Tương lai nào cho tiến trình toàn cầu hóa tài chính?

Người đưa tin
Người đưa tin
Bình luận: 0Lượt xem: 275
Người đưa tin

Người đưa tin

Administrator
  • Người đưa tin

    Người đưa tin

Khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục hoành hành tại các nền kinh tế trên toàn thế giới, khái niệm cho rằng toàn cầu hóa kinh tế đã lỗi thời dường như ngày càng phổ biến.

1600423120214.png


Quả thực, ngay cả trước khi đại dịch xảy ra đã tồn tại rất nhiều lo ngại rằng thế giới đang tiến vào một kỷ nguyên phi toàn cầu hóa thương mại do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây ra.

Trong bối cảnh đó, sự lây lan của dịch bệnh chỉ làm tăng thêm những mối lo ngại này và gây ra làn sóng đứt gãy thương mại liên quan đến chuỗi cung ứng. Các chính sách theo xu hướng bảo hộ cũng đã tăng lên trên toàn cầu, khi một số nước lớn hơn ở châu Á và những nơi khác chuyển sang hướng nội, coi đó là công cụ để trở nên tự lực hơn.

* COVID-19 khiến nhu cầu tài chính ở một số nước tăng cao

Trước đây, có sự đồng thuận gần như tuyệt đối rằng toàn cầu hóa thương mại mang ý nghĩa tích cực đối với một nước. Đó là những thành quả dành cho người chiến thắng (các công ty xuất khẩu và người tiêu dùng) lớn hơn rất nhiều những thiệt hại của các công ty và người lao động trong các lĩnh vực nhập khẩu.

Tuy nhiên, điều có phần nghịch lý là trong khi các rào cản thương mại đang được dựng lên, những hạn chế về dòng vốn lại đang được nới lỏng, bất chấp một số nghiên cứu chỉ ra rằng những lợi ích từ toàn cầu hóa tài chính là mơ hồ.

Về lý thuyết, chắc chắn là toàn cầu hóa tài chính có thể đem lại những lợi ích tiềm tàng, chẳng hạn như những cơ hội lớn hơn để đa dạng hóa các danh mục đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, giảm bớt chi phí vốn (từ đó thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng) và thúc đẩy phát triển lĩnh vực tài chính.

Dù vậy, trên thực tế, những lợi ích như vậy là không rõ ràng và đã có một số cảnh báo. Ngoài những lợi ích không chắc chắn, việc chấp nhận toàn cầu hóa tài chính cũng có thể đi kèm với một số rủi ro lớn. Chẳng hạn, nếu một nước nhìn chung không có những nền tảng hùng mạnh, những quy định hợp lý và sự quản lý tốt, thì toàn cầu hóa tài chính hoàn toàn có thể làm gia tăng khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện, như nhiều nền kinh tế mới nổi đã trải qua.

Bởi thế, trong khi các nước có những nền tảng, cơ cấu điều tiết và quản lý hợp lý như Singapore đã phát triển mạnh mẽ bằng việc chấp nhận toàn cầu hóa tài chính, những nước khác đã rơi vào cái bẫy toàn cầu hóa tài chính là tình trạng bất ổn định và tăng trưởng kém.

Một thước đo hữu ích cho tiến trình toàn cầu hóa tài chính là xem xét kho tài sản và tiêu sản bên ngoài của một nước. Dữ liệu về khu vực ASEAN+3 (gồm 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) cho thấy hội nhập tài chính quốc tế đã tăng lên một cách đáng chú ý trong hai thập kỷ qua ở khu vực này, làm nổi bật tâm lý chấp nhận bền vững và tích cực của các nền kinh tế khu vực đối với toàn cầu hóa tài chính. Sự hội nhập tài chính quốc tế của khu vực này đã tăng lên mức cao nhất vào năm 2019, ngay trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra.

Bất chấp sự gián đoạn đột ngột về dòng vốn trong những giai đoạn đầu của đại dịch, đã có sự phục hồi và tái nổi lên sau đó về dòng vốn trên nhiều thị trường mới nổi ở châu Á và những nơi khác. Ngoài ra, với nguy cơ thâm hụt tài chính tăng cao sau khi các biện pháp đối phó với suy thoái kinh tế do COVID-19 được áp dụng, nhu cầu tài chính từ bên ngoài ở nhiều nước sẽ tăng lên cùng với thời gian, từ đó thúc đẩy những nước này mở cửa thậm chí nhiều hơn đối với một số loại dòng vốn.

* Sự nổi lên của khu vực châu Á

Trong khi đó, về các chính sách thực sự, Trung Quốc đã loại bỏ các hạn chế đối với hạn ngạch đầu tư của các thể chế đầu tư nước ngoài, trong khi Ấn Độ đưa ra giới hạn cho những đầu tư vào trái phiếu công ty của các nhà đầu tư nước ngoài. Một số nước trong khu vực cũng đã và đang khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy đầu tư trong nước, tăng trưởng và việc làm, mặc dù một số nước như Ấn Độ đồng thời tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế các liên doanh liên kết và mua sắm xuyên biên giới trong những lĩnh vực nhạy cảm.

Bên cạnh đó, ngoài các dòng vốn xuyên biên giới, một trong những khía cạnh quan trọng khác của toàn cầu hóa tài chính gắn liền với quốc tế hóa khu vực tài chính, được xác định một cách hạn hẹp ở đây là liên quan đến sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài.

Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, các ngân hàng châu Âu và Mỹ đã luôn là thế lực thống trị ở châu Á. Tuy nhiên, khu vực này đã chứng kiến sự thu hẹp đáng kể của các ngân hàng châu Âu sau cuộc khủng hoảng Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và tình trạng đó phần nào được bù đắp bởi sự gia tăng các ngân hàng châu Á từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.

Trong khi đó, vai trò của Singapore với tư cách là trung tâm tài chính đối với phần còn lại của châu Á đã nổi lên trong nhiều năm qua. Các thể chế tài chính có trụ sở tại Singapore đã trở thành những đầu nút quan trọng trong việc giúp huy động các nguồn lực tài chính từ các nền kinh tế tiên tiến và chuyển cho các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.

Vai trò của Singapore trong sự gia tăng hoạt động ngân hàng nội khu vực châu Á mà công ty tư vấn quản lý McKinsey năm 2019 gọi là “thị trường ngân hàng khu vực lớn nhất thế giới” là một động lực quan trọng giúp thúc đẩy sự hội nhập và phát triển của khu vực, và có khả năng sẽ vẫn là như vậy, khi các công ty hướng tới tái tổ chức các hoạt động của họ ở khu vực châu Á và trên toàn cầu.
 
Bên trên