Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Trung Quốc không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tại EU
Trung Quốc luôn nằm trong tâm trí của Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc tranh chấp chính trị hỗn loạn. EU đang cố gắng chơi một trò chơi chiến lược là can dự và đàm phán kết hợp với sẵn sàng phòng vệ chống lại những rủi ro thực tế hoặc tiềm tàng liên quan đến các hoạt động kinh tế do Trung Quốc tiến hành trên lãnh thổ của mình. Về phần mình, Bắc Kinh cũng đang sử dụng nhiều biện pháp để đối phó.
Một báo cáo của Phòng Thương mại Trung Quốc gửi EU tiết lộ một số điều quan trọng mà Bắc Kinh yêu cầu trong các cuộc đàm phán hiện tại khi các cuộc thảo luận giữa EU với Trung Quốc được tiếp tục vào mùa Thu này.
Trò chơi mới ở thủ đô Brussels là “tự chủ chiến lược” và “cơ hội bình đẳng” với các doanh nghiệp do Nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Luật sàng lọc đầu tư mới trên toàn khối sẽ có hiệu lực vào tháng Mười. EU sẽ sớm ban hành luật để kiểm soát các khoản đầu tư nước ngoài từ các công ty được hưởng lợi từ trợ cấp từ đất nước của họ.
Các quốc gia thành viên EU đã bắt đầu quan tâm đến các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng 5G của tập đoàn Trung Quốc Huawei. Bất chấp những nỗ lực của Brussels để các quốc gia thành viên áp dụng cùng tiêu chuẩn pháp lý và kỹ thuật trong cách họ giải quyết vấn đề này, nhưng trên thực tế chính sách và các phản ứng đáp trả đối với hồ sơ Huawei là không nhất quán.
Trong các cuộc đàm phán thỏa thuận đầu tư song phương, EU muốn Trung Quốc nhượng bộ nhiều về vấn đề quản trị, hoạt động doanh nghiệp cũng như trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. Brussels và Bắc Kinh đều kỳ vọng kết thúc các cuộc đàm phán vào cuối năm nay.
Trong khi ở Brussels, chủ đề chính cho đến nay cơ bản liên quan đến việc Brussels nghĩ gì về các phương thức kinh doanh của doanh nghiệp Trung Quốc trên lãnh thổ châu Âu và cả ở Trung Quốc, trong khi đó điều khó hơn là đánh giá xem Trung Quốc thực sự nghĩ gì về cách thức kinh doanh của họ- vốn cho đến nay chỉ chiếm 2% đầu tư trực tiếp của nước này - được đối xử ở châu Âu, hoặc những gì Bắc Kinh thực sự mong muốn từ các cuộc đàm phán hiện tại với EU.
*Các cuộc họp cấp cao EU-Trung Quốc
Một loạt các cuộc họp chính trị cấp cao giữa hai bên sẽ diễn ra vào mùa Thu năm nay. Ngày 14/9, các “nhà lãnh đạo” EU và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến, sau một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến không mấy vui vẻ được tổ chức vào tháng Sáu vừa qua, khi không đưa ra được tuyên bố chung nhưng cũng có được một khuyến nghị của EU về chế độ và hành vi đầu tư và thương mại của Trung Quốc.
Cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 14/9 sẽ có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Thủ tướng Đức Angela Merkel - đại diện của nước chủ tịch luân phiên của EU.
Trước cuộc họp thượng đỉnh, EU và Trung Quốc ngày 10/9 đã tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao về chủ đề kỹ thuật số. Trong một tuyên bố được đưa ra sau đó, EC cho biết cuộc đối thoại đã xác định các ưu tiên trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của cả nền kinh tế EU và Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực có thể đạt được tiến bộ cụ thể.
Tuyên bố cho biết thêm Ủy ban đã trình bày chiến lược kỹ thuật số của mình và nhấn mạnh các ưu tiên là thúc đẩy sự có đi có lại, cạnh tranh công bằng và tôn trọng các quyền cơ bản. EU nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một môi trường kỹ thuật số toàn cầu, cởi mở, ổn định, hòa bình và an toàn.
