Người đưa tin
Administrator
-
Người đưa tin
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại vào năm 2018, Mỹ và Trung Quốc dần dần đã bước vào cuộc đọ sức toàn diện, thậm chí là con đường “phân tách” để giảm sự phụ thuộc lẫn nhau. Tờ Thương báo (Hong Kong) số ra ngày 21/9 nhận định, từ cuộc chiến thương mại đến cuộc chiến công nghệ và tài chính, nếu không xảy ra những sự cố lớn, Mỹ vẫn sẽ trên con đường kiềm chế Trung Quốc trên mọi phương diện trong tương lai gần.
Trong quá trình gây áp lực với Trung Quốc, Mỹ cũng đồng thời làm tổn hại đến lợi ích của chính nước này. Kể từ khi Washington khơi mào cuộc chiến thương mại, các chuyên gia đã phân tích rằng việc Mỹ đánh thuế hàng hóa Trung Quốc thực sự cũng ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng Mỹ.
Người tiêu dùng mới là đối tượng cuối cùng sẽ phải trả cho các chi phí liên quan đến việc tăng thuế nhập khẩu hay doanh nghiệp Mỹ chuyển địa điểm sản xuất. Tuy nhiên, thực tế là các chi phí liên quan không quá nặng nề, thêm vào đó Mỹ có đặc quyền thu “thuế in tiền” đối với thế giới thông qua sự thống trị của đồng USD. Đối với họ, những chi phí này có cảm giác không lớn.
Tuy nhiên, khi Mỹ càng sử dụng nhiều biện pháp để kiềm chế Trung Quốc, cái giá phải trả cũng lớn hơn. Ví dụ, việc sử dụng phương thức chiến tranh công nghệ để phong tỏa các công ty Trung Quốc như Huawei là một đòn giáng mạnh vào các công ty bán dẫn của Mỹ. Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI) đã gửi một bức thư đến Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross trong đó đề nghị không phong tỏa nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC, vì việc này sẽ gây thiệt hại 5 tỷ USD mỗi năm. Điều nghiêm trọng hơn là việc Mỹ liên tục áp dụng các biện pháp phong tỏa sẽ khiến các nước khác cảm thấy chuỗi công nghiệp của Mỹ không đáng tin cậy, không nên giao dịch với Mỹ trừ khi cần thiết. Những động thái này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi lâu dài.
Về phía Trung Quốc, tạm thời có thể thấy số liệu thương mại của nước này khá khả quan. Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/9, xuất khẩu của Trung Quốc tính bằng USD trong tháng 9/2020 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất-nhập khẩu với ASEAN, EU và Nhật Bản tăng lên, trong khi xuất-nhập khẩu với Mỹ giảm nhẹ. Trong môi trường thuế quan mang tính trừng phạt và chịu nhiều sức ép chính trị, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 8/2020 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 7,5 % so với tháng Bảy, đạt mức cao nhất trong năm. Trong bối cảnh dịch bệnh, kết quả đáng chú ý này đã khiến Tổng thống Trump không còn đưa ra những phát ngôn về vấn đề thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ.
Liên quan đến chiến tranh công nghệ đang nóng hiện nay, người ta đặt câu hỏi rằng liệu Trung Quốc có vượt qua phong tỏa công nghệ cốt lõi của Mỹ? Mỹ-Trung cạnh tranh sâu sắc trong các hệ thống cơ bản. Bất chấp việc Washington sẽ đưa ra nhiều động thái chống Bắc Kinh về các vấn đề công nghệ và tài chính, Trung Quốc vẫn quyết tâm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ trong hai vấn đề này.
Viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc Bạch Xuân Lễ gần đây tuyên bố rằng Viện Khoa học Trung Quốc sẽ thực hiện một số sắp xếp mới trong 10 năm tới đối với một số vấn đề then chốt đang gặp khó khăn và giải quyết các khó khăn về công nghệ cốt lõi của Trung Quốc.
