Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Tờ Wall Street Journal số ra ngày 29/9 đã có bài phân tích chiến lược của Trung Quốc để chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức của Liên hợp quốc (LHQ).
Khi Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi nhiều cơ chế đa phương của thế giới được thiết lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Trung Quốc đã trở thành nước được hưởng lợi nhất với những mục tiêu mà Bắc Kinh đã theo đuổi cả thập kỷ. Nước này đã nỗ lực để người của họ hoặc đối tác của họ có được những vị trí lãnh đạo trong các tổ chức của LHQ có quyền định ra các tiêu chuẩn toàn cầu về đi lại bằng đường hàng không, viễn thông và nông nghiệp.
Trong khi đó, do mối quan hệ của Mỹ với các đối tác và đồng minh đang có nhiều rạn nứt, nên một số nỗ lực của Mỹ tại LHQ chưa đạt được nhiều kết quả. Thắng lợi của Trung Quốc trên trường quốc tế đang là bài toán đau đầu cho cả Mỹ và các đồng minh.
Cố vấn chính sách cao cấp của Bộ ngoại giao Ấn Độ, ông Ashok Malik cho rằng Trung Quốc cảm nhận được "thời cơ" của họ đã đến và cần phải nắm lấy để kiểm soát các tổ chức quốc tế, bởi đó chính là cách tạo lập tầm ảnh hưởng hiệu quả nhất.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong phát biểu mới đây lại Đại hội đồng LHQ, đã kêu gọi tổ chức đa phương hãy "đóng vai trò trung tâm trong các vấn đề quốc tế, nhất là trong giải quyết thách thức của đại dịch COVID-19" và rằng "hệ thống toàn cầu nên thích ứng với những thay đổi về kinh tế chính trị của thế giới". Điều này được cho là hàm ý về sự thay đổi trong vai trò đang lên của Trung Quốc và sự thoái lui của Mỹ trên trường quốc tế.
Nhiều đồng minh của Mỹ cho rằng việc rút lui khỏi các tổ chức như WHO nghĩa là trao cho Trung Quốc một "món quà chiến lược. Nhà ngoại giao kỳ cựu người Thụy Điển, người từng đứng đầu chương trình giám sát vũ khí Iraq của LHQ, ông Hans Blix, cho rằng thật đáng tiếc Mỹ đã rút khỏi các cơ chế đa phương và để ngỏ vị trí này cho Trung Quốc thay thế.
Washington cũng không tham gia vào việc lựa chọn các nước thành viên được bầu vào ban báo cáo tình trạng vi phạm nhân quyền của LHQ hồi tháng Ba vì Chính quyền của ông Trump đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ từ năm 2018 khi cho rằng tổ chức này không công bằng với Israel. Mỹ lại rời bỏ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) vào năm ngoái cũng với những lý do tương tự.
Những quyết định này của Mỹ cộng với những căng thẳng liên quan tới thương mại, chi tiêu quân sự và nhiều vấn đề khác giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống ở cả châu Âu và châu Á đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh thêm rạn nứt.
Với Bắc Kinh, những rạn nứt trong quan hệ đồng minh của Mỹ và cả việc Mỹ rút khỏi các cơ chế đa phương đã mang lại cho họ cơ hội, như lời của ông Lanxin Xiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) có trụ sở tại Thượng Hải: "Nếu họ (Mỹ) tự nguyện rút lui chứ không phải chúng tôi đẩy họ đi, thì việc Trung Quốc đứng ra lấp khoảng trống không thể coi là hành động khiêu khích".
LHQ có 15 cơ quan thì đại diện của Trung Quốc có mặt trong thành phần lãnh đạo của 4 cơ quan, mà ví dụ gần đây là Bắc Kinh đã vượt qua các nước ứng viên do phương Tây hậu thuẫn để giành vị trí đứng đầu Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) vào năm ngoái.
Tuy nhiên, hồi tháng Ba năm nay, Mỹ và các đối tác đã "không để" ứng viên của Trung Quốc giành quyền lãnh đạo tại Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
Những thắng lợi liên tiếp trên trường quốc tế đã khiến Bắc Kinh có được vị trí định hình các quy chuẩn của thế giới, mà đáng nói chính là quy chuẩn về đi lại bằng đường hàng không theo cách của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) do Trung Quốc đứng đầu.
