Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Theo nhận xét của tờ Financial Times ngày 17/9, nói một cách tương đối, Trung Quốc và hầu hết các nước ở khu vực Đông Á đã kiểm soát tốt cuộc khủng hoảng COVID-19.
Theo bài viết, thị trường tiền tệ gần đây đã chứng kiến xu hướng tăng giá của đồng nhân dân tệ, song đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Sự chuyển dịch cán cân kinh tế từ phương Tây sang châu Á đã xảy ra từ trước khi có COVID-19 và đại dịch chỉ làm tăng nhanh tiến trình này.
Giới quan sát nhìn vào cách quản lý của Bắc Kinh đối với đại dịch. Đúng là COVID-19 đã khởi nguồn từ Trung Quốc và hậu quả địa chính trị của đại dịch vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, xu hướng nhiễm bệnh và tử vong tại khu vực này là ít hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Bề dày kinh nghiệm xử lý các đại dịch và công nghệ hiện đại đã giúp Bắc Kinh. Trong khi tại các nơi như Mỹ và châu Âu vẫn đang tiếp tục vật lộn với những làn sóng mới của dịch bệnh, các mức độ này tại châu Á là khá thấp.
Khả năng xử lý đại dịch tốt hơn đem lại những kết quả kinh tế tốt hơn. Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong số 48 nước đã ghi nhận Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II/2020 cao hơn cùng kỳ năm 2019. Các khu vực có chỉ số GDP quý II/2020 cao tiếp theo là vùng lãnh thổ Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc và Hong Kong.
Trong khi đó, GDP quý II/2020 của Tây Ban Nha thấp hơn 20% so với quý IV/2019, trong khi ở Ấn Độ, mức chênh lệch là 25%.
Các nước Đông Á tránh được tình trạng phong tỏa kéo dài đã hạn chế được những tổn thất đối với các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ và xây dựng. Số liệu hoạt động tháng 8/2020 do Trung Quốc công bố cho thấy số các ngành nghề phục hồi trong nền kinh tế của Trung Quốc đang ngày một nhiều hơn, sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc cũng mạnh hơn. Điều đáng nói là sự phục hồi này không đến từ hỗ trợ trực tiếp nào của chính phủ, khác với những gì đang diễn ra ở các nước phương Tây.
Một yếu tố lớn khác thúc đẩy tăng trưởng đó là các hoạt động xuất khẩu, vì bản thân khu vực châu Á đã tìm được những sản phẩm chủ lực trong thời đại dịch COVID-19. Vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore tất cả đều được hưởng lợi từ các lĩnh vực công nghệ mạnh của mình. Trung Quốc cũng xuất khẩu công nghệ rất mạnh- và điều đáng nói là - Trung Quốc đã tăng mạnh ở xuất khẩu các thiết bị bảo hộ y tế.
Nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, song bằng chứng ban đầu cho thấy thực tế những dịch chuyển trong chuỗi cung ứng cũng không khó khăn như suy nghĩ ban đầu. Trung Quốc là nước nhận được thị phần xuất khẩu gia tăng chứ không hề bị giảm sút. Châu Á là nhà sản xuất chính hàng hóa của thế giới và điều này sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài nữa.
Chỉ số quan trọng nhất của sức mạnh tương đối của Trung Quốc, có lẽ là điều đáng ngạc nhiên nhất, đó là sự bền bỉ dẻo dai của cán cân thanh toán của nước này. Số liệu cán cân thương mại tháng 8/2020 của Trung Quốc cho thấy thặng dư thương mại đã quay trở lại sau khi bị giảm sâu hồi mùa Xuân. Trong bối cảnh thương mại giảm mạnh trên toàn cầu, thì đây là một kết quả đáng kinh ngạc, phản ánh cân cân nhập khẩu ổn định và xuất khẩu mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Điều này đã tác động đến các thị trường tiền tệ. Trên thực tế, đối lập với sự dẻo dai của cán cân thanh toán của Trung Quốc là sự gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ. Nếu như tách bạch hoạt động dầu khí, thì thâm hụt thương mại Mỹ gần đạt đến mức kỷ lục mới và tình trạng này đang gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Đồng đô la Mỹ đang trở nên yếu hơn so với các đồng tiền châu Á trong những tháng gần đây và dự đoán tình trạng này sẽ còn tiếp tục diễn ra.