Trên thực tế, sự cần thiết trong việc làm chủ công nghệ cốt lõi không chỉ đến nay mới được đưa ra. Cách đây rất lâu, ở Trung Quốc đã có nhiều mối lo lắng về sự lũng đoạn phần mềm máy tính của Microsoft. Trung Quốc từng nghiên cứu phát triển một hệ điều hành máy tính có quyền sở hữu độc lập, khi cài đặt và dùng thử, cảm thấy rất tốt nhưng có rất ít phần mềm khả dụng. Việc đồng bộ phần mềm vốn mất nhiều thời gian, nhưng vào thời điểm đó, người Trung Quốc đang theo đuổi sự phát triển nhanh chóng, về cơ bản không có đủ kiên nhẫn để đồng bộ. Môi trường quốc tế khi đó tương đối tốt do đó cảm nhận về nguy cơ chưa đầy đủ. Vì vậy, những điều này đã kết thúc một cách vội vàng.
Ở một mức độ nhất định, Trung Quốc cần cảm ơn “liều thuốc đắng dã tật” của ông Trump đã giúp Trung Quốc cảnh tỉnh rằng một cường quốc không thể dựa vào các nước khác về công nghệ cốt lõi và quyết tâm phải làm chủ những công nghệ này. Về vấn đề này, không nên đánh giá thấp khả năng tập trung nguồn lực của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn rằng hệ thống tập trung của Trung Quốc có thể vượt qua được sự phong tỏa của Mỹ về công nghệ và tài chính hay không là một phép thử sâu sắc đối với hệ thống cơ bản và là chìa khóa để chiến thắng hay thất bại.
Một khía cạnh khác mà tờ báo lưu ý, đó là xu hướng mở cửa với thế giới. Mỹ đã luôn tấn công Trung Quốc bằng vũ khí ý thức hệ, tập hợp một số nước nhằm cô lập Trung Quốc. Trung Quốc đã cảnh giác với điều này nên đã tăng cường mở cửa, củng cố sức mạnh ngoại giao rộng khắp. Hiện nay có thể thấy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đều không hợp tác với chính sách bao vây của Mỹ. Ngược lại, Mỹ liên tiếp rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bước tiếp theo Washington thậm chí còn dọa rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trung Quốc hay Mỹ đang tách khỏi thế giới? Điều này rất khó nói.
Bài báo kết luận, đại dịch đã đưa tổng lượng kinh tế của Trung Quốc và Mỹ năm 2020 tiệm cận nhau nhanh hơn bao giờ hết và thúc đẩy việc làm suy yếu vị thế tiền tệ dự trữ của đồng USD. Nếu trên con đường hiện nay, Trung Quốc không tự phạm sai lầm, triển vọng của nước này vẫn là lạc quan thận trọng.
Trong quá trình gây áp lực với Trung Quốc, Mỹ cũng đồng thời làm tổn hại đến lợi ích của chính nước này. Kể từ khi Washington khơi mào cuộc chiến thương mại, các chuyên gia đã phân tích rằng việc Mỹ đánh thuế hàng hóa Trung Quốc thực sự cũng ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng Mỹ.
Người tiêu dùng mới là đối tượng cuối cùng sẽ phải trả cho các chi phí liên quan đến việc tăng thuế nhập khẩu hay doanh nghiệp Mỹ chuyển địa điểm sản xuất. Tuy nhiên, thực tế là các chi phí liên quan không quá nặng nề, thêm vào đó Mỹ có đặc quyền thu “thuế in tiền” đối với thế giới thông qua sự thống trị của đồng USD. Đối với họ, những chi phí này có cảm giác không lớn.
Tuy nhiên, khi Mỹ càng sử dụng nhiều biện pháp để kiềm chế Trung Quốc, cái giá phải trả cũng lớn hơn. Ví dụ, việc sử dụng phương thức chiến tranh công nghệ để phong tỏa các công ty Trung Quốc như Huawei là một đòn giáng mạnh vào các công ty bán dẫn của Mỹ. Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMI) đã gửi một bức thư đến Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross trong đó đề nghị không phong tỏa nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC, vì việc này sẽ gây thiệt hại 5 tỷ USD mỗi năm. Điều nghiêm trọng hơn là việc Mỹ liên tục áp dụng các biện pháp phong tỏa sẽ khiến các nước khác cảm thấy chuỗi công nghiệp của Mỹ không đáng tin cậy, không nên giao dịch với Mỹ trừ khi cần thiết. Những động thái này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi lâu dài.