Tổng thư ký người Trung Quốc của tổ chức Liên minh Viễn Thông Quốc tế (ITU), người nhậm chức năm 2015, đã ủng hộ tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei trong cuộc chiến với Mỹ, đồng thời liên tục hối thúc một hiệp ước Internet mới trên thế giới, mà các nước phương Tây cho rằng điều này sẽ khiến các chính phủ có nhiều quyền kiểm soát theo dõi người dùng hơn.
Hiện có tới 30 tổ chức của LHQ đã ký Bản ghi nhớ ủng hộ dự án sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc, trong đó có cả Tổ chức Phát triển Công nghiệp của LHQ vốn đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc từ năm 2013.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng Trung Quốc chi tiền theo mức của một nước đang phát triển. Năm 2018, Trung Quốc đóng góp cho LHQ 1,3 tỷ USD, tương đương một phần rất nhỏ so với phần đóng góp lên tới 10 tỷ USD của Mỹ cho LHQ. Thay vào đó, Trung Quốc cho vay và hỗ trợ hàng chục nước đang phát triển khác ở châu Phi và khu vực Thái Bình Dương nhằm có thêm được những lá phiếu ủng hộ khi ứng cử vào các vị trí quan trọng trong các cơ quan của LHQ.
Năm ngoái, các nước thành viên tổ chức FAO đã họp ở Rome để bầu Tổng thư ký mới. Trung Quốc đề cử ông Qu Dongyu (Khuất Đông Ngọc), Thứ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc vào vị trí này. Chiến lược của Bắc Kinh là tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước đang phát triển. Trung Quốc đã gặp Tổng thống Uganda Yoweri Museveni và cam kết sẽ xây nhà máy dệt và cơ sở giết mổ bò với trị giá 25 triệu USD cho nước này. Trong khi đó, Cameroon lúc đầu đưa nhà kinh tế Medi Moungui ra ứng cử vào vị trí lãnh đạo FAO. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc hoãn khoản nợ quá hạn trị giá 78 triệu USD, Cameroon đã rút lui không ứng cử nữa. Cựu Đại sứ Pháp tại Washington và tại LHQ, ông Gérard Araud, nhận định rằng Trung Quốc đang làm những việc mà Mỹ từng làm cách đây vài thập kỷ, đó là "tặng quà các nước để đổi lấy sự ủng hộ" và điều này không có gì lạ.
Khi Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi nhiều cơ chế đa phương của thế giới được thiết lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Trung Quốc đã trở thành nước được hưởng lợi nhất với những mục tiêu mà Bắc Kinh đã theo đuổi cả thập kỷ. Nước này đã nỗ lực để người của họ hoặc đối tác của họ có được những vị trí lãnh đạo trong các tổ chức của LHQ có quyền định ra các tiêu chuẩn toàn cầu về đi lại bằng đường hàng không, viễn thông và nông nghiệp.
Trong khi đó, do mối quan hệ của Mỹ với các đối tác và đồng minh đang có nhiều rạn nứt, nên một số nỗ lực của Mỹ tại LHQ chưa đạt được nhiều kết quả. Thắng lợi của Trung Quốc trên trường quốc tế đang là bài toán đau đầu cho cả Mỹ và các đồng minh.
Cố vấn chính sách cao cấp của Bộ ngoại giao Ấn Độ, ông Ashok Malik cho rằng Trung Quốc cảm nhận được "thời cơ" của họ đã đến và cần phải nắm lấy để kiểm soát các tổ chức quốc tế, bởi đó chính là cách tạo lập tầm ảnh hưởng hiệu quả nhất.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong phát biểu mới đây lại Đại hội đồng LHQ, đã kêu gọi tổ chức đa phương hãy "đóng vai trò trung tâm trong các vấn đề quốc tế, nhất là trong giải quyết thách thức của đại dịch COVID-19" và rằng "hệ thống toàn cầu nên thích ứng với những thay đổi về kinh tế chính trị của thế giới". Điều này được cho là hàm ý về sự thay đổi trong vai trò đang lên của Trung Quốc và sự thoái lui của Mỹ trên trường quốc tế.
Nhiều đồng minh của Mỹ cho rằng việc rút lui khỏi các tổ chức như WHO nghĩa là trao cho Trung Quốc một "món quà chiến lược. Nhà ngoại giao kỳ cựu người Thụy Điển, người từng đứng đầu chương trình giám sát vũ khí Iraq của LHQ, ông Hans Blix, cho rằng thật đáng tiếc Mỹ đã rút khỏi các cơ chế đa phương và để ngỏ vị trí này cho Trung Quốc thay thế.