Mặc dù vậy, cái giá phải trả cho những hoạt động nổi trội của Trung Quốc, tất nhiên, đa số là yếu tố địa chính trị. Những căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung đã có từ trước đó và sự dịch chuyển tương đối sang hướng tăng trưởng cán cân thanh toán thông qua cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ có thể làm các căng thẳng trở nên trầm trọng hơn.
Trong tương lai gần, Bắc Kinh có lẽ vẫn chưa đạt được cam kết của mình theo thỏa thuận giai đoạn một về thương mại với Mỹ. Đậu tương nhập khẩu từ Mỹ - một trong số những yếu tố quan trọng của thỏa thuận thương mại - đã được nhập khẩu chậm lại trong năm nay, mặc dù tổng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc vẫn tăng. Một phần chậm là mang tính thời vụ, nhưng sẽ có tăng tốc vào cuối năm nay.
Nhìn về dài hạn, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã tăng khoảng 25% kể từ khi ông Trump lên làm Tổng thống, lên tới khoảng 300 tỷ USD trung bình mỗi năm. Do đó, khi nói về "chiến thắng" Trung Quốc, thực tế là Chính quyền Mỹ hiện nay đã làm rất ít để sửa chữa lại xu hướng trong nhiều năm qua khiến tốc độ gia tăng thâm hụt thương mại ngày một cao hơn. Trên thực tế để có thể làm được điều này khó hơn là người ta vẫn nghĩ.
Trong mùa tranh cử Mỹ, nhiều xu hướng có thể thúc đẩy những hành vi cứng rắn từ Chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc. Hơn nữa, dù ai sẽ thắng cử tại Mỹ vào tháng 11 tới, thì những căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung sẽ vẫn còn tồn tại và việc kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 của Bắc Kinh - kết quả đã đem lại sự "dẻo dai" cho nền kinh tế nước này - cuối cùng sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro lên những cuộc chạy đua giữa hai nước lớn trong những năm tới.
Theo bài viết, thị trường tiền tệ gần đây đã chứng kiến xu hướng tăng giá của đồng nhân dân tệ, song đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Sự chuyển dịch cán cân kinh tế từ phương Tây sang châu Á đã xảy ra từ trước khi có COVID-19 và đại dịch chỉ làm tăng nhanh tiến trình này.
Giới quan sát nhìn vào cách quản lý của Bắc Kinh đối với đại dịch. Đúng là COVID-19 đã khởi nguồn từ Trung Quốc và hậu quả địa chính trị của đại dịch vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, xu hướng nhiễm bệnh và tử vong tại khu vực này là ít hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Bề dày kinh nghiệm xử lý các đại dịch và công nghệ hiện đại đã giúp Bắc Kinh. Trong khi tại các nơi như Mỹ và châu Âu vẫn đang tiếp tục vật lộn với những làn sóng mới của dịch bệnh, các mức độ này tại châu Á là khá thấp.
Khả năng xử lý đại dịch tốt hơn đem lại những kết quả kinh tế tốt hơn. Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong số 48 nước đã ghi nhận Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II/2020 cao hơn cùng kỳ năm 2019. Các khu vực có chỉ số GDP quý II/2020 cao tiếp theo là vùng lãnh thổ Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc và Hong Kong.
Trong khi đó, GDP quý II/2020 của Tây Ban Nha thấp hơn 20% so với quý IV/2019, trong khi ở Ấn Độ, mức chênh lệch là 25%.
Các nước Đông Á tránh được tình trạng phong tỏa kéo dài đã hạn chế được những tổn thất đối với các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ và xây dựng. Số liệu hoạt động tháng 8/2020 do Trung Quốc công bố cho thấy số các ngành nghề phục hồi trong nền kinh tế của Trung Quốc đang ngày một nhiều hơn, sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc cũng mạnh hơn. Điều đáng nói là sự phục hồi này không đến từ hỗ trợ trực tiếp nào của chính phủ, khác với những gì đang diễn ra ở các nước phương Tây.