*Ưu tiên kỹ thuật số của Trung Quốc
Kỹ thuật số rõ ràng là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Ngày 10/9 Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU đã công bố một báo cáo về "môi trường kinh doanh" ở châu Âu. Cơ quan này được thành lập bởi Ngân hàng Trung Quốc, Tổng công ty Tam Hiệp và Tập đoàn Vận tải biển COSCO với sự hỗ trợ của Bộ Thương mại Trung Quốc và Phái đoàn của Trung Quốc tại EU. Họ mới chỉ bắt đầu phát hành các báo cáo về môi trường kinh doanh và quy định với các khuyến nghị chính sách. Những hoạt động này cũng tương tự các hoạt động của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc.
Báo cáo của Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU cho biết các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào EU đã phải hứng chịu hậu quả đáng kể từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát và cuộc khủng hoảng kinh tế sau đó, nhưng họ cũng đã góp phần duy trì việc làm ở châu Âu với hơn 95% công ty không sa thải nhân viên địa phương. Báo cáo cũng nhấn mạnh việc các công ty công nghệ thông tin – truyền thông Trung Quốc đã hỗ trợ phương thức làm việc từ xa và cung cấp các phương tiện chuyển đổi kỹ thuật số để hỗ trợ khôi phục sau COVID-19.
Tuy nhiên, các hạn chế dựa trên suy đoán về an ninh mạng đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp Trung Quốc tại một phần thị trường châu Âu. Theo báo cáo, trên thực tế, các doanh nghiệp như Huawei và ZTE không trực thuộc Chính phủ Trung Quốc và họ không nhận được ưu đãi đặc biệt hoặc trợ cấp nào của chính phủ.
*Những rào cản lớn
Các công ty Trung Quốc cũng muốn trở thành một phần của dự án Thỏa thuận Xanh của EU. Phát triển xanh là một trong những khái niệm phát triển chính của Trung Quốc, với nền văn minh sinh thái là mục tiêu phát triển trong kỷ nguyên mới của Trung Quốc.
Các doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu đã làm được những việc đáng khen ngợi khi tận dụng thế mạnh của chính họ trong các lĩnh vực như 5G xanh, năng lượng mới, xe điện và phục hồi sinh thái. Tuy nhiên, do sự không nhất quán trong các tiêu chuẩn và sự hiểu lầm lâu dài về các sản phẩm giá rẻ và doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, các công ty năng lượng tái tạo và ô tô xanh của Trung Quốc gặp trở ngại trong việc thâm nhập thị trường châu Âu.
Một cuộc khảo sát với đối tượng là các thành viên của Phòng Thương mại Trung Quốc cho thấy 68% doanh nghiệp cảm thấy EU đang thắt chặt chính sách đối với doanh nghiệp Trung Quốc. Bằng chứng là việc chính trị hóa các đánh giá đầu tư, từ các đánh giá an ninh sang các dự án nhạy cảm về cơ bản không liên quan đến an ninh và việc áp dụng thuế kỹ thuật số ở một số quốc gia, dẫn đến môi trường chính trị kém thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Theo báo cáo, các công ty Trung Quốc cho rằng sự kết hợp giữa “rà soát chống độc quyền, sàng lọc đầu tư nước ngoài và rà soát trợ cấp nước ngoài" là “ba ngọn núi” đại diện cho các rào cản lớn đối với hoạt động của họ ở châu Âu trong tương lai.
Trong số các khuyến nghị về chính sách do giới vận động hành lang kinh doanh của Trung Quốc đưa ra là cho phép các doanh nghiệp nước này tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực y tế của EU sau COVID-19. Nhóm này muốn có một nghiên cứu khả thi cho các kế hoạch sàng lọc trợ cấp và đầu tư mới của EU, đồng thời kêu gọi châu Âu kiềm chế việc kiểm soát quá mức và sàng lọc quá mức.
Rõ ràng, nhóm vận động không thể đợi các cuộc đàm phán đầu tư song phương kết thúc. Vì mục tiêu dài hạn hơn là khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do với EU. Họ bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán về một FTA sẽ được khởi động càng sớm càng tốt để có thể tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại song phương.
