05 tỷ USD, theo Bộ Thương mại nước này. Điều đó đánh dấu tháng tăng thứ tư liên tiếp kể từ khi đại dịch lên cao điểm vào đầu tháng 2. Ngược lại, FDI toàn cầu dự kiến giảm 30% trong bối cảnh đại dịch, theo một báo cáo hồi tháng 5 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
"Nguồn vốn chính là vua. Nếu quốc gia của bạn có nhiều yếu tố chắc chắn hơn các nước khác, sẽ có người đến đầu tư", Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance, cho biết. Đối với Pang, xu hướng đầu tư nước ngoài và những thay đổi trong xuất khẩu của Trung Quốc đang diễn ra rồi. Covid-19 chỉ càng khiến quá trình này tăng tốc.
Các nhà chức trách và các công ty cũng đang cố gắng chuyển trọng tâm kinh doanh sang thị trường nội địa. "Trên thực tế, việc các hãng xuất khẩu Trung Quốc chuyển hướng sang phục vụ thị trường nội địa là một điều tốt. Vì vậy, nền kinh tế có thể phát triển ổn định và tăng trưởng", Xu Hongcai - Phó giám đốc Ủy ban Chính sách Kinh tế tại Hiệp hội Khoa học Chính sách Trung Quốc cho biết, "Điều này cũng tốt cho phần còn lại của thế giới".
Quá trình chuyển đổi tiềm ẩn đau đớn
Bắc Kinh muốn thúc đẩy tiêu dùng trong nước, nhưng điều này chưa chắc xảy ra đúng ý họ, đặc biệt là trong vài tháng tới. Ngay bây giờ, "nhu cầu trong nước đang phục hồi, nhưng rất khó để phục hồi lại như trước khi có dịch", Xu nói, "Nhu cầu tổng thể đã giảm vì có sản phẩm thay thế. Mọi người phải tìm việc khác. Giai đoạn chuyển đổi vì thế càng đau đớn hơn".
Sau khi giảm 6,8% trong quý I, GDP Trung Quốc bất ngờ tăng 3,2% trong quý II, nhờ đầu tư gia tăng, đặc biệt là vào bất động sản. Doanh số bán lẻ vẫn giảm 1,1% trong tháng 7 do tăng trưởng mua sắm trực tuyến không đủ bù đắp cho mức sụt giảm chung.
"Tiêu dùng chắc chắn sẽ không phải là động lực kinh tế trong năm nay hoặc năm sau. Đó phải là đầu tư và xuất khẩu, "Dan Wang - kinh tế trưởng tại Hang Seng China (Thượng Hải) cho biết, "Để tăng tiêu dùng hoặc đóng góp vào tăng trưởng, Trung Quốc sẽ phải thực hiện một số cải cách lớn trong phân phối thu nhập, và một khó khăn lớn khi thực hiện điều đó là cải cách doanh nghiệp nhà nước".
Nhưng về lâu dài, áp lực đang gia tăng đối với Trung Quốc trong việc chuyển hướng, dựa nhiều hơn vào thị trường nội địa. Một trong những lý do khiến Trung Quốc theo đuổi "lưu thông kép" là vì quốc gia này đang ngày càng nổi bật trên toàn cầu. Bất cứ điều gì họ làm cũng sẽ có tác động đáng kể, khi các quốc gia khác đánh giá lại mức độ phụ thuộc của mình vào gã khổng lồ châu Á.
"Tôi nghĩ cụm từ này chủ yếu giải quyết rủi ro từ Mỹ. Và Trung Quốc cũng muốn đảm bảo rằng họ vẫn giữ vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu", bà nói.