Một yếu tố lớn khác thúc đẩy tăng trưởng đó là các hoạt động xuất khẩu, vì bản thân khu vực châu Á đã tìm được những sản phẩm chủ lực trong thời đại dịch COVID-19. Vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore tất cả đều được hưởng lợi từ các lĩnh vực công nghệ mạnh của mình. Trung Quốc cũng xuất khẩu công nghệ rất mạnh- và điều đáng nói là - Trung Quốc đã tăng mạnh ở xuất khẩu các thiết bị bảo hộ y tế.
Nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, song bằng chứng ban đầu cho thấy thực tế những dịch chuyển trong chuỗi cung ứng cũng không khó khăn như suy nghĩ ban đầu. Trung Quốc là nước nhận được thị phần xuất khẩu gia tăng chứ không hề bị giảm sút. Châu Á là nhà sản xuất chính hàng hóa của thế giới và điều này sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài nữa.
Chỉ số quan trọng nhất của sức mạnh tương đối của Trung Quốc, có lẽ là điều đáng ngạc nhiên nhất, đó là sự bền bỉ dẻo dai của cán cân thanh toán của nước này. Số liệu cán cân thương mại tháng 8/2020 của Trung Quốc cho thấy thặng dư thương mại đã quay trở lại sau khi bị giảm sâu hồi mùa Xuân. Trong bối cảnh thương mại giảm mạnh trên toàn cầu, thì đây là một kết quả đáng kinh ngạc, phản ánh cân cân nhập khẩu ổn định và xuất khẩu mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Điều này đã tác động đến các thị trường tiền tệ. Trên thực tế, đối lập với sự dẻo dai của cán cân thanh toán của Trung Quốc là sự gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ. Nếu như tách bạch hoạt động dầu khí, thì thâm hụt thương mại Mỹ gần đạt đến mức kỷ lục mới và tình trạng này đang gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Đồng đô la Mỹ đang trở nên yếu hơn so với các đồng tiền châu Á trong những tháng gần đây và dự đoán tình trạng này sẽ còn tiếp tục diễn ra.
Mặc dù vậy, cái giá phải trả cho những hoạt động nổi trội của Trung Quốc, tất nhiên, đa số là yếu tố địa chính trị. Những căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung đã có từ trước đó và sự dịch chuyển tương đối sang hướng tăng trưởng cán cân thanh toán thông qua cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ có thể làm các căng thẳng trở nên trầm trọng hơn.
Trong tương lai gần, Bắc Kinh có lẽ vẫn chưa đạt được cam kết của mình theo thỏa thuận giai đoạn một về thương mại với Mỹ. Đậu tương nhập khẩu từ Mỹ - một trong số những yếu tố quan trọng của thỏa thuận thương mại - đã được nhập khẩu chậm lại trong năm nay, mặc dù tổng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc vẫn tăng. Một phần chậm là mang tính thời vụ, nhưng sẽ có tăng tốc vào cuối năm nay.
Nhìn về dài hạn, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã tăng khoảng 25% kể từ khi ông Trump lên làm Tổng thống, lên tới khoảng 300 tỷ USD trung bình mỗi năm. Do đó, khi nói về "chiến thắng" Trung Quốc, thực tế là Chính quyền Mỹ hiện nay đã làm rất ít để sửa chữa lại xu hướng trong nhiều năm qua khiến tốc độ gia tăng thâm hụt thương mại ngày một cao hơn. Trên thực tế để có thể làm được điều này khó hơn là người ta vẫn nghĩ.
Trong mùa tranh cử Mỹ, nhiều xu hướng có thể thúc đẩy những hành vi cứng rắn từ Chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc. Hơn nữa, dù ai sẽ thắng cử tại Mỹ vào tháng 11 tới, thì những căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung sẽ vẫn còn tồn tại và việc kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 của Bắc Kinh - kết quả đã đem lại sự "dẻo dai" cho nền kinh tế nước này - cuối cùng sẽ dẫn đến gia tăng rủi ro lên những cuộc chạy đua giữa hai nước lớn trong những năm tới.