Trung Quốc luôn nằm trong tâm trí của Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc tranh chấp chính trị hỗn loạn. EU đang cố gắng chơi một trò chơi chiến lược là can dự và đàm phán kết hợp với sẵn sàng phòng vệ chống lại những rủi ro thực tế hoặc tiềm tàng liên quan đến các hoạt động kinh tế do Trung Quốc tiến hành trên lãnh thổ của mình. Về phần mình, Bắc Kinh cũng đang sử dụng nhiều biện pháp để đối phó.
Một báo cáo của Phòng Thương mại Trung Quốc gửi EU tiết lộ một số điều quan trọng mà Bắc Kinh yêu cầu trong các cuộc đàm phán hiện tại khi các cuộc thảo luận giữa EU với Trung Quốc được tiếp tục vào mùa Thu này.
Trò chơi mới ở thủ đô Brussels là “tự chủ chiến lược” và “cơ hội bình đẳng” với các doanh nghiệp do Nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Luật sàng lọc đầu tư mới trên toàn khối sẽ có hiệu lực vào tháng Mười. EU sẽ sớm ban hành luật để kiểm soát các khoản đầu tư nước ngoài từ các công ty được hưởng lợi từ trợ cấp từ đất nước của họ.
Các quốc gia thành viên EU đã bắt đầu quan tâm đến các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng 5G của tập đoàn Trung Quốc Huawei. Bất chấp những nỗ lực của Brussels để các quốc gia thành viên áp dụng cùng tiêu chuẩn pháp lý và kỹ thuật trong cách họ giải quyết vấn đề này, nhưng trên thực tế chính sách và các phản ứng đáp trả đối với hồ sơ Huawei là không nhất quán.
Trong các cuộc đàm phán thỏa thuận đầu tư song phương, EU muốn Trung Quốc nhượng bộ nhiều về vấn đề quản trị, hoạt động doanh nghiệp cũng như trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. Brussels và Bắc Kinh đều kỳ vọng kết thúc các cuộc đàm phán vào cuối năm nay.
Trong khi ở Brussels, chủ đề chính cho đến nay cơ bản liên quan đến việc Brussels nghĩ gì về các phương thức kinh doanh của doanh nghiệp Trung Quốc trên lãnh thổ châu Âu và cả ở Trung Quốc, trong khi đó điều khó hơn là đánh giá xem Trung Quốc thực sự nghĩ gì về cách thức kinh doanh của họ- vốn cho đến nay chỉ chiếm 2% đầu tư trực tiếp của nước này - được đối xử ở châu Âu, hoặc những gì Bắc Kinh thực sự mong muốn từ các cuộc đàm phán hiện tại với EU.
*Các cuộc họp cấp cao EU-Trung Quốc
Một loạt các cuộc họp chính trị cấp cao giữa hai bên sẽ diễn ra vào mùa Thu năm nay. Ngày 14/9, các “nhà lãnh đạo” EU và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến, sau một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến không mấy vui vẻ được tổ chức vào tháng Sáu vừa qua, khi không đưa ra được tuyên bố chung nhưng cũng có được một khuyến nghị của EU về chế độ và hành vi đầu tư và thương mại của Trung Quốc.
Cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 14/9 sẽ có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Thủ tướng Đức Angela Merkel - đại diện của nước chủ tịch luân phiên của EU.
Trước cuộc họp thượng đỉnh, EU và Trung Quốc ngày 10/9 đã tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao về chủ đề kỹ thuật số. Trong một tuyên bố được đưa ra sau đó, EC cho biết cuộc đối thoại đã xác định các ưu tiên trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của cả nền kinh tế EU và Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực có thể đạt được tiến bộ cụ thể.
Tuyên bố cho biết thêm Ủy ban đã trình bày chiến lược kỹ thuật số của mình và nhấn mạnh các ưu tiên là thúc đẩy sự có đi có lại, cạnh tranh công bằng và tôn trọng các quyền cơ bản. EU nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một môi trường kỹ thuật số toàn cầu, cởi mở, ổn định, hòa bình và an toàn.