Về phía Trung Quốc, tạm thời có thể thấy số liệu thương mại của nước này khá khả quan. Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/9, xuất khẩu của Trung Quốc tính bằng USD trong tháng 9/2020 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất-nhập khẩu với ASEAN, EU và Nhật Bản tăng lên, trong khi xuất-nhập khẩu với Mỹ giảm nhẹ. Trong môi trường thuế quan mang tính trừng phạt và chịu nhiều sức ép chính trị, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 8/2020 tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 7,5 % so với tháng Bảy, đạt mức cao nhất trong năm. Trong bối cảnh dịch bệnh, kết quả đáng chú ý này đã khiến Tổng thống Trump không còn đưa ra những phát ngôn về vấn đề thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ.
Liên quan đến chiến tranh công nghệ đang nóng hiện nay, người ta đặt câu hỏi rằng liệu Trung Quốc có vượt qua phong tỏa công nghệ cốt lõi của Mỹ? Mỹ-Trung cạnh tranh sâu sắc trong các hệ thống cơ bản. Bất chấp việc Washington sẽ đưa ra nhiều động thái chống Bắc Kinh về các vấn đề công nghệ và tài chính, Trung Quốc vẫn quyết tâm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ trong hai vấn đề này.
Viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc Bạch Xuân Lễ gần đây tuyên bố rằng Viện Khoa học Trung Quốc sẽ thực hiện một số sắp xếp mới trong 10 năm tới đối với một số vấn đề then chốt đang gặp khó khăn và giải quyết các khó khăn về công nghệ cốt lõi của Trung Quốc.
Trên thực tế, sự cần thiết trong việc làm chủ công nghệ cốt lõi không chỉ đến nay mới được đưa ra. Cách đây rất lâu, ở Trung Quốc đã có nhiều mối lo lắng về sự lũng đoạn phần mềm máy tính của Microsoft. Trung Quốc từng nghiên cứu phát triển một hệ điều hành máy tính có quyền sở hữu độc lập, khi cài đặt và dùng thử, cảm thấy rất tốt nhưng có rất ít phần mềm khả dụng. Việc đồng bộ phần mềm vốn mất nhiều thời gian, nhưng vào thời điểm đó, người Trung Quốc đang theo đuổi sự phát triển nhanh chóng, về cơ bản không có đủ kiên nhẫn để đồng bộ. Môi trường quốc tế khi đó tương đối tốt do đó cảm nhận về nguy cơ chưa đầy đủ. Vì vậy, những điều này đã kết thúc một cách vội vàng.
Ở một mức độ nhất định, Trung Quốc cần cảm ơn “liều thuốc đắng dã tật” của ông Trump đã giúp Trung Quốc cảnh tỉnh rằng một cường quốc không thể dựa vào các nước khác về công nghệ cốt lõi và quyết tâm phải làm chủ những công nghệ này. Về vấn đề này, không nên đánh giá thấp khả năng tập trung nguồn lực của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn rằng hệ thống tập trung của Trung Quốc có thể vượt qua được sự phong tỏa của Mỹ về công nghệ và tài chính hay không là một phép thử sâu sắc đối với hệ thống cơ bản và là chìa khóa để chiến thắng hay thất bại.
Một khía cạnh khác mà tờ báo lưu ý, đó là xu hướng mở cửa với thế giới. Mỹ đã luôn tấn công Trung Quốc bằng vũ khí ý thức hệ, tập hợp một số nước nhằm cô lập Trung Quốc. Trung Quốc đã cảnh giác với điều này nên đã tăng cường mở cửa, củng cố sức mạnh ngoại giao rộng khắp. Hiện nay có thể thấy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đều không hợp tác với chính sách bao vây của Mỹ. Ngược lại, Mỹ liên tiếp rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bước tiếp theo Washington thậm chí còn dọa rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trung Quốc hay Mỹ đang tách khỏi thế giới? Điều này rất khó nói.
Bài báo kết luận, đại dịch đã đưa tổng lượng kinh tế của Trung Quốc và Mỹ năm 2020 tiệm cận nhau nhanh hơn bao giờ hết và thúc đẩy việc làm suy yếu vị thế tiền tệ dự trữ của đồng USD. Nếu trên con đường hiện nay, Trung Quốc không tự phạm sai lầm, triển vọng của nước này vẫn là lạc quan thận trọng.