Washington cũng không tham gia vào việc lựa chọn các nước thành viên được bầu vào ban báo cáo tình trạng vi phạm nhân quyền của LHQ hồi tháng Ba vì Chính quyền của ông Trump đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ từ năm 2018 khi cho rằng tổ chức này không công bằng với Israel. Mỹ lại rời bỏ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) vào năm ngoái cũng với những lý do tương tự.
Những quyết định này của Mỹ cộng với những căng thẳng liên quan tới thương mại, chi tiêu quân sự và nhiều vấn đề khác giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống ở cả châu Âu và châu Á đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh thêm rạn nứt.
Với Bắc Kinh, những rạn nứt trong quan hệ đồng minh của Mỹ và cả việc Mỹ rút khỏi các cơ chế đa phương đã mang lại cho họ cơ hội, như lời của ông Lanxin Xiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) có trụ sở tại Thượng Hải: "Nếu họ (Mỹ) tự nguyện rút lui chứ không phải chúng tôi đẩy họ đi, thì việc Trung Quốc đứng ra lấp khoảng trống không thể coi là hành động khiêu khích".
LHQ có 15 cơ quan thì đại diện của Trung Quốc có mặt trong thành phần lãnh đạo của 4 cơ quan, mà ví dụ gần đây là Bắc Kinh đã vượt qua các nước ứng viên do phương Tây hậu thuẫn để giành vị trí đứng đầu Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) vào năm ngoái.
Tuy nhiên, hồi tháng Ba năm nay, Mỹ và các đối tác đã "không để" ứng viên của Trung Quốc giành quyền lãnh đạo tại Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
Những thắng lợi liên tiếp trên trường quốc tế đã khiến Bắc Kinh có được vị trí định hình các quy chuẩn của thế giới, mà đáng nói chính là quy chuẩn về đi lại bằng đường hàng không theo cách của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) do Trung Quốc đứng đầu.
Tổng thư ký người Trung Quốc của tổ chức Liên minh Viễn Thông Quốc tế (ITU), người nhậm chức năm 2015, đã ủng hộ tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei trong cuộc chiến với Mỹ, đồng thời liên tục hối thúc một hiệp ước Internet mới trên thế giới, mà các nước phương Tây cho rằng điều này sẽ khiến các chính phủ có nhiều quyền kiểm soát theo dõi người dùng hơn.
Hiện có tới 30 tổ chức của LHQ đã ký Bản ghi nhớ ủng hộ dự án sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc, trong đó có cả Tổ chức Phát triển Công nghiệp của LHQ vốn đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc từ năm 2013.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng Trung Quốc chi tiền theo mức của một nước đang phát triển. Năm 2018, Trung Quốc đóng góp cho LHQ 1,3 tỷ USD, tương đương một phần rất nhỏ so với phần đóng góp lên tới 10 tỷ USD của Mỹ cho LHQ. Thay vào đó, Trung Quốc cho vay và hỗ trợ hàng chục nước đang phát triển khác ở châu Phi và khu vực Thái Bình Dương nhằm có thêm được những lá phiếu ủng hộ khi ứng cử vào các vị trí quan trọng trong các cơ quan của LHQ.
Năm ngoái, các nước thành viên tổ chức FAO đã họp ở Rome để bầu Tổng thư ký mới. Trung Quốc đề cử ông Qu Dongyu (Khuất Đông Ngọc), Thứ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc vào vị trí này. Chiến lược của Bắc Kinh là tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước đang phát triển. Trung Quốc đã gặp Tổng thống Uganda Yoweri Museveni và cam kết sẽ xây nhà máy dệt và cơ sở giết mổ bò với trị giá 25 triệu USD cho nước này. Trong khi đó, Cameroon lúc đầu đưa nhà kinh tế Medi Moungui ra ứng cử vào vị trí lãnh đạo FAO. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc hoãn khoản nợ quá hạn trị giá 78 triệu USD, Cameroon đã rút lui không ứng cử nữa. Cựu Đại sứ Pháp tại Washington và tại LHQ, ông Gérard Araud, nhận định rằng Trung Quốc đang làm những việc mà Mỹ từng làm cách đây vài thập kỷ, đó là "tặng quà các nước để đổi lấy sự ủng hộ" và điều này không có gì lạ.