*Ưu tiên kỹ thuật số của Trung Quốc
Kỹ thuật số rõ ràng là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Ngày 10/9 Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU đã công bố một báo cáo về "môi trường kinh doanh" ở châu Âu. Cơ quan này được thành lập bởi Ngân hàng Trung Quốc, Tổng công ty Tam Hiệp và Tập đoàn Vận tải biển COSCO với sự hỗ trợ của Bộ Thương mại Trung Quốc và Phái đoàn của Trung Quốc tại EU. Họ mới chỉ bắt đầu phát hành các báo cáo về môi trường kinh doanh và quy định với các khuyến nghị chính sách. Những hoạt động này cũng tương tự các hoạt động của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc.
Báo cáo của Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU cho biết các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào EU đã phải hứng chịu hậu quả đáng kể từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát và cuộc khủng hoảng kinh tế sau đó, nhưng họ cũng đã góp phần duy trì việc làm ở châu Âu với hơn 95% công ty không sa thải nhân viên địa phương. Báo cáo cũng nhấn mạnh việc các công ty công nghệ thông tin – truyền thông Trung Quốc đã hỗ trợ phương thức làm việc từ xa và cung cấp các phương tiện chuyển đổi kỹ thuật số để hỗ trợ khôi phục sau COVID-19.
Tuy nhiên, các hạn chế dựa trên suy đoán về an ninh mạng đã kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp Trung Quốc tại một phần thị trường châu Âu. Theo báo cáo, trên thực tế, các doanh nghiệp như Huawei và ZTE không trực thuộc Chính phủ Trung Quốc và họ không nhận được ưu đãi đặc biệt hoặc trợ cấp nào của chính phủ.
*Những rào cản lớn
Các công ty Trung Quốc cũng muốn trở thành một phần của dự án Thỏa thuận Xanh của EU. Phát triển xanh là một trong những khái niệm phát triển chính của Trung Quốc, với nền văn minh sinh thái là mục tiêu phát triển trong kỷ nguyên mới của Trung Quốc.
Các doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu đã làm được những việc đáng khen ngợi khi tận dụng thế mạnh của chính họ trong các lĩnh vực như 5G xanh, năng lượng mới, xe điện và phục hồi sinh thái. Tuy nhiên, do sự không nhất quán trong các tiêu chuẩn và sự hiểu lầm lâu dài về các sản phẩm giá rẻ và doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, các công ty năng lượng tái tạo và ô tô xanh của Trung Quốc gặp trở ngại trong việc thâm nhập thị trường châu Âu.
Một cuộc khảo sát với đối tượng là các thành viên của Phòng Thương mại Trung Quốc cho thấy 68% doanh nghiệp cảm thấy EU đang thắt chặt chính sách đối với doanh nghiệp Trung Quốc. Bằng chứng là việc chính trị hóa các đánh giá đầu tư, từ các đánh giá an ninh sang các dự án nhạy cảm về cơ bản không liên quan đến an ninh và việc áp dụng thuế kỹ thuật số ở một số quốc gia, dẫn đến môi trường chính trị kém thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Theo báo cáo, các công ty Trung Quốc cho rằng sự kết hợp giữa “rà soát chống độc quyền, sàng lọc đầu tư nước ngoài và rà soát trợ cấp nước ngoài" là “ba ngọn núi” đại diện cho các rào cản lớn đối với hoạt động của họ ở châu Âu trong tương lai.
Trong số các khuyến nghị về chính sách do giới vận động hành lang kinh doanh của Trung Quốc đưa ra là cho phép các doanh nghiệp nước này tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực y tế của EU sau COVID-19. Nhóm này muốn có một nghiên cứu khả thi cho các kế hoạch sàng lọc trợ cấp và đầu tư mới của EU, đồng thời kêu gọi châu Âu kiềm chế việc kiểm soát quá mức và sàng lọc quá mức.
Rõ ràng, nhóm vận động không thể đợi các cuộc đàm phán đầu tư song phương kết thúc. Vì mục tiêu dài hạn hơn là khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do với EU. Họ bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán về một FTA sẽ được khởi động càng sớm càng tốt để có thể tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại song phương.